Cơ Sở Lý Luận Về Du Lịch Và Vai Trò Của Du Lịch Trong Phát Triển Kinh Tế


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1. Các khái niệm: du lịch, du lịch bền vững; khách du lịch; sản phẩm du lịch; ngành du lịch; các loại hình du lịch và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội.

1.1.1. Du lịch, du lịch bền vững

Thuật ngữ “Du lịch” ngày càng trở nên thông dụng đối với mọi người. Du lịch là từ được bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour” có nghĩa là đi vòng quanh, là cuộc dạo chơi; còn từ “Touriste” là người đi dạo chơi. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết nó có liên quan mật thiết với sự di chuyển chỗ ở của họ.

Năm 1991, Tổ chức du lịch Thế giới (WTO) đã thống nhất được định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch bao gồm những hoạt động của con người, di chuyển đến và ở lại những nơi ngoài môi trường quen thuộc của họ ít hơn 1 năm liên tục để giải trí, công vụ và những mục đích khác” (Theo Charles R. Goeldner & những người khác, Tourism: Princiles, Practices, Philosophies, tái bản lần thứ 8, NXB Johnwiley & Sons, New York 2000, Ch.1,tr.6).

Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam thì: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí...trong một thời gian nhất định.

Do những thay đổi theo hướng tiêu cức của môi trường, năm 1999, Hội đồng thế giới về tham quan và du lịch (WTTC), Hội đồng trái đất (CT) và WTO đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là loại hình du lịch đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của du khách và những vùng đón tiếp mà vẫn đảm bảo và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống”.


1.1.2. Khách du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Tháng 9/1968, Hội nghị của WTO họp tại Roma đã chính thức xác định phạm trù khách du lịch và khách du lịch quốc tế như sau:


Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 - 3

Khách du lịch là những người lưu lại ít nhất một đêm tại một nơi mà không phải là nhà mình và mục dích của sự di duyển này không phải là để kiếm tiền.

Khách du lịch quốc tế là những người đi ra nước ngoài với mục đích viếng thăm người thân, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham gia vào các hội nghị, hội thảo quốc tế, ngoại giao, thể thao, thực hiện công vụ (ký kết hợp đồng mua bán, thăm dò thị trường...) và có lưu trú qua đêm tại đó.

1.1.3. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là tổng hợp các yếu tố khác nhau nhằm cung cấp cho du khách một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.

Sản phẩm du lịch thường được cấu thành từ 7 yếu tố sau:

- Di sản thiên nhiên: Đồi, núi, sông, biển, thác, suối, rừng, đảo…

- Di sản do con người tạo ra: Chùa chiền, đền thờ, bảo tàng, các công trình kiến trúc, tượng đài, công viên…

- Các yếu tố mang tính chất xã hội: Thái độ của người dân tại khu vực, quốc gia tiếp nhận khách, của nhân viên phục vụ khi tiếp xúc với khách…

- Các yếu tố hành chính: Thủ tục xuất nhập cảnh, xuất khẩu hàng hóa…

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch: Hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…

- Tình hình kinh tế, tài chính, chính trị của quốc gia…

- Các dịch vụ công cộng: Hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc…

Do được cấu thành từ những yếu tố như trên nên sản phẩm du lịch thường có những đặc điểm như sau:

- Sản phẩm du lịch được bán trước khi khách hàng thấy hoặc tiêu thụ chúng.

- Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng, vô hình nhưng dễ bắt chước.

- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp mà các nguồn kinh doanh khác phải tiêu phí thời gian và tiền bạc trước khi sử dụng nó.

- Khách mua sản phẩm du lịch phải được thông tin đầy đủ về chuyến đi.

- Các sản phẩm du lịch thường ở xa nơi khách hàng cư trú. Do đó cần phải có hệ thống phân phối thông qua việc sử dụng các đơn vị trung gian như các đại lý du lịch, các cơ quan du lịch… tức là các đơn vị có khả năng ảnh hưởng đến nguồn du khách tiềm năng.

6


- Sản phẩm du lịch có chu kỳ sống ngắn, dễ bị thay đổi vì sự biến động của tỷ giá tiền tệ; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội… và nó cũng không thể tăng theo ý muốn của khách du lịch một cách nhanh chóng.

- Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành hoặc không trung thành với điểm du lịch, tạo nên sự bất ổn về nguồn khách.

- Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch, ngoại trừ việc đi du lịch công vụ, phần lớn hết sức uyển chuyển và mang tính cạnh tranh cao.

1.1.4. Ngành du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều khu vực ngành khác nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Theo Victor T.C. Middleton trong tác phẩm Marketing in Travel and Tourism (tái bản lần thứ hai, NXB Bulterworth Heinemann, Oxford 1994, tr.4) thì năm khu vực chính trong ngành du lịch bao gồm:

- Khu vực vận chuyển: Bao gồm các hãng hàng không, hãng tàu biển, phà, thuyền, tàu hỏa, nhà điều hành xe bus, xe khách, công ty cho thuê xe…

- Khu vực lưu trú: Bao gồm các khách sạn, lữ quán, nhà hàng, khu nghỉ mát, trung tâm hội nghị, trung tâm triển lãm, căn hộ, biệt thự, nông trại…

- Khu vực tổ chức lữ hành: Nhà điều hành du lịch, nhà bán sỉ, môi giới du lịch,

đại lý du lịch bán lẻ, nhà tổ chức hội nghị, đại lý đặt chỗ…

- Khu vực điểm du lịch: Bao gồm công viên giải trí, viện bảo tàng và trưng bày nghệ thuật, công viên quốc gia, công viên hoang dã, di tích lịch sử và các trung tâm thể thao, thương mại…

- Khu vực tổ chức điểm đến: Bao gồm cơ quan du lịch quốc gia (NTO), cơ quan du lịch vùng, cơ quan du lịch địa phương và các Hiệp hội du lịch…

1.1.5. Các loại hình du lịch

Du lịch ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và phổ biến. Để phân loại, chúng ta thường phải căn cứ vào một số tiêu thức như:

1.1.5.1. Căn cứ vào nhu cầu của khách: Có thể có những loại hình sau

- Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh: Đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe của khách. Ngày nay, một số nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã biết kết hợp có hiệu quả việc khai thác sử dụng các nguồn nước khoáng, suối nước nóng, bùn thuốc, khí hậu biển trong lành… với kinh doanh dịch vụ phục vụ đối tượng khách du

7


lịch này. Nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe của khách du lịch đôi khi chỉ đơn giản là muốn được gần gũi với thiên nhiên hay thay đổi môi trường sống hàng ngày. Vì vậy, loại hình du lịch này đòi hỏi phải có điều kiện thiên nhiên tốt như bờ biển, sông suối, hồ nước, cao nguyên… những nơi có khí hậu trong lành.

- Du lịch tham quan: Là những chuyến đi qua nhiều địa danh du lịch, đặc biệt là các khu di tích văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc…, nó gắn liền với nhu cầu làm tăng thêm sự hiểu biết của khách về kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của người dân địa phương nơi mà họ đến thăm. Khách du lịch thường rất quan tâm đến phương tiện di chuyển và các thông tin về điểm tham quan.

- Du lịch thể thao: Nhu cầu, sở thích của khách gắn liền với một môn thể thao nào đó. Có thể chia loại hình du lịch này thành 2 loại Chủ động và Thụ động.

+ Chủ động: Khách du lịch chính là các vận động viên đi đến những vùng có tiềm năng về thể thao như leo núi, trượt tuyết, săn bắn, bơi lội, lướt ván… hoặc đến những khu vực có tổ chức các giải thi đấu để trực tiếp thi đấu hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao đó như là một nhu cầu rèn luyện thân thể hoặc giải trí.

+ Thụ động: Khách du lịch đi đến những nơi này để xem các trận thi đấu.

- Du lịch có tính chuyên nghiệp: Nó gắn liền với yêu cầu nghề nghiệp. Khách du lịch đi đến một địa danh nào đó với những mục đích rõ ràng và họ có sự chuẩn bị cho những nội dung cần giải quyết tại nơi đến. Khách du lịch của loại hình này thường là các nhà khoa học, kỹ thuật viên hay các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc, tôn giáo, những nhà khoa học về tự nhiên, môi trường hoặc văn hóa nghệ thuật, và bao gồm cả những người đi dự hội nghị, hội thảo khoa học, hội diễn tài năng… Khách đề ra mục đích rõ ràng và yêu cầu tìm hiểu về những nơi họ tham quan thường rất cao, rất cụ thể, đồng thời họ cũng có nhu cầu cao về trang thiết bị, tiện nghi và người giúp việc phục vụ cho các nội dung liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

- Du lịch công vụ hay còn gọi là du lịch kết hợp với công tác: Đối tượng khách chủ yếu là những người đi dự hội nghị, hội chợ, lễ kỷ niệm, đi thảo luận trao đổi ký kết văn bản hợp tác, trao đổi về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… Loại khách này có nhu cầu cao về phòng ngủ, nhà hàng, phòng họp và hệ thống tiện nghi phục vụ đi kèm như dịch thuật, máy chiếu phim, điện thoại… các chương trình tham quan du lịch, vui chơi giải trí phụ trợ.


- Du lịch có tính chất xã hội: Khách đi du lịch kết hợp với thăm viếng người thân, quê hương… loại khách này chủ yếu phát triển ở những nước có nhiều kiều dân nước ngoài như Việt Nam, Ý, Anh, Nam Tư, Tây Ban Nha; các vùng có tôn giáo lớn như Ấn Độ, Trung Đông…

- Du lịch sinh thái, du lịch xanh…: Là những loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển rất mạnh. Chúng ta đang sống trong một môi trường công nghiệp, tiếp xúc với máy móc, tiếng ồn, không khí nóng bức bụi bặm, tác phong làm việc khẩn trương theo khuôn phép và luôn căng thẳng… Do đó mới phát sinh nhu cầu được trở về với thiên nhiên, được thư giãn trong không khí trong lành của môi trường nguyên sinh; tìm hiểu về con người, cuộc sống và những điều huyền bí, kỳ diệu của tự nhiên, đồng thời góp tay giữ gìn, bảo tồn tài nguyên và môi trường đó bằng cách tạo cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, lợi ích kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý.

1.1.5.2. Căn cứ theo quốc tịch của khách: có thể chia thành 2 loại

- Du lịch nội địa – Domestic Tourism: Là loại hình mà công dân của một nước

đi du lịch dưới bất cứ hình thức nào trong phạm vi quốc gia của nước mình.

- Du lịch quốc tế – International Tourism: Là loại hình du lịch mà công dân của một nước đi du lịch ở các nước khác. Quan hệ kinh tế, văn hóa giữa các nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi tác động tích cực đến sự phát triển du lịch quốc tế.

1.1.5.3. Căn cứ theo phương tiện giao thông mà khách sử dụng để đi du lịch: Có thể có các loại hình như du lịch bằng xe đạp, xe máy, ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay… Thời gian gần đây đã có xuất hiện loại hình du lịch bằng tàu vũ trụ để bay vào không gian, tuy còn khá mới và chi phí khá cao nhưng loại hình này hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

1.1.5.4. Căn cứ theo đặc điểm cơ sở lưu trú: Có thể chia thành các loại hình du lịch như du lịch trong khách sạn – hotel, du lịch trong nhà nghỉ dọc đường – motel, du lịch trong nhà trọ, hoặc du lịch cắm trại…

1.1.5.5. Căn cứ vào thời gian lưu trú: Có 2 loại hình chính là du lịch ngắn ngày (thời gian đi du lịch là những ngày nghỉ cuối tuần hoặc kéo dài không quá 2 tuần) và du lịch dài ngày (thời gian đi du lịch kéo dài hơn 2 tuần nhưng không quá 1 năm).


1.1.7. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội

Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế – xã hội là mối quan hệ hai chiều. Khi nền kinh tế của một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu đi du lịch của người dân càng tăng lên, do đó ngành du lịch có điều kiện để phát triển. Ngành du lịch phát triển sẽ là đầu tàu kéo theo sự phát triển của các ngành khác có liên quan, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, cải thiện điều kiện sống của một bộ phận dân cư… và như vậy, sự phát triển của ngành du lịch góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa.

- Phát triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu ngoại tệ cho địa phương và cho đất nước. Nhiều nhà kinh tế đã khẳng định: Du lịch là một ngành xuất khẩu vô hình hoặc du lịch là một ngành xuất khẩu tại chỗ có hiệu quả kinh tế cao. Khi khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng, họ sẽ tiêu thụ một khối lượng lớn nông sản, thực phẩm dưới dạng các món ăn, đồ uống và mua hàng hóa, sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… Như vậy địa phương sẽ thu được một khoản ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao.

- Ngành du lịch phát triển là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành khác trong nền kinh tế. Đặc biệt là ngành nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng. Ngành du lịch đã mở ra thị trường tiêu thụ ngay tại đất nước mình thông qua việc cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm của những ngành này cho du khách. Từ đó thúc đẩy các ngành cải tiến kỹ thuật, quy trình sản xuất kinh doanh… để tạo ra nhiều loại sản phẩm mới. Ngoài ra nó còn gián tiếp kéo theo sự phát triển của một số ngành có liên quan như xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông…

- Ngành du lịch góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới thông qua việc mở rộng các phương tiện giao thông vận chuyển khách du lịch, trao đổi hàng hóa… và quan trọng hơn hết là làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước khác nhau trên thế giới.

- Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái của vùng, địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, việc phát triển các ngành nghề để cung cấp các sản phẩm phục vụ du lịch và việc giao lưu giữa người dân địa phương và khách du lịch.


- Phát triển du lịch nội địa không những góp phần sử dụng triệt để công suất của cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho người dân địa phương được sử dụng các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch, huy động đồng tiền nhàn rỗi trong nhân dân… mà nó còn là một trong những hình thức tái sản xuất sức lao động của con người, là phương tiện quan trọng giúp giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống đấu tranh của dân tộc, lòng yêu nước và niềm tin giữa con người với con người.

1.2. Lý luận về chiến lược

1.2.1. Khái niệm về chiến lược

Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương có thể làm được, cái gì đối phương không thể làm được. Từ đó thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời, theo quan điểm truyền thống chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Theo Alfred Chandler (1962): “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo William J. Glueck: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện”.

Tác giả ủng hộ quan điểm của Michael E. Porter (1996) khi cho rằng “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm (what not to do), bản chất của chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh (competitive advantages).

Như vậy có thể kết luận lại, chiến lược là những định hướng một cách bài bản cho những bước đi của công ty từ hiện tại hướng tới tương lai, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế cạnh tranh thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức. Các định hướng này giúp công ty định hình được con đường đi của mình, từng bước tích lũy các nguồn lực và sử dụng một cách tập trung các nguồn lực đó một cách tối ưu.


1.2.2. Các loại chiến lược

Trong một tổ chức, quản trị chiến lược có thể tiến hành ở 3 cấp cơ bản: Cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấp bộ phận chức năng. Tiến trình quản trị chiến lược ở mỗi cấp có hình thức giống nhau gồm các giai đoạn cơ bản: phân tích môi trường, xác định nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích và lựa chọn chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến lược. Ba cấp chiến lược cơ bản này không độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chiến lược cấp trên là tiền đề cho chiến lược cấp dưới, đồng thời chiến lược cấp dưới phải thích nghi với chiến lược cấp trên thì tiến trình thực hiện chiến lược mới có khả năng thành công và đạt hiệu quả

Hình 1.1 : Mối quan hệ giữa 3 cấp chiến lược


Chiến lược Công ty

(Corporate Strategy)

Chiến lược kinh doanh

(Business Strategy)

Chiến lược chức năng

(strategic function)


1.2.2.1. Chiến lược cấp công ty

Chiến lược cấp công ty xác định những định hướng của tổ chức trong dài hạn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Trong doanh nghiệp, nó thường trả lời câu hỏi doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh nào? Doanh nghiệp sẽ phân bổ nguồn lực của mình cho những lĩnh kinh doanh đó như thế nào? Theo đó trong tương lai doanh nghiệp có thể phát triển dựa trên các hoạt động kinh doanh hiện tại, hoặc mở rộng thêm hoạt động kinh doanh mới, hoặc có thể phải thu hẹp lại. Do vậy chiến lược cấp công ty có các loại sau:

- Chiến lược tăng trưởng tập trung: Là chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải tiến sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tố nào. Khi theo đuổi chiến lược này thì doanh nghiệp hết sức cố gắng để khai thác mọi cơ hội có được về các sản phẩm hiện đang sản xuất hoặc thị trường hiện đang tiêu thụ bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họ đang tiến hành. Bao gồm các chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm.

- Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập: Chiến lược tìm sự tăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với nguồn cung ứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024