Cũng như các hãng hàng không giá rẻ khác, Pacific Airlines cũng áp dụng theo nguyên tắc nói là “một chỗ trên chuyến bay giá ngần ấy tiền”, không phân biệt người lớn và trẻ em. Riêng em bé dưới 2 tuổi ngồi lòng bố mẹ thì không mất tiền vé mà chỉ trả phí phục vụ cho các trách nhiệm pháp lý của nhà vận chuyển (kể cả bảo hiểm hàng không).
Trước đây Pacific Airlines có giá giảm cho người lớn tuổi. Từ khi chuyển đổi thành Hàng không giá rẻ vào tháng 2/2007, Pacific Airlines không duy trì loại giá đó nữa. Về mặt kỹ thuật, với hình thức vé điện tử và bán trên mạng, Pacific Airlines không kiểm soát được tuổi của hành khách, đó cũng là một lý do ngừng loại giá cho người lớn tuổi.
Chính sách giá: giá vé của Pacific Airlines không cố định mà thay đổi linh hoạt, theo nguyên tắc của hãng hàng không giá rẻ. Tất cả các chuyến bay của Pacific Airlines đều là chuyến bay hàng không giá rẻ với tối thiểu là 8 mức giá vé khác nhau, tối đa là 11 mức giá vé (thêm 3 mức siêu khuyến mại nếu mua vé trong thời gian khuyến mại) tùy thuộc vào tình trạng đặt chỗ.
Giá vé rẻ nhất giữa TP Hồ Chí Minh và Hà Nội mà Pacific Airlines áp dụng là
750.000 đồng (chưa bao gồm các khoản thuế, phí và lệ phí), mức giảm là 50%. Khi số chỗ trên chuyến bay dành cho loại giá 750.000 đồng này được bán hết, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lên mức tiếp theo là 900.000 đồng, rồi 1.050.000 đồng v.v. Nếu khách hàng mua vé sát ngày bay hoặc nếu lên sân bay mới mua vé đi luôn thì giá vé có thể xấp xỉ mức giá trần 1.500.000 đồng/chiều. Đó là chính sách giá công khai của Pacific Airlines theo mô hình hàng không giá rẻ.
Việc phân bổ số chỗ trên chuyến bay (168 ghế trên máy bay Boeing B737-400) cho các loại giá vé phụ thuộc vào tính mùa vụ và cân đối cung cầu. Trong các tháng 11, 12, 1, 2, 3, 6, 7, 8 số chỗ phân bổ cho các loại giá rẻ ít hơn so với các tháng 4, 5, 9, 10. Việc phân bổ chỗ cho các loại giá vé tại một thời điểm (ví dụ thời điểm trước Tết hoặc ngay sau Tết âm lịch) phụ thuộc vào chiều ra/vào của chuyến bay.
Giá vé máy bay của Pacific Airlines không bao gồm các khoản thuế, phí và lệ phí sau:
- Thuế VAT 5% (áp dụng cho các chuyến bay nội địa)
- Lệ phí sân bay nội địa, quốc tế
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến Lược Marketing Của Hãng Hàng Không Tiger Airways Tại Việt Nam
- Chiến Lược Marketing Của Hãng Hàng Không Jetstar Airways Tại Việt Nam
- Chiến Lược Marketing Của Hãng Hàng Không Nok Air Tại Việt Nam
- Triển Vọng Phát Triển Của Sản Phẩm Hàng Không Giá Rẻ Trong Khu Vực Đông Nam Á
- Các Căn Cứ Xây Dựng Chiến Lược Marketing Cho Sản Phẩm Hàng Không Giá Rẻ Tại Việt Nam
- Chính Sách Của Chính Phủ Với Các Hãng Hàng Không Hoạt Động Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
- Phụ thu xăng dầu (áp dụng cho các chuyến bay quốc tế)
- Bảo hiểm rủi ro chiến tranh (áp dụng cho các chuyến bay quốc tế)
- Phí phục vụ của đại lý, phòng vé, trung tâm phục vụ khách hàng
- Phí tiện ích (áp dụng cho hình thức mua vé và thanh toán trên mạng)
- Suất ăn, đồ uống trên máy bay (hành khách có thể mua khi có nhu cầu)
- Hành lý ngoài tiêu chuẩn
Chính sách phân phối: Pacific Airlines đã sử dụng chính sách phân phối rất đa dạng, khách hàng có thể mua vé của Pacific Airlines qua một trong các cách sau: 1/Trang web www.pacificairlines.com.vn ; 2/ Các Trung tâm phục vụ khách hàng qua điện thoại (TP.HCM, Hà Nội: 9.550.550, Đà Nẵng: 583.583); 3/ Các đại lý bán vé máy bay của Pacific Airlines trong cả nước (khoảng hơn 200 đại lý); 4/ Các phòng vé của Pacific Airlines tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
Hai cách đầu tiên (1 và 2) dành cho những khách hàng thanh toán tiền vé bằng thẻ tín dụng, hai cách sau (3 và 4) dành cho mọi hình thức thanh toán (tiền mặt, thẻ tín dụng, chuyển khoản). Pacific Airlines chấp nhận 5 loại thẻ tín dụng Visa, Visa Debit, Master Card, American Express, JCB do Ngân hàng Việt Nam hoặc ngân hàng nước ngoài phát hành.
Khách hàng cũng có thể mua vé và nợ tiền qua website www.pacificairlines
.com.vn hoặc bằng cách gọi điện thoại, với điều kiện là tiền mua vé phải được thanh toán trong vòng 24 giờ sau đó bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc thẻ tín dụng (quá thời gian này vé máy bay của khách hàng sẽ bị hủy và chỗ trên chuyến bay được bán cho người khác).
Chính sách xúc tiến kinh doanh: kể từ khi chuyển đổi thành hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines đã thu được những kết quả kinh doanh khả quan, để đem dịch vụ hàng không giá rẻ đến mọi người dân Việt Nam, Pacific Airlines đã có những chính sách xúc tiến kinh doanh khá linh hoạt. Ngoài website chính của hãng là www.pacificairlines.com.vn, Pacific Airlines còn đăng ký quảng bá hình ảnh của Hãng trên các phương tiện truyền thông như truyền hình, trên các website khác, trên các báo tạp chí chuyên ngành…nhờ đó hình ảnh một Pacific Airlines với slogan “Ai cũng có thể bay” được biết đến rộng rãi hơn.
Chính sách về con người: điểm yếu của Pacific Airlines chính là ở đội ngũ nhân viên của Hãng, hầu hết đội phi công và kĩ sư Pacific Airlines phải thuê của nước ngoài, điều này làm cho chi phí lương tăng lên rất cao, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Hãng. Không chỉ vậy, những nhân viên hoạt động ở những bộ phận khác như tài chính, tạp vụ…hoạt động với số lượng khá đông mà không đem lại hiệu quả cao do một phần yếu kém của hệ thống quản lý.
Quy trình nghiệp vụ: thủ tục bán vé thì Pacific Airlines đã làm khá tốt bởi nắm vững tâm lý tiêu dùng của người Việt, Hãng bán vé cả qua hệ thống đại lý và qua mạng Internet. Tuy nhiên, thủ tục check in thì còn phức tạp, mất thời gian, gây phiền phức cho khách hàng khi làm thủ tục. Hơn nữa, do đội máy bay số lượng ít mà lại hoạt động với tần suất lớn, Pacific Airlines thường xuyên làm chậm chuyến bay của khách, có khi phải hủy chuyến, tạo ấn tượng xấu của khách hàng về Hãng.
Quan hệ công chúng: Pacific Airlines đã biết cách tận dụng lợi thế là hãng hàng không của người Việt để thu hút khách nội địa bằng việc quảng bá hình ảnh của Hãng qua các cuộc họp báo và tài trợ cho các hoạt động văn hóa – xã hội.
Tuy nhiên, Hãng không thật chú trọng đến chất lượng dịch vụ, do vậy, có nhiều bài báo viết về Hãng nhưng không phải là khen mà là nói về những vụ kiện của hành khách, về những lỗi về quy trình thủ tục, về cách xử thế yếu kém của Hãng với khách hàng…điều này ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của hãng trong tâm trí khách hàng, làm cho một hãng hàng không giá rẻ hoạt động kém hiệu quả, đã thua lỗ ngày càng thua lỗ hơn.
Tuy vậy, việc Jetstar Airways nhượng quyền kinh doanh cho Hãng: Pacific Airlines đổi thành Jetstar Pacific, Hãng hy vọng có được cái nhìn thiện cảm hơn từ phía khách hàng và sẽ là một Jetstar Pacific hoàn toàn mới với nhiều ưu điểm nổi trội mới.
d) Pacific Airlines chuyển đổi thành Jetstar Pacific
Thứ 2, ngày 14/04/2008, Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines và hãng hàng không Jetstar Airways của Australia đã chính thức công bố các kế hoạch thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược và thương mại, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh doanh bằng thương hiệu Jetstar tại thị trường Việt nam và khu vực Châu Á.
Các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BSA) và hợp đồng sử dụng khai thác thương hiệu (BA) giữa Jetstar Airways và Pacific Airlines, cùng với bộ máy điều hành gồm các cán bộ cao cấp của Pacific Airlines, Jetstar Airways và Qantas đã được thiết lập và được Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) của Việt Nam và hãng Hàng không Quốc gia Australia (Qantas Airways) cùng các cổ đông khác của Pacific Airlines phê duyệt.
Một số nét cơ bản của bản thỏa thuận như sau:
• Pacific Airlines sẽ có tên giao dịch thương mại là Jetstar Pacific
• Đội máy bay mới và các cải tiến dịch vụ trên không
• Hoạt động kinh doanh tiếp thị và công tác quảng bá hình ảnh của Jetstar Pacific sẽ theo tiêu chuẩn và thương hiệu Jetstar.
• Khi mua vé máy bay với Jetstar Pacific, khách hàng sẽ có thêm nhiều lựa chọn mua sản phẩm kèm theo như bảo hiểm đi lại, đặt phòng khách sạn, thuê xe và các chương trình du lịch trọn gói.
• Một chương trình khách hàng thường xuyên (FFP) chung cho khách hàng của tất cả các hãng hàng không kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar.
• Trang chủ mới bằng tiếng Việt trên Internet tại địa chỉ www.jetstar.com, cùng với cam kết “Giá rẻ hàng ngày. Mọi người cùng bay”
• Thêm nhiều lựa chọn mới đối với đại lý bán vé máy bay
Hình 13. Năm mục tiêu chính của Jetstar Pacific
1. Hoạt động với chi phí thấp nhất để có thể mang lại cho khách hàng giá vé rẻ nhất
5. Luôn đảm bảo các tiêu chuẩn 2. Khai thác máy bay hiệu quả, về an toàn lịch bay ổn định, đúng giờ
4. Luôn cải tiến và đổi mới để 3. Dịch vụ tốt nhất cho mọi phát triển không ngừng hành khách
Nguồn: Jetstar Pacific, “Jetstar news” thứ 2 ngày 14/4/2008
Thương hiệu
Pacific Airlines đổi tên giao dịch thương mại là Jetstar Pacific (Jetstar Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company - Công ty hàng không cổ phần Jetstar Pacific) và kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar. Tất cả các yếu tố liên quan đến thương hiệu bao gồm phòng vé máy bay, tại sân bay, đồng phục của tiếp viên, phi công, màu sơn của máy bay được thiết kế với hai màu đặc trưng của thương hiệu Jetstar là màu cam và màu đen. Bên cạnh đó, logo trên đuôi máy bay nổi bật với hình ngôi sao năm cánh màu cam cùng với chữ Jetstar.com trên thân máy bay.
Điều đặc biệt là bộ đồng phục mới cho tiếp viên người Việt Nam do Jetstar Pacific thiết kế. Màu cam đặc trưng của Jetstar được tô điểm trên phần cổ áo và tay áo sẽ hòa quyện và trở nên nổi bật trên nền màu đen của những bộ đồng phục mới gọn gàng, hoạt bát và tươi trẻ.
Mạng đường bay
Hiện nay, Jetstar Pacific khai thác 8 đường bay nội địa Việt Nam và quốc tế với 130 chuyến bay khứ hồi/tuần. Kế hoạch khai thác sắp tới của Jetstar Pacific sẽ tăng gấp 8 lần so với hiện nay.
Kể từ ngày 1/6/2008, Jetstar Pacific khai thác 3 đường bay mới từ Hà Nội đến Đà Nẵng, Huế, Nha Trang và ngược lại. Tiếp đến, Jetstar Pacific sẽ khai thác các đường bay mới giữa TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt; giữa TP Hồ Chí Minh và Buôn Mê Thuột vào giữa quý 3 năm 2008, cùng với việc tiếp nhận chiếc máy bay A320 đầu tiên. Bên cạnh đó, Jetstar Pacific cũng có kế hoạch sớm mở các đường bay từ Hà Nội tới Đà Lạt, Buôn Mê Thuột và Cần Thơ.
Vào quý 4/2008, Jetstar Pacific sẽ chính thức khai thác các đường bay quốc tế trong khu vực Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore va Campuchia. Điều này sẽ làm cho việc đi lại bằng đường hàng không trở nên thuận lợi hơn đối với người Việt Nam.
Hiện nay, các hãng hàng không kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar đang khai thác các chuyến bay thường lệ đến Việt Nam với tần suất như sau:
• Giữa TP Hồ Chí Minh và Singapore: 16 chuyến/tuần bằng máy bay A320
• Giữa TP Hồ Chí Minh và Sydney: 3 chuyến/tuần bằng máy bay A330
Trang chủ mới www.jetstar.com bằng tiếng Việt
Kể từ giữa năm 2008, tất cả các hãng hàng không kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar, bao gồm cả Jetstar Pacific và các đại lý bán vé máy bay sẽ cùng sử dụng và khai thác chung một trang web trên Internet tại địa chỉ www.jetstar.com
Khi truy cập vào địa chỉ www.jetstar.com , các đại lý bán vé máy bay có thể bán trên toàn bộ mạng đường bay của tất cả các hãng hàng không kinh doanh dưới thương hiệu Jetstar, bao gồm các chặng bay nội địa Việt Nam, các chặng bay quốc tế trong khu vực, các chuyến bay đường dài đến Australia và cả các chặng bay trong nội địa Australia và NewZealand.
e) Phân tích thuận lợi và bất lợi khi Pacific Airlines chuyển thành Jetstar Pacific
Là hãng hàng không thứ hai ở Việt Nam, Pacific Airlines là mô hình mới của nền kinh tế nước ta khi đất nước bước vào thời kỳ mở cửa. Pacific Airlines đã trải qua bao thăng trầm để tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay. Nhưng từ 23/5/2008, Pacific Airlines đã chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific (Công ty cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines). Vậy tại sao Pacific Airlines lại quyết định đổi tên thành Jetstar Pacific? Qua hợp đồng nhượng quyền thương hiệu này Jetstar Pacific cũng như ngành hàng không dân dụng Việt Nam sẽ được những lợi gì và có thể sẽ mất những gì?
Điều được lớn nhất với Jetstar Pacific là thương hiệu mạnh của Jetstar. Trước đây, Pacific Airlines là cái tên không mấy ý nghĩa trên thương trường hàng không, nhiều năm liền kinh doanh không hiệu quả. Nay mang thương hiệu của Jetstar, là một hãng hàng không giá rẻ nổi tiếng và hoạt động mạnh trên thế giới, Jetstar Pacific có nhiều cơ hội để lớn mạnh và phát triển. Đổi tên nhưng mã code BL của Pacific Airlines vẫn được Jetstar Pacific sử dụng trên tất cả các chuyến bay theo đúng quy định của Luật hàng không, chứ không phải là mã code JQ của Jetstar Airways. Điều này có nghĩa là hai hãng Jetstar Airways và Qantas Airways của Australia không được khai thác thương quyền của Jetstar Pacific.
Với ngành hàng không Việt Nam, khi có yếu tố nước ngoài tham gia, cạnh tranh sẽ góp phần thúc đẩy thị trường hàng không trong nước phát triển. Khi ấy bản thân hãng lớn độc quyền bấy lâu nay là Vietnam Airlines sẽ phải nhìn lại để cải tổ bộ máy, đem lại quyền lợi thiết thực hơn cho khách hàng. Điều này có thể nhận thấy rất rõ ở lĩnh vực viễn thông khi có sự tham gia của Viettel Telecom, S-Fone…bên cạnh hãng độc quyền VNPT.
Tuy vậy, việc đổi tên này cũng đem lại những bất lợi, đó là: cái tên Pacific Airlines có từ 17 năm nay, giờ biến mất, thay vào đó là một thương hiệu lạ của nước ngoài. Ngoài việc Jetstar cử người tham gia vào hầu hết các lĩnh vực trong ban lãnh đạo của Jetstar Pacific thì thương hiệu Jetstar sẽ áp dụng cho tất cả các lĩnh vực của Jetstar Pacific, bao gồm: Marketing, trang trí máy bay, chính sách kinh doanh,
trang web đặt chỗ, đồng phục cho nhân viên…Vậy còn biểu hiện nào, dù là bên ngoài, để mọi người có thể nhận ra đây là một hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam?
Câu hỏi khác đặt ra: trong tình hình giá xăng dầu và các chi phí khác tăng mạnh như hiện nay, việc Jetstar Pacific đưa ra giá vé rẻ bất ngờ cùng những chiêu khuyến mại như thế thì phần lãi còn lại có hay không? Với hơn 70% là vốn của Nhà nước thì phía bị thiệt hại nhiều nếu Jetstar Pacific làm ăn thua lỗ là phía Việt Nam chứ không phải là Jetstar hay Qantas.
Không chỉ vậy, Luật Hàng không Việt Nam hiện chưa cho phép một hãng hàng không nước ngoài nào kinh doanh trên trục bay nội địa Việt Nam (một quyền mà Tổ chức Hàng không thế giới IATA thừa nhận), vậy việc Jetstar đưa được thương hiệu của mình vào khai thác nội địa Việt Nam có phải là một cách lách luật?
Qantas là một hãng hàng không hùng mạnh, Jetstar là công ty con của Qantas, một nhà vận chuyển giá rẻ đang nổi trên thị trường khu vực. Jetstar có mạng lưới trên toàn Australia, với hơn 40 điểm đến ở Châu Á – Thái Bình Dương có nghĩa là sẽ có hành khách của Jetstar đến/đi từ 40 điểm đó có thể cùng Jetstar đi/đến rất nhiều điểm ở Việt Nam. Điều này không thể không ảnh hưởng đến các hãng hàng không Việt Nam như Vietnam Airlines, nhất là các hãng hàng không mới và sắp được thành lập (Vietjet Air, Air Speed Up…) và chuẩn bị cất cánh vào cuối năm nay.
Trên đây là nhận định về những thuận lợi và bất lợi khi Pacific Airlines chuyển thành Jetstar Pacific. Tuy nhiên, xét một cánh toàn diện thì những thuận lợi để phát triển Jetstar Pacific thành hãng hàng không lớn mạnh cũng như cơ hội để ngành hàng không Việt Nam tiến lên vẫn lớn hơn, hứa hẹn đem lại bước phát triển mới cho thị trường hàng không dân dụng Việt Nam.
Thật vậy, Jetstar Pacific mới chính thức được chuyển đổi từ 23/5/2008, nhưng hãng đã có những chiến lược Marketing rất độc đáo. Ngay ngày đầu ra mắt, Jetstar Pacific sử dụng chiến lược siêu khuyến mại, bán 10.000 vé máy bay cho tất cả các