Kiểm Soát Hoạt Động Buôn Bán Ở Vùng Biên Giới Việt - Trung

dân phu lên đến hàng ngàn nhân công như mỏ vàng Chiên Đàn (Quảng Nam), mỏ bạc Tống Tinh, Ngân Sơn, mỏ kẽm Lũng Sơn, mỏ chì Quán Triều (Thái Nguyên). Do hoạt động chủ yếu dưới sự điều tiết của nhà nước theo chế độ lao dịch nên không đạt hiệu quả cao. Khi hoạt động kém hiệu quả, nhà nước thường đình chỉ trong một thời gian ngắn rồi giao cho tư nhân lãnh trưng.

Loại thứ hai là các mỏ do thương nhân Hoa Kiều lãnh trưng: Loại mỏ này chiếm một số lượng khá lớn. Vua Minh Mệnh đã từng thừa nhận: “Trẫm xét thấy các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Hưng Hóa có nhiều mỏ vàng bạc, từ trước tới nay đều do người nước Thanh lĩnh trưng”. Nhân công trong các mỏ này chủ yếu là người Hoa, có kỹ thuật thành thạo, cách thức tổ chức cũng tiến bộ hơn nên hiệu quả cao hơn.

Loại thứ ba là các mỏ do thổ tù thiểu số lãnh trưng: cũng chiếm một số lượng đáng kể như mỏ kẽm của Ma Doãn Điền, mỏ đồng Tụ Long của Hoàng Phong Bút (ở Tuyên Quang), mỏ vàng Mẫn Tuyền của Cầm Nhân Nguyên (Hưng Hóa). Quy mô sản xuất của các mỏ này khá lớn, nhưng cách sử dụng nhân công còn mang tính nô dịch nặng nề.

Loại thứ tư là các mỏ do chủ mỏ người Việt lãnh trưng: Các loại mỏ này tồn tại với số lượng ít, hoạt động kém hiệu quả. Đáng chú ý là mỏ kẽm của Chu Danh Hổ, bắt đầu kinh doanh từ năm 1835 [71, tr. 76-77]. Trong thời gian đầu, hầu hết các mỏ đều do nhà nước trực tiếp đứng ra quản lý và khai thác. Các mỏ có trữ lượng lớn như mỏ vàng Chiên Đàn (Quảng Nam), vàng Tiên Kiều (Tuyên Quang), mỏ bạc Tống Tinh, Ngân Sơn (Bắc Cạn), mỏ chì Quán Triều ở Thái Nguyên… Theo số liệu năm 1833, ở mỏ vàng Tiên Kiều có tới 3.122 thợ, mỏ vàng Chiêu Đàn có 1.000 thợ làm việc. Lực lượng nhân công ở các mỏ này có nhiều loại: loại do nhà nước trưng tập theo chế độ công tượng, dân phu làm việc theo chế độ lao dịch, ngoài ra còn cả một bộ phận là binh lính. Phuơng thức khai thác vẫn thực hiện hoàn toàn thủ công ở các khâu

đào quặng, đãi quặng, nấu quặng… Gia Long năm thứ nhất (1802), triều đình cho phép Hoàng Phong Bút lãnh trưng khai thác mỏ vàng Tú Sơn, mỏ bạc Nam Dương và mỏ đồng Tụ Long; cho phép Cầm Nhân Nguyên khai thác mỏ vàng Mẫn Tuyền, mỏ chì Tú Dung.

Sau thời Gia Long, hàng loạt mỏ kim loại được giao cho người Hoa lãnh trưng và nộp thuế theo quy định của nhà nước. Mức thuế cho các mỏ được nhà Nguyễn đưa ra không đồng đều, tùy thuộc vào quy mô và chất lượng khai thác của mỏ. Mỏ vàng thường được đưa ra trên dưới 10 lạng trong 1 năm. Mỏ bạc nộp thuế bằng bạc, mỗi năm thường từ một đến vài trăm lạng bạc, cao nhất là mỏ Bông Ngân ở Thái Nguyên, năm 1803 nộp tới 700 lạng. Cách tính thuế cũng tuỳ thuộc vào quy mô và trữ lượng lộ thiên hay ở sâu trong lòng đất của mỏ. Mỏ đồng nộp thuế bằng đồng, mỗi năm vài trăm cân, riêng mỏ Tụ Long ở Tuyên Quang thuờng nộp mỗi năm 13.000 cân đồng và còn nộp thêm thuế bằng bạc 40 lạng. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) tăng lên 80 lạng bạc. Các loại mỏ khác cũng nộp thuế bằng sản phẩm khai thác được với các mức khác nhau [43, tr. 455-460].

Năm 1821, Nhà nước đã ra

. Đó là các mỏ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 12

. Nguyên nhân cho việc miễn thuế là do chủ mỏ và các phu mỏ xiêu tán, triều đình không thể triệu tập được họ [77, tr. 128].

Việc các chủ mỏ đưa nhân công người Hoa vào khu vực khai thác đã dẫn đến tình trạng di dân ở các vùng biên giới. Những công nhân người Hoa được đưa vào làm việc trong các mỏ ngày càng nhiều dẫn đến hệ quả là tình trạng mất trật tự trị an ở khu vực này. Đại Nam thực lục có ghi lại tình trạng

này: tháng 10 năm 1833, Lê Văn Khoa là em của Lê Văn Khôi đã tập hợp hơn

3.000 phu mỏ người Thanh và thông đồng với các thổ ty ở Lạng Sơn nổi lên chống lại quân triều đình, vây thành Lạng Sơn [78, tr. 836]. Nguyễn Công Trứ cũng đã đề cập đến trong Báo cáo thỉnh an vào tháng 3 năm 1834 như sau: “các sở mỏ vàng mỗi năm nộp thuế từ 1 đến 4 lạng tính 80 quan tiền. Những người nhà Thanh làm mỏ mỗi nơi tụ tập để kiếm ăn đến trên dưới bảy tám trăm người, đều là những kẻ du đãng trốn tránh. Chúng đào xẻ mạch đất, quấy nhiễu dân địa phương, thuờng gây ra xích mích…”. Sau đó ông đã đề nghị triều đình đuổi hết những người Hoa này về nước [79, tr. 93]. Bên cạnh đó, việc giao cho các chủ mỏ người Hoa lãnh trưng các mỏ này không thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa, bởi số lượng quặng mỏ khai thác được chủ yếu được các chủ mỏ mang về Trung Quốc tiêu thụ [124, tr. 60]. Chính vì vậy

triều đình trung ương đã phải tìm ra biện pháp để can thiệp vào việc quản lý các sở mỏ này. Tháng 5 năm 1830, sau khi đọc tờ Kinh sao16 của nhà Thanh, thấy Tổng đốc tỉnh Trực Lệ nhà Thanh là Kỳ Thiện nói mỏ bạc Tống Tinh nước ta rất nhiều chất bạc, mà ta chỉ đánh thuế như thuế buôn bán và cho phép người nước Thanh được khai, hằng năm họ lấy được 2 trăm vạn lạng

bạc tốt mang ngầm về nước. Nhà vua đã phái Ngự sử Nguyễn Văn Chấn đến khám nghiệm, thấy mỏ ấy khí bạc nhiều, khai thác lại dễ. Nguyễn Văn Chấn đề nghị chiếu ngạch thuế lĩnh trưng cũ mà tăng lên 1 nửa (từ 100 lạng lên 150 lạng). Đồng thời, để nắm rò tình hình, nhà vua sai Phan Thanh Giản đem thị vệ, thuê người đào nhặt và tâu báo về số bạc khai thác được [80, tr. 512-513].

Tháng 8 năm 1831, vua xuống Dụ cho các sở mỏ vàng ở các trấn thuộc Bắc Thành thực hiện quy định mới là ngoài nộp thuế thì hàng năm phải bán một số lượng vàng nhất định cho nhà nước. Vua nghĩ các sở mỏ vàng ở các trấn thuộc Bắc Thành (mỏ Phong Thường, ở Bắc Ninh; 5 mỏ ở Tuyên Quang:


16 Tờ Kinh Sao của nước Thanh tương tự như Công báo của Việt Nam

Tiên Kiều, Niêm Sơn thuộc Mậu Duệ; Bạch Ngọc, Ngọc Liên thuộc Quan Quang; và Linh Hồ ở Lương Cải đạo viện, 3 mỏ ở Hưng Hoá: Yết Ông, Gia Nguyên, Bản Lô; 4 mỏ ở Thái Nguyên: Kim Hỉ, Thuần Mang, Sảng Mộc và Bảo Mang; 4 mỏ ở Lạng Sơn: Xuân Dương, Đồng Bộc, Suất Lễ và Hữu Lân và mỏ Vĩnh Giang ở Cao Bằng). Mỗi năm nộp thuế vàng từ 1 lạng đến 6 lạng, không được là bao nhiêu. Sắc sai bộ Hộ tư cho quan thành truyền bảo các chủ mỏ hằng năm ngoài lệ vàng nộp thuế, mỗi mỏ phải bán cho nhà nước 50 lạng vàng nữa, nhà nước sẽ trả tiền cho (mỗi lạng vàng là 12 lạng bạc hoặc 60 quan tiền). Các chủ mỏ đều không bằng lòng. Vua hạ lệnh phong toả hết các mỏ lại, không cho khai thác nữa. Sau đó lại dụ bộ Hộ rằng: “Vàng, một nguồn báu dưới đất, rất có quan hệ đến thuế khoá của nhà nước, phải nhân mối lợi mà làm ra lợi, há nên bỏ đấy. Vậy hạ lệnh cho quan địa phương mộ thuê những phủ quen nghề làm mỏ rồi phái người đến đốc suất mà khai; hay là lập ra hộ làm vàng, châm chước thành ngạch thuế để quốc dụng được tăng thêm và tài nguyên được dồi dào” [78, tr. 214].

Năm 1839, theo lời tâu của Bộ Hộ về tình hình các mỏ vàng bạc ở dọc biên giới Bắc Kỳ không được quản lý chặt chẽ, chỗ hiện trưng thì ngạch thuế không tăng, chỗ đắp lấp thì chưa khai lấy nên không khỏi làm lợi riêng cho kẻ buôn xảo trá, Minh Mệnh đã cho đình thần đi khám xét và quyết định nơi nào khí mạch thịnh vượng thì khai lấy, nơi nào thịnh vượng hơn trước thì tăng thuế, chưa nhiều thì vẫn theo như cũ. Theo đó:

- 8 sở mỏ tăng thuế là: mỏ vàng Kim Hỷ ở Thái Nguyên, tăng từ 12 lạng lên 20 lạng; Mỏ vàng Bằng Thành, thuế vàng 11 lạng tăng làm 15 lạng. Mỏ vàng Na Tiết thuế vàng 4 lạng tăng làm 6 lạng. Mỏ vàng Phong Thường ở Bắc Ninh, thuế vàng 6 lạng tăng làm 7 lạng. Mỏ bạc Cảm Lạc ở Thái Nguyên, thuế bạc 70 lạng tăng làm 100 lạng. Mỏ bạc Khiếu Nương, thuế bạc 40 lạng

tăng làm 60 lạng. Mỏ bạc, mỏ đồng Tụ Long ở Tuyên Quang, thuế bạc 20 lạng tăng làm 30 lạng.

- 4 sở theo ngạch cũ là: mỏ vàng Sảng Mộc ở Thái Nguyên, thuế vàng 7 lạng ; mỏ vàng Bảo Nang, thuế vàng 6 lạng ; mỏ vàng Nông Đồn ở Lạng Sơn, thuế vàng 6 lạng ; mỏ vàng Xuân Lương, thuế vàng 4 lạng.

- 9 sở đắp lấp lại khai lấy là: Mỏ vàng Tĩnh Đà ở Cao Bằng, nguyên trước thuế vàng 3 lạng; mỏ vàng Thượng Pha, Hạ Pha thuế vàng 4 lạng; mỏ vàng La Sơn ở Lạng Sơn thuế vàng 5 lạng; mỏ vàng ở Niêm Sơn, Quan Quang, Tuyên Quang thuế vàng 4 lạng; mỏ vàng Bạch Ngọc, Ngọc Liễn, thuế vàng 1 lạng; mỏ vàng Linh Hồ thuế vàng 1 lạng; mỏ vàng Bản Lỗ ở Hưng Hoá thuế vàng 6 lạng; mỏ vàng Gia Nguyên thuế vàng 2 lạng; mỏ vàng Cát Ông thuế vàng 5 lạng, đều do các tỉnh mộ người lĩnh trưng, trong khi khai lấy khám xét rò ràng, nên theo lệ cũ hoặc nên liệu thêm, chước định làm tập đệ tâu.

