Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong - 12


Thứ ba, giải pháp hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối

Với mạng lưới phân phối rộng khắp Nhựa Tiền Phong có thể phân phối, quảng bá sản phẩm tới những vùng thị trường nội địa khác nhau. Tuy nhiên, Nhựa Tiền Phong cần có chiến lược phát triển, liên kết mở rộng kênh phân phối hơn nữa. Hoàn thiện quản trị theo chiều dọc, hoàn thiện từ sản phẩm tới dịch vụ đáp ứng được yêu cầu từ thị trường, khách hàng. Ngoài việc sử dụng các kênh phân phối đã xây dựng, để đạt được mục tiêu thâm nhập thị trường nội địa tối ưu, Nhựa Tiền Phong nên chú trọng hơn vào các khách hàng là đối tác lớn. Đây là những khách hàng Công ty hoàn toàn có tiềm năng để tiếp cận, đây là tập những khách hàng khổng lồ mà doanh nghiệp phải tiếp cận và thâm nhập trong thị trường nội địa .

Thứ tư, giải pháp xúc tiến thương mại

Hiện tại ban phát triển thị trường của Nhựa Tiền Phong thực hiện khá tốt các công việc này tại thị trường nội địa. Nhựa Tiền Phong thường xuyên tham gia triển lãm Vietbuild để mang đến những sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù của doanh nghiệp. Hình ảnh của công ty ngày càng được nâng cao. Việc tham gia triển lãm Vietbuild thường xuyên, giúp công ty liên kết được với các đối tác, khách hàng lớn tiềm năng trong lĩnh vực: thiết kế, xây dựng, vật liệu xây dựng… mở rộng được tập khách hàng, giúp tăng cường nội lực trong chiến lược thâm nhập thị trường nội địa.

3.2.4.2. Đề xuất hoạch định phân bổ nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu từ quản trị doanh nghiệp, kỹ sư nghiên cứu, công nhân sản xuất… Cơ cấu nhân sự của Nhựa Tiền Phong bao gồm nhân sự trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, thợ, công nhân lành nghề. Với những chính sách hợp lý, công tác quản trị nguồn nhân lực được Nhựa Tiền Phong đặc biệt quan tâm, có thể nói Nhựa Tiền Phong đã trở thành “mái nhà chung”, là một gia đình lớn.


Là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đặc thù, có những vị trí thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, do vậy, hầu hết nhân viên là nam và lao động nữ chủ yếu tập trung ở khối văn phòng. Chất lượng nguồn nhân sự ở trình độ học vấn trung bình – khá với nhân sự có trình độ cao đẳng trở lên là 37%.

Tuy nhiên, trong hoạt động quản trị nhân sự vẫn còn một số bất cập. Nhựa Tiền Phong cần có những chính sách phân bổ nguồn nhân lực hợp lý giữa các bộ phận, tránh tình trạng bị chồng chéo chức năng, bộ phận làm quá nhiều, bộ phận lại bị thiếu công việc thực thi. Đặc biệt, trong sản xuất cần hoàn thiện hơn việc áp dụng công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc KPI để đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong sản xuất, đánh giá lương thưởng để thúc đẩy sự phát triển năng lực của người lao động. Cần chú trọng, tăng cường nhân sự bộ phận chuyên trách marketing được hoạt động độc lập, tránh phụ thuộc nhiều vào phòng Kế hoạch, có sự nghiên cứu, lập kế hoạch, thực thi triển khai chiến lược thêm hoàn thiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của nhân sự cấp quản lý, điều hành. Thường xuyên tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động nhân sự các phòng ban, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình thị trường. Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, cơ cấu nhân sự, tiền lương, không ngừng đào tạo, nâng cao tay nghề sản xuất, luôn có chính sách đãi ngộ tốt, thu hút nguồn nhân lực giỏi.

3.2.4.3. Đề xuất hoạch định phân bổ ngân sách tài chính chiến lược

Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong - 12

Tài chính là một trong những nguồn lực thiết yếu và vô cùng quan trọng, quyết định thành bại, lợi thế cạnh tranh trong công ty. Tài chính vững mạnh giúp công ty có thể nghiên cứu, đầu tư máy móc, trang thiết bị để sản xuất những sản phẩm đặc thù, chất lượng cao có tính cạnh tranh cao; tài chính


mạnh giúp công ty tham gia những chiến lược, những dự án lớn, tiến độ thanh khoản kéo dài .

Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất. Khi bộ phận tài chính của Công ty có kế hoạch chi tiết cho các khoản vay, độ nhạy của thị trường, theo dõi chặt chẽ được thị trường tiền tệ, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế… sẽ kiểm soát được những rủi ro từ tỷ giá, rủi ro lãi suất mà công ty đang phải đối mặt.

Tiềm lực tài chính ổn định, vững mạnh phân bổ hợp lý các khoản đầu tư, nhập nguyên liệu, triển khai chiến lược marketing, thâm nhập thị trường, không những giúp công ty thâm nhập thị trường nội địa thuận lợi mà còn mở ra nhiều cơ hội giữ vững được thị phần chiến lược.

3.3. Các kiến nghị

Kinh tế thị trường thay đổi không ngừng, tiến trình hội nhập với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI là không tránh khỏi. Bên cạnh những lợi thế sẵn có, doanh nghiệp còn sẽ phải đối đầu với những khó khăn, thách thức rất lớn, trong đó sự cạnh tranh gay gắt trên chính thị trường nội địa, thị trường tiềm năng của doanh nghiệp.

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng

Một là, cần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật rõ ràng, minh bạch để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Hai là, cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa. Tăng cường các dịch vụ công trực tuyến, giảm bớt gánh nặng thủ tục, tiết giảm thời gian, chi phí thủ tục cho doanh nghiệp và cho người dân.


Ba là, phát triển hạ tầng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cúa ngành nhựa nói chung và các ngành sản xuất kinh doanh nói riêng. Triển khai xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với những nguồn nguyên vật liệu chất lượng, giá rẻ.

Bốn là, Chính phủ cần có những chính sách kịp thời, hợp lý để hỗ trợ những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, giúp ổn định sản xuất kinh doanh.

3.3.2. Kiến nghị đối với công ty

Một là, xúc tiến nhanh việc đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá thương hiệu mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm.

Hai là, cần tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để mở rộng thị trường không chỉ nội địa mà còn cả quốc tế.

Ba là, tiếp tục xây dựng hoàn thiện hình ảnh thương hiệu thân thiện môi trường, gắn với công đồng, giữ vững thương hiệu Nhựa Tiền Phong là của người Việt.


KẾT LUẬN

Đề tài “Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong”, luận văn tập trung nghiên cứu một cách khái quát, hệ thống những cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược thâm nhập thị trường nội địa, từ đó làm tiền đề cho việc vận dụng xúc tiến đầu tư sản xuất kinh doanh thâm nhập các thị trường tiềm năng khác. Đồng thời xem xét đối với thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong bao gồm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn mục tiêu, các chiến lược mà công ty lựa chọn, đến phương thức thâm nhập thị trường nội địa để tìm ra những mặt được và chưa được của. Dựa vào kết quả đó, luận văn đề xuất một số giải pháp dựa trên mục tiêu và định hướng của công ty Nhựa Tiền Phong, để kết hợp những nỗ lực của Công ty với Chính phủ nhằm hoàn thiện chiến lược thâm nhập thị trường nội địa.

Thị trường nội địa là thị trường tiềm năng và quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp, Việc thâm nhập được thị trường nội địa còn quan trọng hơn bao giờ hết, khi thj trường mở của, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa có nhiều thuận lợi với Nhựa Tiền Phong những cũng không hề đơn giản bởi những rào cản vô hình, hữu hình từ nhiều khía cạnh. Con đường phía trước có nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức đối với Nhựa Tiền Phong. Muốn tồn tại, phát triển hơn nữa Nhựa Tiền Phong cần có những chính sách, chiến lược phù hợp, năng động trong kinh doanh, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nắm bắt được những xu thế và nhu cầu từ thị trường.

Nội dung của luận văn là những nghiên cứu khái quát, những đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lược thâm nhập thị trường nội địa


của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền phong dựa trên những lý thuyết cơ bản, kinh nghiệm của bản thân cùng một số vấn đề thực tiễn tại công ty.

Do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm và thời gian, do đó kết quả nghiên cứu luận văn phần nào bị hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót và chưa được hoàn hảo như mong muốn của tác giả. Chính vì vậy, khi điều kiện cho phép, cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu về nội dung thâm nhập thị trường nội địa để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nhựa Tiền Phong cũng như những công ty khác để có những giải pháp tối ưu cho nền kinh tế, góp phần nâng tầm và khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. Nguyễn Cảnh Chắt (2009), Quản lý thị trường chiến lược, NXB Lao động

– Xã hội


2. Vũ Trung Hải (2017), Chiến lược thâm nhập thị trường của Công ty cổ phần Thiết bị y tế Việt – Nhật, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Thương mại

3. Đoàn Thị Hồng Hạnh (2014), Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường nội địa của công ty cổ phần ống thép Việt Đức, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học Thương Mại.

9. Mai Thanh Lan (2015), Chiến lược doanh nghiệp, NXB Thống kê.


4. Bùi Nhật Lệ (2017), Chiến lược mở rộng thị trường của Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản – than Đông Bắc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại

1. Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt (2014), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Thống Kê.

2. Ngô Kim Thành (2018), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Lưu Huyền Trang (2020, Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại

8. Cao Văn Thưởng (2020), Luận văn thạc sĩ Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Công ty Thạch Bàn, Trường đại học Thương mại

Tiếng Anh


1. Harry Beckwith (2012), Selling the invisible, NXB Business Plus


2. Jonah Berger (2016), Why Things Catch On – Hiệu ứng lan truyền, NXB Lao động Xã hội

3. Michael E. Porter (2008), Competitive Advantage


4. Malcolm Gladwell (2000), The Tipping Point: How Little Things Can Make a Big Difference, NXB Thế giới

5. Philip Kotler, Quản trị Marketing, NXB Lao động – Xã hội


6. Philip Kotler (2001), Kotler on Marketing: How to Create Win and Dominate Markets

Website


1. https://nhuatienphong.vn


2. https://ezsearch.fpts.com.vn


3. https://bsc.com.vn


4. https://www.binhminhplastic.com.vn


5. https://nhuadenhat.vn

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí