Tổng Quan Về Điều Kiện Tự Nhiên-Kinh Tế-Xã Hội Của Tỉnh Bình Thuận


ngơi là 3.651.299 lượt người, giảm 0.88% cùng kỳ 2010; khách đến vì công việc là

1.003.005 lượt người, giảm 3.59% so với cùng kỳ 2010; khách đến thăm thân là

1.007.267 lượt người, tăng 5.38% so với cùng kỳ 2010; khách đến vì các mục đích khác là 352.460 lượt người, giảm 0.9% so với cùng kỳ 2010.

Như vậy, mặc dù kinh thế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2012 ước đạt 3.832.427 lượt, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2011. Với kết quả ấn tượng này, ngành Du lịch đang trở thành một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận

2.2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ của Việt Nam, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bình Thuận). Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bình Thuận, đông và đông nam giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành phố Nha Trang 250km. Tổng diện tích 7.828 km², chiều dài bờ biển 192 km, diện tích vùng lãnh hải 52.000 km².

29


Hiện nay Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính với 127 xã phường và thị trấn 1

Hiện nay Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính với 127 xã, phường và thị trấn bao gồm: Thành phố Phan Thiết: 14 phường và 4 xã, Thị xã La Gi: 5 phường và 4 xã, Huyện Tuy Phong: 2 thị trấn và 11 xã, Huyện Bắc Bình: 2 thị trấn và 16 xã, Huyện


Hàm Thuận Bắc: 2 thị trấn và 15 xã, Huyện Hàm Thuận Nam: 1 thị trấn và 12 xã, Huyện Tánh Linh: 1 thị trấn và 13 xã, Huyện Hàm Tân: 2 thị trấn và 8 xã, Huyện Đức Linh: 2 thị trấn và 11 xã, Huyện đảo Phú Quý: 3 xã.

Hình 1.6: Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Bình Thuận

Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: Núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ.

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ

30


trung bình: 26 - 27°C, lượng mưa trung bình: 800 - 1150 mm, độ ẩm tương đối: 79%, tổng số giờ nắng: 2.459.

2.2.2. Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.2.1. Điều kiện kinh tế

Tình hình kinh tế của tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã có sự phát triển đáng ghi nhận về nhiều mặt, chủ yếu tập trung vào các ngành: Công nghiệp - Xây dựng, dịch vụ, nông, lâm, thủy sản, lương thực, thực phẩm, xuất khẩu…

Bảng 2.2: Các ngành của kinh tế Bình Thuận giai đoạn 2006-2010


Năm/Các ngành

2006

2007

2008

2009

2010

Công nghiệp - Xây dựng (%)

33,7

33,7

34,2

33,8

34,2

Dịch vụ (%)

38,7

40,7

41,4

43,3

44,3

Nông, lâm, thủy sản (%)

27,5

25,6

24,4

22,9

21,0

Sản lượng lương thực (tấn)

462.365

539.833

583.790

612.813

645.025

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

104

135

158

137

168

Tổng thu ngân sách bình quân đầu

người (triệu đồng)

2,58

3,49

3,71

5,17

6,57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 34,2%, tăng 1,6% so với năm trước; không tính thủy điện tăng 13,9%. Trong đó, kinh tế nhà nước giảm 2,2% (riêng giá trị sản xuất thủy điện chiếm 27,7% giá trị sản xuất công nghiệp và giảm 3,9%); kinh tế ngoài nhà nước tăng 13,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,1%.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2009-2015



Giai đoạn 2009-2010

Giai đoạn 2011-2015

GDP toàn tỉnh/năm

14%

13-14.3%

Nông lâm thủy sản

21.95%

12,8%

Công nghiệp, xây dựng

34%.

45.6%

Dịch vụ

43.8%

41,6%

Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước

(không kể thuế tài nguyên dầu khí)

15-16%

16-17%

Kim ngạch xuất khẩu

17-18%

20%

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

54 - 56% GDP

44 - 46% GDP

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 và website của tỉnh Bình Thuận www.binhthuan.gov.vn)


Qua bảng trên ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2009 - 2010 đạt bình quân khoảng 14,0%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân khoảng 13,0 - 14,3%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế (tính theo GDP) năm 2010: công nghiệp

- xây dựng đạt 34%; nông - lâm – thủy sản đạt 21,95%; dịch vụ đạt 43,8%. Giai đoạn 2011-2015 ước đạt tương ứng: 45,6%; 12,8% và 41,6%.

Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước (không kể thuế tài nguyên dầu khí) so với GDP giai đoạn 2009 - 2010 đạt khoảng 15 - 16%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 16 - 17%; Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009 - 2010 tăng bình quân 20%/năm và giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân khoảng 16 - 17%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt khoảng 235 triệu USD, đến năm 2015 đạt khoảng 480 - 500 triệu USD; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Giai đoạn 2009 - 2010 tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 54 - 56% GDP; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 44 - 46% GDP.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến


năm 2020 và website của tỉnh Bình Thuận www binhthuan gov vn Theo số liệu trên ta 2

năm 2020 và website của tỉnh Bình Thuận www.binhthuan.gov.vn)

Theo số liệu trên ta thấy khu vực dịch vụ có xu hướng tăng khá nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trên thực tế, hoạt động thương mại của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể. Bên cạnh đó hoạt động du lịch cũng thực sự có những bước chuyển biến tích cực.


2.2.2.2. Dân số - Lao động

Tính đến ngày 01/4/2009, toàn tỉnh có 1.169.450 người (bao gồm lực lượng A: Công an, Quân sự, Biên phòng và phạm nhân tại các trại giam trên địa bàn tỉnh). Trong đó nam chiếm 50,5%, nữ chiếm 49,5%; cơ cấu dân số của tỉnh khá đồng đều (không có sự chênh lệch cao giữa nam và nữ. Sau 10 năm, dân số tỉnh tăng 136.457 người, bình quân mỗi năm tăng 13.646 người, tốc độ tăng bình quân là 1,24%/năm. Dân số thành thị chiếm 39,4% và dân số nông thôn chiếm 60,6%.

Dân số toàn tỉnh là 1.157.199 người với tổng số hộ là 278.180. Trong đó nam chiếm 49,7% và và nữ là 50,3%; dân số thành thị chiếm 39,4% và dân số nông thôn chiếm 60,6%. Tố độ tăng dân số bình quân là 1,14%. Mức sinh của tỉnh trong 10 năm qua giảm đáng kể và tuổi thọ trung bình có xu hướng ngày càng tăng, điều này phản ánh thành công trong thực hiện chính sách dân số và các chính sách xã hội khác có liên quan. Dân số trong độ tuổi từ 15-19 chiếm tỷ trọng cao nhất với 11,7%, nhóm tuổi từ 10-14 chiếm 11,1%, nhóm tuổi từ 5-9 chiếm 9,1%, nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm 7,4%. Tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên khá cao so với sự giảm dần của dân số trong độ tuổi từ 0-9 (bình quân nhóm 0-4 tuổi giảm 2,25%/năm và nhóm 5-9 tuổi giảm 3,76%/năm).

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2006-2010


16.00%

14.00%

12.00%

10.00%

8.00%

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận

Dân số của tỉnh có xu hướng với tỷ trọng dân số trẻ giảm cùng với tỷ trọng người già ngày càng tăng, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 38,9% năm 1999 xuống còn 28,7% năm 2009, trong khi tỷ trọng người từ 60 tuỏi trở lên tăng từ 6,6% năm 1999 lên 7,4% năm 2009. Dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là cung cấp lực lượng lao động phục vụ cho các ngành kinh tế của tỉnh; tuy nhiên, đây cũng là một sức ép về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hàng năm. Mật độ dân số tăng lên, từ 131


người/km2 năm 1999 đã tăng lên 148 người/km2 năm 2009. Toàn tỉnh có 31 dân tộc anh em (tăng 04 dân tộc so với năm 1999); người Kinh chiếm 92,66%, người Chăm chiếm 2,99%, người RaGlai chiếm 1,33%, người Cơ Ho chiếm 0,9%, người Hoa chiếm 0,87%... Qua 10 năm, người KhơMe tại tỉnh tăng 4 lần (từ 183 lên 672 người), người Mường tăng gần 2,5 lần (346 lên 728), người GiaRai tăng 2 lần (374 lên 657)…

Nhân khẩu/hộ bình quân năm 1999 là 5 người, giảm xuống còn 4,2 người vào năm 2009. Tỷ trọng dân số 10 tuổi trở lên biết chữ là 92,8%, tăng 3,5% so với năm 1999. Tỷ lệ dân số đến trường tăng 12,1% so với năm 1999. Nhóm tuổi từ 15 trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 8% (sơ cấp 17,%, trung cấp 3%, cao đẳng 2,1%, đại học và trên đại học là 2,1%); số người có trình độ trung học cơ sở là 8,4% và trình độ trung học phổ thông là 10,4% (đã có bằng). Số người bị khuyết tật (từ 5 tuổi trở lên) chiếm 6,3%.

Cả tỉnh có 1.043.26 người hiện đang làm việc trong các ngành nghề. Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động là 4,5% (thành thị 4,9% và nông thôn 4,2%). Số hộ có nhà ở chiếm 96,1%, số hộ chưa có nhà ở (ở chung, ở thuê…) chiếm 3,9%. Có 92,2% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, 64,4% hộ sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, 95,1% hộ sử dụng điện lưới quốc gia, 88,4% hộ có ti vi, 43,3% hộ có điện thoại cố định.


Bảng 2.4: Thống kê lao động trong các ngành giai đoạn 2007-2011


Các ngành

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản

311.999

313.545

315.104

316.666

317.321

Công nghiệp khai khoáng

3.072

3.311

3.568

3.917

4.003

Công nghiệp chế biến, chế tạo

54.758

56.394

58.078

61.214

64.2747

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt,

nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí


1.113


1.44


1.863


2.175


2.28375

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải


962


1.143


1.357


1.576


1.6548

Xây dựng

24.906

28.855

33.137

36.445

38.26725

Bán buôn và bán lẽ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác


63.871


66.451


69.135


71.642


75.2241

Vận tải kho bãi

17.569

18.872

20.271

21.285

22.34925

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

28.839

30.645

32.564

33.817

35.50785

Thông tin và truyền thông

1.151

1.455

1.84

2.144

2.2512

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm


1.763


1.993


2.253


2.526


2.6523

Hoạt động kinh doanh bất động sản

329

351

374

399

418.95

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ


1.044


1.272


1.549


1.733


1.81965

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trọ

704

935

1.244

1.53

1.6065

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà, nước, an

ninh quốc phòng; bảo đảm


12.543


13.652


13.817


14.806


15.5463

Giáo dục và đào tạo

17.389

17.839

18.545

19.482

20.4561

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

3.983

4.127

4.277

4.522

4.7481

Nghệ thuật vui chơi và giải trí

1.101

1.388

1.749

2.032

2.1336

Hoạt động dịch vụ khác

9.601

9.706

9.812

10.32

10.836

Hoạt động làm thuê các công việc, trong các hộ gia đình, sản xuất sản, phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng, của hộ gia

đình


717


894


1.113


1.309


1.37445

Tổng số

557.414

574.268

591.65

609.54

1.043.26

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, lao động chủ yếu của tỉnh Bình Thuận tập trung trong lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản là (317.321 ngàn người), tiếp đó là công nghiệp chế biến, chế tạo (64.2747 ngàn người) và dịch vụ lưu trú và ăn uống (35.50785 ngàn người). Sở dĩ có sự chênh lệch về lao động trong các ngành nghề của tỉnh là do Bình Thuận vẫn là tỉnh nông nghiệp và lâm nghiệp (lúa nước và đặc biệt


là cây Thanh Long chủ yếu tập trung ở hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc, cây cao su, điều tập trung ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh), Bình Thuận có đường bờ biển dài, phong phú các loại hải sản lớn.

2.2.2.3. Văn hóa – Lễ hội

Bình Thuận là vùng đất có nền văn hóa đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc. Toàn tỉnh có 37 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó 6 dân tộc đông nhất là: Việt (Kinh), Chăm, Ra Glai, Hoa, Cơ Ho và Tày.

Trải qua bao đời, người dân Bình Thuận nhìn chung vẫn giữ gìn, tôn trọng phong tục, tập quán của tổ tiên. Trong quá trình phát triển, do có sự gần gũi hơn với đồng bào Nam Bộ nên người Bình Thuận dần có những đổi thay về lề thói, nếp sống. Mặc dù chiến tranh kéo dài, một số phong tục, tập quán mang bản sắc dân tộc bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng những nét truyền thống nhất vẫn giữ nguyên vẹn cho đến hôm nay.

Phần lớn người Bình Thuận đều thờ cúng tổ tiên, ông bà theo phong tục cổ truyền dân tộc. Trong đó, người Kinh hiện còn giữ một số lễ chính quen thuộc. Mỗi cuối năm âm lịch, có tục cúng “đưa ông Táo về trời” vào ngày 23 tháng chạp. Đặc biệt, vào Tết Nguyên đán ai ai cũng chuẩn bị tiễn năm cũ, đón năm mới, nhất là các lễ rước ông bà vào ngày 30 và đón Giao thừa được xem là thiêng liêng nhất. Trên bàn thờ ngày Tết bao giờ cũng có món măng khô hầm thịt và nhiều hộc cốm nổ. Ngoài ra, người Kinh còn quan tâm đến các dịp Lễ Thanh minh vào tháng 3 âm lịch và Tết Trung Thu, trong đó Tết Trung Thu hiện được tổ chức chu đáo và quy mô và trở thành ngày hội không riêng các em thiếu nhi. Còn việc thờ cúng công cộng, ngoài các lễ cầu an, người Kinh Bình Thuận còn rất coi trọng ngày giỗ kỵ Tiền hiền tại hệ thống đình làng, dinh vạn.

So với người Kinh, các lễ cúng tế hàng năm của người Chăm là một hệ thống tín ngưỡng với lễ hội diễn ra quanh năm và đều mang tính chất liên quan đến nghề trồng lúa nước. Như các Lễ Rija Nưgar (tống ôn) xua đuổi xui xẻo năm cũ, cầu mong năm mới an lành; Lễ Plao Pa Xah (điều hòa hoa màu) và Lễ Pơh Păng Yang (khai mương đắp đập) vào tháng giêng Chăm lịch; Lễ Yôr Yang (cầu đảo) hay Lễ Kap Hlâu Krong (cầu mưa thuận gió hòa) tổ chức tại đầu nguồn sông hay đập lớn. Tuy nhiên lớn và quan trọng nhất chính là lễ Băng Katê và Băng Chabur của người Chăm theo Đạo Bà-La-Môn để tưởng niệm các Hoàng hậu, công chúa và Nữ Thần Pô Inư Nagar với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/04/2024