Chính Sách Chiến Lược Tat Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Thái Lan


nhập của cộng đồng dân cư địa phương từ sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ và sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch.

- Tại Australia:

Ở Australia, việc quản lý hoạt động khai thác các tiềm năng DLST được giao cho Hiệp hội DLST Australia đảm nhiệm. Hiệp hội này được thành lập từ năm 1991, với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận quản lý hoạt động DLST - một loại hình DL mũi nhọn trong công nghiệp DL Australia. Thành viên của Hiệp hội bao gồm: các nhà kinh doanh lưu trú, lữ hành, các nhà quy hoạch phát triển, các nhà quản lý khu vực bảo vệ, KDL và cộng đồng địa phương.

Tầm hoạt động của Hiệp hội DLST Australia là lãnh đạo, hỗ trợ cho các đơn vị hoạt động DLST và hoạt động du lịch khác trở thành du lịch có trách nhiệm; cam kết đảm bảo tính bền vững về môi trường, khả thi về kinh tế, văn hóa xã hội trong khai thác các tiềm năng DLST.

Sứ mệnh của Hiệp hội DLST Australia là phát triển, củng cố và thúc đẩy DLST và các hoạt động du lịch khác đảm bảo tính bền vững thông qua các biện pháp tiếp cận: Xây dựng ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn phát triển bền vững; tăng cường tính chuyên nghiệp của những người làm việc trong ngành du lịch; tinh giản các thủ tục đăng ký hoạt động DLST tại các khu vực được bảo vệ; tăng cường cung cấp thông tin cần thiết về bảo tồn tài nguyên; nâng cao vị trí và khả năng tài chính cho các nhà khai thác trong việc đảm bảo sự bền vững.

Hiệp hội đưa ra chương trình công nhận DLST và cấp chứng chỉ HDV DLST. Đây là chương trình công nhận có kỳ hạn hoạt động DLST cho các đối tượng. Những đơn vị và cá nhân muốn hoạt động DLST phải được cung cấp kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động DLST, phải có chứng chỉ hành nghề và cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn của DLST, phải có đội ngũ HDV DLST do Hiệp hội cấp chứng chỉ. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, hầu hết


các đơn vị đều đăng ký hoạt động DLST, du lịch có trách nhiệm và thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của DLST. Vì vậy tính bền vững trong phát triển du lịch được thể hiện khá rõ trong hoạt động du lịch của Australia.

- Tại Thái Lan:

Ngành công nghiệp du lịch ở Thái Lan đã liên tục phát triển thịnh vượng kể từ khi nó được hỗ trợ bởi chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự thành công của ngành du lịch là đã tạo ra doanh thu và thu nhập đáng kể, là một trong các ngành công nghiệp lớn của Thái Lan mà doanh thu chỉ đứng sau công nghiệp điện tử tin học. Trong những năm 1998-1999, sự phát triển về kinh tế và du lịch đã tạo ra một Thái Lan "đáng kinh ngạc" (Amazing Thái Lan) và sự phát triển đó tương đối đều đặn.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch đã dẫn đến sự suy thoái của môi trường, dẫn đến những tác động tiêu cực đến công chúng đối với ngành du lịch, KDL từ chối việc quay trở lại với DL của Thái lan. Để khắc phục những sai lầm trong quá khứ và đưa ra kế hoạch phát triển bền vững. Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã cho nghiên cứu các vấn đề về du lịch có trách nhiệm và phát triển DL bền vững. Khái niệm DLST đã được nhấn mạnh là một trong những chiến lược được sử dụng để đáp ứng các nguyên tắc phát triển bền vững.

Với tiềm năng DLST to lớn bởi TNTN phong phú và tài nguyên văn hóa độc đáo, Thái Lan đã hình thành hơn 600 điểm thu hút thích hợp được phát triển như là điểm DLST chủ yếu tập trung ở các VQG và thu hút một lượng KDL đáng kể. Lúc đầu, các tiêu chuẩn của các dịch vụ DLST này còn thấp, chưa chú trọng đến việc bảo vệ TNDL, do hoạt động DLST liên quan đến nhiều đối tượng, sự phối hợp giữa các bên liên quan chưa chặt chẽ đồng bộ và không có "chỉ huy" chung. Vì vậy, TAT đặt ra là phải có một chính sách cụ thể của Chính phủ để thúc đẩy và quản lý hoạt động DLST.


Mục tiêu tổng thể của chính sách phát triển DLST ở Thái Lan là phát triển một ngành công nghiệp du lịch bền vững, duy trì một môi trường tự nhiên - xã hội lành mạnh và tự chủ. Chính sách này liên quan đến tất cả các lĩnh vực như: môi trường, lâm nghiệp và quản lý tài nguyên; du lịch bền vững; phát triển kinh tế-xã hội, sự tham gia của cộng đồng và phát triển con người. TAT đã phát triển chiến lược DLST như là một phần của một chính sách du lịch bền vững.

Trên cơ sở các chính sách đã được ban hành, TAT đã thực hiện thí điểm phát triển DLST tại khu vực Umphang (một huyện giàu TNTN và tài nguyên văn hóa). Việc quản lý hoạt động DLST thí điểm là sự phối hợp giữa TAT, chính quyền quận Umphang, tỉnh Tak, các thánh địa Hoàng gia và Sở Tài nguyên môi trường. Chính việc thu hút được nhiều đối tượng tham gia nên mô hình thí điểm của Umphang đã thành công, KDL đến ngày càng nhiều, động vật hoang dã được bảo vệ nghiêm ngặt, môi trường DL ngày càng được cải thiện. Để nhân rộng mô hình DLST Umphang, TAT các chiến lược chính sách chiến lược để phát triển du lịch sinh thái.

Bảng 1.7. 6 chính sách chiến lược TAT phát triển du lịch sinh thái tại Thái Lan


STT

Các chính sách chiến lược

1

Chính sách quản lý môi trường và TNDL

2

Chính sách nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường

3

Chính sách phối hợp giữa cộng đồng địa phương với sự hỗ trợ của các doanh

nghiệp trong việc phát triển DLST

4

Chính sách tiếp thị xúc tiến DLST

5

Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng

6

Chính sách đầu tư DLST

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh - 7

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ phát triển du lịch sinh thái tại Thái Lan, 2012)

Để đạt được các mục tiêu DLST của TAT đã đề ra, một mạng lưới quản lý DLST được thành lập, bao gồm: Ban DLST quốc gia, Hiệp hội DLST Thái Lan, CQĐP, Ủy ban bảo hộ môi trường và du lịch. Vì vậy DLST đã trở


thành thành phần chính, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành DL Thái Lan.

1.5.2. Nghiên cứu một vài mô hình DLST trong nước:

- Tại Hồ Ba Bể - Bắc Cạn

Bắc Cạn không phải là địa phương có du lịch phát triển, nhưng thiên nhiên ban tặng cho Bắc Cạn một “Viên ngọc xanh giữa lòng Đông Bắc”, đó là Hồ Ba Bể, một hồ nước trong, xanh ngắt được bao quanh bởi VQG Ba Bể với diện tích 23.340 ha, hệ thống rừng nguyên sinh có đến 417 loài thực vật và

299 loài động vật có xương sống trong đó có nhiều loại động vật quí hiếm,....xung quanh hồ Ba Bể là sự quần cư của các dân tộc Tày, Nùng…với bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, nguyên sơ. Tiêu biểu là bản Pác Ngòi thuộc xã Nam Mẫu, ngay cạnh hồ Ba Bể, còn giữ nguyên bản sắc văn hóa của người Tày bản địa. Với những nếp nhà sàn truyền thống bình dị, những món ăn độc đáo ở bản như thịt dê nướng ăn với xôi nếp nướng, cá nướng, tép chua… những tiết mục hát then, đàn tính mượt mà, những hiện vật thể hiện rõ nét đời sống sinh hoạt của đồng bào như: chài, lưới, mây tre đan, nhạc cụ dân tộc, rất hấp dẫn KDL, đặc biệt là KDL quốc tế.

Để khai thác những giá trị TNTN và VHĐP phục vụ du lịch, ngoài việc thụ hưởng “Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mêkông mở rộng”, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Cạn đã triển khai một số dự án: Dự án đường bộ Bắc Cạn – Ba Bể - Pác Nậm; dự án Khu DLST Ba Bể, đặc biệt là “Dự án Bảo tồn và Phát triển làng văn hóa truyền thống bản Pác Ngòi”. Tại bản Pác Ngòi, đã xây dựng, đầu tư các trang thiết bị cho nhà sinh thái, hỗ trợ tôn tạo các nhà sàn cổ, tập huấn cho cộng đồng dân cư về DLST,… nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ DL, bảo tồn và làm phong phú thêm vốn văn hóa đặc sắc của người dân bản địa, qua đó gắn phát triển du lịch với bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc.


Mô hình homestay tại bản Pác Ngòi khá phát triển, hầu hết các gia đình trong bản đều có thể đón và phục vụ khách, với giá cả từ 70.000đ – 100.000đ/một ngày khách. Khách có thể ăn, ở với đại gia đình bản Pác Ngòi trong một không gian đẹp, yên tĩnh, cảm nhận lòng hiếu khách cũng như trải nghiệm cuộc sống nguyên sơ của người Tày bản địa. Bản đã thành lập một đội văn nghệ truyền thống để phục vụ khách một cách thường xuyên. Vào dịp đầu xuân, KDL sẽ được hưởng trọn vẹn Lễ hội Lồng Tồng của người Tày trong Hội Xuân Ba Bể được tổ chức tại xã Nam Mẫu vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm.

Với những nỗ lực của chính quyền các cấp và CĐDCĐP, KDL đến với Hồ Ba Bể tăng qua từng năm: Năm 2004 là 52.000 lượt khách, năm 2010 là

150.000 lượt khách, thì năm 2011 đã là 193.000 lượt khách với doanh thu 135 tỷ đồng.

- Tại Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh:

Ngoài tài nguyên rừng và hệ động thực vật rừng ngập mặn rất phong phú,đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2000, còn có tài nguyên lịch sử-văn hóa và các làng nghề truyền thống lâu đời và đa dạng, thời gian gần đây, điểm DLST huyện Cần Giờ đã trở thành địa chỉ quen thuộc của du khách đến thành phố Hồ Chí Minh.

Cần Giờ có diện tích 714km2, trong đó có tới 1/2 diện tích là rừng ngập mặn với 12.000 ha rừng tự nhiên và 20.000 ha rừng trồng, trở thành “lá phổi xanh” của thành phố. Hệ động vật rừng ngập mặn của Cần Giờ được các nhà khoa học đánh giá có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học, với trên 200 loài động vật, trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Nhận thức được giá trị của tài nguyên tự nhiên và nhân văn tại Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương quy hoạch huyện Cần Giờ thành Khu đô thị sinh thái rừng-biển. Chủ trương này đã được cụ thể hóa bằng việc xây dựng và triển khai nhanh chóng Dự án “Hệ thống công trình


lấn biển kết hợp khu đô thị-du lịch biển Cần Giờ”. Dự án trọng điểm là khu lấn biển diện tích 600 ha, bao gồm các sản phẩm du lịch như khu thủy cung, tuyến du lịch ở khu rừng Sác, khu nuôi Yến, khai thác thủy hải sản và xây dựng một đường ngầm dưới biển để khách tham quan, tìm hiểu đời sống sinh vật biển nhiệt đới.

Đến nay, huyện Cần Giờ đã có trên 50 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, triển khai Đề án “Xây dựng khu DLST biển Cần Thạch” với diện tích 69ha. Các sản phẩm du lịch khá phong phú đa dang: Ngắm khỉ, câu cá sấu, tham gia trải nghiệm cuộc sống của nông ngư dân trong huyện, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ đã được giới thiệu rộng rãi trong và ngoài nước, tuyến du lịch biển Cần Giờ-Vũng Tàu-Mũi Né đã được triển khai,…Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch của Cần Giờ bình quân tăng 24%/năm, DLST Cần Giờ được quảng bá ngày càng rộng rãi. 3 năm gần đây, Cần Giờ đã thu hút được 1.200.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, đã đem lại những lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân huyện đảo Cần Giờ nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

1.5.3. Những bài học kinh nghiệm trong khai thác tiềm năng du lịch sinh thái bền vững

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia và một vài địa phương có hoạt động DLST phát triển, căn cứ vào những điều kiện cụ thể của quốc gia, của từng vùng mà có thể áp dụng một cách linh hoạt nhằm khai thác tiềm năng để phát triển DLST nói riêng và phát triển du lịch nói chung ở Việt Nam hiện nay.

Đó là: Thứ nhất: DLST phải được đặt ra như là một yêu cầu tất yếu trong hoạt động du lịch để đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Yêu cầu này cần được quán triệt ở các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, đến các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư.


Thứ hai: phải có có cơ quan chuyên quản lý hoạt động DLST, cơ quan nàycó trách nhiệm xây dựng các chính sách, quy định về hoạt động DLST vừa hướng dẫn thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách phát triển DLST.

Thứ ba: để khai thác tiềm năng DLST một cách hợp lý, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững, cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp các ngành và phải được thực hiện theo một trình tự nhất định, trình tự sau:

(1) Đánh giá tiềm năng DLST và các điều kiện để khai thác tiềm năng DLST của địa phương hay khu vực

(2) Quy hoạch tuyến điểm DLST trên cơ sở tiềm năng DLDT và các điều kiện để khai thác tiềm năng DLST.

(3) Triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện và tổ chức hoạt động đối với các tuyến điểm DLST đã hình thành theo đúng nguyên tắc, quy định của DLST.

(4) Quản lý hoạt động các tuyến điểm DLST đảm bảo phát triển bền

vững.

Thứ tư: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách

giải pháp để thúc đẩy khai thác tài nguyên một cách hợp lý để phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Thứ năm: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch: Do đối tượng phục vụ của du lịch là con người, bao gồm cả người trong nước và khách du lịch nên đòi hỏi trình độ của cán bộ, nhân viên du lịch phải cao. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục cho đội ngũ nhân viên có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Thứ sáu: phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường: Việc phát triển du lịch hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: gây tổn hại môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, các công trình văn hóa lịch sử, các tệ nạn xã hội. Môi trường du lịch có thể hiểu cả môi


trường sinh thái và môi trường xã hội như: Chương trình xanh, sạch, đẹp, văn minh, giữ gìn an ninh trật tự trong hoạt động du lịch (cướp giật, ăn xin, ép khách mua hàng, tệ nạn xã hội) để điểm đến được an toàn, hấp dẫn, thân thiện đối với khách du lịch.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 14/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí