Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 - 2


MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ 4

1.1. Các khái niệm 4

1.2. Lý luận về chiến lược 10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

1.3. Công cụ để hình thành chiến lược 17

1.4. Tổng quan về phát triển du lịch trên thế giới và kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước 19

Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 - 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN THỜI GIAN QUA 26

2.1. Vài nét về ngành du lịch Việt Nam thời gian qua 26

2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận 28

2.2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên 28

2.2.2. Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội 30

2.3. Phân tích môi trường hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua 37 2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài 38

2.3.2. Phân tích môi trường bên trong 44

2.4. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch tỉnh Bình Thuận 64

2.4.1. Những điểm mạnh của du lịch tỉnh Bình Thuận (S) 64

2.4.2. Những điểm yếu của du lịch tỉnh Bình Thuận (W) 65

2.4.3. Những cơ hội để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận (O) 66

2.4.4. Những thách thức của du lịch tỉnh Bình Thuận (T) 67

2.5. Kết luận chương 2 68

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 70

3.1. Những xu hướng du lịch hiện nay 70

3.2. Mục tiêu phát triển du lịch 72

3.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch của cả nước 72

3.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 73

3.2.3. Định hướng phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2020 74

3.2.3.1. Định hướng phát triển du lịch theo ngành 74

3.2.3.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ 75

3.3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch Bình Thuận 75

3.4. Lựa chọn chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 77

3.4.1. Chiến lược xâm nhập thị trường theo hướng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước 77

3.4.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng phát triển sản phẩm 78

3.4.3. Chiến lược liên doanh, liên kết phát triển du lịch 80

3.4.4. Chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 80

3.5. Một số giải pháp để thực hiện chiến lược 81

3.5.1. Giải pháp đầu tư, quy hoạch du lịch 81

3.5.2. Giải pháp vốn 83

3.5.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh 84

3.5.4. Giải pháp thị trường, xúc tiến phát triển du lịch 85

3.5.5. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý phục vụ phát triển du lịch 87

3.5.6. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, kiểm soát hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ du lịch; giải quyết tốt các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội 88

3.5.7. Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch; phát triển các dịch vụ, ngành nghề sản xuất, cung ứng nguyên liệu sạch, chất lượng cao, phục vụ cho du lịch 90

3.5.8. Giải pháp ổn định trật tự an toàn xã hội, an toàn cho khách 90

3.6. Kiến nghị 92

3.6.1. Kiến nghị đối với Trung ương 92

3.6.2. Kiến nghị đối với Địa phương 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Nations).

- GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product).

- MICE: Hội họp, khen thưởng, hội nghị và tổ chức sự kiện (Meeting,Incentive, Conference, Event).

- WTO: Tổ chức du lịch thế giới (World Travel Organization).

- UBND: Ủy ban nhân dân.

- FAMTRIP: Là hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị. Đây là mộtchương trình du lịch miễn phí dành cho các hãng lữ hành, các nhà báo tới một haynhiều điểm du lịch của một quốc gia để làm quen với các sản phẩm du lịch tại cácđiểm du lịch của quốc gia hay địa phương đó để các hãng lữ hành khảo sát, lựa chọn,xây dựng chương trình du lịch có hiệu quả thiết thực để chào bán cho khách.

- GIS: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System).

- VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm.

- VSMT: Vệ sinh môi trường.

- ANTT: An ninh trật tự.

- TEAMBUILDING: Là một hình thức xây dựng nhóm, kết hợp nhóm tạo thành sức mạnh đồng đội, sức mạnh của tập thể, tạo nên niềm tin trong tập thể, làm nên một tập thể luôn hòa đồng, gắn bó, đoàn kết và hiểu nhau.

- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations).

- INBOUND: Là khái niệm dùng để chỉ khách nước ngoài đến.

- KDL: Khu du lịch.

- NXB: Nhà xuất bản.

- EFE: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation).

- IFE: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation).

- SWOT: Ma trận kết hợp điểm mạnh và điểm yếu với cơ hội và mối đe dọa (Strengths and Weaknesses - Opportunities and Threats).



Chương 1:

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tăng trưởng khách du lịch của các nước ASEAN năm 2009-2010


Chương 2:


Bảng 2.1: Thống kê khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2007-2012


Bảng 2.2: Các ngành của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2006-2010 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2009-2015

Bảng 2.4: Thống kê lao động trong các ngành giai đoạn 2007-2011 Bảng 2.5: So sánh các chỉ tiêu cạnh tranh du lịch của một số tỉnh Bảng 2.6: Thống kê khách du lịch giai đoạn 2005-2010

Bảng 2.7: Số lượng lượt khách quốc tế theo nước có tỷ lệ trên 2% (năm 2009) so với tổng số lượt khách quốc tế xếp từ cao xuống thấp

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn tham khảo để quyết định đi du lịch của khách trong nước Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn tham khảo để quyết định đi du lịch của du khách quốc tế Bảng 2.10: Cơ cấu số lần du khách trong nước đến Bình Thuận giai đoạn 2006-2009 Bảng 2.11: Cơ cấu số lần khách quốc tế du lịch đến Bình Thuận giai đoạn 2006-2009 Bảng 2.12: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách nội địa tại Bình Thuận giai đoạn 2006-2009

Bảng 2.13: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế tại Bình Thuận giai

đoạn 2006-2009

Bảng 2.14: Doanh thu từ du lịch của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010



Chương 1:

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1.1: Thị phần khách quốc tế đến khu vực Asean – năm 2010 Biểu đồ 1.2: Khách quốc tế đến ASEAN giai đoạn 1991-2010

Biểu đồ 1.3: Khách quốc tế và trong ASEAN đến ASEAN giai đoạn 2000-2010

Biểu đồ 1.4: Khách quốc tế đến và khách từ các nước trong khu vực Asean đến Asean giai đoạn 2005-2010

Biểu đồ 1.5: Khách quốc tế đến Việt Nam so với toàn khu vực Đông Nam Á và Đông Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2005-2009

Chương 2:

Biểu đồ 2.1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2007-2012


Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2006-2010

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ khách du lịch đến với tỉnh Bình Thuận năm 2010 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ các dự án đầu tư vào Bình Thuận năm 2010



Chương 1:

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 : Mối quan hệ giữa 3 cấp chiến lược

Hình 1.2: Các chiến lược cạnh tranh tổng quát của M. Porter Hình 1.3: Ba giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược

Hình 1.4: Quy trình xây dựng chiến lược


Hình 1.5. Ma trận SWOT


Chương 2:

Hình 2.6: Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Bình Thuận


Hình 2.7 : Mô hình 5 lực cạnh tranh của M. Porter Hình 2.8: Bản đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Bình Thuận


I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, ngành du lịch có những bước phát triển đáng kể và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu nền kinh tế. Du lịch đã và đang ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Du lịch không chỉ đem đến cho con người những cảm xúc tuyệt vời thông qua các loại hình nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan, vui chơi giải trí, hành hương tìm về cội nguồn, thiên nhiên...mà du lịch còn là thước đo chất lượng cuộc sống, một “ngành công nghiệp không khói” đem lại hiệu quả xã hội vô cùng to lớn ở nhiều nước trên thế giới và khu vực. Trong mối quan hệ phát triển tổng hòa của nền kinh tế, du lịch phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Du lịch còn là cơ hội, là chiếc cầu nối quan trọng nhằm phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ giao lưu văn hóa, hữu nghị, phát triển khoa học kỹ thuật, hợp tác và ngoại giao giữa các vùng miền, các quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới. Do vậy, việc mở rộng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch là một xu hướng phát triển tất yếu của tất các các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Những năm gần đây du lịch Bình Thuận ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước. Từ một vùng đất ven biển còn hoang sơ cách đây không lâu, đến nay Bình Thuận đang được biết đến như một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng trong cả nước, được mệnh danh là “thủ đô của các khu nghỉ dưỡng”, có sức hút mạnh mẽ du khách trong nước và quốc tế.

Mặc dù Bình Thuận đã đạt được những kết quả khả quan trong việc thu hút đầu tư phát triển du lịch, số lượng khách đến, thời gian lưu trú của khách…thể hiện qua số lượng vốn đầu tư tăng nhanh, các kênh huy động vốn đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khách đến với Bình Thuận ngày càng nhiều, thời gian lưu trú lâu hơn... Tuy nhiên, du lịch của tỉnh phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có. Nhiều chỉ tiêu đề ra chưa đạt được, sản phẩm du lịch nhìn chung vẫn còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, nhất là các loại sản phẩm hỗ trợ còn rất ít; những yếu kém về môi trường, hạ tầng ở một số nơi vẫn chưa được khắc phục căn


bản; ý thức cộng đồng về du lịch chưa đồng đều; đặc biệt, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn là khâu yếu kém kéo dài; còn nhiều dự án đã được chấp thuận đầu tư vẫn chưa triển khai; công tác quản lý nhà nước về du lịch còn bất cập

Xuất phát từ cơ sở lý luận nêu trên và từ thực tiễn phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng, tôi chọn đề tài “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đề xuất chiến lược và những chính sách phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 một cách tổng quát, sâu, rộng để đáp ứng mục tiêu và chiến lược phát triển chung của tỉnh. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:

1) Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nào sẽ là lý luận soi đường cho việc hoạch định chiến lược và những chính sách phát triển du lịch của tỉnh?

2) Thực trạng du lịch của tỉnh Bình Thuận hiện nay như thế nào? Ngành du lịch của tỉnh có những mạnh và điểm yếu gì?

3) Môi bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận như thế nào? Đâu là những cơ hội và đâu là những nguy cơ, thách thức mà môi trường đem lại?

4) Chiến lược nào mà Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận nên lựa chọn để đáp ứng mục tiêu phát triển?

Từ mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu trên đây, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất: Hệ thống cơ sở lý luận về chiến lược.

Thứ hai: Đánh giá thực trạng (môi trường bên trong) của Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận. Từ đó rút ra được những điểm mạnh Ngành cần phát huy và những điểm yếu cần cải thiện.

Thứ ba: Đánh giá môi bên ngoài ảnh hưởng đến Ngành du lịch. Từ đó nhận dạng những cơ hội mà Ngành du lịch cần tận dụng và những nguy cơ, thách thức cần né tránh.

Thứ tư: Hoạch định chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển nguồn nhân lực (mục tiêu, kế hoạch, chính sách) để đáp ứng mục tiêu phát triển cũng như chiến lược phát triển của Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về không gian là trong ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận. Các chính sách và kế hoạch đề ra được giới hạn về thời gian là đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính làm chủ đạo, kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu sử dụng để phân tích trong phương pháp nghiên cứu này là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, trong đó dữ liệu sơ cấp là chủ yếu. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, các tài liệu, báo cáo của tỉnh Bình Thuận, Tổng cục du lịch, Tổng Cục thống kê và của Ngành du lịch tỉnh Bình Thuận... Dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu qua quan sát thực tế.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế

Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận thời gian qua

Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm

2020

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024