Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------


ĐOÀN THANH THỦY


CHÍNH QUYỀN KENNEDY

VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1960 – 1963)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50


Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Quốc Hùng


Hà Nội – 2009


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 15

5. Đóng góp của luận văn 17

6. Cấu trúc của luận văn 18

CHƯƠNG 1. NHÌN LẠI SỰ DÍNH LÍU CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ

NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1959. 19

1.1. Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai 19

1.2. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1959 22

1.2.1. Ý đồ chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam. 22

1.2.2. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1950 đến tháng 7 - 1954 24

1.2.3. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ tháng 7- 1954 đến năm 1959. 33

CHƯƠNG 2. CHÍNH QUYỀN KENNEDY VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM (1960 – 1963) 45

2.1. Vài nét về tình hình thế giới đầu những năm 60. 45

2.2. Chính quyền Kennedy và chiến lược toàn cầu của Mỹ 50

2.2.1. Kennedy trúng cử Tổng thống và nội các chính quyền Kennedy. .. 50

2.2.2. Chiến lược toàn cầu của Mỹ trong giai đoạn Kennedy cầm quyền 54

2.2.3. Chiến lược quân sự toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” 60

2.3. Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam66

2.3.1. Tình hình Nam Việt Nam khi Kennedy lên nắm chính quyền. 66

2.3.2. Chính sách của chính quyền Kennedy đối với Việt Nam 72

2.3.3. Quá trình thực hiện đường lối và các chính sách của chính quyền Kennedy ở Việt Nam. 81

CHƯƠNG 3. “Ở VIỆT NAM, CHÚNG TA ĐANG Ở TRONG MỘT ĐƯỜNG HẦM MÀ CHƯA THẤY LỐI RA…” (KENNEDY) – SỰ PHÁ SẢN NẶNG NỀ CỦA CHÍNH QUYỀN KENNEDY TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM 104

3.1. Những thất bại của chính quyền Kennedy trong cuộc chiến tranh Việt Nam 104

3.2. Nguyên nhân 109

3.2.1. Cuộc kháng chiến kiên cường của nhân dân miền Nam dưới sự

lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. 109

3.2.2. Phong trào nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm

lược Việt Nam của đế quốc Mỹ 113

3.2.3. Mâu thuẫn giữa giới cầm quyền Mỹ với Nam Việt Nam và trong

nội bộ chính quyền Sài Gòn. 120

KẾT LUẬN 127

1. Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Nước Mỹ từ khi thành lập tới nay mới hơn hai thế kỉ, nhưng kể từ khi trở thành siêu cường thế giới vào cuối những năm 40 của thế kỉ XX, Mỹ luôn tìm cách giữ vai trò làm bá chủ hoàn cầu. Các nhà lãnh đạo nước Mỹ kế tục nhau luôn coi mọi khu vực trên hành tinh này đều liên quan đến lợi ích và an ninh quốc gia Mỹ. Vì vậy, các tổng thống đều có những điều chỉnh trong chiến lược toàn cầu và chiến lược quân sự toàn cầu để thực hiện những mục tiêu và tham vọng của Mỹ đối với các nước và các khu vực trên thế giới.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên ưu thế có một nền kinh tế mạnh nhất và lực lượng vượt trội về mọi mặt, “chiến lược toàn cầu” với âm mưu thống trị thế giới đã được giới cầm quyền Mỹ đề ra. Giới cầm quyền Mỹ cho rằng sau Chiến tranh thế giới thứ hai sẽ là thời đại của Mỹ, thời đại mà Mỹ có thể dùng sức mạnh để buộc các dân tộc khác phải khuất phục. Trong lúc đó, sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc làm cho Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa lo ngại. Mỹ tự gán cho mình sứ mệnh lãnh đạo “thế giới tự do”, đưa ra “chính sách thực lực”, âm mưu dựa vào “thế mạnh” để khuất phục các dân tộc khác. Mỹ thành lập các khối quân sự, xây dựng hàng ngàn căn cứ hải, lục, không quân trải khắp mọi nơi trên thế giới nhằm bao vây, chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác Mỹ đã phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược để chống lại phong trào cách mạng và thực hiện mưu đồ bành trướng, thống trị thế giới, tiêu biểu là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở Việt Nam từ năm 1960 đến 1963.

Tháng 7 - 1954, Hiệp định Geneva về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được kí kết, nhưng Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã ngang

nhiên phá hoại hiệp định nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

Từ năm 1960, phong trào đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Geneva, chống đàn áp, khủng bố của nhân dân miền Nam phát triển mạnh với đỉnh cao là phong trào Đồng khởi. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam phá sản hoàn toàn. Sự thành lập “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam” và “Quân giải phóng miền Nam” đánh dấu một sự chuyển biến mới trong phong trào cách mạng.

Trong bối cảnh đó, Kennedy lên làm Tổng thống Mỹ đã đề ra chiến lược quân sự “Phản ứng linh hoạt” thay cho chiến lược “Trả đũa ào ạt” của chính quyền Eisenhower. Miền Nam Việt Nam trở thành nơi thực hiện thí điểm chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Kế hoạch Staley – Taylor được vạch ra nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng bằng việc sử dụng chủ yếu quân lực Việt Nam cộng hòa được trang bị bằng vũ khí hiện đại cùng sự chỉ đạo của các “cố vấn” quân sự Mỹ.

Những chính sách mới của chính quyền Kennedy tiếp tục làm cho nước Mỹ dính líu sâu hơn vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Tìm hiểu về cuộc chiến tranh Việt Nam trong khoảng thời gian Kennedy cầm quyền, đặc biệt là tìm hiểu về phía Mỹ - Diệm có nhiều vấn đề cần quan tâm và làm rò. Chính quyền Kennedy đã thi hành những chính sách gì mới trong cuộc chiến tranh Việt Nam? nhằm mục đích gì? Tại sao chính quyền Ngô Đình Diệm đi ngược lại với lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân miền Nam lại có thể tồn tại trong một thời gian dài (1954 – 1963)? Để hà hơi tiếp sức cho chế độ Sài Gòn, Mỹ đã phải dốc vào đây bao nhiêu tiền của, công sức trong cuộc “Chiến tranh đặc biệt” (1960 – 1963)? Tuy vậy, trong nội bộ Mỹ - Diệm tồn tại những mâu thuẫn gì không thể giải quyết mà đến cuối năm 1963, Mỹ quyết định “thay ngựa giữa dòng”, loại bỏ

Diệm thay bằng một nhân vật mới? Những thất bại của Mỹ trong năm 1960 – 1963 ở Việt Nam và nguyên nhân của những thất bại đó?

Từ những vấn đề đó, tôi nhận thức được ý nghĩa của đề tài cùng sự gợi ý của thầy hướng dẫn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 - 1963)” làm luận văn thạc sĩ của mình. Nghiên cứu để làm rò những âm mưu trong những chính sách về chính trị, quân sự, kinh tế được Mỹ thi hành ở cuộc chiến tranh Việt Nam, sự thất bại và chỉ ra nguyên nhân thất bại của Mỹ trong những năm 1960 - 1963 là một việc làm mang ý nghĩa khoa học cần thiết.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cuộc chiến tranh Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Mỹ, Việt Nam mà còn có tác động không nhỏ đến quan hệ quốc tế và khu vực nên nhiều vấn đề xung quanh cuộc chiến tranh Việt Nam đã được các nhà lãnh đạo cũng như các học giả Mỹ, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu ngay từ khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu.

1. Về phía Mỹ, Việt Nam có một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đi từ dính líu đến trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam nhằm có thể biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và “con đê ngăn làn sóng đỏ” tràn xuống khu vực Đông Nam Á. Bộ “Hồ sơ Lầu Năm Góc” – một văn kiện nghiên cứu tối mật về các quyết định của Mỹ về Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1968, phản ánh rò nét và khá khách quan những âm mưu, tham vọng và quá trình can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Trải qua 4 đời Tổng thống từ Truman, Eisenhower, Kennedy đến Johnson, mỗi tổng thống lại có những suy nghĩ, kế hoạch và cách tiến hành chiến tranh ở Việt Nam khác nhau. Từ quá trình hình thành các chính sách, các bản tham góp ý kiến của các nhân vật cấp cao của nhà nước, đến các quyết định của Tổng thống, quá trình thực hiện chiến tranh

ở Việt Nam…đều được ghi lại trong “Hồ sơ Lầu Năm góc”. Vì thế đây là tài liệu gốc có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho việc nghiên cứu về chính quyền Mỹ với cuộc chiến tranh Việt Nam.

Khi Kennedy lên cầm quyền, chiến lược “Trả đũa ào ạt” của Eisenhower đã không còn phát huy được tác dụng khi tình hình thế giới thay đổi, đòi hỏi phải có một chiến lược mới. Nội dung được viết trong cuốn sách “Tiếng kèn ngập ngừng” của Maxwell D. Taylor chính là cơ sở cho chiến lược quân sự toàn cầu mới “Phản ứng linh hoạt” được xây dựng và thực hiện dưới thời tổng thống Kennedy sau đó là Johnson. Trong cuốn sách, tác giả đã nêu rò những nguyên tắc và cơ sở tồn tại của chính sách “Trả đũa ào ạt” của Eisenhower, đồng thời phân tích và chỉ rò những thay đổi của tình hình mới làm cho chính sách đó rơi vào bế tắc. Từ đó, tác giả trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của chiến lược “Phản ứng linh hoạt” để phù hợp với sự thay đổi mới của tình hình thế giới. Trong đó tác giả cũng nhấn mạnh về việc thực hiện cuộc “chiến tranh hạn chế” là thích hợp. Cuộc “chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ thi hành ở Việt Nam chính là một loại hình của cuộc “chiến tranh hạn chế”. Vì vậy, cuốn sách “Tiếng kèn ngập ngừng” của Taylor cung cấp những tư liệu cần thiết trong nghiên cứu về chiến lược Mỹ trong thời kì cầm quyền của tổng thống Kennedy.

Trong số những nhân vật có vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách cho cuộc chiến tranh Việt Nam dưới thời Kennedy phải kể đến Bộ trưởng Bộ quốc phòng Robert S. Mc Namara. Hai mươi năm sau cuộc chiến tranh kết thúc, Mc Namara đã cho xuất bản cuốn sách “Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”. Trong cuốn sách, Mc Namara đã trình bày cụ thể quá trình hình thành các chính sách về Việt Nam dưới thời tổng thống Kennedy và Johnson, làm rò cả những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Mỹ, trong Bộ Quốc phòng khi đứng trước những sự lựa

chọn cho các quyết định về Việt Nam. Cũng trong cuốn sách, tác giả còn nêu ra những nguyên nhân dẫn tới thất bại, những bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau 30 năm suy ngẫm, tác giả đã thừa nhận: “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp” và dù “đây là cuốn sách tôi định không bao giờ viết ra” nhưng ông vẫn viết và xuất bản nó. Do đó, cuốn sách chính là những trăn trở, suy nghĩ của một nhân vật cấp cao trong chính quyền Kennedy và Johnson, người trực tiếp hoạch định và chỉ đạo cuộc chiến tranh Việt Nam, vì vậy đây là nguồn tư liệu có giá trị từ phía Mỹ để nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam trong thời kì cầm quyền của Kennedy và Johnson.

Không chỉ có những nhà lãnh đạo Mỹ quan tâm mà rất nhiều học giả Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam.

Về thời gian đầu và lý do Mỹ quyết định can thiệp vào Việt Nam được Archimedes L.A. Patti đề cập khá sâu sắc trong cuốn “Tại sao Việt Nam?”. Những mối quan hệ quốc tế đầy mâu thuẫn giữa Mỹ - Liên Xô – Trung Quốc, những nhận định phân tích của chính quyền Mỹ dưới hai thời tổng thống Truman và Eisenhower để đi đến can thiệp, mở đầu cho một cuộc chiến tranh kéo dài ở Việt Nam đã được tác giả giải thích cặn kẽ, giúp cho người đọc có những hiểu biết khá chân thực về mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong giai đoạn này.

Tác giả Joseph A.Amter, một luật gia, một nhà nghiên cứu về hòa bình, trong cuốn sách “Lời phán quyết về Việt Nam” đã có những lý giải một cách ngắn gọn, cơ bản nhất sự dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam, những diễn biến chính của cuộc chiến tranh trong những năm cầm quyền của Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon. Tác giả đã nghiên cứu tài liệu của chính quyền Mỹ trong những năm Mỹ dính líu vào Việt Nam, từ đó làm rò sự thật về cuộc chiến tranh, lý giải trách nhiệm của các nhà cầm quyền Mỹ trong cuộc chiến tranh này. Cuốn sách ngoài lời mở đầu gồm có 4 phần lớn: Sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022