Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - 13


hướng dẫn và liên kết các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh. Tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước để bình ổn giá cả.

+ Quy hoạch vùng sản xuất gạch không nung tại một số xã như Nghĩa Sơn, Nghĩa Lạc, Nghĩa Bình... là các xã có điều kiện vừa đảm bảo chất lượng nhu cầu vật liệu xây dựng vừa đảm bảo vệ sinh môi trường

+ Đầu tư xây dựng cơ sở đóng mới tàu thuyền tại xã Nghĩa Sơn phục vụ vận tải, khai thác thủy hải sản của huyện và khu vực lân cận.

+ Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành cơ khí sửa chữa, phục vụ tốt việc sửa chữa các máy móc thiết bị của các ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, thủy sản …

4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý và thực hiện các chính sách an sinh xã hội

- Chính quyền các xã cần kiểm tra, rà soát các hộ nghèo, các đối tượng chính sách xã hội bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định, phát hiện và kiến nghị bổ sung các đối tượng được hưởng chính sách của nhà nước về cứu trợ hoặc ưu đãi xã hội.

- Chính quyền và ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp phải thường xuyên vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện tham gia đóng góp tiền, hiện vật vào các quỹ an sinh xã hội của huyện để cùng ngân sách địa phương trong việc chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh và hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội hoặc gặp rủi ro bảo đảm ổn định đời sống hòa nhập với cộng đồng.

- Huyện Nghĩa Hưng cần lựa chọn đội ngũ cán bộ chính sách xã hội có đủ phẩm chất đạo đức có trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để trực tiếp tham gia giải quyết các chế độ chính sách từ huyện đến các xã, thị trấn.

- Huyện cần tập trung cải cách đồng bộ, giải quyết các vấn đề bức xúc về y tế ở địa phương. Giải pháp then chốt để giải quyết vấn đề khám chữa là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


bảo đảm tính công ích của bệnh viện, coi trọng kiểm soát giá cả và nâng cao chất lượng dịch vụ. Để khuyến khích bệnh viện và bác sĩ, chỉ dựa vào đạo đức nghề nghiệp là không đủ, mà còn phải xây dựng chế độ khuyến khích, bảo đảm bác sĩ có đãi ngộ tốt. Minh bạch hóa thu nhập của bác sĩ, phản ánh đúng giá trị của bác sĩ, đồng thời tăng cường giám sát quản lý, xử lý nghiêm những hành vi trái quy định.

Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - 13

- Các cấp chính quyền tiếp tục chỉ đạo tốt các chính sách an sinh xã hội cơ bản hiện nay của Nhà nước đó là các chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội. Ngoài ra thực hiện quản lý tốt các chính sách an sinh khác mà chính phủ đã ban hành để hỗ trợ cho hộ nghèo, cụ thể:

+ Người nghèo, người ở khu vực khó khăn ven biển, vùng bãi ngang được hưởng tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, hỗ trợ nhân dân định canh định cư, giải quyết các vấn đề về sở hữu đất để nhân dân yên tâm sản xuất; hỗ trợ vốn để sản xuất, đào tạo và giới thiệu việc làm để ổn định cuộc sống. Hộ nghèo được cấp bảo hiểm y tế miễn phí, được miễn giảm các khoản đóng góp xây dựng nông thôn mới, chi phí điện sinh hoạt.

+ Con em hộ nghèo được hỗ trợ về các khoản đóng góp cơ sở vật chất, được miễn giảm tiền học phí, ưu tiên nhận học bổng từ quỹ khuyến học Phạm Văn Nghị của huyện. Sinh viên thuộc hộ nghèo được vay vốn để đi học cũng như được ưu tiên việc làm tại địa phương.

4.2.3. Nhóm giải pháp về thực hiện xóa đói giảm nghèo

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách liên quan đến công tác xóa đói, giảm nghèo. Thường xuyên xây dựng, triển khai thực hiện các dự án và các chương trình hành động về công tác xóa đói, giảm nghèo. Các doanh nghiệp có chính sách dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho người nghèo. Có cơ chế, biện pháp kiểm tra, giám sát bảo đảm mọi nguồn lực dành cho xóa đói, giảm nghèo được sử dụng đúng mục đích. Cụ thể:


- Tăng cường công tác truyền thông qua loa đài, các cuộc họp thôn xã nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người nghèo, tạo ý trí phấn đấu, phát huy khả năng tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Thành lập các câu lạc bộ nông dân, phụ nữ để giúp đỡ nhau trong sản xuất như vốn, kỹ thuật trồng cấy, chăn nuôi…

- Làm tốt công tác đào tạo nghề cho nông dân tại các xã, các nghề được đào tạo cần thiết thực, có thể ứng dụng trong sản xuất ngay tại địa phương. Các xã ven biển đào tạo nghề nuôi trồng, chế biến hải sản, dệt chiếu, đan cói, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn. Các xã không có bờ biển thì phổ biến kỹ thuật trồng nấm, trồng các cây hoa màu, thâm canh tăng vụ, kỹ thuật chăn nuôi gia sức gia cầm. Tiếp tục đẩy mạnh loại hình hướng nghiệp trong các trường phổ thông để học sinh sớm có định hướng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn lao động trẻ, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động.

- Hướng dẫn hộ nghèo các kỹ năng về tổ chức, hoạch toán kinh tế hộ, nhóm hộ, trang trại nhằm trang bị cho người nghèo cách lập kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý ngay trong cuộc sống hàng ngày, sau đó là kế hoạch phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại.

- Tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận khoa học kỹ thuật, các hội nông dân, hội khuyến nông xã thực hiện phổ biến các giống cây trồng vật nuôi, phương pháp canh tác, thâm canh tăng vụ để nâng cao năng suất.

- Phát huy hiệu quả của nguồn vốn ngân hàng chính sách xã hội huyện, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, tạo điều kiện cho hộ nghèo được có vốn kịp thời đầu tư sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn, tuyên truyền vận động người dân loại bỏ các phong tục lạc hậu, các nghi thức rườm rà trong tôn giáo, các lễ tiết không cần thiết trong ma chay cưới hỏi, người dân các tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, không có tệ nạn xã hội như cờ bạc nghiện hút…


- Chính sách an sinh xã hội phải đặt trong mối quan hệ với các chính sách khác để tạo ra sự hài hòa tương trợ lẫn nhau, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau.

- Nâng cao năng lực và đạo đức cho đội ngũ cán bộ cấp xã, huyện trực tiếp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Đảm bảo nguồn vốn chính sách được sử dụng công khai, minh bạch, khách quan, đúng người, đúng đối tượng và kịp thời.

- Đối với các xã khu vực bãi ngang như Nghĩa Phúc, Nghĩa Thắng, Nam Điền, Rạng Đông cần nhanh chóng hoàn thiện thủ tục giao đất cho nông dân để họ yên tâm canh tác. Bên cạnh đó, chính quyền huyện, xã cũng cần có những hỗ trợ phù hợp về giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng vùng canh tác, từng mùa vụ thì xóa đói giảm nghèo mới bền vững.


KẾT LUẬN


An sinh xã hội là hệ thống chính sách xã hội cơ bản của mỗi quốc gia trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Mặc dù, với những diễn đạt khác nhau, các quan niệm về an sinh xã hội đều có những điểm chung sau: Một là sự bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn (phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro có thể dẫn đến suy giảm hoặc tạm thời hay vĩnh viễn mất đi nguồn thu nhập của các thành viên trong xã hội; Hai là các chính sách do nhà nước tổ chức thực hiện là chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội; Ba là tạo ra lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội.

Mặc dù có nhiều biến động về kinh tế trong nước và quốc tế, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp diễn ra trên diện rộng, nguồn lực của huyện còn hạn hẹp, nhưng Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Hưng luôn coi trọng công tác ASXH, đặt nhiệm vụ phát triển xã hội ngang tầm và gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế trong mỗi chính sách, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của huyên. Đầu tư của Nhà nước cho an sinh xã hội ngày càng tăng, công tác xã hội hóa huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân và ở địa phương ngày càng mở rộng. Đặc biệt, Nhà nước luôn quan tâm, đầu tư nhiều cho vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các huyện nghèo, xã thôn bản đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển, hải đảo; thực hiện toàn diện các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đời sống của người dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế ngày càng được cải thiện và nâng cao. An sinh xã hội đượ c đả m bả o đã góp phần quan trọng tạ o độ ng lự c cho tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng, tạ o


sự đồng thuận xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, hệ thống an sinh xã hội còn hạn chế, diện bao phủ của nhiều chính sách an sinh xã hội còn hẹp, một bộ phận người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt về giáo dục, chăm sóc y tế cơ bản, sức khỏe và dinh dưỡng. Mức hỗ trợ nhìn chung còn thấp, kết quả đạt được chưa bền vững, người cận nghèo, người gặp rủi ro dễ rơi xuống nghèo.

Trong cuộc sống, để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu, con người phải lao động sản xuất để có thu nhập. Tuy vậy, không phải lúc nào người lao động cũng đảm bảo chắc chắn duy trì được việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Đó là những lúc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn đến bị mất hoặc giảm việc làm.v.v. Hơn nữa, hoạt động lao động sản xuất của con người không phải lúc nào cũng thuận lợi vì còn bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội.v.v. Vì thế, sự cần thiết phải có các biện pháp phòng tránh khắc phục rủi ro đã trở thành một nhu cầu của con người. Đặc biệt trong nền sản xuất công nghiệp, khi mà số lượng người lao động có thu nhập chính từ tiền lương tăng lên thì sự hẫng hụt về thu nhập trong các trường hợp gặp rủi ro hoặc khi không còn khả năng lao động.v.v. càng trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống của họ.

Tính tất yếu phải đối mặt với những hẫng hụt về thu nhập trong những trường hợp bất khả kháng đã buộc người lao động tìm cách khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau như tiết kiệm với phương châm, tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” hoặc dựa vào sự đùm bọc, cưu mang của cộng đồng với tinh thần, lá lành đùm lá rách .v.v. Nhưng xã hội càng phát triển, những biện pháp có tính truyền thống như trên đã tỏ ra không đủ độ an toàn để giúp cho mỗi người có thể khắc phục hoặc vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Bổ sung vào đó là các biện pháp phi truyền thống chỉ có trong xã hội hiện đại


như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội .v.v. Đây là những trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội (ASXH) nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro về kinh tế - xã hội.

Trong thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp cận nên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH. Chính sách về an sinh xã hội có vai trò quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế- xã hội của huyện Nghĩa Hưng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới. Tuy vậy, việc thực hiện ASXH ở nước ta nói chung và huyện Nghĩa Hưng nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém: giảm nghèo chưa bền vững, người dân còn nhiều khó khăn, phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, ở vùng đô thị hoá và thất nghiệp còn nhiều. Nguồn lực để thực hiện ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của nền KTTT, định hướng XHCN. Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân; chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, vẫn còn không ít tiêu cực, phiền hà. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo còn tương đối lớn giữa vùng trung tâm huyện và các vùng ven biển, vùng bãi ngang. Cả huyện còn 13 xã khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở vùng xa trung tâm, vùng bãi ngang. Kết quả giảm nghèo nhanh nhưng thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo cao.

Qua nghiên cứu thực trạng chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam định, tác giả đã thấy các mặt tích cực của việc thực hiện chính sách, bên cạnh đó còn có một số bất cập cần phải khắc phục để đảm bảo quyền lợi cho các hộ nghèo.Tất cả những hạn chế này đã đặt hệ thống ASXH của Nghĩa Hưng trước nhiều thách thức lớn cần phải tiếp tục được nghiên cứu, hoàn chỉnh chính sách để vượt qua.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Danh mục tài liệu tiếng Việt


1. Mai Ngọc Anh, 2009. Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Kinh tế và quản trị kinh danh, Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên.

2. Mạc Thế Anh, 2009. An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nộị.

3. Bộ LĐ-TB&XH, 2013. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững 2 năm (2011- 2012); phương hướng nhiệm vụ giảm nghèo năm 2013 và định hướng đến năm 2015. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Chiều, 2013. Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách anh sinh xã hội ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Triết học. Học viện khoa học xã hội- Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

4. Cục thống kê tỉnh Nam Định, 2010 -2014. Niên giám thống kê tỉnh Nam Định. Nxb Thống Kê, Hà Nội.

5. Mai Ngọc Cường, 2008. Hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006- 2015. Đề tài cấp Nhà nước.

6. Mai Ngọc Cường, 2010. Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn- thành thị ở Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2024