Xác Định Các Yếu Tố Về Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức, Xây Dựng Ma Trận Swot Của Vietfracht Trong Việc Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics

cấp dịch vụ này có sự biến động như sát nhập, mua lại, phá sản,sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Vietfracht. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, số lượng các hãng tàu, các nhà cung cấp dịch vụ kho vận, hãng hàng không,.. chưa nhiều, giá dịch vụ của họ chưa có sự cạnh tranh cao. Nhưng từ khi Việt Nam hội nhập, trở thành thành viên chính thức của WTO, và sau ba năm nữa, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị trường hàng hải, thì số lượng các nhà cung cấp các dịch vụ trên ở Việt Nam sẽ tăng lên, cùng với họ là các dịch vụ có chất lượng tốt, với độ tin cậy cao, giá cả hợp lý, cạnh tranh. Khi đó, cơ hội cho Vietfracht tìm các đối tác trong việc cung cấp dịch vụ đầu vào cho mình rất nhiều, sẽ giúp Vietfracht thực hiện được mục tiêu cung cấp dịch vụ logistics với giá cả cạnh tranh để có thể cạnh tranh trên thị trường dịch vụ logistics. Hơn nữa, việc có nhiều nhà cung ứng dịch vụ đầu vào, sẽ giúp Vietfracht giảm sự lệ thuộc vào một số nhà cung cấp dịch vụ nhất định, từ đó sẽ hạn chế sự ảnh hưởng của những biến động từ hoạt động của các nhà cung ứng đối với Vietfracht.

3. Xác định các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, xây dựng ma trận SWOT của Vietfracht trong việc kinh doanh dịch vụ logistics

Việc xây dựng chiến lược kinh doanh là việc kết hợp các yếu tố môi trường bên trong với thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp cùng với các yếu tố môi trường bên ngoài với những cơ hội và thách thức để tìm ra chiến lược cụ thể cho doanh nghiệp. Vì vậy cần phải chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu cùng với cơ hội, thời cơ.

Điểm mạnh

- Sở hữu thương hiệu VIETFRACHT - một thương hiệu mạnh.

- Có kinh nghiệm và uy tín trong ngành dịch vụ giao nhận.

- Tình hình tài chính lành mạnh.

- Có sự hỗ trợ tích cực của các cổ đông chiến lược: Ngân hàng TMCP Quân đội và Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

- Sở hữu một đội tàu mạnh.

Điểm yếu

- Đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo bài bản.

- Dịch vụ logistics vẫn còn tập trung vào dịch vụ giao nhận truyền

thống.


- Chi phí phục vụ cho hoạt động dịch vụ logistics ở mức cao.

- Hoạt động marketing cũng như chiến lược khách hàng còn yếu.

- Chưa áp dụng công nghệ thông tin nhiều.

Cơ hội

- Kinh tế tăng trưởng khá, các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi

động.

- Chính phủ khuyến khích và ưu đãi phát triển ngành hàng hải, dịch vụ

logistics.

- Nguồn nhân lực dồi dào.

- Cơ sở hạ tầng giao thông đang được nhà nước đầu tư, nâng cấp, xây

mới.

- Hệ thống chính sách đang được hoàn thiện dần theo hướng có lợi cho

các doanh nghiệp.

Thách thức

- Thị trường dịch vụ logistics cạnh tranh ngày càng cao.

- Khả năng cạnh tranh kém của đội tàu.

- Giá dầu có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

- Nguồn nhân lực thiếu kĩ năng.

- Hệ thống pháp luật chưa thật sự hoàn chỉnh và khả năng thực thi chưa

cao.

Sau khi phân tích, chỉ ra các yếu tố điểm yếu, điểm mạnh, thách thức,

cơ hội của doanh nghiệp, ta cần phải phối hợp các yếu tố này với nhau một

cách thích hợp. Quá trình phối hợp này được thực hiện bằng cách sử dụng ma trận SWOT.


Bảng 3.1: Ma trận SWOT của Vietfracht trong việc kinh doanh dịch vụ logistics

Cơ hội

- Kinh tế tăng trưởng khá, các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động.

- Chính phủ khuyến khích và ưu đãi phát triển dịch vụ logistics.

- Nguồn nhân lực dồi dào.

- Cơ sở hạ tầng giao thông đang được nhà nước đầu tư, nâng cấp và xây mới.

- Hệ thống chính sách đang được hoàn thiện dần.

Thách thức

- Thị trường dịch vụ logistics cạnh tranh ngày càng cao.

- Khả năng cạnh tranh kém của đội tàu.

- Giá dầu có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

- Nguồn nhân lực thiếu kĩ năng.

- Hệ thống pháp luật chưa thật sự hoàn chỉnh và khả năng thực thi chưa cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập - 12


Điểm mạnh

- Sở hữu thương hiệu VIETFRACHT

- một thương hiệu mạnh.

- Có kinh nghiệm và uy tín trong ngành dịch vụ giao nhận.

- Tình hình tài chính lành mạnh.

- Có sự hỗ trợ tích cực của các cổ đông chiến lược: Ngân hàng TMCP Quân đội và Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

- Sở hữu một đội tàu mạnh.

Điểm yếu

- Đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo bài bản.

- Dịch vụ logistics vẫn còn tập trung vào dịch vụ giao nhận truyền thống.

- Chi phí phục vụ cho hoạt động logistics ở mức cao.

- Hoạt động marketing cũng như chiến lược khách hàng còn yếu.

- Chưa áp dụng công nghệ thông tin

nhiều.


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

4. Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics cho Vietfracht đến năm 2020

Trên cơ sở các phân tích về môi trường bên trong, bên ngoài, em đưa ra một số chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ logistics cho Vietfracht trong tương lai. Chiến lược kinh doanh sẽ cung cấp cho Vietfracht một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động chức năng của Công ty, giúp cho Công ty phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng cường sức mạnh, phát triển thêm thị phần. Bên cạnh đó cũng giúp cho Công ty hạn chế được những bất trắc rủi ro đến mức thấp nhất, tạo điều kiện cho việc kinh doanh ổn định lâu dài và phát triển không ngừng. Tóm lại, việc đưa ra chiến lược kinh doanh dịch vụ logistics cho Vietfracht sẽ phát huy được những thế mạnh của Vietfracht, khắc phục những điểm yếu, từ đó nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức và hoàn thiện dịch vụ logistics.

Hoàn thiện và mở rộng dịch vụ logistics đang cung cấp. Mở rộng dịch vụ logistics cung cấp là một điều thực sự cần thiết cho Vietfracht hiện nay và trong tương lai. Bởi để cạnh tranh được với các đối thủ khác, Vietfracht cần đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp. Hiện tại Vietfracht vẫn còn thiếu nhiều dịch vụ trong chuỗi dịch vụ logistics và các dịch vụ giá tri gia tăng so với các đối thủ khác. Lý do Vietfracht chưa cung cấp các dịch vụ đó là do một số nhân tố khách quan - điều kiện chung của thị trường chưa cho phép, hay là do Vietfracht chưa đủ nguồn lực để thực hiện các dịch vụ đó. Chính vì vậy, chiến lược đặt ra cho Vietfracht là tiến hành cung cấp dần dần các dịch vụ đó từ nay đến năm 2020.

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, xây dựng lòng tin nơi khách hàng. Trong một môi trường ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi hiện nay là phải nâng cấp dịch vụ cung cấp cho khàng hàng, đem đến cho khách hàng sự tin tưởng. Chiến lược này không phải là một chiến lược dễ thực hiện. Lòng tin của khách hàng là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của công ty trong việc kinh doanh dịch vụ logistics. Chiến lược này là điều cần thiết cho Vietfracht cạnh tranh từ nay đến năm 2020. Hiện tại, dịch vụ logistics Vietfracht cung cấp cho khách hàng còn nhiều tồn tại, do đó, Vietfracht cần phải tập trung vào việc hạn chế các nhược điểm và chủ trương phát huy các ưu điểm. Bằng việc đưa ra những cải tiến trong sản phẩm dịch vụ cung cấp và những cam kết mang lại tiện ích cho khách hàng sẽ là yếu tố thuyết phục khách hàng tin vào khả năng cung cấp dịch vụ logistics chất lượng cao của Vietfracht.

Xây dựng một đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ logistics chuyên nghiệp. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào có một đội ngũ nhân viên đảm bảo cho sự phát triển của Công ty và gắn bó lâu dài với Công ty, từ đó có thể cạnh tranh với các các đối thủ. Công ty sẽ giành cơ hội nghề nghiệp

cho tất cả các đối tượng, miễn là họ có năng lực, có trình độ, đáp ứng và hoàn thành tốt yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó đẩy mạnh các cơ chế lương, thưởng theo đúng khả năng và theo mức độ hoàn thành công việc.

Phát triển mạng lưới thương mại điện tử, và ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh. Một thực tế cho thấy các công ty hàng đầu trên thế giới nói chung, các nhà cung cấp dịch vụ logistics nói riêng có sự thành công như hiện nay đều có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống thông tin trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, có thể nói công nghệ thông tin sẽ là chìa khoá cho Vietfracht trong việc hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ logistics nếu Vietfracht biết đầu tư đúng. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam sẽ được cải thiện và nâng cấp nhiều, nên chiến lược này thực sự cần thiết và đúng đắn trong việc nâng cao vai trò của Vietfracht trên thị trường logistics.‌

III. Các biện pháp thực hiện

1. Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng

Để nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có đồng thời tiến hành cung cấp thêm các dịch vụ mới, Vietfracht cần có sự đầu tư đúng đắn vào cơ sở hạ tầng.

Hiện tại, hệ thống kho bãi của Vietfracht so với các doanh nghiệp Việt Nam thì được coi là hiện đại, nhưng nếu so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì chưa đủ sức cạnh tranh. Vì vậy, Vietfracht cần đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị mới phục vụ cho quá trình xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá như là hệ thống băng chuyền, các xe nâng hàng hoá hiện đại,.. Bên cạnh việc nâng cấp hệ thống kho hiện tại, Vietfracht cần xây dựng thêm các kho trung tâm có sức chứa lớn ở một số điểm vận tải chính như các cảng, sân bay quốc tế để phục vụ cho việc lưu trữ, tập kết hàng chờ xuất khẩu hoặc nhập hàng, chờ phân phối đi các tỉnh thành hay các khu công nghiệp. Các kho này đều phải

được trang bị các thiết bị hiện đại theo hướng tự động hoá, lắp đặt các hệ

thống điều hành bằng máy vi tính để đảm bảo tính chính xác cùng hiệu quả trong quản lý. Bên cạnh đó, Vietfracht cũng phải chú ý đến việc đa dạng hoá các loại kho hàng để phù hợp với các loại hàng hoá trong hoạt động logistics như kho chứa hàng bao kiện, hàng rời có khối lượng lớn; kho hàng chuyên dụng như kho lạnh chứa hàng đông lạnh hay tươi sống; kho chứa hàng công nghệ có giá trị cao. Các kho này cần phải có hệ thống ngăn kệ nhiều tầng để tối ưu diện tích sử dụng.

Ngoài ra, Vietfracht cần phải đầu tư vào đội tàu và đội xe. Hiện tại đội tàu, và xe Vietfracht vẫn chưa cung cấp đủ với nhu cầu chuyên chở, năng suất chưa được cao. Vietfracht cần mua thêm các xe vận tải với sức chở lớn như xe tải 15 - 20 tấn. Từ nay đến năm 2020, Vietfracht cần đầu tư mua thêm 2 hoặc 3 con tàu container cỡ 10,000 - 35,000 DWT để khai thác trong việc chuyên chở đường biển. Với những khoản đầu tư thích đáng vào dịch vụ logistics, thị phần của Vietfracht ngày càng tăng lên, do đó nhu cầu cung cấp dịch vụ logistics hàng hoá đường biển tăng lên. Việc đầu tư thêm vào đội tàu sẽ giúp Vietfracht khai thác được thế mạnh của mình, tăng thêm lợi nhuận, đồng thời có thể đảm bảo được dịch vụ chất lượng cao khi khai thác các nguồn lực thế mạnh của mình, giảm thiểu việc đi thuê dịch vụ bên ngoài.

2. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, thu hút nhân tài

Hiện nay, nhiều công ty cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài ở Việt Nam rất coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực, và đang là nơi thu hút nguồn nhân lực của chúng ta. Trong sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường cung cấp dịch vụ logistics, không còn cách nào khác, Vietfracht phải phát triển nguồn nhân lực. Kinh nghiệm từ các công ty cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu, cho thấy việc tự đào tạo của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và đáp ứng được nguồn nhân lực trước mắt.

Việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp bao gồm đào tạo tại chỗ kết hợp với gửi ra nước ngoài đào tạo.

Trước hết, việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, Vietfracht nên đào tạo bằng cách mở ra hai dạng lớp:

Lớp thứ nhất dành cho tất cả các nhân viên đang phụ trách mảng kinh doanh dịch vụ logistics cùng vận tải biển trong tổng Công ty với trình độ tiếng Anh cơ bản. Tại lớp này, sẽ đào tạo cho nhân viên những kiến thức cơ bản về:

- Khái niệm về Logistics, Supply Chain Management, khái niệm về Freight Forwarding,

- Incoterm 2000, UCP 600 2007 ICC, ISBP 681 2007 ICC,

- Tín dụng chứng từ - bảo hiểm (hàng hoá, trách nhiệm),

- Các tổ chức quốc tế FIATA, IATA, AFFA, ICC, ESCAP, các tổ chức trong nước: Hiệp hội VIFFAS, các Hiệp hội ngành nghề (may mặc, giày da, ..), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,

- Những quy tắc Hague Rules, Hamburg Rules, các quy định của luật Hàng hải Việt Nam nhằm thấy rõ trách nhiệm của người làm dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế,

- Trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics,

- Giới thiệu thương mại điện tử và việc sử dụng EDI trong dịch vụ logistics.

Mục đích của lớp này là giúp cho các nhân viên hiểu hơn về công việc mình đang làm, có nền tảng cơ sở để tham gia các lớp học khác, đồng thời có thể tham gia vào những hội nghị trong nước, của khu vực hay quốc tế về lĩnh vực dịch vụ logistics.

Lớp thứ hai dành cho các nhân viên đã thông thạo về dịch vụ giao nhận, dịch vụ logistics có trình độ tiếng Anh khá. Đây là lớp dành cho những người chủ chốt về nghiệp vụ như trưởng phòng, phó phòng. Tại lớp này, các

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí