Đánh Giá Chung Kết Quả Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội Của Huyện Nghĩa Hưng Tỉnh Nam Định


Về thông tin

Toàn huyện đã có 31 điểm phục vụ bưu chính, trong đó có 1 bưu cục trung tâm (bưu cục cấp II), 5 bưu cục cấp III và 25 điểm bưu điện văn hóa xã, bình quân số dân phục vụ là 5.790 người/ điểm. Số lượng báo, tạp chí phát hành hàng năm bình quân trên 700 nghìn tờ, cuốn. Trên địa bàn huyện hiện có 5 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông: Vinaphone, Viettel, Mobifone. Số lượng thuê bao điện thoại và internet tăng nhanh, ở mức cao so với các huyện trong tỉnh. Tổng số trạm thu phát sóng là 75, cơ bản phủ sóng đến toàn bộ các xã, thị trấn trong huyện. Hệ thống thông tin liên lạc được đảm bảo phục vụ kịp thời sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện và chính quyền các cấp, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảm bảo an ninh quốc phòng, phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.

Về nước sạch

Toàn bộ nhân dân trong huyện dùng nước đảm bảo vệ sinh (nước ngầm). Hiên tại trên địa bàn huyện đã có 2 nhà máy nước đưa vào sử dụng và đang xây dựng 1 nhà máy nước sạch.

Bên cạnh các kết quả đạt được thì vẫn còn nhiều hạn chế trong thực hiện chính sách xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Công tác bình xét đối tượng có nơi chưa tốt, việc bố trí nguồn vốn chưa đồng bộ, nhiều khi người dân còn phải chờ đợi, mức hỗ trợ quá thấp nên nhà xây chưa được kiên cố, công tác kiểm tra đôn đốc thực hiện tại một số địa phương chưa thường xuyên quyết liệt.

3.3. Đánh giá chung kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội của huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định

3.3.1. Thành công

Huyện Nghĩa Hưng là một trong những huyện ven biển của tỉnh Nam Định, tuy điều kiện tự nhiên còn gặp những khó khăn nhất định như thiên tai


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

thường xuyên xảy ra, kinh tế chủ đạo vẫn là nông nghiệp những huyện đã thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội.

Huyện đã hỗ trợ người dân nâng cao cơ hội tạo việc làm, tham gia thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu việc làm theo hướng đa dạng hóa sinh kế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định xã hội.

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - 11

Về chế độ bảo hiểm xã hội: Huyện đã thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm cho hộ nghèo, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ, kịp thời và trực tiếp đến người thụ hưởng. 100% người nghèo được tham gia bảo hiểm y tế, con em của hộ nghèo đã được miễn giảm học phí, sinh viên thuộc hộ nghèo đã được hỗ trợ vay vốn để học tập theo quy định. Các hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất và làm nhà ở nếu có nhu cầu. 1137 hộ nghèo đã được hỗ trợ xây dựng nhà ở trong giai đoạn 2011-2014, gần 16.800 lượt người nghèo được đào tạo nghề…

Về chế độ bảo trợ xã hội: cùng với chính sách phát triển công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước, đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội được mở rộng và tăng nhanh, đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế phát sinh, qua đó góp phần đảm bảo ổn định kinh tế- xã hội. Mức trợ cấp cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tăng trưởng kinh tế, qua đó đảm bảo nâng dần mức sống cho các đối tượng thụ hưởng.

Các chính sách về ASXH được triển khai đồng bộ ở tất cả các xã, thị trấn đã cải thiện đáng kể tình trạng nghèo đói ở huyện, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo còn cao như các xã vùng ven biển, bãi ngang. Những nỗ lực trên đã góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói của huyện từ 13,39% năm 2011 (theo chuẩn cũ) xuống còn 10,37% theo chuẩn mới. Bộ mặt các xã nghèo đã có sự thay đổi đáng kể, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, nhất là cuộc sống của các hộ


nghèo, cận nghèo. Nhiều chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản được thực hiện như lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, huy động nguồn lực xóa nhà ở tạm bợ…

Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng đã mở các lớp tập huấn triển khai các văn bản của Nhà nước về chính sách ASXH cho các cán bộ làm công tác chính sách và các tổ chức đoàn thể để qua đó tuyên truyền rộng rãi các chính sách này cho nhân dân. Vì vậy, công tác xóa đói giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội, các doanh nghiệp, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và của bản thân những người nghèo, người lao động. Chương trình cũng đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng, chia sẻ, ủng hộ tích cực của các tổ chức trong và ngoài huyện. Nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các ban ngành và người dân về Chương trình xóa đói giảm nghèo đã được nâng lên. Các cấp, các ban ngành luôn coi công tác xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Các ngành chức năng tham mưu cho Ủy ban Nhân dân các cấp đã phát huy trách nhiệm, chủ động nghiên cứu đề xuất và giải quyết công việc theo thẩm quyền bảo đảm cho các chính sách, dự án triển khai đúng thời gian, đúng tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu bức thiết của nhân dân.

Nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo của Chính phủ, của tỉnh và địa phương đã thực sự phát huy hiệu quả và đi vào lòng dân. Các phong trào “Ngày vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, “Tết vì người nghèo”, phong trào xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam” đã thu hút đông đảo sự quan tâm và giúp đỡ của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Có nhiều


mô hình xóa đói giảm nghèo mới hiệu quả và được nhân rộng, khuyến khích mọi người dân tham gia làm kinh tế và khuyến khích làm giàu chính đáng ở nông thôn.

Người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân mình và chủ động trong việc nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp sự đóng góp của cộng đồng, phát huy tinh thần tự lực vươn lên, tự tìm kiếm việc làm cho mình, cho gia đình và vươn lên thoát nghèo bền vững từ đó số lượng hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của huyện Nghĩa Hưng có xu hướng ngày càng giảm. Mức sống của dân cư của hộ gia đình đã được cải thiện, các chỉ tiêu về xã hộ cho thấy sự cải thiện trong việc tiếp cận đến các dịch vụ y tế và giáo dục… của người dân.

3.3.2. Hạn chế

Huyện Nghĩa Hưng mặc dù đã cố gắng chỉ đạo thực hiện các chính sách ASXH đối với hộ nghèo tích cực, nhưng đến nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn khá cao.

Tỉnh Nam Định nói chung và huyện Nghĩa Hưng nói riêng ngân sách còn hạn chế, hằng năm phải trông chờ ngân sách trung ương điều tiết, vì vậy còn nhiều hạn chế trong việc hỗ trợ các chính sách riêng của tỉnh và huyện đối với hộ nghèo.

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT chưa cao trong nhóm người thuộc hộ gia đình cận nghèo, gia đình nông dân (nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp) có mức sống trung bình, xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, lao động tự do khu vực thành thị; một số đơn vị, tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm chính sách BHYT cho người lao động.

Một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được các chính sách vềASXH như vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề do các nguồn vốn thực hiện chương trình còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của người nghèo.


Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm nhanh nhưng chưa bền vững, việc làm thiếu ổn định, chỉ cần một biến cố trong cuộc sống như ốm đau, rủi ro, thiên tai, lũ lụt… thì số hộ thoát nghèo có khả năng lại tái nghèo, nguy cơ mất việc còn cao. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng, tình trạng tái nghèo và phát sinh hộ nghèo ở một số địa phương còn lớn.

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Xuất phát điểm kinh tế của huyện thấp, tỷ lệ dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp cao.

Về xã hội: Tỷ lệ dân số theo đạo Thiên Chúa đông nên các buổi lễ, cầu nguyện đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào Công giáo. Tuy hiện nay đồng bào Công giáo đã hưởng ứng tinh thần “sống tốt đời đẹp đạo” nhưng một số khu vực còn tồn tại những phong tục lạc hậu, rườm rà trong lễ tiết cầu nguyện, ma chay, cưới hỏi gây tốn kém và ảnh hưởng đến thời gian lao động sản xuất.

Về địa lý: Do đặc điểm địa lý giáp biển nên hàng năm đều hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, biến đổi khí hậu khiến cho các loại sâu bệnh ở cây trồng và dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thủy sản có xu hướng gia tăng và ngày càng nguy hiểm gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho các hộ dân.

* Nguyên nhân chủ quan

Về phía Nhà nước

Nguồn lực từ phía Nhà nước cũng như của địa phương còn nhiều hạn chế nên các chính sách về ASXH vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nhân dân. Trong thời gian vừa qua, nhu cầu chi ngân sách cho các đối tượng thuộc chính sách BTXH ngày càng tăng do sửa đổi, bổ sung đối tượng hưởng bảo trợ xã hội, điều chỉnh mức trợ cấp cho các đối tượng và hệ thống hóa các chính sách nhà nước, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế xã hội khó khăn hiện nay.


Hệ thống hành chính, sự nghiệp cung cấp dịch vụ ASXH chưa theo kịp yêu cầu phát triển thực tế, còn hạn chế trong năng lực tổ chức và quản lý đối với các loại hình ASXH. Chất lượng cung cấp các dịch vụ ASXH, đặc biệt là dịch vụ y tế còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và sự gia tăng trong mức sống dân cư. Vì vậy, một số chính sách của Nhà nước chậm thực hiện, người nghèo được hưởng thụ các chính sách nhiều khi chưa kịp thời.

Huyện Nghĩa Hưng chưa có các giải pháp phù hợp để giúp đỡ các hộ nghèo ở các khu vực khác nhau của huyện theo lợi thế điều kiện tự nhiên của từng vùng cụ thể.

Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo và hỗ trợ trực tiếp, tuy nhiên năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu và sự phối hợp tại các cấp chưa tốt. Thực tế cho thấy rằng vẫn còn nhiều chính sách về mục tiêu xóa đói chưa được thực hiện hiệu quả, thậm chí còn sai, làm ảnh hưởng đến kết quả xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Đồng thời sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế còn nhiều hạn chế, các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn… của Nhà nước còn hạn hẹp.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ở một số địa phương chưa thường xuyên, còn chung chung, do đó phần lớn người nghèo, người lao động chưa nhận thức rõ để tham gia ý kiến vào các chương trình, dự án tại xã, thôn. Công tác lồng ghép các chương trình, dự án với Chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm của các ngành, các cấp còn lúng túng, thiếu đồng bộ.

Quy trình rà soát hộ nghèo do các xã, thị trấn và các thôn cơ sở thực hiện có nơi chưa đúng quy trình, không công khai dân chủ. Mặt khác kinh phí


phục vụ công tác này không có, sự liên kết thực hiện giữa các ngành các cấp còn chưa chặt chẽ nên kết quả rà soát còn chậm, chưa chính xác, còn sai sót đối tượng. Hệ thống bộ máy làm công tác xóa đói giảm nghèo nhất là tại các xã thị trấn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, một số chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác xóa đói giảm nghèo.

Một số xã đã khống chế tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với thực tế dẫn đến một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được với chính sách ưu đãi. Ngược lại, có xã muốn nâng tỷ lệ hộ nghèo lên cao hơn so với thực tế để được hưởng lợi từ các chính sách, dự án hỗ trợ cho xã nghèo.

Về phía người dân:

Người nghèo thông thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và khả năng tìm kiếm các công việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vì vậy cơ hội thoát nghèo càng thấp. Đồng thời do hạn chế về mặt kiến thức nên họ hầu như không có khả năng phân tích những biến động của thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh những sản phẩm đem lại thu nhập cao. Thu nhập thấp trong khi chi tiêu không có kế hoạch, không tính toán cũng là nguyên nhân gây nghèo đói. Hộ nghèo có thu nhập thấp nên không đủ chi tiêu cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và hoàn toàn không có vốn để sản xuất kinh doanh. Do đó một số hộ nghèo phải vay mượn hoặc có khi phải vay nặng lãi làm cho khó khăn của họ ngày càng khó khăn hơn.

Một số gia đình có người ốm đau thường xuyên hoặc mắc tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, gia đình bất ổn. Như vậy họ không chỉ mất đi thu nhập từ lao động trong nhà mà còn phải gánh chịu chi phí cho việc khám chữa bệnh, mua rượu, mua thuốc, ma túy… nhiều khi tiền vốn vay được để kinh doanh thì dùng để chữa bệnh. Đó cũng là nguyên nhân đẩy họ vào vòng luẩn


quẩn của nghèo đói. Người nghèo thường có tính ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của xã hội, lười lao động, không có ý thức tự vươn lên thoát nghèo cũng là một nguyên nhân gây nghèo đói.

Chất lượng ngồn lao động của huyện còn hạn chế, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp, một số chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động ngoài nước (đi xuất khẩu lao động).

Một số hộ nghèo không phấn đấu để thoát nghèo mà ỷ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Đặc biệt một số hộ còn “phấn đấu” để được nghèo nhằm thụ hưởng các chính sách ưu đãi.Nhiều hộ dân sau khi thoát nghèo lại tiếp tục tái nghèo.

Ngày đăng: 29/06/2024