Chính Sách Của Chính Phủ Với Các Hãng Hàng Không Hoạt Động Tại Việt Nam

Những nguyên nhân nội tại bao gồm bốn nguyên nhân sau:


Thứ nhất, kế hoạch khai thác của các hãng hàng không giá rẻ không phù hợp, cụ thể là đường bay của các hãng này chủ yếu gồm các đường bay ngắn, sử dụng sân bay thứ cấp, không nằm ở trung tâm thành phố nên không nối chuyến thuận tiện cho khách hàng, khó phát triển với quy mô lớn.

Thứ hai, khi các hãng hàng không giá rẻ muốn phát triển với quy mô lớn thì những chi phí bỏ ra cũng ngày một lớn hơn. Những lợi thế về cắt giảm chi phí sẽ mất dần đi do muốn phát triển lớn mạnh, các hãng hàng không này cũng đồng thời phải cải tiến sản phẩm của mình, tăng cường đội bay và có nhiều hình thức dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Khi đó các hãng này lại dần vướng vào những đặc điểm của các hãng hàng không truyền thống.

Thứ ba, một nhân tố mà các hãng hàng không giá rẻ thường mắc phải là tình trạng nợ quá nhiều. Tình trạng này phát sinh do tiềm lực tài chính của các hãng này không đủ khi phải đối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng hàng không truyền thống đã có một quá trình hoạt động lâu dài, khả năng tài chính lớn và dày kinh nghiệm.

Thứ tư, các hãng hàng không giá rẻ thường thiếu kỹ năng quản lý. Mô hình hàng không giá rẻ dù sao vẫn là một mô hình tương đối mới mẻ, ít có khuân mẫu, nguyên lý nhất định. Hơn nữa, khác với các hãng hàng không truyền thống có nguyên lý hoạt động tương đối giống nhau, các hãng hàng không giá rẻ thường chỉ hoạt động trong một quốc gia hoặc trong một khu vực nên mang tính đặc thù rõ rệt. Vì vậy, kỹ năng quản lý trong các hãng này là vô cùng quan trọng.

Những nguyên nhân khách quan tác động gây ra sự thất bại, dẫn đến sự phá sản của các hãng hàng không giá rẻ bao gồm 3 nhân tố:

Thứ nhất, các hãng hàng không giá rẻ thua lỗ nặng là do giá xăng dầu tăng cao, Nếu giá dầu cứ tăng thêm 1 USD/thùng thì các hãng vận tải hàng không trên thế giới phải chi thêm khoảng 1 tỷ USD. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá giữa các hãng hàng không giá rẻ, hãng nào cũng muốn giảm giá vé để thu hút khách

hàng, trong khi giá dầu ngày một tăng cao, nhiều hãng do không thể trụ được với chi phí cho nhiên liệu cao như vậy, mà giá vé lại không thể tăng nên buộc phải rút lui khỏi thị trường.

Thứ hai, đó là sự bất ổn định về chính trị, kinh tế. Sau những sự kiện như chiến tranh, khủng bố, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế…nhiều hãng hàng không giá rẻ không thể tiếp tục hoạt động được nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Thứ ba, là vấn đề không thể huy động được nguồn tài chính. Nguồn tài chính của các hãng hàng không giá rẻ chủ yếu được huy động từ việc niêm yết cổ phiếu và thông thường tỷ lệ cổ phần của hãng do chính các nhân viên nắm giữ là rất lớn. Tuy nhiên, đây cũng là điểm khiến cho hãng hàng không giá rẻ khó huy động được nguồn tài chính lớn khi muốn phát triển hơn.

3. Chính sách của Chính phủ với các hãng hàng không hoạt động tại Việt Nam


Việt Nam là một trong những thị trường rất nhạy cảm với giá cả, có tiềm năng lớn đối với hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ. Việt Nam khuyến khích hoạt động của các hãng hàng không giá rẻ như là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển thị trường hàng không Việt Nam, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ phục vụ riêng cho dịch vụ hàng không giá rẻ còn vượt qua nhu cầu thị trường và khả năng tài chính của ngành hàng không Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam thực hiện chính sách nhất quán, rõ ràng không có sự phân biệt loại hình hàng không truyền thống hay hàng không giá rẻ. Bất kỳ hãng hàng không nào khai thác thị trường Việt Nam đều phải đáp ứng các yêu cầu chính sau, ngoài các yêu cầu khác:

Được chỉ định khai thác vận chuyển hàng không và cấp phép khai thác phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế;

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an ninh, an toàn hàng không;

Mua và duy trì bảo hiểm máy bay, trách nhiệm dân sự của nhà chuyên chở theo quy định của pháp luật;

Đặc biệt đối với trường hợp của các hãng hàng không Việt Nam sử dụng máy bay thuê vận chuyển hành khách, máy bay phải đảm bảo yêu cầu có tuổi không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng. Đây là quy định nhằm khuyến khích các hãng hàng không Việt Nam tiếp cận và sử dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

Việc thu giá, phí từ các dịch vụ cung cấp cho hoạt động khai thác của các hãng hàng không như dịch vụ không lưu, dịch vụ điều hành hạ cất cánh, dịch vụ kiểm tra an ninh, dịch vụ phục vụ hành khách được áp dụng bình đẳng, không phân biệt giữa các hãng hàng không. Việc miễn, giảm các loại giá, phí trong một số thời điểm hoặc trường hợp nhằm khuyến khích hoạt động khai thác đến cảng hàng không cụ thể, trong các giai đoạn khó khăn chung từ ảnh hưởng của dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố hoặc nhằm hỗ trợ cho việc mở đường bay mới được thực hiện đồng đều cho tất cả các hãng hàng không, không phân biệt đối xử.

Đây là những chính sách thông thoáng, đảm bảo cạnh tranh công bằng không chỉ cho các hãng hàng không của Việt Nam mà cho tất cả các hãng hàng không nước ngoài đến hoạt động tại Việt Nam. Để xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hàng không giá rẻ thì các hãng hàng không nên xem xét những chính sách đó để đề ra cho mình những chiến lược đúng hướng và đem lại thành công cho hãng.

III. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM HÀNG KHÔNG GIÁ RẺ TẠI VIỆT NAM

Qua tìm hiểu về chiến lược Marketing, về mô hình hàng không giá rẻ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đồng thời phân tích chiến lược Marketing của các hãng hàng không giá rẻ áp dụng tại Việt Nam, nhất là qua nghiên cứu môi trường kinh doanh để thấy được triển vọng phát triển của sản phẩm hàng không giá rẻ tại Việt Nam…Tôi thấy rằng việc phát triển mô hình hàng không giá rẻ tại Việt Nam do chính các hãng hàng không trong nước thực hiện là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, một yếu tố không thể phủ nhận là sẽ rất khó khăn cho các hãng hàng không của Việt Nam khi phải cạnh tranh, giành giật thị phần với các hãng hàng không giá rẻ khu vực và quốc tế đang khai thác thị trường Việt Nam, vì họ là những hàng không giá

rẻ có quy mô lớn, hoạt động nhiều năm với đủ mọi thế mạnh về tiềm lực tài chính cũng như kỹ thuật, đội bay hùng hậu và hoạt động rộng khắp, hơn thế nữa là kinh nghiệm quản lý tài ba của họ. Mặc dù vậy, khó khăn nhưng không phải là không thể thực hiện được, với những lợi thế “sân nhà” cùng tham vọng kinh doanh và chiếm lĩnh bầu trời đất Việt, tôi tin rằng với thời cơ thuận lợi như bây giờ, cùng một loạt các giấy đăng ký hoạt động của các hãng hàng không nội địa đang chờ cấp phép (Air Speed Up, Sai Gon Air, Phu Quoc Air…) trong thời gian tới đây sẽ có nhiều hãng hàng không của Việt Nam được thành lập. Đa số các hãng này không đăng ký kinh doanh theo mô hình hàng không giá rẻ, nhưng lại muốn hoạt động theo kiểu chi phí thấp. Thực tế, bản chất của hai hình thức kinh doanh này tương đồng, chỉ khác là các hãng sẽ có thay đổi đôi chút về phương thức hoạt động. Theo tình thế của thị trường hiện nay, để hoạt động trong thị trường nội địa và có thể cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ nước ngoài, các hãng hàng không của Việt Nam, nhất là các hãng hàng không tư nhân, không còn sự lựa chọn nào sáng suốt hơn là đi theo mô hình hàng không giá rẻ.

Trong phạm vi bài Khóa luận này, dựa vào những nghiên cứu và những kiến thức có được, tôi xin đề xuất phương án sơ bộ về xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hàng không giá rẻ của các hãng hàng không Việt Nam và tại Việt Nam theo quan điểm cá nhân mình. Đề xuất của tôi dành cho các hãng hàng không hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ của Việt Nam, bao gồm Jetstar Pacific và các hãng hàng không tư nhân như Vietjet Air (đã được cấp phép hoạt động), Air Speed Up, Sai Gon Air, Phu Quoc Air…(đang chờ cấp phép), tuy nhiên Jetstar Pacific hiện do Jetstar Airways quản lý thương hiệu, đây là một hãng hàng không giá rẻ lớn nổi tiếng và đang hoạt động rất thành công, do vậy chiến lược Marketing mà Công ty mẹ Jetstar Airways đề ra cho Jetstar Pacific sẽ tương đối toàn diện. Do vậy, chiến lược Marketing mà tôi đề xuất dưới đây chủ yếu dành cho các hãng hàng không tư nhân của Việt Nam sẽ hoạt động theo mô hình giá rẻ, bắt đầu từ cuối năm 2008.

1. Chiến lược Marketing tổng thể

Theo tôi, các hãng hàng không của Việt Nam khi hoạt động theo mô hình hàng không giá rẻ nên áp dụng chiến lược Marketing tập trung. Sở dĩ nên lựa chọn chiến lược này vì các hãng hàng không của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do tư nhân thành lập (trừ Jetstar Pacific). Nhất là các hãng này lại bắt đầu đi vào hoạt động ở giai đoạn đầu tiên khi muốn thâm nhập thị trường và muốn bao phủ thị trường, thì đây là chiến lược phù hợp nhất.

Với chiến lược Marketing tập trung, các hãng hàng không Việt Nam nên tập trung vào một đoạn hay thậm chí một phân đoạn thị trường nhỏ, nhằm giành được vị trí vững chắc trên thị trường, thay vì theo đuổi những tỉ lệ thị phần nhỏ trong thị trường lớn hơn. Cụ thể ở đây, các hãng này nên tập trung khai thác các đường bay giá rẻ đến các tỉnh thành phố của Việt Nam, hay đến các vùng kinh tế trọng yếu mà các hãng hàng không giá rẻ lớn khác chưa khai thác tới và tập trung để phát triển những đường bay này với nỗ lực của hãng.

Khi áp dụng chiến lược này, do chỉ dồn sức vào một đoạn thị trường nên các hãng hàng không tư nhân có thể giành được vị trí vững mạnh trên thị trường đó. Các hãng tạo được thế độc quyền cho mình nhờ hiểu rõ nhu cầu và ước muốn của khách hàng để thiết kế, cung ứng những chuyến bay tốt nhất với mức giá hợp lý nhất với người dân Việt Nam, nhằm thỏa mãn nhu cầu đó.

Tuy nhiên, chiến lược Marketing tập trung cũng có những nhược điểm là các hãng có khả năng gặp rủi ro rất lớn khi quy mô nhu cầu thị trường giảm mạnh, hoặc khi các hãng hàng không giá rẻ lớn khác quyết định gia nhập thị trường. Vì vậy, các hãng cần đề ra phương án dự phòng thích hợp sử dụng khi rủi ro này xảy ra.

2. Chiến lược Marketing - Mix


a) Chính sách sản phẩm


Sản phẩm của ngành vận tải hàng không chính là sự di chuyển của hành khách từ nơi này tới nơi khác, cũng như vậy sản phẩm của các hãng hàng không giá rẻ chỉ khác là khách hàng không được hưởng đầy đủ các dịch vụ miễn phí như ăn uống, giải trí…như các hãng hàng không truyền thống mà phải trả thêm tiền cho mỗi dịch

vụ này, điểm khác nữa rất thuận lợi với việc khai thác ở thị trường Việt Nam là với mức giá vé rẻ hơn, rất phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của người Việt.

Thứ nhất về sản phẩm dịch vụ, các hãng hàng không của Việt Nam sắp đi vào hoạt động tới đây nên cung cấp các sản phẩm giá rẻ ra thị trường, chỉ gồm sản phẩm cốt lõi của dịch vụ hàng không là sự di chuyển, mà không có các dịch vụ cung cấp miễn phí trên máy nhằm tiết kiệm tối đa mức vé có thể. Tuy nhiên, vẫn có thể cung cấp đồ ăn nhẹ như bánh ngọt, snack và đồ uống khi hành khách có nhu cầu, với một mức phí hợp lý.

Sở dĩ vậy bởi như đã phân tích ở các phần trên, Việt Nam là đất nước đang phát triển, có tốc độ phát triển kinh tế cao, dân số đông, đất nước có hình chữ S, các vùng kinh tế trải dài khắp đất nước, trong đó hai vùng kinh tế trọng điểm là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nằm ở hai đầu đất nước… nên nhu cầu đi lại giữa các vùng miền của người Việt là rất cao. Trừ một bộ phận các thương gia có khả năng kinh tế lớn hơn nên đòi hỏi được đi lại với phương tiện đầy đủ tiện nghi, sang trọng. Với yêu cầu này các hãng hàng không truyền thống như Vietnam Airlines phần nào đáp ứng được nhu cầu đó. Còn lại đại bộ phận người Việt là thu nhập trung bình và thấp, đi lại bằng máy bay đang còn là mơ ước của rất nhiều người ở nông thôn. Họ rất muốn được ngồi lên máy bay, được đi lại với phương tiện di chuyển theo đúng nghĩa với tốc độ nhanh mà không đòi hỏi các dịch vụ kèm theo để hợp với túi tiền của mình.

Có thể các đề án kinh doanh mà các hãng hàng không sắp thành lập của Việt Nam như Air Speed Up, Phú Quốc Air, Sài Gòn Air đưa ra không hoàn toàn là mô hình hàng không giá rẻ thuần túy, mà là nửa muốn cung cấp các dịch vụ đầy đủ, nửa muốn bán với giá vé rẻ. Các hãng này cần nghiên cứu kĩ hơn về thị trường, cũng như cần nắm bắt được nhu cầu thực sự của khách hàng Việt Nam để đưa ra quyết định thích hợp là có theo mô hình hàng không giá rẻ hay không để xây dựng hướng đi phù hợp cho mình.

Thứ hai về mạng bay, sản phẩm hàng không giá rẻ của Việt Nam trước hết có thể phục vụ các đường bay trong nước, khai thác tối đa đối tượng khách hàng có thu

nhập trung bình và có nhu cầu đi máy bay, sau đó mới tính việc hoạt động mở rộng ra các đường bay nước ngoài khi đã có đủ tiềm lực.

Hiện tại, ở Việt Nam mới chỉ có 3 sân bay quốc tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng, các sân bay này đang được hơn 40 hãng hàng không quốc tế và nội địa khai thác đường bay trong và ngoài nước nên phải hoạt động dưới tình trạng quá tải. 13 sân bay đang hoạt động còn lại gồm có: sân bay Điện Biên, Sơn La, Hải Phòng, Vinh, Huế, Pleiku, Chu Lai, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuật, Nha Trang, Đà Lạt, Rạch Giá và Phú Quốc (có thể thấy rõ vị trí các sân bay này theo bản đồ phía dưới đây). Các sân bay này đều có diện tích nhỏ, đường băng hẹp, cơ sở vật chất không quá hiện đại. Hệ thống sân bay này rất phù hợp để các hãng hàng không của Việt Nam khai thác loại hình sản phẩm hàng không giá rẻ.

Hơn nữa, hiện nay các đường bay ăn khách như Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, Hà Nội – Đà Nẵng, Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh thì Jetstar Pacific đang khai thác rất thành công, các hãng mới thành lập khó có thể cạnh tranh với đối thủ này. Tuy nhiên, vẫn có thể khai thác được nếu các hãng sử dụng chiến lược đặc biệt như khuyến mại, giảm giá vé bất ngờ để thu hút khách hàng. Thay vào việc chỉ tập trung khai thác 3 đường bay trọng điểm này, các hãng hàng không giá rẻ nội địa có thể khai thác đến những phân đoạn thị trường còn bỏ trống tại 13 sân bay liệt kê ở trên, sau khi chiếm lĩnh thị trường này và có đủ tiềm lực tài chính, đội bay…các hãng có thể vươn xa hơn ra thị trường các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc…

Ngoài ra, các hãng có thể tăng tần suất chuyến bay với số giờ hoạt động tối đa để hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên cần sắp xếp cho hợp lý để tránh việc chậm giờ, trễ giờ chuyến bay. Nếu xảy ra điều này sẽ làm tâm lý khách hàng không được hài lòng dẫn đến mất uy tín kinh doanh của hãng.

Hình 16. Bản đồ vị trí các sân bay tại Việt Nam


Nguồn www mapsofworld com international airports asia vietnam jpg b Chính sách giá Đặc 1


Nguồn: www.mapsofworld.com/international-airports/asia/vietnam.jpg


b) Chính sách giá


Đặc trưng của sản phẩm hàng không giá rẻ chính là ở chính sách giá của sản phẩm này. Về quy luật, giá của sản phẩm này phải ở mức thấp để cạnh tranh với các đối thủ nhưng vẫn phải đảm bảo hãng hàng không hoạt động có lãi. Đây cũng chính là mục tiêu mà các hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam cần hướng tới.

Thứ nhất, các hãng hàng không giá rẻ trong nước vẫn phải tuân thủ đúng chính sách giá của mô hình hàng không giá rẻ đó là giá vé linh hoạt thay đổi theo thời điểm mua vé sớm hay muộn hơn trước chuyến bay.

Thứ hai, giá nhiên liệu đang ngày càng tăng hiện nay đang là vẫn đề nhức nhối của ngành vận tải hàng không thế giới. Không ít hãng hàng không giá rẻ vì không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022