lịch Tỉnh cần có khoản đầu tư hợp lý từ ngân sách và kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế để giữ gìn, phát triển chúng phục vụ du lịch.
3.6. Kiến nghị:
3.6.1. Đối với Trung ương:
Xây dựng văn hóa du lịch: nụ cười du lịch tại các sân bay, cửa khẩu…
Tăng cường cơng tác trật tự, an tồn xã hội, đảm bảo an tồn cho du khách.
Tạo sự thơng thống cho khách quốc tế nhập cảnh vào Việt Nam qua chính sách về visa, thủ tục hải quan…
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngành du lịch cần phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành có liên quan: Giao thông vận tải, Hàng không, Bưu chính viễn thông, Hải quan, Giáo dục…
3.6.2. Kiến nghị đối với Tỉnh Đồng Nai:
Tăng cường các ưu đãi về đầu tư, thuế, tín dụng ngân hàng… nhằm thu hút vốn đầu tư vào các tuyến điểm du lịch của Tỉnh.
Xây dựng trang web du lịch Tỉnh với đầy đủ thông tin về địa điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng; thiết lập đường dây nóng, hỗ trợ du khách khi có sự cố.
Thường xuyên tổ chức các hội chợ du lịch, tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp trong cơng tác quảng bá du lịch Đồng Nai trong nước và nước ngồi.
Xúc tiến các chương trình bồi dưỡng, đào tạo nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng nhân viên ngành du lịch ngang tầm với các quốc gia trong khu vực.
KẾT LUẬN
Là ngành công nghiệp không khói, ngành du lịch nếu phát triển tương xứng tầm vóc của mình chắc chắn sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế quốc gia. Trong xu hướng phát triển chung, ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai trong những năm qua cũng đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển du lịch của cả nước nói chung và của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ nói riêng.
Chương trình kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định: phát triển kinh tế Tỉnh theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước tăng tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, phát triển du lịch phải gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh và của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trong thời gian qua ngành du lịch Tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, vì vậy cần có chiến lược phát triển phù hợp nhằm định hướng phát triển ngành du lịch Tỉnh thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, luận văn đã đóng góp được một số vấn đề sau:
1. Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về chiến lược, du lịch.
2. Phân tích thực trạng ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua, tiềm năng phát triển du lịch, nhận định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành du lịch Tỉnh.
3. Xây dựng, lựa chọn một số chiến lược phù hợp để phát triển du lịch Tỉnh.
4. Đề xuất một số kiến nghị đối với Trung ương và địa phương tạo điều kiện thuận lợi để chiến lược lựa chọn được thực hiện tốt.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống Kê Tỉnh Đồng Nai (2006), Niên giám thống keâ.
2. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê.
3. Fred R.David (2003), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê.
4. TS.Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ.
5. GS.TS Hồ Đức Hùng (2003), Giáo trình Phương pháp quản lý doanh nghiệp – Phương pháp C3.
6. Nguyễn Hữu Lam (1998), Quản trị chiến lược, phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục.
7. Th.S Trần Ngọc Nam – Trần Huy Khang (2001), Marketing du lịch, NXB Tp.Hồ Chí Minh.
8. Niên giám thống kê năm 2006 (2006), NXB Thống kê.
9. UBND Tỉnh Đồng Nai (2006), Quyết định phê duyệt “Qui hoạch phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
10. Sở Thương Mại Du Lịch tỉnh Đồng Nai (2005), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2001-2005.
11. Sở Thương Mại Du Lịch tỉnh Đồng Nai (2006), Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2006.
12. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Thị trường, chiến lược, cơ cấu, NXB Tp.Hồ Chí Minh.
13. Tổng cục du lịch (2002), chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
14. Một số sách báo, tạp chí chuyên ngành và không chuyên ngành.
MỘT SỐ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
Dự án 1: Trung tâm văn hoá du lịch Bửu Long
Vị trí: thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hoà. Cách trung tâm thành phố Biên Hoà khoảng 3km.
Diện tích: 63 ha, đã qui hoạch chi tiết toàn khu du lịch.
Các công trình đã đầu tư: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí sinh hoạt ngoài trời, hồ bơi. Đã đầu tư đường, điện, nước, thông tin liên lạc.
Mời gọi đầu tư: các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, dã ngoại nghỉ dưỡng cuối tuần…
Hình thức đầu tư: trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh liên kết.
Dự kiến tổng vốn đầu tư: 90 tỉ đồng.
Dự án 2: Khu du lịch Cù lao Hiệp Hòa
Vị trí: xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hoà, cách trung tâm thành phố Biên Hoà khoảng 1 km.
Diện tích: 400 ha, đang quy hoạch chi tiết.
Loại hình du lịch: du lịch vườn, vui chơi giải trí dưới nước, thể thao, dã ngoại, nghỉ dưỡng…
Hình thức đầu tư: trực tiếp.
Dự kiến tổng vốn đầu tư: 50 tỉ đồng.
Dự án 3: Mở rộng khách sạn Hòa Bình
Vị trí: Số 9 Võ Thị Sáu, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà.
Diện tích mở rộng: 4.593 m2
Nâng cấp và đầu tư mở rộng khách sạn theo tiêu chuẩn 4 sao.
Hình thức đầu tư: liên doanh.
Dự kiến tổng vốn đầu tư: 80 tỉ đồng.
Dự án 4: Khu du lịch thác Mai – hồ nước nóng Tân Phú
Vị trí: xã Gia Canh, huyện Định Quán (trên đường quốc lộ 20, cách TP.HCM 111 km).
Diện tích: 14 ha, đã quy hoạch chi tiết, đã đầu tư cầu, đường.
Loại hình du lịch: sinh thái, nghỉ dưỡng, cắm trại, nghiên cứu, dã ngoại.
Hình thức đầu tư: hợp tác, liên doanh.
Dự kiến tổng vốn đầu tư: 70 tỉ đồng.
Dự án 5: Khu du lịch hồ Đa Tôn
Vị trí: thuộc xã Thanh Sơn, huyện Tân Phú, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 140 km.
Diện tích: 50 ha, trữ lượng nước 19 triệu m3, đã đầu tư đường, điện.
Loại hình du lịch: vui chơi giải trí, dã ngoại, nghỉ dưỡng…
Hình thức đầu tư: trực tiếp.
Dự kiến tổng vốn đầu tư: 50 tỉ đồng.
Dự án 6: Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao
Vị trí: trung tâm thành phố Biên Hồ, Tỉnh Đồng Nai thuộc phường Thống Nhất, trên đường Võ Thị Sáu mới.
Diện tích: khoảng 20.000 m2.
Loại hình du lịch: Ưu tiên đầu tư du lịch nghỉ dưỡng, nơi tổ chức hội họp (MICE), cho thuê văn phòng, mua sắm…
Hình thức đầu tư: trực tiếp.
Tổng vốn dự kiến: ước khoảng 5 triệu USD.
PHỤ LỤC
TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Địa phương | Tên điểm du lịch | Phân loại theo địa hình | Phân loại theo nội dung | |
1 | Thành phố Biên Hòa | Cù lao Hiệp Hòa | Du lịch cù lao | Du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng |
Cù lao Cỏ | Du lịch cù lao | Du lịch tham quan, giải trí | ||
Cù lao Ba Xê | Du lịch cù lao | Du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng | ||
Cù lao Tân Vạn | Du lịch cù lao | Du lịch tham quan, vui chơi, giải trí | ||
Trung tâm Văn hoá Du lịch Bửu Long | Du lịch núi, hồ | Du lịch tham quan, vui chơi, giải trí | ||
Công viên Biên Hùng | Du lịch công viên | Du lịch vui chơi, giải trí | ||
Đồng Bà Nghè | Du lịch vui chơi, giải trí | |||
Hồ Xóm Mai | Du lịch hồ | |||
Nhà vườn Hóa An | Du lịch vườn | Du lịch dã ngoại | ||
Mỏ đá | Du lịch hồ | |||
2 | Huyện Vĩnh Cửu | Đảo Ó – Đồng Trường | Du lịch đảo, cù lao | Du lòch nghỉ dưỡng, tham quan giaûi trí |
Vườn bưởi Tân Triều | Du lịch vườn | Du lịch tham quan | ||
Khu bảo tồn gien rừng miền Đông Nam bộ | Du lịch rừng | Du lịch sinh thái | ||
3 | Huyện Long Thành | Khu vui chơi giải trí Câu lạc bộ Xanh | Du lịch vui chơi, giải trí | |
Lâm trại Sơn Tiên | Du lịch đồi | Du lịch vui chơi, giải trí | ||
Khu du lịch Hương Tràm | Du lịch vườn | |||
Sân Golf Long Thành | Du lịch thể thao | |||
Thác An Viễn | Du lịch thác |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Theo Không Gian Lãnh Thổ:
- Chiến Lược Tăng Trưởng Tập Trung Theo Hướng Phát Triển Sản Phẩm
- Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch:
- Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Tầm nhìn đến năm 2020 - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Cụm các điểm ven sông Đồng Nai | Du lịch vườn, sông | Du lịch vui chơi, giải trí | ||
Cồn Phước Hưng – Tam Phước | Du lịch cù lao | Du lịch vui chơi, giải trí | ||
Khu ven Hồ Cầu Mới | Du lịch hồ | Du lịch vui chơi, giải trí | ||
4 | Huyện Nhơn Trạch | Cụm du lịch dọc đê Ông Kèo | Du lịch cù lao | Du lịch vui chơi, giải trí |
Cụm Long Tân – Phú Hội | Du lịch đồi, sông | |||
Khu rừng Sác | Du lịch rừng | Du lịch sinh thái | ||
5 | Huyện Thống Nhất | Thác Suối Reo | Du lịch thác | Du lịch dã ngoại |
Khu Thác Lộ 20 | Du lịch thác | |||
6 | Huyện Long Khánh | Các điểm du lịch vườn | Du lịch vườn | |
Công viên Hòa Bình | Du lịch công viên | |||
Trung tâm Văn hoá Suối Tre | Du lịch công viên | |||
7 | Huyện Xuân Lộc | Hồ Núi Le | Du lịch hồ | |
Núi Chứa Chan | Du lịch núi | Du lịch tôn giáo | ||
Thác Trời | Du lịch thác | |||
Cụm trang trại Xuân Định – Bảo Hòa | Du lịch vườn | |||
Cụm trang trại Xuân Hiệp – Gia Ray | Du lịch vườn | |||
Cụm trang trại Xuân Tâm – Xuân Hưng – Xuân Hòa | Du lịch vườn | |||
Cụm trang trại Xuân Bắc | Du lịch vườn | |||
8 | Huyện Cẩm Mỹ | Núi Cam Tiêm | Du lịch núi | |
Hồ Long Giao | Du lịch hồ | |||
Suối Cả | Du lịch suối | |||
Đồi Sơn Thủy | Du lịch đồi | |||
Hồ cầu mới | Du lịch hồ | |||
Cụm trang trại nông lâm nghiệp | Du lịch vườn | |||
9 | Huyện Trảng Bom | Sân Golf Sông Mây | Du lịch thể thao | |
Thác Giang Điền | Du lịch thác | Du lịch vui chơi, giải trí |
Điểm du lịch nuôi thả động vật hoang dã Bắc Sơn | Du lịch hồ, vườn | |||
Suối Đá | Du lịch suối | |||
10 | Huyện Định Quán | Khu Đá Ba Chồng | Du lịch núi | |
Khu Thác Mai – Hồ nước nóng | Du lịch thác, hồ | Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng | ||
Thác Ba Giọt | Du lịch thác | |||
11 | Huyện Tân Phú | Vườn Quốc gia Cát Tiên | Du lịch rừng | Du lịch sinh thái |
Suối Mơ | Du lịch suối | |||
Hồ Đa Tôn | Du lịch hồ | |||
Thác Hòa Bình | Du lịch thác | |||
Khu vui chơi giải trí thanh thiếu niên | Du lịch vui chơi giải trí |
(Nguồn: Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai-Năm 2006)