Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Tiên Tiến, Mang Bản Sắc Việt Nam


thế giới - đặc biệt là Nhật Bản, Mỹ, EU và kể cả Liên hợp quốc - để đảm bảo mang lại lợi ích chung cho các quốc gia trong tiểu vùng.

- Chiến lược khai thác biển Đông cần vận dụng quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, ứng xử khôn khéo quan hệ các nước lớn, lấy sức mạnh của cộng đồng quốc tế ngăn chặn biển Đông nổi sóng. Lấy miền Trung làm trọng điểm khai phá chiến lược biển Đông, mở rộng phạm vi chiến lược khai thác biển Đông ra toàn tuyến thềm lục địa Việt Nam, coi trọng khai phá thương cảng quốc tế trên toàn tuyến.

3.3.4. Phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến, mang bản sắc Việt Nam

Phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khoa học và công nghệ phải là mũi nhọn tiên phong, đi trước một bước. Phát triển khoa học và công nghệ phải định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đồng thời phát huy năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực khoa học và công nghệ của Việt Nam. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ theo phương châm phát triển khoa học và công nghệ là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Mục tiêu tổng quát phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 là bảo đảm luận cứ khoa học cho con đường công nghiệp hóa rút ngắn, phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Rút ngắn được khoảng cách với các nước khác, tức là trong một thời gian ngắn phải làm chủ được nhiều thành tựu công nghệ tiên tiến. Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ trong tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tập trung phát triển công nghệ theo hai hướng lớn sau để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội:


- Những công nghệ tiên tiến, chứa hàm lượng cao về trí tuệ, có tác động to lớn đối với việc hiện đại hóa và tạo cơ hội phát triển cho các ngành kinh tế quan trọng; tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển một số ngành kinh tế có hàm lượng công nghệ cao, nâng cao sức cạnh tranh của cả nền kinh tế quốc gia và phù hợp với xu thế chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức của thế giới. Đó là: công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần mềm; công nghệ sinh học; công nghệ tự động hóa; công nghệ vật liệu mới.

- Những công nghệ cơ bản liên quan đến nhiều ngành kinh tế, phát huy được lợi thế của đất nước về tài nguyên nông nghiệp nhiệt đới và lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn, tạo ra hàng xuất khẩu và việc làm có thu nhập cho tầng lớp dân cư. Trong hướng này cần đặc biệt coi trọng các công nghệ về cơ khí; công nghệ bảo quản - chế biến nông sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

3.3.5. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng cho từng vùng và trên cả nước được xem là khâu đột phá trong phát triển nền kinh tế của Việt Nam. Cần huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Phát triển kết cấu hạ tầng cần rất nhiều vốn nên phải có sự ưu tiên, cân đối giữa các công trình, tránh tình trạng lãng phí và gây tốn kém cho nền kinh tế mà không đem lại hiệu quả.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 - 10

Về giao thông

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đi trước một bước nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát triển hệ thống giao thông một cách đồng bộ, hợp lý; kết hợp phát triển từng bước vững chắc với những bước đột phá đi thẳng vào hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi cả nước, đồng thời coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông.


Phát triển hệ thống giao thông đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống giao thông trong nước để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam, đặc biệt là tiềm năng biển, để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, tiết kiệm chi phí xã hội.

Đến năm 2020, hình thành được một hệ thống giao thông hợp lý, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Đường bộ: hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực.

- Đường sắt: hoàn thành cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt quốc gia và khu vực; xây dựng mới các tuyến đường sắt cao tốc. Nhanh chóng phát triển giao thông vận tải bánh sắt tại các đô thị, đường sắt nội - ngoại ô, làm nòng cốt trong vận tải hành khách công cộng.

- Đường biển: phát triển hệ thống cảng biển quốc gia hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng cảng biển, bao gồm bến cảng, luồng vào cảng, giao thông đến cảng và hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng.

- Đường thủy nội địa: hoàn thành nâng cấp các tuyến thủy nội địa chính đạt cấp kỹ thuật quy định; tập trung cải tạo, chỉnh trị một số đoạn tuyến quan trọng. Đầu tư chiều sâu, nâng cấp và xây dựng mới các cảng đầu mối, bến hàng hoá và hành khách.

- Hàng không: hoàn thành việc nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cảng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế; tập trung đầu tư các cảng hàng không quốc tế trong khu vực Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu, triển khai đầu tư các cảng hàng không quốc tế mới với quy mô và chất lượng phục vụ ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực.


- Giao thông đô thị: phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 - 26%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt; nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn.

- Giao thông nông thôn: phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa đạt 60 - 80%.

Hướng đến năm 2030 sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới giao thông trong nước cũng như các hành lang giao thông đối ngoại.

- Cơ bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ với tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và đường sắt xuyên Á.

- Hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông qua về hàng hoá xuất nhập khẩu và nội địa. Hệ thống cảng gắn liền với hệ thống trung tâm phân phối hàng hóa, hệ thống giao thông kết nối đảm bảo tạo thành mạng lưới cơ sở hạ tầng logistics hiện đại, hiệu quả ngang tầm các nước trong khu vực.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mạng lưới cảng hàng không với quy mô hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế; cảng hàng không quốc tế Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực.

- Hệ thống giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách so với thủ đô của các nước khác.

Về năng lượng

Phát triển nhanh nguồn điện với cơ cấu hợp lý, hoàn chỉnh hệ thống truyền tải, bảo đảm sự vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cả ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Nhà nước tập trung đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển nhanh ngành điện trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và thực hiện cơ chế thị trường về giá bán điện, đồng thời có chính sách trợ giúp hợp lý đối với các hộ nghèo.


Thực hiện chính sách tiết kiệm và giảm thất thoát điện năng. Phát triển các nguồn năng lượng mới.

3.3.6. Xây dựng hệ thống tài chính hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

Xây dựng hệ thống tài chính hiện đại, phù hợp với thông lệ chuẩn mực quốc tế và lộ trình thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế. Hệ thống tài chính phải thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao vị thế của NHNN, đảm bảo NHNN là ngân hàng trung ương thực sự, độc lập tự chủ trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Mục tiêu chủ yếu là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ - ngân hàng, góp phần tạo dựng môi trường vĩ mô thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ chính sách tiền tệ hiện đại và công nghệ tiên tiến, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, từng bước nâng cao tính chuyển đổi của VND.

Tăng cường hiệu lực của NHNN về quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối, tự do hóa giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính. Tăng nhanh dự trữ ngoại hối Nhà nước, thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt theo cơ chế thị trường.

Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hiệu quả, cả về thể chế, mô hình tổ chức, nguồn nhân lực và phương pháp thanh tra giám sát nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về phát triển hệ thống ngân hàng, thực hiện đúng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng.

Cân đối ngân sách một cách tích cực, tăng dần dự trữ, giữ bội chi ở mức hợp lý, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Quản lý chặt chẽ việc vay nợ và trả nợ nước ngoài, giữ mức nợ quốc gia trong giới hạn an toàn; bảo đảm nghiêm ngặt hiệu quả sử dụng vốn vay; quy định rò và thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

Cải cách triệt để và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng đa năng, hiện đại, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mô lớn và hoạt động


theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.

3.3.7. Tiếp tục nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới

Việt Nam tiếp tục khẳng định mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội; tham gia và nâng cao vị trí trong tất cả các tổ chức kinh tế khu vực, toàn cầu là cấp thiết, cấp bách. Chủ động hội nhập quốc tế thành công, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương.

Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ là ba nước lớn có nhiều lợi ích và ý đồ chiến lược khá rò ràng với Việt Nam. Việc xử lý đúng đắn quan hệ ba nước lớn này sẽ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ nền độc lập của Việt Nam.

- Đối với Trung Quốc là nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”, có nền kinh tế quy mô, sức cạnh tranh mạnh hơn ta, đang thực thi chiến lược chủ đạo nhất thể hóa kinh tế khu vực, mà Việt Nam được coi là “cửa ngỏ” đi xuống phía Nam, là cầu nối Đông Nam Á với Đông Bắc Á trong chiến lược liên kết kinh tế toàn khu vực Đông Á. Do vậy phải hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, cùng khai thác cơ hội mới do liên kết kinh tế khu vực mang lại. Muốn vậy phải củng cố phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc, coi đây như một suy tính chiến lược quan trọng hàng đầu vì sự nghiệp phát triển ổn định kinh tế Việt Nam đến năm 2020.

- Hợp tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản để nâng nhanh sức cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam. Vì, Nhật Bản đang trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nên nhu cầu chuyển dịch một số ngành công nghiệp ra nước ngoài là rất lớn mà Việt Nam là một lựa chọn cho mục tiêu đó bởi tính an toàn của các khoản đầu tư; trình độ công nghiệp chế tạo Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới, những ngành công nghiệp Việt Nam cần phát triển đều có khả năng đáp ứng; quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản đã nâng lên tầm cao mới và tin cậy hơn.


- Đối với Mỹ, chúng ta cần có cách tiếp cận mới trong quan hệ với Mỹ. Vượt qua vấn đề lịch sử, vì lợi ích quốc gia, coi Mỹ là đối tác quan trọng từ nay về sau, theo phương châm không có kẻ thù vĩnh viễn, hóa giải hận thù, biến thù thành bạn, cùng hợp tác phát triển.

- Quan hệ với các nước lớn khác như EU, Nga, Ấn Độ với tư cách là những lực lượng bổ trợ quan trọng, tạo thế cho Việt Nam phát triển hiệu quả quan hệ với ba nước lớn trọng yếu trên.

Củng cố ASEAN thành cộng đồng vững mạnh. ASEAN trở thành cộng đồng vững mạnh với vai trò ngày càng tăng của Việt Nam sẽ tạo ra lợi thế quan trọng cho ASEAN trong đó có Việt Nam quan hệ bình đẳng với các nước lớn, thu hút được nhiều hơn các nguồn lực từ các nước lớn vào phát triển kinh tế - xã hội, củng cố nền an ninh toàn khu vực.

3.3.8. Đảm bảo an sinh xã hội

Xây dựng hệ thống an sinh xã hội cơ bản toàn diện, đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội có mức sống trung bình, không bị rơi vào tình trạng bần cùng hóa, kể cả trong trường hợp rủi ro bất thường. Hạn chế mức doãng ra hoặc có thể rút ngắn chênh lệch về mức sống và trình độ phát triển giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng đất nước.

Chương trình an sinh xã hội về cơ bản phải đảm bảo các mục tiêu: các chính sách thị trường lao động phải đáp ứng, hỗ trợ kịp thời các nhóm dễ bị tổn thương và người lao động tham gia vào thị trường lao động; chương trình an sinh xã hội tiên tiến và mở rộng phải được thực hiện, quỹ an sinh xã hội phải đảm bảo được tính ổn định và phân phối công bằng; chương trình bảo hiểm y tế phải đến được với mọi người dân với khả năng tiếp cận dễ dàng, đi liền với các dịch vụ chăm súc sức khỏe được cải thiện; đảm bảo mức sống cho các nhóm ưu đãi xã hội, tăng khả năng tiếp cận đến mọi dịch vụ xã hội; và chương trình trợ giúp xã hội phải được mở rộng đảm bảo các nhóm mục tiêu có cuộc sống ổn định và đầy đủ.


3.3.9. Tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi trường. Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển.

Việt Nam cần tiếp tục xây dựng năng lực và hướng dẫn kỹ thuật cho việc tích hợp môi trường vào quá trình ra quyết định. Tiếp tục tăng cường năng lực triển khai thực hiện Luật bảo vệ môi trường cũng như quá trình ra quyết định liên quan đến môi trường và phát triển bền vững.

3.3.10. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia

Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh theo phương châm: phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng để bảo vệ Tổ quốc; ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện tốt đường lối đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ mọi cơ hội củng cố hoà bình, ổn định để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển, đảo. Sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh phải được thực hiện ngay trên từng địa bàn lãnh thổ, từ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch và hình thành các dự án đầu tư phát triển.

Bố trí thế trận quốc phòng, an ninh phù hợp với tình hình mới và kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, các dự án để xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở vùng biên giới, hải đảo. Rà soát lại quy hoạch và điều chỉnh đất quốc phòng, an ninh đáp ứng được yêu cầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022