Chiến Lược Tăng Trưởng Tập Trung Theo Hướng Phát Triển Sản Phẩm


15% / năm. Muốn đạt được mục tiêu đó thì ngành du lịch Tỉnh phải nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch, quảng bá ngành du lịch Tỉnh rộng rãi cả nước và ra thế giới, thực hiện các chiến lược marketing để thâm nhập thị trường nhất là các thị trường: Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Asean và Úc … là những thị trường khách du lịch hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với Việt Nam.

Trong những năm gần đây Tỉnh bắt đầu thu hút lượng khách du lịch nội địa, thể hiện ở tốc độ tăng lượng khách nội địa năm 2002 chỉ là 16% nhưng đến năm 2006 đã đạt hơn 56%. Tuy nhiên lượng khách nội địa đến với Tỉnh Đồng Nai không ổn định và mang tính thời vụ cao, chủ yếu tập trung vào cuối tuần, các ngày nghỉ , lễ… Mùa cao điểm du lịch của Đồng Nai nhằm vào các tháng 12,1,2 và 5,6,7 hàng năm. Đây cũng là mùa cao điểm của du lịch nội địa. Khách hàng chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây là khu vực kinh tế năng động và có mức thu nhập bình quân/người cao, do đó nhu cầu du lịch của người dân khu vực này là rất lớn. Nhắm vào thị trường nội địa, đặc biệt là khách từ thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ là lựa chọn đúng đắn vì ngành du lịch Tỉnh chưa có lợi thế trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú, cơ sở lưu trú chưa phát triển, thiếu các trung tâm vui chơi, giải trí nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách là điểm yếu lớn nhất của ngành du lịch Tỉnh.

3.4.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm

Như chúng ta đã biết, chất lượng của sản phẩm du lịch sẽ quyết định đến tính sống còn của ngành này. Những năm vừa qua ngành du lịch Tỉnh chủ yếu khai thác tài nguyên tự nhiên sẵn có, ngành du lịch nơi đây chỉ mới phát triển theo chiều rộng chứ chưa quan tâm đến chiều sâu. Tỉnh chỉ mới quan tâm phát


triển thêm nhiều điểm du lịch mới chứ chưa quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm tại những nơi sẵn có. Sản phẩm du lịch tại những nơi này vẫn còn nhỏ lẻ, làm cho khách du lịch phải di chuyển nhiều vừa tốn thời gian vừa tăng chi phí.

Với điều kiện tự nhiên đặc thù, ngành du lịch Tỉnh cần thiết phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm, từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh cho mình. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch không chỉ đơn thuần là tạo thêm nhiều sản phẩm mới có chất lượng, mà còn phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm mà mình đang khai thác. Các loại hình du lịch mà ngành du lịch Tỉnh khai thác trong những năm vừa qua như du lịch sinh thái rừng – sông – hồ - đảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan các di tích lịch sử, cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Ngày nay khách hàng đòi hỏi rất khắt khe sản phẩm mà họ muốn mua, họ không đơn thuần là muốn đi du lịch ngắm cảnh sông nước, núi rừng mà còn muốn chơi các trò chơi, các loại hình thể thao dưới nước, các loại hình du lịch mạo hiểm… Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển mạnh, khách du lịch mong muốn hướng về thiên nhiên, thưởng thức khí hậu trong lành, khám phá động thực vật xung quanh. Chúng ta phải thiết kế sản phẩm du lịch giống với thiên nhiên, phù hợp với môi trường xung quanh. Ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai cũng cần đẩy mạnh thêm các loại hình du lịch khác như: du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch thương mại – hội nghị, hội thảo (MICE). Các loại hình du lịch này rất phù hợp với tình hình thực tế phát triển, rất có triển vọng trong tương lai, khách du lịch theo diện này sẽ chi tiêu nhiều hơn (gấp 6 lần khách thường), thời gian lưu trú lâu hơn.

Ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai cần phải xây dựng những trung tâm giải trí hiện đại, trung tâm mua sắm lớn, chuyên mua bán các sản phẩm truyền thống của Việt Nam cũng như các hàng hóa khác. Kết hợp nhiều loại hình du lịch với nhau như du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu, du lịch leo núi, du lịch nghỉ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

dưỡng, du lịch thương mại – hội nghị…. tạo thành những tour du lịch hoàn chỉnh cho khách hàng chọn lựa, và đó cũng là cơ sở để ngành du lịch đa dạng hóa sản phẩm của mình.

Bên cạnh sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên, chúng ta cũng cần phải chú trọng phát triển sản phẩm gắn với tài nguyên nhân văn. Với nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, khá nổi tiếng, ngành du lịch nơi đây dễ dàng cung cấp loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng, lễ hội, làng nghề truyền thống. Vấn đề khó khăn nhất để phát triển các loại sản phẩm này là làm sao khai thác có hiệu quả, bền vững. Sản phẩm du lịch nếu được đa dạng hóa, phong phú sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn, thời gian lưu trú của khách du lịch sẽ dài hơn và điều quan trọng hơn sẽ làm cho ngành du lịch của Tỉnh tăng sức cạnh tranh.

Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Tầm nhìn đến năm 2020 - 9

3.4.3. Chiến lược liên doanh, liên kết phát triển du lịch:

Qua phần phân tích thực trạng của ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai và nhận định những điểm yếu, thì thực hiện chiến lược liên doanh, liên kết là cần thiết để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của ngành này. Trong khi đầu tư từ nguồn ngân sách còn hạn hẹp thì việc kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước cũng như từ nước ngoài để đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ tạo điều kiện cho ngành này phát triển. Các lĩnh vực mà Tỉnh cần chú ý khuyến khích đầu tư là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, dịch vụ du lịch, kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra các sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn hơn.

Chiến lược liên doanh, liên kết được thực hiện giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Tỉnh với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của các địa phương khác hoặc giữa các nhà đầu tư với Tỉnh thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất… Chính sách mời gọi đầu tư hấp dẫn sẽ khuyến khích được nhiều nhà đầu tư đến với ngành du lịch của Tỉnh. Khả năng thu hút đầu tư


vào ngành du lịch tại Tỉnh Đồng Nai hiện nay chưa cao, Tỉnh cần phải chú trọng các biện pháp nhằm thu hút đầu tư, đạt được mục tiêu phát triển của mình.

Ngành du lịch Tỉnh cũng cần thực hiện liên doanh liên kết với các Tỉnh Thành lân cận, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, để tổ chức nhiều tour du lịch hoàn chỉnh, trao đổi khách du lịch, hỗ trợ quảng bá ngành du lịch của nhau. Cùng liên kết với nhau để trở thành một trung tâm du lịch lớn, đủ khả năng cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Sự liên kết cũng giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Tỉnh nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như tận dụng được lợi thế của nhau để phát triển.

Đào tạo nhân lực trong ngành du lịch của Tỉnh còn yếu, Tỉnh cần liên kết với các trung tâm đào tạo du lịch, các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài nước để đào tạo nghiệp vụ du lịch cho nhân lực tại địa phương, sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành du lịch trong tương lai là hết sức cần thiết.

3.4.4. Chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch:

Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang chú trọng mục tiêu phát triển du lịch bền vững, nghĩa là phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng phải quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên. Tài nguyên tự nhiên nếu bị khai thác bừa bãi, không giữ gìn thì một ngày nào đó sẽ bị cạn kiệt. Tài nguyên nhân văn nếu không được gìn giữ, tôn tạo, phát triển đúng mức thì rất dễ bị mai một trong tương lai. Thấy được vai trò quan trọng của tài nguyên trong chiến lược phát triển ngành du lịch, ngành du lịch Tỉnh phải quyết tâm theo đuổi chiến lược tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững phải nằm trong chiến lược phát triển chung của Tỉnh. Việc làm đầu tiên là phải phân loại, đánh giá,


quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên theo từng cấp loại, các quy định pháp lý về bảo vệ, duy trì các tiềm năng du lịch, phát triển bền vững.

Ngay từ bây giờ quản lý nhà nước phải nỗ lực nhiều hơn đảm bảo môi trường tự nhiên tránh khỏi bị ô nhiễm, tác động của quá trình đô thị hóa, môi trường xã hội an toàn, thân thiện. Các cơ quan quản lý du lịch phải kết hợp hài hòa giữa xử lý nghiêm khắc những vi phạm với tuyên truyền giáo dục. Các khu du lịch phải có biện pháp gìn giữ môi trường sinh thái của mình, đầu tư phát triển du lịch nhưng không được phá vỡ cảnh quan môi trường. Cần tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân tại những khu du lịch để họ thấy được ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển chung của xã hội. Quản lý tốt các khu du lịch, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hướng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cam kết gìn giữ vệ sinh môi trường, cạnh tranh lành mạnh, cùng vì mục tiêu chung của ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai. Các nhà kinh doanh du lịch, người dân vi phạm cũng sẽ bị phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng mà họ gây ra.

3.5. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược:

3.5.1. Giải pháp về đầu tư:

Tập trung đầu tư vào các khu du lịch có tiềm năng thu hút du khách: nhằm đạt mục tiêu có các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Vì hạn chế về vốn, ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai phải chọn lựa thứ tự ưu tiên đầu tư cho các khu du lịch. Phải biết tận dụng nguồn ngân sách từ Chính Phủ để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu du lịch quốc gia. Trước mắt cần tập trung đầu tư cho các khu du lịch sinh thái: Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Thác Mai – bàu nước nóng, khu du lịch Bửu Long, núi Chứa Chan – chùa Gia Lào, Làng bưởi Tân Triều; sau đó đến các khu du lịch: Khu du lịch Đảo Ó – Đồng Trường, Đá Ba Chồng, Thác Trời, Suối Mơ … kết hợp đầu tư tôn tạo các


di tích văn hoá lịch sử: Văn Miếu Trấn Biên, Chùa Đại Giác, chùa Ông, Khu di tích lịch sử Chiến Khu Đ...

Phát triển hệ thống khách sạn và công trình dịch vụ du lịch: Cần nâng cấp và xây dựng thêm các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế gần các khu du lịch. Ngoài các cơ sở lưu trú, Tỉnh cũng cần quan tâm xây dựng các khu nghỉ dưỡng quy mô lớn, khu phức hợp thể thao, công viên vui chơi giải trí tổng hợp, công viên chuyên đề, trung tâm thương mại, hội thảo, hội nghị, triễn lãm tiêu chuẩn cao, trước mắt cần tập trung xây dựng khu phức hợp dịch vụ – giải trí – thương mại Cù lao Tân Vạn, phường Tân Vạn, TP. Biên Hòa với các dịch vụ mua sắm, giải trí, ẩm thực và du lịch hội nghị; Khu phức hợp dịch vụ giải trí đô thị Nhơn Trạch nhằm phục vụ các khách quốc tế đến làm việc và tham quan cụm công nghiệp Nhơn Trạch 1 & 2 và kết hợp phục vụ khu CN Gò Dầu và Long Thành; Khu giải trí kết hợp ẩm thực tại khu vực trại bò sữa Long Thành phục vụ nhu cầu giải trí, ẩm thực của khách du lịch tuyến TP. HCM – Bà Rịa Vũng Tàu.

3.5.2. Giải pháp về vốn

Để giải quyết nhu cầu đầu tư, đảm bảo sự phát triển ngành du lịch tỉnh nhà cần xem xét một số giải pháp về vốn như sau:

Huy động vốn từ dân và các doanh nghiệp: Đây là nguồn vốn còn tiềm tàng lớn trong dân và các doanh nghiệp. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình huy động vốn đầu tư phát triển du lịch. Do đó cần phải cải tiến định chế tài chính theo hướng khuyến khích nhân dân bỏ vốn vào đầu tư, hợp tác cùng các doanh nghiệp để đầu tư phát triển các điểm du lịch đã được quy hoạch.

Phát triển mạnh hệ thống tài chính, tín dụng trên địa bàn như các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân… thông qua đó huy động vốn nhàn rỗi


trong dân cư với nhiều hình thức phong phú thích hợp như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu…

Không ngừng cải tiến thủ tục hành chính trong các khâu xét duyệt thành lập doanh nghiệp, cấp quyền sử dụng đất… để nhằm đơn giản các thủ tục, đồng thời thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh về tín dụng nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư của nhân dân và doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

Thông qua việc tăng cường hợp tác liên doanh trong nước trên cơ sở luật đầu tư trong nước để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm các phương tiện vận chuyển… thực sự coi việc thu hút vốn đầu tư trong nước là hướng ưu tiên.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi hoặc liên doanh với nước ngồi: Cần hướng đầu tư nước ngồi vào các dự án lớn như xây dựng khách sạn cao cấp, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm hiện đại, phát triển các khu du lịch cĩ ý nghĩa vùng, quốc gia và quốc tế… Trong đĩ cần chú trọng mời các tập đồn du lịch, vui chơi giải trí, thể thao lớn đến đầu tư để tận dụng nguồn khách và hệ thống tiếp thị sẵn cĩ của họ vào chương trình phát triển du lịch chung của cả Tỉnh.

Tạo nguồn vốn thông qua việc cổ phần hóa một số khách sạn, các cơ sở dịch vụ của nhà nước: Đây là một giải pháp thu hút vốn đầu tư cĩ ý nghĩa thiết thực trong hồn cảnh nước ta hiện nay cịn hạn chế các nguồn vốn cơ bản.

Vay ngân hàng: Từ năm 2001 Chính phủ đã xem xét chủ trương để các doanh nghiệp du lịch được vay tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch cĩ chất lượng. Để thực hiện chủ trương này ngành Ngân hàng cần nhanh chĩng cĩ các hướng dẫn cụ thể cùng với việc cải tiến các thủ tục cho vay. Đồng thời cũng cần xem xét phương án thành lập Ngân hàng cổ phần đầu tư phát


triển du lịch nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân thông qua hệ thống ngân hàng…

Vốn ngân sách nhà nước: Tập trung dành vốn ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch vào các công tác cơ bản sau:

- Đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm của tỉnh nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tạo các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

- Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, các di tích cách mạng đã được xếp hạng. Trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư đối với các di tích đặc biệt quan trọng có ý nghĩa vùng và quốc gia như phát triển tuyến du lịch sông Đồng Nai gắn với các làng nghề truyền thống, khu di tích cách mạng Chiến khu Đ.

3.5.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch:

Đồng Nai cần khai thác sản phẩm du lịch đặïc trưng, phù hợp với định hướng phát triển du lịch của Tỉnh và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Xác định ba yếu tố nền tảng của du lịch Đồng Nai:

Thế mạnh môi trường tự nhiên: Núi, rừng, sông và hồ.

Vị trí địa lý:Khu tam giác kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu.

Du khách: Chuyên gia, lao động tại các khu công nghiệp và du khách từ thành phố Hồ Chí Minh.

Từ đó xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng:

- Du lịch tham quan, vui chơi giải trí, công viên chuyên đề (Theme Park): tập trung tại Thành phố Biên Hòa và tại các Huyện Long Thành, Nhơn Trạch,

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí