Ưu Và Nhược Điểm Của Dịch Vụ Logistics Tại Vietfracht

phương tiện đầu tư mới vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên vẫn phải tiếp tục sử dụng các phương tiện cũ, lạc hậu, điều này đã phần nào làm giảm năng suất.

Bên cạnh đó, trang thiết bị dùng cho kho bãi chưa được hiện đại, thiếu tính đồng bộ, mới chỉ có xe nâng, cần trục,...

Dịch vụ logistics Vietfracht cung cấp chưa được đa dạng và tích hợp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng giống một số nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thị trường như Maersk Logistics, APL Logistics,Vietfracht mới chỉ cung cấp dịch vụ kho bãi, bốc xếp bảo quản và vận tải các loại hàng hoá, cùng một số dịch vụ gia tăng như dán nhãn, bao gói hàng,tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Các dịch vụ gia tăng mà Vietfracht cung cấp chỉ là các dịch vụ gia tăng cơ bản tại kho bãi khi có yêu cầu của khách hàng. Trong khi đó, Maersk Logistics và APL Logistics hiện đã làm thêm các dịch vụ gia tăng một cách bài bản, có hệ thống và áp dụng công nghệ thông tin như scan hàng hoá, in và kiểm tra mã vạch, đóng pallet, phân loại hàng, phát hành chứng từ cho hàng hoá, làm thủ tục hải quan, truyền số liệu hàng hoá qua hệ thống điện tử. Bên cạnh đó, Vietfracht vẫn còn thiếu dịch vụ quản trị chuỗi cung ứng. Dịch vụ này sẽ giúp cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của khách hàng diễn ra đúng tiến độ, ăn khớp với kế hoạch chuyên chở được đề ra, tránh được việc chờ đợi, lãng phí thời gian trong quá trình chuyên chở.

Chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics còn cao

Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics là chi phí. So với các đối thủ khác, nhất là các đối thủ tư nhân, chi phí của VIETFRACHT còn ở mức cao. Trong kết cấu chi phí của dịch vụ logistics, chi phí thuê phương tiện thường chiếm một tỷ trọng lớn mà chi phí này của VIETFRACHT thường ngang bằng hoặc cao hơn các đối thủ khác. Bên cạnh đó, chi phí quản lý và giao nhận hiện nay cũng khá cao. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các chủ phương tiện nhận thực hiện dịch vụ vận tải

đa phương thức chỉ cần thu được lợi nhuận từ hoạt động của việc cho thuê phương tiện mà không tính đến lợi nhuận của toàn bộ chuỗi dịch vụ. Do đó, khả năng cạnh tranh về giá thành của Công ty không cao trong các tuyến vận chuyển trừ một số tuyến qua Hải phòng - Vietfracht có ưu thế tuyệt đối do hệ thống kho tại cảng đã được thuê dài hạn. Hiện nay, Công ty đã huy động, liên kết được với một số đội phương tiện phục vụ dài hạn cho Công ty và có chất lượng dịch vụ khá, nhưng số phương tiện đó cũng chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu cho các khách hàng của Công ty.

Hoạt động của Vietfracht còn mang tính độc lập, thiếu tính liên kết và mạng lưới đại lý và chi nhánh trên thế giới còn bó hẹp

Hoạt động logistics của Công ty còn thiếu sự kết hợp giữa các bộ phận logistics và bộ phận khác liên quan. Do vậy, việc chuyên chở, lưu kho cũng như các hoạt động tại cảng biển không phải lúc nào cũng thông suốt, vẫn còn tình trạng chậm trễ trong giao hàng cho khách hàng.

Tại Vietftacht, xu hướng outsourcing các nguồn lực bên ngoài chưa nhiều. Mà xu hướng hiện nay, các doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào các thế mạnh của mình và sẽ đi thuê bên ngoài các dịch vụ không phải là thế mạnh của mình.

Mạng lưới đại lý và chi nhánh trên thế giới vẫn chưa được Công ty tập trung mở rộng, điều này cũng làm hạn chế khả năng phát triển hoạt động logistics của Công ty. Đại lý và chi nhánh là yếu tố tất yếu để hoạt động logistics toàn cầu.

Hoạt động logistics của Vietfracht mới chỉ bó hẹp trong nước cùng một số quốc gia lân cận như Lào, Trung Quốc và một số thị trường chính như Nhật, Mỹ, chưa vươn rộng ra tầm quốc tế. Việc ứng dụng logistics trong các lĩnh vực đời sống kinh tế - sản xuất của nước ta là chậm so với các nước trong khu vực và trên thế giới nhiều năm, hơn nữa xuất phát điểm cho phát triển hoạt động logistics của nước ta còn thấp. Đó cũng là một nguyên nhân làm

cho quy mô hoạt động logistics của Vietfracht còn nhỏ, chưa vươn rộng ra tầm thế giới. Khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế còn kém.

Hạn chế áp dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ logistics

Có thể nói hệ thống thông tin là trái tim của hoạt động logistics, quản lý chuỗi logistics là quản lý cả dòng vật chất lẫn dòng thông tin. Nếu thiếu một trong hai thì hoạt động đó chưa thực sự là hoạt động logistics. Công ty hiện nay vẫn chỉ sử dụng hệ thống thông tin truyền thống như điện thoại, fax, email để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ với khách hàng, hải quan. Trong khi một số nhà cung cấp dịch vụ logistics ở một số nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, đã áp dụng hệ thống trao đổi thông tin điện tử cho phép các bên liên lạc với nhau bằng các kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện tử. Như vậy, Vietfracht chưa có phần mềm hay hệ thống thông tin kết nối với các đối tác của riêng mình.

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử chưa cao. Công ty hiện mới chỉ xây dựng website mang tính chất giới thiệu đơn thuần về doanh nghiệp, về dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thông tin trên website vẫn còn rất sơ sài, không được cập nhật thường xuyên, và chưa nêu bật được ưu điểm của các dịch vụ mà Công ty cung cấp, sự khác biệt nổi trội so với các đối thủ. Như thế, website của Công ty đưa ra vẫn còn thiếu các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ theo dõi đơn hàng, lịch tàu, đăng kí điện tử, theo dõi chứng từ.

Hiện Vietfracht mới chỉ xử lý đơn hàng trên hai phần mềm BPCS và WMS. Trong khi đó, nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics khác đã áp dụng công nghệ thông tin rất nhiều trong việc cung cấp dịch vụ logistics. Như hệ thống thông tin của Maersk Logistics gồm có: Hệ thống trao đổi thông tin giữa các văn phòng của Maersk Logistics trên khắp thế giới - Maersk Communication System (MCS), hệ thống quản lý đơn hàng - Operation &

Documentation Excution System (ODES), hệ thống gửi yêu cầu qua mạng - Online Booking & Documentation System for Shipper, hệ thống quản lý mã hàng - E-label System. Nếu Vietfracht áp dụng được hệ thống công nghệ như trên vào hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics thì chất lượng dịch vụ logistics cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics sẽ tăng lên rất nhiều. Nhưng việc áp dụng những công nghệ trên không phải là một điều dễ dàng vì nó đòi hỏi Công ty có một khoản đầu tư khá lớn cùng với việc xây dựng một đội ngũ nhân viên tiếp quản và triển khai ứng dụng.

Hoạt động marketing cũng như chiến lược dịch vụ khách hàng còn yếu

Công ty hiện chưa có các hoạt động marketing và chiến lược dịch vụ khách hàng cho mảng hoạt động logistics của mình một cách bài bản. Việc marketing hiện nay của Vietfracht vẫn chủ yếu dựa vào hệ thống khách hàng thân quen và trung thành. Công ty tin rằng bằng việc thực hiện tốt dịch vụ logistics cho các khách hàng này, uy tín của Vietfracht sẽ được nâng cao, từ đó sẽ mở rộng được hệ thống khách hàng. Phương pháp marketing này chủ yếu dựa trên tiêu chí cung cấp dịch vụ logistics chất lượng tốt cũng sẽ giúp Vietfracht mở rộng được hệ thống khách hàng của mình nhưng không nhiều. Vì thực sự tại thời điểm hiện tại, dịch vụ logistics mà Vietfracht cung cấp vẫn còn nhiều điều tồn tại, cần khắc phục và vẫn chưa có khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn như APL Logistics, Maersk Logistics,

Ngoài ra việc đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cũng là một trong những nội dung của hoạt động marketing cần tiến hành. Nhưng hiện tại Vietfracht vẫn chưa làm được điều này.

Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến bán hàng và chăm sóc khách hàng của Công ty vẫn chưa được đẩy mạnh, vẫn còn mang tính lẻ tẻ, chưa chuyên nghiệp. Công ty vẫn chưa có sự đầu tư đầy đủ vào hoạt động marketing.


Bảng 2.6 : Ưu và nhược điểm của dịch vụ logistics tại Vietfracht


STT

ưu điểm

Nhược điểm


1

Chất lượng dịch vụ logistics tương đối tốt.

Đội ngũ nhân viên được đào tạo chưa thực sự bài bản.


2

Thương hiệu VIETFRACHT ngày càng được khẳng định.

Dịch vụ logistics vẫn còn tập trung vào các hoạt động giao nhận truyền thống.


3

Hệ thống khách hàng lớn và trung thành được mở rộng.

Chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics còn ở mức cao.


4

Đội ngũ nhân viên trở nên chuyên nghiệp hơn.

Hoạt động của Vietfracht còn mang tính độc lập, thiếu tính liên kết và mạng lưới đại lý và chi nhánh trên thế giới còn bó hẹp.


5

Thực hiện công tác liên doanh, mở rộng và hợp tác với bên ngoài hiệu quả.

Hạn chế áp dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ logistics.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập - 9



6


Hoạt động marketing cũng như chiến lược khách hàng cho dịch vụ logistics còn yếu.

Nguồn: Tổng hợp của Tác giả.

Nhận xét:

Xét về tổng thể, tình hình kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht hiện nay là rất khả quan. Có được những thay đổi, thành công vượt bậc trong việc kinh doanh dịch vụ logistics thời gian qua như trên là nhờ Vietfracht có sự định hướng đúng đắn, cùng với kế hoạch kinh doanh từng năm cụ thể và việc thực thi kế hoạch đề ra một cách có hiệu quả của Tổng giám đốc, Ban giám đốc cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên công ty Vietfracht. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một điều rằng, dịch vụ logistics của Vietfracht hiện tại vẫn còn những mặt hạn chế, cần khắc phục.

Qua quá trình nghiên cứu, em thấy được hiện tại Vietfracht mới chỉ dừng lại ở việc đặt ra kế hoạch cụ thể hàng năm, chưa có một chiến lược kinh doanh dài hạn cụ thể cho dịch vụ logistics. Do đó, để đủ sức cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác, Vietfracht cần tích cực phấn đấu phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để nắm bắt được cơ hội, vượt qua được những thách thức và hoàn thiện dịch vụ. Cùng với đó là Vietfracht cũng cần chú trọng và phát huy các nội lực của chính mình để phát triển, bởi đầu tư vào nội lực để phát triển là một điều cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và Vietfracht nói riêng trong thời kì hội nhập. Nhận thức được điều này rất quan trọng với Vietfracht tại thời điểm hiện tại, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, em thấy cần thiết phải đưa ra một chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics cho Vietfracht để có thể nâng tầm dịch vụ logistics của Vietfracht, vươn rộng ra

thị trường logistics toàn cầu và có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài.


CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA VIETFRACHT TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP‌

I. Cơ hội và thách thức đối với Vietfracht trên thị trường dịch vụ logistics Việt Nam

1. Thách thức

Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, chưa theo kịp nhu cầu hiện tại

Cơ sở hạ tầng đã được chính phủ quan tâm đầu tư, song cơ sở hạ tầng của hệ thống logistics tại Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu. Các trang thiết bị làm hàng và hệ thống giao thông vận tải còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực vận tải và tốc độ xếp hàng nói chung. Riêng trong lĩnh vực hàng hải, Việt Nam mới có hơn 80 cảng biển lớn nhỏ, trong đó chỉ có 7 cảng có khả năng tiếp nhận và xếp dỡ container. Hầu hết các cảng hoạt động trong tình trạng quy mô nhỏ, kho bãi rời rạc, phương tiện trang thiết bị xếp dỡ chưa hiện đại, thiếu cảng cho hàng container, luồng lạch hẹp, không cho phép tàu lớn vào làm hàng trực tiếp.

Ngay cả cảng Cái Lân là cảng nước sâu nhưng cũng chỉ đón tàu 5,000 TEU, rất nhỏ so với tàu lớn hiện nay là khoảng 14,000 - 15,000 TEU. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đến cảng Cái Lân lại chưa được đầu tư xây dựng nâng cấp. Chưa có được đường cao tốc nối Hà Nội - cảng Cái Lân nên không thuận lợi cho vận tải lớn. Các dịch vụ logistics như lưu kho bãi không có, khiến mức phí cho hàng hoá khi qua cảng này cao hơn so với khu vực cảng khác như cảng Hải Phòng. Năng suất xếp dỡ hiện nay tại các cảng biển lớn của nước ta mới chỉ đạt khoảng 3,500 tấn/mét cầu tàu/ năm, cảng nhỏ là 2,000 tấn/mét cầu tàu/năm trong khi tại cảng Thái Lan, Singapore đã khoảng 5,000 tấn/mét cầu tàu/năm.

Tổng chiều dài của 8 cảng quốc gia mới đạt 8,267m tương đương với cảng Tanjung Priok của Indonesia, Port K’Lang của Malaysia. Các cảng trong khu vực thường có từ 40 - 70 bến trong khi cảng Hải Phòng, một cảng lớn của Việt Nam chỉ có 11 bến với tổng chiều dài 2,360 m.

Hệ thống kho bãi còn chưa được trang bị nhiều thiết bị hiện đại. Chưa đến 10% kho bãi được đánh giá là hiện đại. Rất nhiều kho bãi đã qua hơn 10 năm sử dụng và chưa được nâng cấp đúng để theo kịp tiêu chuẩn quốc tế. Một số lượng lớn kho bãi được xây dựng từ năm 1975 vẫn còn đang hoạt động. Các nhà kho này thường được dùng để lưu trữ cà phê, không phù hợp với các sản phẩm đòi hỏi thời gian quay vòng ngắn.

Các cảng hàng không cũng đang hoạt động chưa hết công suất và cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu các thiết bị xếp dỡ hàng hoá an toàn và phù hợp. Hệ thống an ninh chưa được kiểm soát chặt chẽ, và vấn đề để thất thoát hàng hoá của khách hàng vẫn còn tồn tại, đặc biệt đối với hàng kí gửi có giá trị cao. Việc khai dưới trọng lượng thực của lô hàng cũng đang là một vấn nạn đặc biệt là đối với hàng hoá chuyên chở bằng đường không.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí