Những Lợi Thế Cạnh Tranh Của Sản Phẩm Nhựa Tiền Phong


Nhựa Tiền Phong tự tin sẵn sàng đón nhận những vận hội và thời cơ mới, nỗ lực và bứt phá hơn nữa cố gắng đạt được những kỳ vọng cao hơn. Năm 2019 với mong muốn tìm ra giải pháp tổng thể cho hệ thống thoát nước dân dụng, công ty đã phát triển dòng sản phẩm ống và phụ tùng thoát nước uPVC tiêu chuẩn quốc tế ISO 3633. Các sản phẩm sử dụng cho hệ thống cấp nước cũng được ra mắt đến người tiêu dùng như van cầu lắp ghép, ống gân sóng PE/PP 2 lớp, phụ tùng điện trở HDPE, ống nhựa xoắn HDPE 1 lớp và các phụ tùng ống liên quan như: nối thẳng, nút loe và đầu bịt được sản xuất trên dây chuyền Corma của Canada theo tiêu chuẩn Hàn Quốc KS C 8455 .

2.2.4.2. Thị trường và khách hàng mục tiêu

Theo ông Phạm Mạnh Đạt – Trưởng ban phát triển thị trường 1 Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong chia sẻ:

Về thị trường địa lý, Nhựa Tiền Phong trải dài từ Bắc vào Nam với 03 kênh phân phối chính là trung tâm bán hàng, cửa hàng bán lẻ và đấu thầu công trình. Trong đó, trung tâm bán hàng miền Bắc tại Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong số 222 Mạc Đăng Doanh, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng; trung tâm bán hàng miền Trung tại Công ty TNHH Nhựa Thiếu niên Tiền Phong miền Trung, lô C, KCN Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; trung tâm bán hàng miền Nam tại Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong miền Nam, lô C2, KCN Đồng An 2, Hoà Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.


Hình 10 Mạng lưới phân phối của Nhựa Tiền Phong Về thị trường khách hàng 1


Hình 10: Mạng lưới phân phối của Nhựa Tiền Phong

Về thị trường khách hàng, sản phẩm Nhựa Tiền Phong được sử dụng rộng rãi trong hạng mục cấp thoát nước xây dựng, ống máng luồn dây điện, và được ứng dụng trong ngành thuỷ sản. Do đó, Nhựa Tiền Phong là đối tác lớn, đáng tin cậy của chủ đầu tư như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


Tập đoàn Alphanam, Tập đoàn BRG, Tập đoàn Novaland…, các nhà thầu xây dựng như Tổng công ty LILAMA Việt Nam, Tổng công ty CP Vinaconex, Tập đoàn Hoà Bình,… và các tổng công ty và tập đoàn khác như Tập đoàn

C.P Thái Lan, Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, Tập đoàn Texhong .

2.2.4.3. Những lợi thế cạnh tranh của sản phẩm Nhựa Tiền Phong

Trải qua 60 năm lớn lên cùng sự phát triển của đất nước, từ một thương hiệu được sinh ra từ phong trào kế hoạch nhỏ, hiện nay Nhựa Tiền Phong đã lớn mạnh và được biết đến như một thương hiệu hàng đầu trong ngành ống nhựa với thị phần chiếm gần 60% miền Bắc và hơn 30% thị phần cả nước. Thương hiệu Nhựa Tiền Phong có bề dày lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất nhựa, là doanh nghiệp ống nhựa lớn nhất miền Bắc và đi sâu tiềm thức của con người nơi đây.

Nhựa Tiền Phong có năng lực sản xuất lớn, các kênh phân phối bao phủ các tỉnh thành từ Bắc tới Nam. Doanh nghiệp hiện nay sở hữu 03 nhà máy hoạt động hết công suất ngày đêm tại Hải Phòng, Nghệ An và Bình Dương với tổng công suất khoảng 190.000 tấn/năm. Mạng lưới phân phối rộng và phủ khắp cả nước với 09 trung tâm phân phối, 300 đơn vị bán hàng và gần

16.000 điểm bán.

Sản phẩm Nhựa Tiền Phong đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã với các tính năng vượt trội, luôn đi tiên phong về chất lượng.

Thêm nữa với kinh nghiệm cung cấp cho nhiều đối tác lớn như kể trên cùng kinh nghiệm thi công nhiều dự án lớn trọng điểm: Dự án Tân Vũ – Lạch Huyện, dự án Hải Đăng Mon City, dự án An Bình City, dự án nhà máy Texhong – Quảng Ninh… nên Nhựa Tiền Phong luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng .


2.2.5. Thực trạng triển khai chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

2.2.5.1. Thực trạng chính sách marketing thâm nhập thị trường nội địa

Qua việc thu thập tài liệu thứ cấp là catalogue và bảng giá sản phẩm của Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh và Nhựa Đệ Nhất tại khu vực miền Bắc cụ thể cho thấy:

- Về chủng loại mặt hàng thì Nhựa Tiền Phong là đa dạng nhất, với 20 chủng loại với nhiều mẫu mã, kích thước, áp suất khác nhau. Có nhiều chủng loại các đơn vị khác không có như PPR-UV (ống PPR chống UV), uPVC ISO có hệ số an toàn cao hơn và uPVC ISO 3633 theo tiêu chuẩn ISO 3633, ống cấp nước chịu va đập cao MPVC, sản phẩm ngành thuỷ sản… Đây là những sản phẩm đặc thù, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường nội địa đòi hỏi những sản phẩm có tính đặc thù cao.

Qua phỏng vấn ông Phạm Mạnh Đạt – Trưởng ban phát triển thị trường 1 được biết:

- Về giá bán hàng hoá thì công ty hiện nay căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh và kế hoạch lợi nhuận. Từ đó xây dựng một bảng giá chuẩn cho tất cả các loại sản phẩm, đôi khi cũng theo dõi mức giá của các đối thủ cạnh tranh để có những thay đổi về giá trong phạm vi nhất định. Chính sách giá bán tuỳ từng đơn vị, tuỳ từng thời điểm có thể điều chỉnh cho phù hợp. Hiện nay, so với đơn vị khác là Nhựa Đệ Nhất, Nhựa Bình Minh thì giá bán của Nhựa Tiền Phong đa dạng, có những sản phẩm giá cao hơn 10 – 15% như PPR, những sản phẩm giá tương tự hoặc chênh lệch không đáng kể như uPVC, còn như ống HDPE – PE100 thì giá bán của Nhựa Tiền Phong thấp hơn so với Nhựa Đệ Nhất (Nhựa Bình Minh không có chủng loại tương tự để làm căn cứ so sánh). Đây là cách xây dựng chính sách giá bán của Nhựa Tiền


Phong cho phù hợp với thị trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.

- Do Nhựa Tiền Phong triển khai phân phối trên cả ba kênh: trung tâm bán hàng, cửa hàng bán lẻ và đấu thầu, nên sẽ không tránh khỏi những trường hợp cả đại lý và doanh nghiệp cùng tham gia vào thầu cùng một dự án. Để thuận lợi cho đại lý cũng như nhà phân phối, khi đó Nhựa Tiền Phong đã tạo ra kênh để đại lý đăng ký dự án, khi đó Nhựa Tiền Phong sẽ đứng vai trò hỗ trợ hồ sơ, giá bán, các biện pháp kỹ thuật giúp đại lý thuận lợi trong quá trình tham gia dự thầu. Nhựa Tiền Phong luôn tạo thuận lợi cho các đại lý về chính sách giá bán, tính toán chiết khấu phù hợp cho các đại lý vừa đảm bảo lợi nhuận bán hàng, vừa tránh xảy ra tình trạng chủ đầu tư mua hàng từ Nhựa Tiền Phong chứ không phải đại lý, do giá trực tiếp từ Nhựa Tiền Phong thấp hơn.

4

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức kênh phân phối sản phẩm Nhựa Tiền Phong


1

2

3

4


Nhựa Tiền Phong


Khách hàng

Nhà phân phối

Đại lý

Qua sơ đồ trên, có thể thấy, sản phẩm Nhựa Tiền Phong được bán tới khách hàng qua các nhà phân phối hoặc các kênh đại lý. Việc này có thể giúp Nhựa Tiền Phong bớt đi một vài khâu trung gian, tập trung vào phân phối và sản xuất, tăng hiệu quả bán hàng và nghiên cứu sản xuất.

Nói tóm lại, thực trạng về sản phẩm của Nhựa Tiền Phong với lợi thế kinh nghiệm đầu ngành, chất lượng ổn định, mẫu mã đa dạng, phong phú về chủng loại, so với đối thủ và thị trường mục tiêu thì giá bán có thể đánh giá là


phù hợp. Tuy nhiên, trường hợp vừa tham gia bán đại lý, vừa tham gia bán lẻ lại vừa tham gia trực tiếp đấu thầu nên không tránh khỏi trường hợp trùng khách hàng, giá bán chênh lệch giữa các đơn vị, nhiều khi ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đại lý phân phối.

2.2.5.2. Thực trạng chính sách nhân sự thâm nhập thị trường nội địa

Với phương châm “xem con người là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp”, công ty Nhựa Tiền Phong luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, liên tục cải thiện chính sách nhân sự với những phúc lợi hấp dẫn nhằm thu hút và tạo sự gắn bó lâu dài với người lao động. Để phục vụ công tác thực thi chiến lược thâm nhập thị trường nội địa, khối kinh doanh Nhựa Tiền Phong được chia làm các bộ phận như sau: Ban phát triển thị trường 1, Ban phát triển thị trường 2, Ban dịch vụ khách hàng, Ban vật tư, Ban Marketing, các ban sẽ chịu sự quản lý trực tiếp từ các trưởng phó ban và phó tổng giám đốc kinh doanh, nhân sự hiện tại là gần 100 người. Công việc cụ thể các ban như sau:

- Ban phát triển thị trường 1 và 2 phụ trách kinh doanh dự án, đại lý và bán lẻ. Trong các bộ phận dự án, đại lý, bán lẻ sẽ có các trưởng và phó bộ phận chịu trách nhiệm phân công, đôn đốc và giám sát việc thực thi chiến lược của các nhân sự trong bộ phận .

- Ban vật tư phụ trách kiểm kê hàng hoá phục vụ công tác thâm nhập thị trường, triển khai dự án.

- Ban dịch vụ khách hàng có nhiệm vụ chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng, hỗ trợ ban phát triển thị trường trong công tác thâm nhập thị trường.

- Ban marketing phụ trách các vấn đề về marketing.

Dựa vào những lợi thế về uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm, công ty có khả năng thuyết phục khách hàng rất lớn khi tiếp cận khách hàng.


Hàng tuần, hàng quý bộ phận kinh doanh sẽ lập báo cáo bán hàng, tiếp cận khách hàng từ đó xây dựng bộ Q&A và các cách chào hàng với từng nhóm khách hàng riêng biệt, đồng thời cung cấp thông tin, kinh nghiệm triển khai, năng lực tài chính để triển khai thâm nhập thị trường. Đối với những khách hàng tiềm năng, đội ngũ kinh doanh sẽ dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu hơn về khách hàng, tìm hiểu về loại hình dự án, nhu cầu khách hàng để đưa ra những sản phẩm phù hợp. đẩy mạnh giới thiệu và triển khai những sản phẩm lợi thế đặc trưng.

Có thể thấy, chính sách nhân sự rất phù hợp với tình hình triển khai của chiến lược thâm nhập thị trường nội địa, khối kinh doanh phụ trách phát triển thị trường của doanh nghiệp có đầy đủ các bộ phận liên quan để phối hợp, thực thi tốt các chiến lược thâm nhập thị trường .

2.2.5.3. Thực trạng chính sách tài chính thâm nhập thị trường nội địa

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017, 2018, 2019, 2020 của Nhựa Tiền Phong cho thấy doanh thu bán hàng và dịch vụ của doanh nghiệp từ năm 2017 đến năm 2019 luôn có sự tăng trưởng. Do dịch bệnh Covid làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nên doanh thu bán hàng và dịch vụ của Nhựa Tiền Phong có giảm nhẹ .

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong 3 năm 2017, 2018, 2019 và 2020 có sự thay đổi tích cực giữa tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cụ thể năm 2017, 2018 nợ phải trả chiếm 104,3% và 116,4% vốn chủ sở hữu, những năm tới năm 2019 con số này chỉ còn 77,3%, và giảm còn 50,4% trong năm 2020. Như vậy có thể thấy từ năm 2019 – 2019 công ty đã xử lý tốt các khoản nợ, giảm được vốn ứ đọng, tạo điều kiện cung cấp tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thập nhập thị trường .

Điều này đã cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Nhựa Tiền Phong, để có được điều này là nỗ lực trong việc thu hồi công nợ, có kế hoạch


thanh toán nợ trong ngắn hạn và dài hạn tương ứng với kế hoạch sản xuất kinh doanh, ngăn ngừa rủi ro tài chính cho doanh nghiệp .

Trong tình hình dịch bệnh kéo dài, ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất, giao thương, kinh doanh thì việc quản trị tốt nguồn tài chính, các khoản công nợ cần xử lý thu hồi kịp thời là điều vô cùng cần thiết nhằm hạn chế tối đa thất thoát vốn. Sau khi phân tích đánh giá có thể thấy được những nỗ lực trong việc ổn định, gia tăng sử dụng hiệu quả chính sách tài chính tròng quá trình thâm nhập thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh như hiện nay chưa có dấu hiệu giảm, thì việc có chính sách tài chính phù hợp cho chiến lược thâm nhập thị trường nội địa không phải vì thế mà chủ quan .

2.3. Đánh giá chung về chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

Với chính sách và chiến lược thâm nhập thị trường nội địa phù hợp, các sản phẩm của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã có mặt ở khắp mọi miền trên cả nước, phục vụ không chỉ các dự án dân dụng mà còn cả những dự án công nghiệp. Chiến lược thời gian tới công ty sẽ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, ưu việt về tính năng và tuổi thọ như sản phẩm ống nhựa MPVC, ống nhựa PVC lõi xoắn, ống nhựa HDPE đường kính lớn phục vụ các lĩnh vực chuyên biệt như nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng công nghệ cao, dự án tiêu chuẩn cao, không tập trung cạnh tranh về giá thành

Trong phân phối sản phẩm Nhựa Tiền Phong áp dụng chính sách linh hoạt, nhanh nhạy với thị trường, áp dụng lối đi riêng, cách làm khác biệt là đa dạng hoá chính sách chăm sóc, quan tâm tới lợi ích và nhu cầu của nhà phân phối, khuyến khích sự gắn bó dài hạn và nỗ lực bán hàng tránh rơi vào tình

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí