Phân Tích Môi Trường Hoạt Động Du Lịch Của Tỉnh Bình Thuận Trong Thời Gian Qua

36


rất nhiều phần lễ và phần hội đậm màu sắc dân gian truyền thống. Còn người Chăm theo Đạo Hồi có lễ Suk Yâng và Ramưwan. Một trong những dân tộc lớn và có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo nữa là người Hoa với tục thờ Thần Thánh như Quan Công (Ông) và Bà Thiên Hậu Thánh mẫu cùng Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh đậm sắc màu và hấp dẫn.

Ngoài ra, người Bình Thuận còn có nhiều hoạt động văn hóa đậm đà tính dân tộc, trong đó có trò chơi đánh bài chòi diễn ra trong 3 ngày Tết. Hay Hội đua thuyền truyền thống có xuất xứ là trò chơi dân gian có quy mô lớn của cư dân miền biển. Thoạt đầu đua thuyền diễn ra vào dịp Lễ Hạ nghệ (tức lễ xuống nghề), về sau tổ chức trên sông, trên biển tạo nên nếp sinh hoạt văn hóa rộn ràng trong các dịp lễ hội lớn trong năm. Cũng dùng để vui chơi trong dịp Tết cổ truyền và các lễ hội quan trọng, người Bình Thuận còn có các trò chơi như lô tô, đố thai ngày Tết, hát tập thể, sai sàng…

Kho tàng nghệ thuật dân gian Bình Thuận còn có nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Đó là các công trình đình, chùa, miếu mang kiến trúc kế thừa truyền thống của dòng người vào Nam sinh cơ lập nghiệp pha lẫn sự gia công tôn tạo nghệ thuật theo phong cách truyền thống. Hệ thống đình, chùa Bình Thuận lần lượt xây dựng vào thời điểm nghệ thuật kiến trúc đình làng cả nước phát triển đến đỉnh cao vào thế kỷ 17 và đầu 18. Tất cả 43 ngôi chùa và hàng trăm đình làng, lăng vạn đều trở thành những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và rất nhiều đã được Nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Ngoài đình, chùa, đền, miếu, nghệ thuật kiến trúc dân gian còn thể hiện trên nhà ở của người dân. Tiêu biểu nhất là nhà rường của các gia đình khá giả đến nay đã ngót trăm năm vẫn còn vững chắc. Đa số là nhà ba gian hai chái, kiềng cao, mái ngói âm dương, vách xây gạch ống.,.khung nhà bằng các loại gỗ bền, chắc và tốt như lim, căm xe.

Đối với di tích văn hóa-lịch sử của người Chăm phần lớn chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ, tổng thể bao gồm một ngôi đền chính thờ một bộ Linga Yoni (tượng trưng cho Thần Siva), bao quanh bởi những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Tháp Chăm xây bằng gạch nung dạng hình vuông, phần trên gần như thu nhỏ lại kêt cấu tầng dưới và nhọn vút lên cao. Hiện Bình Thuận còn lưu lại một số Tháp Chăm là: nhóm đền tháp Pô Tằm, nhóm đền tháp PôShaInư, phế tích Tháp Chăm Hàm Thắng và một số nhóm tháp Chăm mới phát hiện gần đây. Ngoài ra, người Chăm còn một số đền

37


thờ với nét kiến trúc như một ngôi chùa của người Việt và sử dụng vật liệu gạch, gỗ, vôi. Tiêu biểu là các đền thờ Pô Klong Mơh Nai, Pô Nít, công chúa Bàng Tranh.

Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nền kiến trúc của người Chăm rất phong phú với những tháp cao bằng đất nung vừa thanh thoát, vừa bền vững với dáng đứng hiên ngang. Những tác phẩm điêu khắc Chăm như tượng các thần, các vị vua, hoàng hậu, vũ nữ… đã thể hiện trình độ điêu luyện về kỹ thuật chạm, khắc với những đường nét chắc, khỏe, lãng mạn, giàu trí tưởng tượng. Trang phục, nhạc cụ, điệu múa, lời ca là những di sản quý của nền văn hóa cổ Sa Huỳnh và văn hóa Chăm cổ còn được lưu giữ đến ngày nay.

Các công trình kiến trúc cổ có đền, tháp, đình, chùa, lăng, miếu đan xen với các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội truyền thống của người Việt, người Chăm… đã mang lại cho Bình Thuận những nét văn hóa riêng độc đáo. Một số lễ hội đặc trưng có thể kể ra đây như hội đền Dinh Thầy Thím, lễ hội Kate, lễ hội cầu yên, lễ Nghinh Ông…

Một số di tích lịch sử – văn hóa tiêu biểu của Bình Thuận bao gồm: Di tích trường Dục Thanh, nhà lưu giữ bảo vật Vương quốc Chăm, đền thờ Pôklông–Mơh Nai, nhóm di tích tháp cổ Pô–Sha–Nư, chùa Hang, chùa Bảo Sơn, đền thờ Cổ Hỷ, chùa Linh Sơn Trường Thọ (chùa núi Tà – Cú), Vạn Thủy Tú… Các điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Thuận là Mũi Né, khu du lịch Hòn Rơm, hòn Lao Câu, đảo Phú Quý, suối Tiên, bãi biển Đồi Dương, khu du lịch Vĩnh Hảo – Tuy Phong, hồ Biển Lạc, núi Tà – Cú, lầu ông Hoàng, hải đăng Khe Gà…

2.3. Phân tích môi trường hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua

Trong thời gian qua, ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận đã có những bước tiến vượt bậc. Bình Thuận là tỉnh nằm trong “Tam giác phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Bình Thuận - Lâm Đồng”, do vậy Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cùng với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh và Lâm Đồng thực hiện chương trình hợp tác liên kết giữa 03 địa phương, nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ du lịch mới phục vụ du khách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 03 địa phương đã có sự quan tâm trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như việc hỗ trợ, thúc đẩy triển khai và đưa vào hoạt động kinh doanh các dự án mà các doanh nghiệp của các địa phương đăng ký đầu tư trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du

38


lịch trên địa bàn; tích cực thông tin và giới thiệu cho nhau những chính sách ưu đãi, những dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch của từng địa phương đến các nhà đầu tư.

Bình Thuận đã thu hút được các dự án đầu tư du lịch của nhà đầu tư từ Tp. Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ khá lớn, gần 60%. Hiện có 243 dự án du lịch được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư còn hiệu lực với diện tích đất cấp khoảng 6.246 ha, vốn đầu tư đăng ký khoảng 41.720 tỷ đồng (có 80 dự án thu hồi, 16 dự án sát nhập).

2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài

2.3.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô

Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận có phát triển được hay không là phụ thuộc vào năng lực và tiềm năng của ngành này là chính. Song cũng như bao ngành khác, sức mạnh của ngành này cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, các yếu tố này tác động, ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả hoạt động mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Khi các yếu tố này được xem xét đúng mức thì công tác hoạch định chiến lược sẽ chính xác và hợp lý hơn.


2.3.1.1.1. Môi trường quốc tế

Xu hướng toàn cấu hóa đang từng bước làm cho nền kinh tế thế giới hợp thành một khối. Điều này đặt ra cho mỗi nước phải tích cực nỗ lực tìm chỗ đứng cho mình trong ngôi nhà chung. Mối liên kết kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ hơn, nhưng cũng dễ bị tổn thương hơn. Cũng nhờ có sự giao thương với nhau mà nền kinh tế các nước có những biến chuyển mạnh mẽ trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam cũng tăng trưởng cao, liên tục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong một vài năm vừa qua cũng không thật sự suôn sẻ, gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch thế giới cũng như đến ngành du lịch của Việt Nam. Với những đặc tính riêng của mình, ngành du lịch rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Các cuộc xung đột chiến tranh ở Trung Đông, phong trào ly khai ở một số nơi trên thế giới, mâu thuẫn về tôn giáo, dịch cúm gia cầm và gần đây là thiên tai sóng thần, động đất, ngành du lịch thế giới đã bị tác động rất lớn và phần nào cũng tác động tiêu cực đến ngành du lịch của Việt Nam. Hiện nay, mối đe dọa bùng phát dịch bệnh tại Châu Á, khủng bố tại Châu Âu và Mỹ, thời tiết khắc nghiệt trên thế giới vẫn là kẻ thù lớn cho ngành du lịch thế giới.

39


Du lịch Bình Thuận cũng không nằm ngoài quy luật đó. Lượng khách đến với Bình Thuận chủ yếu là khách nước ngoài, thời gian gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên lượng khách đến quốc tế đến với Bình Thuận có giảm, số tiền khách chi tiêu trong những chuyến du lịch cũng giảm theo.

2.3.1.1.2. Môi trường an ninh-chính trị

So với sự bất ổn của nhiều khu vực trên thế giới thì môi trường an ninh-chính trị của Việt Nam lại rất ổn định, an toàn. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất trên thế giới. Với lợi thế tự nhiên, văn hóa đặc sắc cùng với môi trường chính trị ổn định chúng ta rất thuận lợi phát triển ngành du lịch của mình.

2.3.1.1.3. Môi trường pháp luật

Mặc dù có nhiều cải thiện trong chính sách của Nhà nước như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, tiến hành cải cách hành chính, ban hành các văn bản pháp luật, miễn thị thực cho công dân của một số nước trong khu vực, cải cách thủ tục nhập cảnh… nhưng Luật Du lịch vẫn chưa được ban hành để tạo hành lang pháp lý cho ngành này hoạt động, tạo sự phát triển công bằng, các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, các quy định của Nhà Nước còn chồng chéo và hay thay đổi, người có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm của mình... Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch và cũng làm mất nhiều cơ hội đầu tư vào ngành này.

2.3.1.1.4. Môi trường kinh tế-xã hội

Nền kinh tế tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian qua đang từng bước thay đổi diện mạo đất nước. Việc làm được tạo ra ngày một nhiều, thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, các chỉ số về con người, xã hội thay đổi tích cực…đang thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà Nước ta. Với chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ, quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, trong tương lai nền kinh tế của Việt Nam còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Khi thu nhập của người dân tăng cao thì nhu cầu vui chơi giải trí sẽ tăng, đòi hỏi ngành du lịch phải phát triển hơn cả về chất lẫn về lượng. Ngày nay, du lịch không đơn thuần là đi nghỉ dưỡng mà còn nhu cầu thưởng thức và học hỏi của khách hàng tại nơi họ du lịch. Nhận thấy điều này nên trong một vài năm trở lại đây, ngành du lịch đã và đang tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, phong phú và đặc sắc hơn. Đầu tư và


mời gọi đầu tư để phát triển ngành này thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn là chủ trương của Nhà Nước ta.

2.3.1.1.5. Môi trường văn hóa, xã hội

Bao gồm các yếu tố như văn hóa dân tộc, nhánh văn hóa, tình hình xã hội…. Môi trường văn hóa, xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một ngành. Các Ngành cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.

2.3.1.1.6. Môi trường khoa học – công nghệ

Là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến ngành nghề. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các ngành nghề có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang đến cho ngành nghề nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.

2.3.1.2. Môi trường vi mô

Theo M. Porter doanh nghiệp luôn phải chịu năm lực cạnh tranh, bao gồm: áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại trong ngành; nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ mới; áp lực từ khách hàng; áp lực từ nhà cung cấp và áp lực cạnh tranh từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế.


Hình 2.7 : Mô hình 5 lực cạnh tranh của M. Porter


CÁC ĐỐI THỦ TIỀM ẨN

Mối đe dọa của người mới gia nhập thị trường


Thế mặc cả của các nhà cung cấp

Thế mặc cả của người mua

Mối đe dọa của sản phẩm thay thế

CÁC ĐỔI THỦ HIỆN HỮU


Tranh đua giữa các đối thủ cạnh tranh hiện hữu

NHỮNG NHÀ CUNG CẤP

NHỮNG NGƯỜI MUA

CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ

2.3.1.2. 1. Đối thủ hiện hữu

So với thế giới và một số nước trong khu vực thì ngành du lịch của chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Ngành du lịch của chúng ta mới chỉ đầu tư theo chiều rộng và chủ yếu là khai thác tài nguyên sẵn có. Bên cạnh đó còn nhiều vấn đề chưa hợp lý như chi phí vận chuyển quá đắt lại thiếu đồng bộ, chi phí điện thoại, giá cước internet cao hơn nhiều lần so với khu vực, chưa quảng bá được hình ảnh du lịch Việt Nam, hệ thống quản lý hành chính chưa làm hết chức năng, thủ tục nhập cảnh còn rườm rà, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chính sách quản lý vĩ mô chưa nhất quán…đã làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam so với khu vực và thế giới.

Trong nước, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận phải cạnh tranh với một số địa phương có sản phẩm du lịch tương tự như mình, đó là Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu. Sản phẩm du lịch của các vùng này gần giống nhau và vị trí địa lý lại gần nhau, hiện tại khả năng cạnh tranh du lịch của Bình Thuận so với đối thủ vẫn ở mức cao. Ta có thể tham khảo một số chỉ tiêu như sau:


Bảng 2.5: So sánh các chỉ tiêu cạnh tranh du lịch của một số tỉnh

Chỉ Tiêu So Sánh

Bình Thuận

Bà Rịa-Vũng Tàu

Ninh Thuận

Khánh Hòa

Thị phần khách du lịch

Cao

Cao

Thấp

Cao

Khả năng cạnh tranh giá

Trung bình

Cao

Cao

Trung bình

Sự phong phú về SPDL

Cao

Thấp

Thấp

Cao

Đầu tư từ Ngân Sách

Trung bình

Thấp

Thấp

Cao

Thu hút đầu tư du lịch

Cao

Trung bình

Thấp

Cao

Tiềm năng phát triển

Cao

Trung bình

Thấp

Cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 - 7


Với tiềm năng của mình và vị trí thuận lợi, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận vẫn được đánh giá rất cao. Trong tương lai, ngành du lịch Bình Thuận, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ là đối thủ lớn của nhau trong nhóm vùng có sản phẩm du lịch gần giống nhau (nhóm du lịch có lợi thế tài nguyên biển).

2.3.1.2. 2. Khách hàng

Là những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngành du lịch. Họ quyết định đến sự thành bại của Ngành. Khách hàng luôn đòi hỏi Ngành phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của mình cả về sản phẩm lẫn giá cả, vì vậy họ luôn mặc cả để sao cho nhận được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất. Do đó Ngành du lịch luôn phải chịu áp lực từ khả năng thương lượng của các khách hàng

2.3.1.2. 3. Nhà cung cấp

Là những người cung cấp các dịch vụ đầu vào cho Ngành. Nó không chỉ giới hạn trong các nhà cung cấp vật tư, máy móc thiết bị, điện, nước... mà còn kể cả những người cung cấp sức lao động, cung cấp tài chính... Để tiến hành kinh doanh du lịch thì Ngành du lịch luôn phải cần đến nguyên vật liệu, dịch vụ từ các nhà cung cấp khác. Do đó Ngành du lịch cũng luôn phải chịu áp lực đàm phán từ các nhà cung cấp

2.3.1.2. 4. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Là những người có khả năng gia nhập thị trường trong tương lai. Họ sẽ đem lại những công suất mới cho ngành và tăng cung trên thị trường. Vì vậy các đối thủ tiềm ẩn xuất hiện sẽ tạo ra một áp lực cạnh đối với Ngành.

2.3.1.2. 5. Sản phẩm, dịch vụ thay thế

Là những sản phẩm, dịch vụ cũng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng bằng những sản phẩm, dịch vụ khác. Các sản phẩm, dịch vụ này sẽ làm thay đổi nhu


cầu trên thị trường, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của Ngành du lịch. Khả năng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của tỉnh còn yếu.

2.3.1.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Qua phân tích thực trạng ngành du lịch Bình Thuận ở trên, từ những mặt mạnh, mặt yếu chính rút ra, ta tiến hành xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. Ma trận này sẽ cho chúng ta thấy ngành du lịch của tỉnh đã tận dụng tốt các thế mạnh hay chưa? Thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành du lịch, các nhà hoạch định chiến lược, ma trận được xây dựng như sau:




Các Yếu Tố Chủ Yếu Bên Trong

Mức độ

quan trọng

Phân loại (1-4)

Số điểm quan trọng

O1

Chính sách mở cửa hội nhập của nhà nước.

0.1

3.9

0.39

O2

Việt Nam có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, có kỳ quan của thế giới, chính trị ổn định.


0.15


3.8


0.57

O3

Kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định.

0.1

3.1

0.3193

O4

Ngành du lịch được nhà nước quan tâm rất lớn.

0.05

3.3

0.17

O5

Tình hình thế giới có nhiều biến động, tâm lý khách du lịch muốn tìm đến những nơi an toàn hơn.


0.05


3


0.15

O6

Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Thuận nằm trong chiến lược quốc gia.


0.05


3.1


0.1581

O7

Là tỉnh nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của Việt Nam, Bình Thuận rất thuận lợi thu hút khách du lịch, đặc biệt là khả năng thu hút khách nước ngoài đến nghỉ dưỡng tại Mũi Né.


0.06


3


0.18

T1

Ngành du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển.


0.1


2


0.19

T2

Khủng bố, dịch gia cầm, sóng thần, thiên tai đã gây tâm lý không tốt cho khách đi du lịch.


0.1


2


0.20

T3

Ngành du lịch Việt Nam gặp sự cạnh tranh rất lớn.


0.05


2


0.108

T4

Khả năng liên kết giữa các ngành còn yếu.

0.04

1.9

0.076

T5

Khả năng đa dạng hóa sản phẩm còn yếu.

0.05

2

0.098

T6

Khả năng không kiểm soát được môi trường tự nhiên khi ngành du lịch phát triển.


0.05


1.8


0.09

T7

Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ.

0.05

1.2

0.0576

Tổng cộng

1.00


2.75

Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là 2,75 cao hơn số điểm trung bình 2,5. Điều này cho thấy chiến lược của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận ứng phó khá tốt với các yếu tố bên ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024