Tăng Trưởng Khách Du Lịch Của Các Nước Asean Năm 2009-2010

20


khủng hoảng kinh tế, thiên tai, động đất, sóng thần, tình hình bất ổn chính trị, lũ lụt, dịch bệnh, khủng bố… nhưng Asean vẫn hấp dẫn lượng lớn du khách đến từ các nước trên thế giới thông qua các chương trình như: Amazing ThaiLand, Malaysia truly asia, your Singapore, Visit Indonesia - Celebrating 100 Years of Nation’s Awakening, Brunei: ‘A Green Heart of Borneo’, Philippines: ‘Pilipinas Kay Ganda’, Vietnam: ‘The Hidden Charm’, Cambodia: ‘Kingdom of Wonder’, Laos: ‘Simply Beautiful’ và sự hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực như hành lang kinh tế Đông Tây, hợp tác tiểu vùng sông Mê-Kông.

Bảng 1.1: Tăng trưởng khách du lịch của các nước ASEAN năm 2009-2010

Nguồn: ASEAN Tourism Marketing Strategy (ATMS) 2012-2015


Biểu đồ 1 1 Thị phần khách quốc tế đến khu vực Asean – năm 2010 Nguồn 1

Biểu đồ 1.1: Thị phần khách quốc tế đến khu vực Asean – năm 2010

Nguồn Aseansec org Nguồn khách quốc tế đến Asean gồm các nước trong khối Asean 2

Nguồn: Aseansec.org

Nguồn khách quốc tế đến Asean gồm các nước trong khối Asean, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, các nước trong khối Châu Âu, Ấn Độ và một số nước khác. Trong đó, lượng khách quốc tế đến từ các nước trong khu vực chiếm tỷ

21


lệ cao nhất, khoảng 47,26% trong tổng thị phần khách quốc tế đến Asean và nguồn khách này có tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2005 – 2010 là 8,47%/năm.

Biểu đồ 1.2: Khách quốc tế đến ASEAN giai đoạn 1991-2010

Nguồn ASEAN Tourism Marketing Strategy ATMS 2012 2015 Nguồn khách đến từ các nước 3

Nguồn: ASEAN Tourism Marketing Strategy (ATMS) 2012-2015

Nguồn khách đến từ các nước Asean tăng dần qua các năm đã mở ra một hướng mới trong khai thác khách quốc tế của các nước trong khu vực. Gần đây, các nước Asean đã đẩy mạnh xúc tiến du lịch đến các thị trường gần trong khối Đông Nam Á để cứu cánh cho các thị trường từ Mỹ, Châu Âu do khủng hoảng kinh tế.

Biểu đồ 1.3: Khách quốc tế và trong ASEAN đến ASEAN giai đoạn 2000-2010

Nguồn ASEAN Tourism Marketing Strategy ATMS 2012 2015 Thị trường khách Trung Quốc có 4

Nguồn: ASEAN Tourism Marketing Strategy (ATMS) 2012-2015

Thị trường khách Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm qua, chiếm khoảng 7,34% thị phần khách quốc tế và tốc độ tăng trưởng bình quân 13,4%/năm, thị trường đã tăng mạnh sau khi tụt giảm ở năm 2009. Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường lớn của Asean, với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 10,28%/năm, năm 2010 thị trường tăng mạnh đạt hơn 3 triệu lượt khách. Thị trường Hàn Quốc vẫn đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, Thị trường từ các nước


khối cộng đồng Châu Âu có tốc độ tăng trưởng bình quân 4,74%/năm nhưng thị phần khá ổn định chiếm gần 10% trong tổng lượng khách quốc tế.

Thị trường có mức tăng trưởng khá hấp dẫn là Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15 %/năm, với mức tăng trưởng như vậy cộng thêm sự gia tăng nhanh về thị phần từ 2,42% năm 2005 lên 3,36% năm 2010 Ấn Độ sẽ trở thành thị trường tiềm năng trong thời gian tới.

Nguồn khách đến từ Mỹ và Nhật Bản đã sụt giảm mạnh. Thị trường Nhật Bản giảm thị phần từ 7,12% năm 2005 xuống còn 4,55% năm 2010, làm cho tốc độ tăng trưởng trong 5 năm qua tăng trưởng âm. Còn thị phần khách Mỹ giảm từ 4,5% năm 2005 xuống 3.68% năm 2010 làm cho mức độ tăng trưởng bình quân qua 5 năm đạt 5,05%/năm.

Biểu đồ 1.4: Khách quốc tế đến và khách từ các nước trong khu vực Asean đến Asean giai đoạn 2005-2010

Nguồn Aseansec org Biểu đồ 1 5 Khách quốc tế đến Việt Nam so với toàn khu vực 5

Nguồn : Aseansec.org


Biểu đồ 1.5: Khách quốc tế đến Việt Nam so với toàn khu vực Đông Nam Á và

Đông Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2005-2009


Nguồn Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2030 1 4 2 Kinh 6

Nguồn: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan nằm ở phía Nam của Châu Á, tại trung tâm vùng Đông Nam Á, vốn đã nổi tiếng từ lâu là một xứ sở nhiệt đới thần tiên đầy những điều bí ẩn và kỳ lạ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt cho quốc gia này nhiều tên gọi thân mật và ấn tượng như vương quốc của loài Voi, vương quốc của nụ cười, vương quốc của sự mê hoặc… Với lối sống phóng khoáng đầy quyến rũ của người dân, với những bờ biển và khu nghỉ mát tuyệt đẹp, hàng năm Thái Lan thu hút một số lượng lớn du khách ở khắp nơi trên thế giới.

Để đạt được và duy trì những thành quả đó, Chính phủ Thái Lan đã đề ra những chính sách vừa thông thoáng vừa nghiêm ngặt để khuyến khích phát triển du lịch nhưng không gây tổn hại đến môi trường. Cơ quan quản lý du lịch Thái Lan (TAT) đưa ra bảy biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên ở các khu vực du lịch như sau: Hạn chế số lượng khách du lịch đến dựa trên cơ sở sức chứa; Quản lý sự ra vào khu bảo tồn; Giảm chất thải và nâng cao mức độ trong sạch; Thành lập các trung tâm điều phối; Quản lý chất lượng dịch vụ; Chỉ dẫn thông tin; Chia khu vực khách đến.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của Indonesia

Indonesia là một quốc gia bao gồm 17.508 hòn đảo trải dài trên 6.000km giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Với gần 600 nhóm chủng tộc cùng sinh sống, Indonesia được ví như một ống kính vạn hoa về cảnh sắc và lối sống. Từ những ngọn


núi lửa hung hãn còn đang hoạt động cho đến những mảnh ruộng bậc thang hiền lành, từ những khu rừng nguyên thủy dày đặc với hệ động – thực vật phong phú và đa dạng cho đến những bãi biển tuyệt đẹp, từ những bộ lạc săn đầu người rùng rợn cho đến những người Java có nền văn hóa phát triển cao… Tất cả những điều đó đã tạo nên một tiềm năng du lịch to lớn cho Indonesia.

Để quản lý sự phát triển du lịch của mình, Bộ Môi trường Inđônêsia đã đưa ra năm nguyên tắc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, như sau:

- Nguyên tắc 1: Trách nhiệm quan tâm và cam kết về việc bảo tồn thể hiện ở chỗ trong quy hoạch và thiết kế phải xem xét khả năng chuyển tải của nơi du lịch; quản lý toàn bộ khách du lịch, cơ sở hạ tầng và các phương phục vụ du lịch phù hợp với khả năng chuyển tải của nơi đến; nâng cao hoặc tăng nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng địa phương và du khách; …

- Nguyên tắc 2: Tham khảo ý kiến và được sự tán thành của cộng đồng địa phương về sự phát triển du lịch như lập tổ chức đối tác với cộng đồng địa phương trong quá trình quy hoạch và phát triển dự án; thông báo rõ ràng và trung thực cho cộng đồng địa phương biết về mục đích và hướng phát triển trong khu vực; cộng đồng địa phương có quyền tự do chấp nhận hoặc từ chối phát triển du lịch trong khu vực…

- Nguyên tắc 3: Tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương thể hiện ở chỗ mở ra cơ hội cho cư dân địa phương tham gia chủ động vào sự phát triển du lịch; nâng cao kỹ thuật chuyên môn cho cộng đồng địa phương; trao quyền cho cộng đồng địa phương để nâng cao lợi ích kinh tế xã hội…

- Nguyên tắc 4: Tôn trọng văn hóa truyền thống và tín ngưỡng của địa phương. Thể hiện ở việc đưa ra những quy định, quy ước về đạo đức kinh doanh cho nhà điều hành du lịch và đạo đức của du khách phù hợp với giá trị văn hóa, xã hội và tín ngưỡng của cộng đồng địa phương.

- Nguyên tắc 5: Tôn trọng pháp luật của Chính phủ về quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa; về quy hoạch không gian…

1.4.2.3. Kinh nghiệm của Singapore

Singapore là một quốc gia nằm trên một hòn đảo rất nhỏ ở đầu mút lục địa châu Á, ngay phía Nam Malaysia. Vị trí có tính chiến lược cùng với một hệ thống cảng biển tự nhiên đã giúp cho làng chài ở thế kỷ 19 này phát triển nhanh chóng trở thành một thành phố hiện đại như ngày hôm nay.


Sở dĩ Singapore đạt được những thành tựu đó là do Chính phủ đã có những định hướng phát triển đúng đắn, tầm nhìn quy hoạch xa và sự nghiêm minh của pháp luật đã góp phần tích cực cho việc thực hiện thành công những chính sách này. Một ví dụ về việc xử phạt lỗi xả rác ở nơi công cộng, quốc gia này có những mức phạt rất nặng khiến cho người dân và ngay cả du khách cũng phải ýthức về việc đó. Vì vậy đường phố ở Singapore lúc nào cũng sạch sẽ, môi trường được bảo vệ.

1.4.2.4. Kinh nghiệm của Malaysia

Bộ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Malaysia đã xác định hướng phát triển du lịch của quốc gia này là duy trì đa dạng sinh học và phát huy bản sắc văn hóa Malay truyền thống nhưng họ cũng không phủ nhận sự pha trộn các dòng văn hóa ngoại lai để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân cho du khách nước ngoài để họ có điều kiện tiếp xúc, trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng là một trong những sản phẩm thành công của Malaysia


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN THỜI GIAN QUA

2.1. Vài nét về ngành du lịch Việt Nam thời gian qua

Trong giai đoạn 2007-2011, du lịch Việt Nam đã cố gắng thực hiện những mục tiêu quy hoạch tổng thể đặt ra và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chủ trương chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước từng bước được thể chế hóa với sự ra đời của Pháp lệnh Du lịch (1999), Luật Du lịch (2005) và các văn bản quy phạm pháp luật đi kèm. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng không ngừng tăng lên. Nếu năm 2007 Việt Nam đón trên 4 triệu lượt thì năm 2011 đón trên 6 triệu lượt và 7 tháng đầu năm 2012 là trên 3,8 triệu lượt. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách quốc tế cả giai đoạn 2007-2012 không đều, có năm giảm mạnh như năm 2009, cụ thể: Năm 2008 chỉ tăng 0.67% so với năm 2007, năm 2009 giảm mạnh tới 10.9%, năm 2010 ghi nhận tăng mạnh với 34.8%, đến năm 2011 giảm tăng trưởng xuống còn 19.1% và năm 2012 ước tăng khoảng 10.92%. Khách du lịch nội địa cũng tăng nhanh với hơn 19 triệu lượt khách triệu lượt vào năm 2007, đến năm 2011 đạt 30 triệu lượt khách. Thu nhập du lịch tăng từ 56 nghìn tỷ đồng năm 2007 lên 130 nghìn tỷ đồng năm 2011, mục tiêu trong năm 2012 đạt 150 nghìn tỷ đồng. Đến nay, ngành du lịch đã tạo ra việc làm cho trên 4.355.000 gồm cả lao động gián tiếp, sẽ tăng trung bình 1,1% hàng năm và sẽ đạt 4.874.000 vào năm 2022; giá trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng 6,6% so với năm 2011 và sẽ tăng bình quân 6,1% hàng năm tính đến năm 2022 ; tổng giá trị đóng góp của toàn ngành (trực tiếp, gián tiếp và phát sinh) vào GDP tăng 5,3% năm 2012 và sẽ tăng bình quân 6,0% tới năm 2022 (theo dự báo của Hiệp hội Lữ hành thế giới) qua đó góp phần tích cực vào nỗ lực xoá đói giảm nghèo trong cả nước, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng du lịch. Đồng thời, phát triển du lịch đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan, đặc biệt là các ngành hàng không, xây dựng, sản xuất thủ công mỹ nghệ, làng nghề… Sự phát triển của du lịch Việt Nam cùng với các hoạt động quảng bá xúc tiến cũng đã góp phần tích cực vào nỗ lực đưa hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện, an toàn và mến khách đến với bạn bè quốc tế.


Bảng 2.1: Thống kê khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2007-2012


Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

7 tháng

năm 2012

Ước tính cả năm 2012

Tổng số

4.171.564

4.253.740

3.772.359

5.049.855

6.014.032

3.832.472

6.569.952

Theo phương tiện








Đường không

3.261.941

3.283.237

3.025.625

4.061.712

5.031.586

3.215.240

5.511.840

Đường biển

224.389

157.198

65.500

50.500

46.321

38.612

66.192

Đường bộ

685.234

813.305

680.800

937.643

936.125

578.575

991.842.9

Theo mục đích








Du lịch, nghỉ ngơi

2.569.150

2.631.943

2.226.440

3.110.415

3.651.299

2.277.203

3.903.777

Đi công việc

643.611

844.777

783.139

1.023.615

1.003.005

663.887

1.138.092

Thăm thân nhân

603.847

509.627

517.703

574.082

1.007.267

676.718

1.160.088

Các mục đích khác

354.956

267.393

245.077

341.743

352.460

214.620

367.920

Theo thị trường








Trung Quốc

558.719

650.055

527.610

905.360

1.416.804

773.017

1.325.172

Đài Loan

314.026

303.527

271.643

334.007

361.051

254.944

437.046

Nhật Bản

411.557

392.999

359.231

442.089

481.519

329.482

564.826

Hàn Quốc

475.535

449.237

362.115

495.902

536.408

421.007

721.726

Malaisia

145.535

174.008

166.284

211.337

233.132

169.048

289.796

Thái Lan

160.747

183.142

152.633

222.839

181.820

120.912

207.277

Mỹ

412.301

417.198

403.930

430993

439.872

279.251

478.716

Pháp

182.501

182.048

174.525

199.351

211.444

137.510

235.730

Úc

227.300

234.760

218.461

278.155

289.762

170.171

291.721

Các thị trường khác

1.098.542

1.108.362

1.135.927

1.275.269

1.438.779

989.648

1.696.539

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Biểu đồ 2.1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2007-2012


7000000

6000000

5000000

4000000

3000000

2000000

1000000

0

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 7/2012 đạt 3.832.472 lượt, tăng 10.8% so với cùng kỳ năm trước, ước cả năm 2012 đạt 6.569.952 lượt khách. Trong đó lượng khách đến bằng đường không đạt 5.031.586 lượt khách, chiếm 83,89% (tăng 3,23% so với năm 2010); khách đến bằng đường biển đạt 46.321 lượt, chiếm 0,77% (tăng 0.76% so với năm 2010); khách đến bằng đường bộ đạt 936.125 lượt, chiếm 0.015% (giảm 0.003% so với năm 2010). Lượng khách đến vì mục đích du lịch, nghỉ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024