Thực Trạng Phân Tích Tình Thế Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Nội Địa Của Công Ty Cp Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong


Hình 7 Sản phẩm ống PVC lõi xoắn Nhựa Tiền Phong Sản phẩm ống luồn dây 1


Hình 7: Sản phẩm ống PVC lõi xoắn Nhựa Tiền Phong

Sản phẩm ống luồn dây điện được sản xuất theo tiêu chuẩn BS 4678 chất liệu bền, chịu nhiệt tốt, chống cháy, cách điện, chịu va đập, áp lực cao khi gắn tường, âm sàn hoặc chôn dưới lòng đất. Sản phẩm được sử dụng rộng


rãi trong các công trình xây dựng và dân dụng Hình 8 Sản phẩm ống luồn dây 2

rãi trong các công trình xây dựng và dân dụng.

Hình 8: Sản phẩm ống luồn dây điện Nhựa Tiền Phong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Sản xuất bao bì nhựa PP sử dụng chủ yếu trong công việc đóng gói



thành phẩm phụ kiện Nhựa Tiền Phong Hình 9 Sản phẩm bao bì Nhựa Tiền Phong 3

thành phẩm, phụ kiện Nhựa Tiền Phong.

Hình 9: Sản phẩm bao bì Nhựa Tiền Phong

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020, tổng doanh thu không bao gồm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2020 đạt 2.164 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán sản phẩm của SBU nhựa đạt 2.159 tỷ đồng, doanh thu SBU khác đạt 4,661 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp là hơn 697 tỷ đồng, trong đó phần lợi nhuận chi phí bán hàng SBU nhựa là hơn 273 tỷ đồng, đạt gần 40%. Như vậy có thể thấy tổng doanh thu và lợi nhuận SBU sản phẩm nhựa chiếm đa số doanh thu của doanh nghiệp. Trong nội dung nghiên cứu, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu và phân tích SBU sản phẩm nhựa, những SBU khác sẽ làm nội dung nghiên cứu thêm.

2.2.3. Thực trạng phân tích tình thế chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong

2.2.3.1. Môi trường vĩ mô


Môi trường đầu tư được cải thiện, Việt Nam được đánh giá ổn định cả về kinh tế lẫn chính trị, tạo điều kiện thu hút đầu tư không chỉ ở doanh nghiệp trong nước, mà còn các doanh nghiệp nước ngoài. Lạm phát được kiểm soát tốt, cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng ngành dịch vụ vận tải và viễn thông luôn được chú trọng cải thiện.

Cuộc cách mạng 4.0 lan rộng, thúc đẩy sự gia tăng góp mặt của các doanh nghiệp nước ngoài. FTA, CPTPP, EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, sự dịch chuyển quá nhanh sang khu vực dịch vụ trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu, chi phí dịch vụ logistic còn cao cũng đang gây ra khá nhiều thách thức cho doanh nghiệp.

Vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn nhiều mà chưa xử lý được triệt để làm không chỉ ảnh hưởng tới sản phẩm mà còn uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Đặc biệt, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang và sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động giao thương hàng hóa, xây dựng, ảnh hưởng tới việc bán hàng của doanh nghiệp.

2.2.3.2. Môi trường ngành.

a. Môi trường ngành nhựa thế giới

Theo tài liệu báo cáo thường niên của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, ngành nhựa nhiệt dẻo thế giới, với những đặc tính lý hoá nổi trội cũng như giá thành thấp hơn so với những loại chất dẻo khác chiếm 75% trong cơ cấu sử dụng chất dẻo toàn cầu. Trong cơ cấu nhựa nhiệt dẻo PE với các dẫn xuất HDPE, LDPE, LLDPE và PP được sử dụng nhiều nhất, chiếm 60% tổng sản lượng nhiệt dẻo, ứng dụng chủ yếu trong sản xuất bao bì, màng bọc và các sản phẩm gia dụng. Với trọng 15% PVC là loại nhựa nhiệt dẻo được ứng dụng nhiều thứ ba, được sử dụng sản xuất vật liệu ngành xây dựng


như ống nước, khung cửa hoặc màng bọc. PE và PP là hai loại nguyên liệu nhựa được sản xuất từ dầu thô và khí thiên nhiên nên biến động giá của hai nguyên liệu này trên thị trường thế giới tương quan thuận chiều với giá dầu Brent.

Theo dự báo của Nexant, trong giai đoạnh 2017 – 2025 nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa trên toàn thế giới chỉ tăng trưởng bình quân 3,8%/năm. Nguyên nhân do ngành nhựa thế giới đã ở trong giai đoạn bão hoà khi sản lượng nhựa sản xuất toàn cầu chỉ tăng trưởng với tốc độ trung bình ở mức 4% trong vòng 20 năm qua.

Tại Trung Quốc, một số nhà sản xuất đã chọn cắt giảm lãi suất hoạt động, nhưng vẫn không tránh khỏi tổn thất đầu ra. Tại thị trường nội địa, sản lượng PE trong nước có tăng do hoạt động hạ tầng nguồn hoạt động trở lạ, nhưng nhu cầu trên khắp Đông Nam Á do ảnh hưởng của dịch corona virus nên gần như hoàn toàn cạn kiệt. Nguồn cung sang Châu Âu cũng bị thắt chặt ở một số khu vực.

Tại thị trường Hoa Kỳ, nguồn cung PE, PR vẫn ổn định ở mức cao. Lĩnh vực bao bì và hàng tiêu dùng không bền vững đã giúp duy trì thuận lợi cho phép các nhà sản xuất Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh doanh số xuất khẩu.

Tại Châu Phi sự lây lan virus corona đã làm thay đổi động lực của thị trường theo từng tuần. Các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm sản xuất do số lượng công nhân trong nhà máy giảm.

Tại khu vực châu Á, nhu cầu tiêu thụ PVC năm 2019 ước đạt hơn 25 triệu tấn, không chỉ là khu vực tiêu thụ PVC nhiều nhất thế giới, nhu cầu tăng trưởng của châu Á cũng đứng đầu thế giới với tăng trưởng giai đoạn 2018 – 2022 ước đạt 18,5% so với Bắc Mỹ và châu Âu.

b. Môi trường ngành nhựa tại Việt Nam


Theo báo cáo thường niên của Nhựa Tiền Phong năm 2020 cho thấy tại Việt Nam, nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh so với nền kinh tế nói chung. Trong giai đoạn từ 2012 đến 2017 ngành nhựa Việt Nam tăng trưởng trung bình 11,62%/năm nhanh hơn so với mức tăng trưởng 3,9% của ngành nhựa thế giới và nhanh hơn so với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,2% của Việt Nam trong cùng giai đoạn.

Các sản phẩm đầu ra của ngành nhựa Việt Nam được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, từ tiêu dùng, thương mại cho đến xây dựng, lắp ráp và được phân chia thành bốn mảng chính là các sản phẩm nhựa bao bì, nhựa dân dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật. Cũng như thị trường toàn cầu, tại Việt Nam lĩnh vực nhựa cũng đã chứng kiến giai đoạn tăng trưởng rất mạnh. Năm 2018, ước tính tăng trưởng sản lượng nhựa sản xuất đạt khoảng 8,3 triệu tấn; năm 2019 là gần 9,0 triệu tấn trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là hai mảng nhựa bao bì và mảng nhựa xây dựng.

Hiện nay ngành nhựa Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp đnag hoạt động, phân bố đều trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, tập trung chủ yếu ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 84% các doanh nghiệp nhựa thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó hầu hết là doanh nghiệp tư nhân.

Ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 160 quốc gia trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu năm 2019 ước đạt khoảng 3,0 tỷ USD.

Hiện tại, mảng nhựa Việt Nam chia hai nhóm lớn là nhựa bao bì và xây

dựng.

- Mảng nhựa bao bì: chia làm 04 nhóm chính là bao bì màng mỏng, bao

bì màng phức, chai PET và chai non – PET. Hầu hết các sản phẩm của mảng nhựa bao bì đều phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến đồ uống, thực


phẩm, dược phẩm do đó tăng trưởng đầu ra của mảng nhựa bao bì phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng của các ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống .

- Mảng nhựa xây dựng: sản phẩm chủ yếu là các loại ống nước, cửa nhựa, tấm trần, sàn nhựa phục vụ cho xây dựng hoàn thiện, tăng trưởng đầu ra phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng và bất động sản.

Điểm mạnh:

- Nhựa Tiền Phong có năng lực sản xuất tốt, đã tạo dựng được hệ sinh thái sản xuất và kinh doanh phủ sóng khắp toàn quốc, đặc biệt tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong tiềm thức người tiêu dùng về thương hiệu và chất lượng sản phẩm.

- Duy trì và thực hiện nghiêm các chỉ số quản lý chất lượng như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 50001, TPM, 5S, LEAN…

- Ra mắt nhiều sản phẩm mới, dẫn đầu xu hướng thị trường.

- Dây chuyền sản xuất, công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

- Hệ thống phân phối rộng khắp cẩ nước, thị phần tại thị trường miền Bắc chiếm khoản 60%, cả nước là 30%.

- Lợi thế về nhận diện thương hiệu tại thị trường miền Bắc. Điểm yếu:

- Năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa của ngành nhựa Việt Nam không đủ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, việc nguyên liệu nhựa nguyên sinh phụ thuộc chủ yếu vào các nhà cung cấp nước ngoài, dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất phải chịu thêm rủi ro về tỷ giá.

- Ngành nhựa Việt Nam không thể sản xuất được dây chuyền, máy móc cũng như khuôn mẫu phục vụ cho việc sản xuất nhựa, điều này làm giảm sự đa dạng của sản phẩm nhựa đầu ra.


- Sức ép mạnh mẽ về thị phần và doanh thu đến từ các đối thủ cạnh tranh như Nhựa Bình Minh, Nhựa Hoa Sen, Tân Á Đại Thành, Nhựa Đệ Nhất…

Cơ hội:

- Chi phí nhân công của Việt Nam tương đối rẻ với mức lương trung bình năm 2018 ở mức 147 USD/tháng, thấp hơn khoảng 22% so với mức trung bình khu vực Đông Nam Á. Chi phí nhân công chiếm khoảng 9% trong cơ cấu chi phí sản xuất trung bình của ngành, vì vậy nên chi phí nhân rẻ là một lợi thế đối với ngành nhựa Việt Nam.

- Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ do chính sách quản lý về môi trường chưa chặt chẽ, ngành tái chế rác nhựa ở Việt Nam tương đối phát triển. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu tái chế.

Thách thức:

- Ngành bất động sản tăng trưởng hạn chế, dẫn đến nhu cầu đầu tư xây dựng tăng không cao.

- Tốc độ đô thị hoá của Việt Nam ở mức cao nhất khu vực Đông Nam Á, kéo theo nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản ở các thành phố duy trì ở mức cao. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu đã giảm sút nghiêm trọng.

- Việt Nam là điểm đến an toàn của dòng vốn đầu tư nước ngoài do chi phí đầu tư xây dựng thấp và quy mô, cấu trúc dân số thuận lợi.

Bằng cách nghiên cứu các báo cáo, thống kê và dự báo từ các tổ chức uy tín trên thế giới cũng như trong nước, có thể kể tới như: BCCResearch, Nexant, Tổng cục thống kê, Hiệp hội nhựa Việt Nam… Nhựa Tiền Phong đã có được cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng ngành. Công ty Nhựa Tiền Phong cũng đồng thời sử dụng phân tích S.W.O.T để tìm ra điểm mạnh và cơ


hội; điểm yếu và thành thức để có được những kế hoạch kinh doanh thực sự đúng đắn và phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh phù hợp.

2.2.4. Thực trạng nội dung chiến lược thâm nhập thị trường nội địa của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

2.2.4.1. Mục tiêu thâm nhập thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

Trong suốt quá trình hình thành và xây dựng, Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong nỗ lực không ngừng để tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu và thu được những kết quả đáng khích lệ, đồng thời đưa ra thị trường những sản phẩm mới phục vụ cộng đồng. Nhựa Tiền Phong hướng tới sự phát triển bền vững, gắn bó với cộng đồng, công tác xã hội luôn được duy trì và chú trọng.

Từ đòi hỏi thực tiễn của môi trường, cũng như đáp ứng những mục tiêu, nhu cầu ngày càng nâng cao về sản phẩm, Công ty đã tiên phong đầu tư sản xuất những sản phẩm tiên phong về chất lượng.

Cụ thể, trong năm 2016 Công ty đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất ống nhựa HDPE DN 2000 và ống HDPE/PP 2 lớp gân sóng đến DN 800 theo công nghệ châu Âu với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng phục vụ ngành xây dựng và cấp thoát nước, đòi hỏi lưu lượng dẫn nước lớn. Năm 2017 – 2018, Công ty tiếp tục dành hơn 100 tỷ đồng đầu tư máy móc thiết bị cho các dây chuyền sản xuất ống PVC, ống HDPE và PP-R; thiết bị thí nghiệm và kiểm soát chất lượng sản phẩm, đầu tư dây chuyền sản xuất ống MPVC DN 110 – DN 355; dây chuyền sản xuất ống PP-R DN 20 – DN 63; dây chuyền sản xuất ống gân sóng 1 vách luồn cáp dây điện 500kg/h; dây chuyền sản xuất ống gân sóng 2 vách thoát nước 1000kg/h; trang bị máy ép phun 250 tấn, 350 tấn và 650 tấn; máy sấy hạt, máy đóng gói phụ tùng PP-R; máy siêu âm kiểm tra mối hàn ống HDPE…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023