45. Ngô Doãn Vịnh (2009), Bàn về vấn đề lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Tư duy lại tương lai, (2006) Nxb Trẻ.
47. John Wallis và Douglass North (1986), Measuring the Transaction Sector in the American Economy 1870-1970, http://www.nber.org/chapters/c9679.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp hệ thống
1. Bất kỳ sự vật, hiện tượng, quá trình nào trong thế giới đều được coi là một hệ thống. Mỗi hệ thống là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài, tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống, đó là những thuộc tính tổng hợp, đặc trưng cho hệ thống, là phương thức tồn tại của hệ thống.
2. Trong mỗi hệ thống, cái toàn thể bao giờ cũng lớn hơn tổng số giản đơn những bộ phận cấu thành, nghĩa là cái toàn thể với tính cách là một hệ thống có những thuộc tính mới, chất lượng mới, chất lượng tổng hợp mà vốn không chứa đựng trong các bộ phận cấu thành. Thuộc tính mới gọi là tính toàn thể, thuộc tính hợp trội có chất lượng cao không có trong các bộ phận cấu thành. Nó xuất hiện do tương tác của các thành phần, chứ không phải là do hoạt động của các thành phần.
3. Trong sự tiến hoá, việc tham gia tương tác các thành phần góp phần tạo nên những tính chất hợp trội của hệ thống, mặt khác những tính chất hợp trội đó của hệ thống cũng làm tăng thêm phẩm chất của các thành phần.
4. Mỗi hệ thống vừa là hệ thống, đồng thời lại vừa là yếu tố của một hệ thống khác có cấp độ rộng lớn hơn. Mỗi yếu tố vừa là yếu tố, đồng thời lại vừa là hệ thống của các yếu tố khác có cấp độ hẹp hơn.
5. Tính chỉnh thể của hệ thống được cụ thể hoá thông qua các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống và giữa hệ thống với môi trường. Có thể nói, đây cũng chính là sự cụ thể hoá nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng trong thế giới hiện thực.
6. Tổng thể các mối liên hệ đưa đến khái niệm cấu trúc và tổ chức hệ thống. Theo trình tự, cấu trúc của hệ thống có thể được biểu thị theo chiều ngang (khi nói đến các mối liên hệ giữa các yếu tố khác loại). Cấu trúc dọc dẫn đến khái niệm cấp độ của hệ thống.
7. Phương thức điều chỉnh các cấu trúc đa cấp độ là điều khiển. Đó là phương thức liên hệ giữa các cấp độ hết sức đa dạng mà nhờ đó hệ thống mới hoạt động và phát triển bình thường.
8. Từ vấn đề điều khiển dẫn đến vấn đề tính hướng đích của các hành vi hệ thống, bởi vì điều khiển nghĩa là giải quyết một nhiệm vụ nào đó, đạt đến một mục đích nào đó theo một chương trình nhất định. Tuy nhiên tính hướng đích ở đây không phải là mục đích luận tầm thường, mà là theo nghĩa hiện đại của điều khiển học.
9. Gắn liền với vấn đề điều khiển và tính hướng đích, phương pháp hệ thống còn quan
tâm đến trình độ tự tổ chức của giới hữu sinh và tính tự điều chỉnh của các hệ thống hữu sinh và kỹ thuật. Đặc biệt, trong đời sống xã hội, các hệ thống xã hội không chỉ là một hệ thống tự tổ chức, mà còn là một hệ thống tổ chức. Sự thống nhất giữa tự tổ chức và tổ chức, giữa tự điều khiển và điều khiển là đặc trưng cơ bản của các hệ thống xã hội.
10. Nguồn gốc biến đổi của hệ thống nằm ở bản thân hệ thống, mà trước hết là ở sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong hệ thống. Chẳng hạn sự thống nhất có mâu thuẫn giữa hệ thống và yếu tố, giữa yếu tố và cấu trúc, giữa cái toàn thể và bộ phận, giữa cấu trúc và chức năng.
11. Phương pháp hệ thống quan tâm đến mối quan hệ giữa hoạt động và phát triển của hệ thống, tức là xem xét mối quan hệ giữa trạng thái ổn định bên trong và quá trình phát triển của nó. Nói cách khác phương pháp hệ thống cần giải quyết vấn đề đồng đại và lịch đại, nhằm tìm ra cơ chế tương ứng để xây dựng nên bức tranh thống nhất của khách thể. Xét về mặt đồng đại, tức là xem xét sự vật ở một thời điểm nhất định với tất cả các mối liên hệ phức tạp của nó, còn xét về mặt lịch đại, tức là xem xét sự vật trong quá trình vận động, phát triển theo thời gian của nó. Theo đó, phương pháp hệ thống gắn liền với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.
12. Tính đa chiều là một đặc điểm cốt yếu của tư duy hệ thống. Đa chiều là có nhiều cách nhìn nhiều mặt, nhiều cấp độ, nhiều cách hiểu khác nhau về các đối tượng, hệ thống. Một lý thuyết về một loại hệ thống nào đó bao giờ cũng phản ánh một cách hiểu nhất định về từng mặt, từng cấp độ khi xem xét nó. Cần hết sức tránh việc áp đặt một lý thuyết cụ thể nào là chân lý tuyệt đối về các hệ thống đó, mà nên xem mỗi lý thuyết đều có những giới hạn giải thích nhất định.
Quan điểm đa chiều còn là sự cố gắng phát hiện cái giống nhau trong những cái khác nhau và cái khác nhau trong những cái giống nhau.
- Tìm cái giống nhau trong những cái khác nhau là khoa học hướng tới cái phổ biến, cái có tính quy luật
- Tìm cái khác nhau trong những cái giống nhau là nghệ thuất hướng tới cái đặc biệt, sắc thái riêng của cảm thụ, cái mới ngoài quy luật.
- Cả hai cái đều cần thiết và bổ sung cho nhau để sáng tạo nên những chất lượng phong phú mới của cuộc sống.
Nguồn: Nguyễn Hoàng Bảo
Phụ lục 2: Các bước của tư duy chiến lược
Bước 1: Phân tích điểm xuất phát của hiện tượng; tìm ra bản chất của nó, những quy luật và đường vận động có tính quy luật đối với sự tồn tại và phát triển của hiện tượng. Đồng thời, cần phải có so sánh để thấy rò nó trong hệ thống lớn hơn và thấy nó trong quan hệ với các hiện tượng cùng cấp.
Bước 2: Xây dựng các giả định và kiểm tra các giả định cho chiến lược. Nhà tư duy chiến lược phải hiểu thấu đáo để đưa ra các giả định có sức thuyết phục. Khó khăn nhất là trong các giả định phải tìm được giả định gần với chân lý nhất. Điều đó đòi hỏi nhà tư duy chiến lược phải có sự uyên thâm, kinh nghiệm dày dạn và thái độ ứng xử nhanh nhạy, mềm dẻo cùng với sự quyết đoán chính xác.
Bước 3: Kiến tạo tầm nhìn chiến lược. Đây chính là khâu định vị chiến lược, giới hạn vấn đề và xác định tầm bao quát của chiến lược.
Bước 4: Xác định mục tiêu chiến lược. Đây là khâu then chốt, có tính quyết định đến chất lượng và sự thành công sau này của chiến lược.
Bước 5: Xác định các yếu tố then chốt để thực hiện mục tiêu chiến lược. Đây là vấn đề rất phức tạp, nó quyết định lớn đến sự thành bại của chiến lược phát triển. Ở đây phải trả lời được câu hỏi lớn: bí quyết thành công của chiến lược là gì? Nó ở đâu? Ai đảm nhận vai trò trung tâm của của quá trình thực hiện bí quyết đó? Trong bối cảnh cụ thể (cả hiện tại và dự báo tương lai) phải tìm cho ra các yếu tố then chốt. Phải tìm cho được các ngành, lĩnh vực then chốt, các vấn đề trọng yếu, những khâu đột phá, có vị trí động lực cho sự phát triển, đảm bảo an toàn, ổn định cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ chiến lược.
Khi xác định các yếu tố then chốt của chiến lược cần đảm bảo các nguyên tắc quan trọng: sự biến đổi vô hạn. các yếu tố biến đổi không ngừng; tránh tư tưởng thực dụng, quá hoàn hảo. Phải chú ý làm rò “chúng ta có thể làm gì” chứ không phải “chúng ta không thể làm gì”.
Bước 6: Định hướng cho các hoạt động chính. Sau khi hoàn tất 5 bước kể trên phải tiến hành xây dựng chương trình hành động với tập hợp những hoạt động chủ yếu để tổ chức thực hiện thành công chiến lược.
Sơ đồ tư duy chiến lược
Định hướng cho các hoạt động chính
Phân tích điểm xuất phát | |
Xây dựng các giả định và kiểm tra, khẳng định các giả định | |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Đáp Ứng Yêu Cầu Hưng Thịnh Quốc Gia Và Hội Nhập Quốc Tế
- Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Tiên Tiến, Mang Bản Sắc Việt Nam
- Li Tan (2008), Nghịch Lý Của Chiến Lược Đuổi Kịp - Tư Duy Lại Mô Hình Phát Triển Kinh Tế Dựa Vào Nhà Nước, Nxb Trẻ. (Nguyên Bản Gốc: Li Tan (2006), The
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 - 13
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(1)
Xác định các yếu tố then chốt
Mục tiêu chiến lược
(2)
Kiến tạo tầm nhìn chiến lược
(3)
(6)
(5)
(4)
Phụ lục 3: Quy trình xây dựng và xét duyệt kế hoạch của Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Nguồn: Kenichi Ohno, 2006)
Phụ lục 4: Những tuyến đường sắt xuyên Á sẵn có (Nguồn: UNESCAP)
Phụ lục 5: Những hành lang kinh tế của Tiểu vùng sông Mekong
Nguồn: Asian Development Bank
Phụ lục 6: Dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam
Năm
Dân số (1.000 người)
Dân số trong tuổi lao động (1.000 người)
Tỷ lệ so với tổng dân số (%)
Mức tăng bình quân/năm (1.000 người)
Tốc độ tăng bình quân/năm (%)
66.017 | 33.728 | 51,1 | 845,6 | 2,7 | |
1995 | 71.995 | 38.955 | 54,1 | 1.045,4 | 2,9 |
2000 | 77.635 | 45.170 | 58,2 | 1.243,0 | 3,0 |
2005 | 83.106 | 51.580 | 62,1 | 1.282,0 | 2,7 |
2010 | 86.409 | 55.907 | 64,7 | 2147,3 | 1,6 |
2015 | 91.408 | 58.684 | 64,2 | 555,5 | 1,0 |
2020 | 95.977 | 61.041 | 63,6 | 471,5 | 0,8 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Phụ lục 7: Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn
Đơn vị tính: %
1996 | 2000 | 2003 | 2005 | |
Tổng số | 100 | 100 | 100 | 100 |
Không đi học | 5,2 | 4,1 | 4,4 | 4,1 |
Trước giáo dục tiểu học | 17,0 | 16,8 | 15,9 | 13,2 |
Tiểu học | 21,1 | 29,1 | 31,2 | 29,0 |
Trung học cơ sở | 24,1 | 31,3 | 29,4 | 32,2 |
Trung học phổ thông | 21,3 | 10,6 | 10,7 | 11,6 |
Trung học chuyên nghiệp | 9,1 | 4,8 | 4,1 | 4,7 |
Cao đẳng, ĐH và trên ĐH | 2,4 | 3,4 | 4,4 | 5,3 |
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm 1/7 hàng năm;