Cách Đặt Và Cố Định Spreader Graft – Mảnh Ghép Được Đặt Vào Từng Bên Giúp Nâng Đỡ Sụn Mũi Bên Và Mở Rộng Van Mũi Trong.


- Bơm các chất làm đầy

- Mang dụng cụ chỉnh van mũi

Các nghiên cứu sử dụng phương pháp điều trị nội khoa đều cho hiệu qủa rất hạn chế và tạm thời [44],[49],[51],[71],[77],[80],[93],[104], [111].

1.4.1.2 Ngoại khoa

Có hai phương pháp: các kỹ thuật khâu đơn thuần và đặt mảnh ghép.

Kỹ thuật khâu đơn thuần: cho hiệu quả ngắn hạn, bệnh nhân tái nghẹt mũi rất nhanh. Do vậy, kỹ thuật này hiện chỉ dùng phối hợp với các kỹ thuật cố định sụn ghép khác trong chỉnh hình van mũi [84], [85], [86], [125].

Đặt mảnh ghép: sử dụng các mảnh ghép bằng sụn tự thân hoặc nhân tạo với đường mổ kín hoặc mổ hở để chỉnh hình van mũi. Phương pháp dùng sụn tự thân cho hiệu qủa chỉnh hình van mũi triệt để nhất, hiệu quả lâu dài và không có hiện tượng thải ghép [7], [17], [23], [45], [84], [101].

Chất liệu tạo mảnh ghép sụn tự thân: được lấy từ sụn vách ngăn, sụn vành tai hoặc sụn sườn của chính bệnh nhân.

Có rất nhiều kiểu mảnh ghép được áp dụng trong chỉnh hình van mũi ngoài và van mũi trong như: spreader grafts, butterfly grafts, alar batten grafts, strut grafts, mảnh ghép khâu cố định dưới sụn mũi trên ở 2 bên (ULSG

= upper lateral splay graft), mảnh ghép đặt trên sụn mũi trên ở 2 bên (conchal cartilage overlay graft). Tất cả các loại mảnh ghép này đều có khác biệt nhiều hay ít về hình dạng và cách khâu cố định, có hiệu quả tốt trong chỉnh hình van mũi. [33],[85]

Tuy nhiên theo thống kê có 4 loại mảnh ghép cơ bản và được áp dụng nhiều nhất là:

- SG (Spreader graft)

- BG (Butterfly graft)


- ABG (Alar Batten graft)

- CSG (Columellar strut graft)

1.4.2 Các loại mảnh ghép cơ bản

1.4.2.1 SG (Spreader graft)

Lần đầu tiên được Sheen mô tả năm 1984, rất hiệu quả trong chỉnh hình chức năng và thẩm mỹ mũi. Đây là loại mảnh ghép được sử dụng phổ biến nhất trong chỉnh hình van mũi.

Mảnh ghép thường được làm từ sụn vách ngăn với bề dày 1-2,5mm, chiều dài 10-25mm, chiều ngang 3-5mm. SG được đặt và khâu cố định hai bên giữa vách ngăn và sụn mũi trên.

SG giúp làm mở rộng góc van mũi trong, làm thẳng và vững chắc 1/3 giữa sống mũi, chống lại áp lực âm làm xẹp thành bên mũi khi hít vào [7], [8], [30], [115] (Hình 1.18,1.19).

Spreader graft

Hình dạng mũi trước lấy gồ sống mũi

Spreader graft

Chỉ khâu

Sụn cánh mũi bên trên

Sụn cánh mũi bên trên

Hình 1.18 Cách đặt và cố định Spreader graft – Mảnh ghép được đặt vào từng bên giúp nâng đỡ sụn mũi bên và mở rộng van mũi trong.

“Nguồn: Sheen JH, 1984” [115]


Sụn mũi bên trên Vách ngăn Spreader graft Xương mũi Sụn cánh mũi dưới Kim cố 1

Sụn mũi bên trên Vách ngăn

Spreader graft



Xương mũi


Sụn cánh mũi dưới Kim cố định


Hình 1.19 Mảnh ghép được cố định bằng chỉ phẫu thuật.

“Nguồn: Sheen JH, 1984” [115]

1.4.2.2 BG (Butterfly graft)

Lần đầu tiên được mô tả bởi Clark -2002, mảnh ghép được lấy từ sụn vành tai, có kích thước 9-12mm rộng và 22-25mm dài. Mảnh ghép được đặt trên sống mũi, dưới lớp cân mạc và khâu cố định vào sụn mũi trên hai bên. BG giúp mở rộng van mũi trong và vững chắc thành bên mũi [54] (Hình 1.20)

Hình 1 20 Cách đặt và cố định BG Nguồn D Heath Stacey 2009 30 1 4 2 3 ABG Alar Batten 2

Hình 1.20 Cách đặt và cố định BG

“Nguồn: D. Heath Stacey, 2009” [30]

1.4.2.3 ABG (Alar Batten graft)

Lần đầu tiên được mô tả bởi Toriumi năm 1997. ABG là mảnh ghép có dạng hình oval uốn cong, có tác dụng làm vững chắc thành bên mũi. Mảnh ghép được đặt trên sụn mũi bên dưới, hướng đặt chếch lên trên và ra ngoài, có


thể tới bờ ngoài hố lê nếu muốn củng cố thành bên mũi. Có thể khâu cố định ABG vào sụn cánh mũi để cố định mảnh ghép.

ABG giúp chỉnh hình van mũi trong và cả van mũi ngoài [27] (Hình

1.21).


Hình 1 21 Cách đặt và cố định ABG Nguồn Daniel G Becker 2003 27 1 4 2 4 CSG Columellar 3

Hình 1.21 Cách đặt và cố định ABG

“Nguồn: Daniel G. Becker, 2003” [27]

1.4.2.4 CSG (Columellar strut graft)

Mảnh ghép tiểu trụ lần đầu được mô tả bởi Sheen – 1980s, sau đó được áp dụng rộng rãi trong chỉnh hình thẩm mỹ mũi.

Mảnh ghép được cố định với hai cánh trong của sụn cánh mũi. Mảnh ghép này giúp chỉnh hình đầu mũi và làm rộng van mũi ngoài, gián tiếp làm rộng van mũi trong [54] (Hình 1.22).


Hình 1 22 Cách đặt và cố định CSG Nguồn John S Rhee 2010 54 1 4 3 Nguyên liệu tạo 4


Hình 1.22 Cách đặt và cố định CSG

“Nguồn: John S.Rhee, 2010” [54]


1.4.3 Nguyên liệu tạo mảnh ghép bằng sụn tự thân

1.4.3.1 Sụn vách ngăn mũi

Sụn vách ngăn có thể lấy qua đường mổ kín hay mổ hở. Lưu ý khi lấy sụn nên chừa lại khoảng 1cm phía trên và phía trước để khung sụn chống đỡ mũi không bị yếu đi quá nhiều, tránh sụp lõm sống mũi sau này. Đặc điểm sụn lấy được: kích thước và độ dầy còn tùy đặc điểm sụn tứ giác của bệnh nhân; miếng sụn tương đối phẳng (Hình 1.23,1.24, 1.25).

Loại mảnh ghép được tạo: dễ dàng tạo hình các loại mảnh ghép dạng thẳng như SG, CSG; cũng có thể tạo được BG, ABG.

Hình 1 23 Vị trí lấy sụn tứ giác và phần sụn hình chữ L còn để lại Nguồn 5

Hình 1.23 Vị trí lấy sụn tứ giác và phần sụn hình chữ L còn để lại.

“Nguồn: Daniel G Becker, 2003” [27]


Hình 1 24 Sụn vách ngăn được để lại phần trên và trước hình chữ L Nguồn 6


Hình 1.24 Sụn vách ngăn được để lại phần trên và trước hình chữ L

“Nguồn: Asharf Ragab, 2005” [8]


Hình 1 25 Sụn vách ngăn sau khi được lấy 1 4 3 2 Sụn vành tai Sụn vành tai có 7


Hình 1.25 Sụn vách ngăn sau khi được lấy

1.4.3.2 Sụn vành tai

Sụn vành tai có thể được lấy từ mặt trước hay mặt sau vành tai (Hình 1.26, 1.27).

Đặc điểm sụn lấy được: hình cong, mỏng (Hình 1.28).

Loại mảnh ghép được tạo: dễ dàng tạo hình các loại mảnh ghép dạng cong như ABG, BG.

Hình 1 26 Lấy sụn vành tai từ mặt trước Hình 1 27 Sụn vành tai lấy từ mặt 8

Hình 1.26 Lấy sụn vành tai từ mặt trước


Hình 1 27 Sụn vành tai lấy từ mặt sau Hình 1 28 Sụn vành tai sau khi lấy 1 4 3 3 9


Hình 1 27 Sụn vành tai lấy từ mặt sau Hình 1 28 Sụn vành tai sau khi lấy 1 4 3 3 10

Hình 1.27 Sụn vành tai lấy từ mặt sau

Hình 1.28 Sụn vành tai sau khi lấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


1.4.3.3 Sụn sườn

Sụn sườn thường được lấy từ vị trí xương sườn thứ 8 hay 9, dưới gây mê toàn thân.

Đặc điểm sụn lấy được: kích thước rất lớn, phù hợp cho những bệnh nhân có khiếm khuyết mũi nhiều (Hình 1.29).

Loại mảnh ghép được tạo: có thể tạo hình rất nhiều loại mảnh ghép như SG, ABG, BG, CSG,…

Hình 1 29 Sụn sườn sau khi được lấy 1 4 4 Phẫu thuật chỉnh hình van mũi với 11

Hình 1.29 Sụn sườn sau khi được lấy

1.4.4 Phẫu thuật chỉnh hình van mũi với đường mổ hở

Hiện nay theo thống kê có 3 đường mổ chỉnh hình mũi:

Đường mổ hở: là đường mổ có rạch da ngang tiểu trụ, bộc lộ toàn bộ cấu trúc xương sụn của mũi.

Đường mổ kín: đường rạch nằm phía trong mũi

Đường mổ kín có hỗ trợ nội soi: đường rạch da nằm phía trong mũi, có hỗ trợ hệ thống nội soi với optique 300- 4,5mm giúp thấy rõ các cấu trúc cần chỉnh sửa.

Có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng và so sánh các đường mổ này trong phẫu thuật chỉnh hình mũi- van mũi.

Chỉnh hình van mũi với đường mổ kín có ưu điểm là không gặp nguy cơ sẹo xấu ảnh hưởng thẩm mỹ mũi. Nhược điểm là phẫu trường hạn chế khó quan sát trong khi phẫu thuật, giới hạn trong sử dụng mảnh ghép, khó khăn


khi cố định mảnh ghép, không chỉnh hình được những bất thường cấu trúc mũi phức tạp và có nguy cơ tạo sẹo dính hốc mũi [27],[31],[100].

Đường mổ kín có hỗ trợ nội soi giúp quan sát tốt cấu trúc bất thường cần chỉnh sửa, bảo tồn các cấu trúc mũi khác không cần can thiệp phẫu thuật, có thể sử dụng được một số loại mảnh ghép và tránh nguy cơ sẹo xấu vùng mũi. Nhược điểm là kỹ thuật khó cần sự khéo léo của phẫu thuật viên, thiết bị nội soi đắt tiền mà không phải cơ sở y tế nào cũng trang bị được, không áp dụng được nhiều loại mảnh ghép cùng lúc, khó khăn trong cố định mảnh ghép, không chỉnh hình được những bất thường cấu trúc mũi phức tạp và có nguy cơ tạo sẹo dính hốc mũi [26],[50],[100].

Đường mổ hở giúp quan sát toàn bộ cấu trúc và những bất thường vùng mũi, lựa chọn chính xác loại mảnh ghép cần sử dụng, phối hợp được nhiều loại mảnh ghép, dễ dàng trong cố định mảnh ghép, chỉnh hình được những bất thường cấu trúc mũi phức tạp, đảm bảo phục hồi chức năng và thẩm mỹ mũi tốt nhất. Loại phẫu thuật này cũng không đòi hỏi các thiết bị đắt tiền và có thể thực hiện ở mọi cơ sở y tế. Nhược điểm thì đây là đường mổ can thiệp mũi lớn, có nguy cơ để lại sẹo xấu vùng mũi, tuy nhiên đây là những nhược điểm rất nhỏ khi so với các ưu điểm vượt trội kể trên [7], [8], [70], [50], [84], [85],

[101].

Chúng tôi chọn đường mổ hở trong chỉnh hình van mũi vì thỏa được các điều kiện sau:

Dễ dàng quan sát, đánh giá toàn bộ các khiếm khuyết trong lúc mổ để có thể chỉnh sửa cùng lúc và toàn diện

Có thể chỉnh hình cả van mũi ngoài và van mũi trong

Có thể phối hợp nhiều loại mảnh ghép và các kỹ thuật khác trong trường hợp khiếm khuyết nhiều (nhất là trong các trường hợp cần làm thêm osteotomy, khâu cố định,…).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2024