- 9 sở vẫn đắp lấp là các mỏ vàng Lang Cải, Đạo Viện, mỏ vàng Mậu Duệ, mỏ vàng Lan Can ở Tuyên Quang; mỏ vàng Hữu Lân, mỏ vàng Đồng Bộc ở Lạng Sơn; mỏ vàng Vĩnh Giang ở Cao Bằng; mỏ vàng Thuần Mang, mỏ bạc Phúc Sơn, mỏ bạc Bông Sơn ở Thái Nguyên đều do các tỉnh sức dân sở tại canh phòng nghiêm ngặt, mỗi năm một lần khám lại, cứ thực tâu lên [80, tr. 467-468].

Mối liên hệ giữa phát triển kinh tế khai mỏ với quốc phòng ở đây vừa được hiểu là quản lý của nhà nước đối với lực lượng lao động người Hoa di cư vào nước ta. Nếu không quản lý tốt những thành phần di cư tự do này, rất dễ dẫn đến tình trạng đất đai ở biên cương bị xâm lấn. Hơn nữa, những nguồn thu từ hoạt động khai thác mỏ cũng đóng góp tích cực cho ngân khố quốc gia, do đó mà tiềm lực quốc phòng được bổ sung. Trong Kế sách thực hiện Quốc phú binh cường dâng lên vua Tự Đức, Ông Ích Khiêm đã nói rằng: Đặt ra

quân trước hết phải làm ra của, sinh ra của không gì bằng khai mỏ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tam Tuyên có rất nhiều sản vật mỏ. (Các thứ vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm, gang, diêm tiêu, than đá và các thứ không ở mỏ như gỗ, muối, nhựa thông, dầu hồi, củ nâu, v.v...). Tôi từ lúc theo đi đánh giặc, đi qua các mỏ, hỏi các phụ lão, sự lợi hại nghe được rò ràng, nghĩ kế hoạch làm cho nước giàu quân mạnh, tưởng không ngoài việc khai mỏ… mở cục đúc tiền, đặt trường diễn vò, chọn quân khoẻ mạnh dạy tập, để giúp vào sai phái trấn áp, mà phòng có khi dùng đến…[82, tr. 550]. Điều này cho chúng ta thấy rò hơn mức độ quan tâm của nhà nước đối với sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ ở nước ta và mối liên hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng.

3.2.2. Kiểm soát hoạt động buôn bán ở vùng biên giới Việt - Trung

Cảnh giác với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là ý thức của các vương triều phong kiến Việt Nam. Đối với vùng biên giới phía Bắc nước ta, đội ngũ thương nhân là đối tượng được nhà nước đặc biệt chú ý. Bởi thông qua hoạt động buôn bán, những đối tượng này có thể nắm được những thông tin về an ninh quốc gia. Các tài liệu còn lại cho chúng ta thấy, từ rất sớm, hoạt động buôn bán của cư dân ở vùng biên giới đã xuất hiện. Từ thời Lý - Trần, hoạt động trao đổi qua lại giữa cư dân Đại Việt và người Hoa đã diễn ra tấp nập ở các chợ biên giới. Hình thức trao đổi phổ biến là vật lấy vật, nên các chợ ở vùng này còn được gọi là “Hỗ thị”17. Ngay từ thời Lê Long Đĩnh đã có những trung tâm buôn bán tại Liêm Châu và trấn Như Hồng. Một số trung tâm buôn bán khác cũng được mở ra ở Ung Châu trên đất Tống hoặc nằm trên đất Việt Nam như Vạn Ninh (Móng Cái), Thống Lĩnh (Lạng Sơn), Tam Kỳ (Tuyên Quang), Trúc Hoa (Sơn Tây)… Trong các giai đoạn sau, các trung


17 Về các trung tâm buôn bán này, còn có tên gọi là Bác dịch trường, xin tham khảo thêm Nguyễn Hữu Tâm: Bác dịch trường: Quan hệ buôn bán biên giới Lý - Tống thế kỷ XI - XIII, in trong Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI - XVII, Nxb Thế giới, Hà Nội 2007.

tâm tương tự xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Bởi vậy, chính quyền trung ương phải thường xuyên tăng cường lực lượng đồn trú, tăng cường kiểm soát hoạt động của các thương nhân người Hoa ở vùng biên giới này. Hoạt động của các thương nhân người Hoa ở vùng biên giới luôn được theo dòi để tích cực phòng chặn những hành vi có thể gây hại đến an ninh quốc gia.

Trong thế kỷ XIX, do chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình, các thương nhân người Việt và các lái buôn phương Tây đi lại ở các cửa khẩu của Việt Nam rất hạn chế. Riêng đối với các Hoa thương, do chính sách ưu đãi của triều Nguyễn, các hoạt động buôn bán vẫn diễn ra tích cực cả trên biển và trên bộ. Các thương nhân Trung Quốc được cập bất cứ bến nào của Việt Nam nhưng phải có thẻ bài và chịu mức thuế theo quy định của nhà nước. Mức thuế cho các thuyền buôn tùy thuộc vào thẻ bài của thuyền đó do địa phương nào cấp. Theo đó, các thuyền buôn đến từ Quảng Đông, Phúc Kiến, Ma Cao, Thượng Hải tiền thuế và các khoản đóng góp khác nộp bằng tiền tổng cộng là

4.000 quan, thuyền buôn đến từ Triều Châu nộp thuế 3.000 quan, thuyền đến từ Hải Nam nộp 724 quan [62, tr. 243].

Năm 1806, phủ Thái Bình tỉnh Quảng Tây có tờ trát gửi sang triều đình nhà Nguyễn ghi rò dân buôn Trung Quốc vào cửa khẩu cần xem xét kỹ thẻ bài, nếu có ấn cấp của hai sảnh Minh Giang và Long Châu mới là thực, không có tức là giặc cướp tự vượt biên giới, tức thì bắt giải về xét xử. Từ đó trở đi, lệ cấp thẻ bài có ân cấp của địa phương được trở thành quy định xét tra chủ yếu, chi phối và có tác động quan trọng là hạn chế số người Hoa nhập cảnh vào Việt Nam. Thương nhân người Hoa vào Việt Nam mà không có thẻ bài ân cấp đều bị xem như là bọn cướp và bị quân lính bắt giữ. [62, tr. 252].

Việc đi lại thường xuyên, các Hoa thương đã nắm chắc các luật lệnh của nhà nước và họ đã khôn khéo tìm ra những khe hở để trốn tránh thuế quan. Khi thì giả làm thuyền của triều đình đi mua hàng, lúc lại đóng vai

thuyền của “Chiêu thương cục” đi chở thuê hay thuyền của những tỉnh mà nhà vua đặc ân cho miễn thuế. Không những thế, hiện tượng mua gian bán lận của các thương nhân người Hoa đã ảnh hưởng lớn đến thị trường, giá cả. Hoạt động của họ không chỉ gây nên sự lũng đoạn trong thương nghiệp và nền kinh tế nói riêng mà còn có ảnh hưởng lớn đến chính trị và an ninh trật tự ở khu vực này. Vua Minh Mệnh đã kinh ngạc khi đọc trên báo Kinh Sao của Trung Quốc thấy số lượng bạc mà các thương gia Trung Quốc vơ vét đem từ Việt Nam về quá lớn [124, tr. 63]. Vì vậy, các đời vua Nguyễn đều có những chỉ dụ đối phó với tình hình lũng đoạn về kinh tế của các thương nhân người Hoa về kinh tế và những vụ lộn xộn do các Hoa thương gây nên. Số thương nhân thường xuyên đi lại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng nhiều. Năm 1856, nhà nước phải ra lệnh hạn chế thuyền của các Hoa thương đậu ở mỗi bến cảng tối đa là 12 chiếc [82, tr. 842]. Bên cạnh đó, các vua Nguyễn còn đặt ra các lệnh cấm áp dụng cho người Minh Hương và đặc biệt là người Thanh như lệnh cấm buôn lậu gạo, thuốc phiện và các sản phẩm hàng hóa khác.

Năm 1824, nhà nước đã bắt đầu đưa ra lệnh cấm buôn bán trộm thóc gạo ở Gia Định và lệnh cấm buôn lậu gạo và thuốc phiện được Minh Mệnh chính thức ban hành năm 1827. Trong đó, lệnh cấm xuất khẩu gạo chi phối hai đối tượng là những người Thanh thu gom gạo đi bán ở nước ngoài và những người tiếp tay cho người Thanh mang gạo ra nước ngoài bán. Vua Minh Mệnh đã có lần nhắc nhở rằng “thóc gạo do đất nước ta sản ra, chỉ nên để dân ta dùng, há nên chuyển bán đi xứ khác, mình nhịn gầy để nuôi béo người” và quy định mức gạo mang theo cho người trong thuyền ăn, mức mang theo không quá mức ăn trong 5 tháng, đồng thời quy định thuyền của người trong nước không được đóng theo kiểu dáng của thuyền buôn người Thanh, phải đóng theo kiểu thuyền thông thường của nước nhà để chống sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022