DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Ma trận SWOT 20
Bảng 1.2: Vị thế cạnh tranh 29
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động qua các năm của Ngân hàng 42
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh MB Quảng Ninh từ 2017 - 2019 48
Bảng 2.3: Ma trận SWOT định hướng chiến lược kinh doanh 58
Bảng 2.4: Đánh giá tính hấp dẫn của ngành 59
Bảng 2.5: Đánh giá về vị thế cạnh tranh của ngân hàng 60
Bảng 2.6: Ma trận GE – McKinsey 61
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Quảng Ninh - 1
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Chiến Lược Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
- Phân Loại Chiến Lược Kinh Doanh Theo Cách Tiếp Cận Thị Trường
- Phân Tích Hiện Trạng Doanh Nghiệp; Xác Định Mục Tiêu Kinh Doanh
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Bảng 2.7. Phân tích Ma trận QSPM - Nhóm S/O 61
Bảng 2.8. Ma trận QSPM - Nhóm S/T 62
Bảng 2.9: Lãi suất cho vay đối với các gói tín dụng 68
Bảng 2.10: Lãi suất trả nợ trước hạn gói tín dụng cho vay 69
Bảng 2.11: Phí trả nợ trước hạn gói tín dụng cho vay 70
Bảng 2.12: Lãi suất và biểu phí thẻ tín dụng 71
Bảng 2.13: Mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng 73
Bảng 2.14: So sánh mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng MB Quảng Ninh với các ngân hàng khác năm 2019 74
Bảng 2.15: Đánh giá về chiến lược sản phẩm 77
Bảng 2.16: Đánh giá về chiến lược giá phí 77
Bảng 2.17: Đánh giá về chiến lược phân phối 78
Bảng 2.18: Đánh giá về chiến lược xúc tiến hỗn hợp 79
Bảng 2.19: Thống kê khiếu nại về dịch vụ thẻ 80
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bộ máy tổ chức và quản lý 44
Hình 2.2. Quy mô nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 - 2018 51
Hình 2.3. Tăng trưởng GRDP bình quân đầu người tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013
- 2018.........................................................................................................................52
Hình 2.4: Tổ chức thực hiện NC&PT thị trường 65
Hình 2.5: Tổ chức thực hiện CL tài chính 67
Hình 2.6: Kênh phân phối trực tiếp 72
Hình 2.7: Kênh phân phối gián tiếp 73
Hình 2.8: Thị phần thẻ tín dụng 81
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Quảng Ninh nói riêng, 6 tháng đầu năm 2020 gặp vô vàn thách thức bởi đại dịch Covid 19 đang diễn ra trên toàn cầu, làm nền kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên với chính sách đúng đắn của Chính phủ cũng với sự đồng lòng quyết tâm của người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đã cơ bản khống chế dịch thành công, nền kinh tế nội địa đã tái khởi động với nhiều tín hiệu đáng mừng. Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trên con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá để đạt tới một nước công nghiệp ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để làm được điều đó, mỗi một doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể, coi đó là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Không nằm ngoài xu thế đó, Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Quảng Ninh đã không ngừng hoàn thiện chiến lược kinh doanh của đơn vị nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới phát triển mạnh mẽ hơn. Tác giả có nguyện vọng phân tích đánh giá thực trạng và từ đó đưa ra một số giải pháp và đề xuất để hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Ninh. Luận văn đã đạt được một số kết quả như sau:
Trong Chương 1, nghiên cứu của luận văn đã giúp chúng ta có hình dung về khung lý thuyết cơ bản để xây dựng, lựa chọn và triển khai chiến lược kinh doanh trong doanh nghệp, đồng thời ở cuối chương chính là 02 bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho MB Quảng Ninh trong việc xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh trong giai đoạn từ 2020 đến 2025.
Trong Chương 2, luận văn đi vào phân tích và đánh giá chi tiết về quá trình xây dựng, lựa chọn và triển khai chiến lược kinh doanh của MB Quảng Ninh, đồng thời có bức tranh tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2015 – 2019, đánh giá chiến lược kinh doanh này có thực sự thành công, có thực sự tương xứng với nguồn lực mà MB Quảng Ninh đã bỏ ra hay không. Từ đó giúp chúng ta nhìn nhận được những yếu tố thành công để tiếp tục phát huy, những mặt còn hạn chế để khắc phục khi xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh. Đây cũng là cơ sở cho những giải pháp thực hiện trong chương 3.
Trong Chương 3, nghiên cứu luận văn của tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường tài chính, thương mại dịch vụ, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh được dự báo trong giai đoạn từ năm 2020 – 2025. Bên cạnh đó tác giả cũng nêu các nhóm giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Ninh giúp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh của MB Quảng Ninh trong giai đoạn mới.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, một ngân hàng thương mại muốn tồn tại và phát triển được trên thương trường thì việc quan trọng và cần thiết nhất là phải hướng đơn vi của mình đi trên một con đường đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi thường xuyên và đột ngột của môi trường kinh doanh, nhằm đạt được sự thích nghi cao độ, đảm bảo sự bền vững cho ngân hàng. Để đạt được điều này, không gì khác hơn, các ngân hàng thương mại phải xác định và xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp cho đơn vị mình, bởi vì chiến lược kinh doanh chính là cơ sở, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngân hàng thương mại.
Là một trong những ngân hàng thương mại lớn về quy mô tổng tài sản và hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng TMCP Quân đội đang nỗ lực tái cơ cấu toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình để trở thành một định chế tài chính ngân hàng vững mạnh dẫn đầu thị trường. Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Quảng Ninh được thành lập vào năm 2007, với 1 chi nhánh và 5 phòng giao dịch trải dài trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong suốt thời gian qua, Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Quảng Ninh đã có nhiều bước phát triển trong hoạt động kinh doanh và thể hiện ở sự tăng trưởng về doanh thu cũng như việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây. Ngân hàng đã xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên những lợi thế như là ngân hàng trong nước, có những hỗ trợ từ các Chiến lược phát triển ngành, chi phí nhân công rẻ, đội ngũ nhân lực trẻ năng động, tiềm lực tài chính mạnh. Sau 5 năm thực hiện chiến lược kinh doanh (từ năm 2015 đến nay) đã giúp cho ngân hàng mở rộng được thị phần sản phẩm và các gói tín dụng, các phòng giao dịch tăng qua các năm; lãi suất ưu đãi, nguồn vốn huy động lớn; hiệu quả cho vay được đánh giá cao. Tuy nhiên, ngân hàng chưa nhận định được và chưa vận dụng được những năng lực cốt lõi mà mình có được để biến thành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng chỉ tập trung vào việc gói tín dụng giá rẻ, cung cấp cho người dân, doanh nghiệp kênh phân phối trung gian, qua các phòng giao dịch. Sự cạnh tranh là hiện hữu nhưng ngân
hàng hầu như chưa có các chiến lược với tầm nhìn xa, chỉ tập trung vào giảm giá thì không thể có một sự phát triển vững chắc. Nguyên nhân chính xuất phát ở đây là việc đánh giá hiện trạng và dự báo nhân tố tác động còn chưa được thực hiện nghiêm túc; Xác định mục tiêu kinh doanh chưa rõ ràng; việc lựa chọn chiến lược kinh doanh còn chung chung; Công cụ định hướng chiến lược kinh doanh và mô hình lựa chọn chiến lược kinh doanh chưa cụ thể; Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh còn chưa có quy trình cụ thể; Đánh giá và điều chỉnh chiến lược kinh doanh còn chưa có công cụ, thiếu tính thực tế.
Vì vậy, chiến lược kinh doanh của Ngân hàng đưa ra trong thời gian qua chưa phát huy tác dụng hiệu quả như mong muốn, chi phí bỏ ra đầu tư nhiều trong khi đó lợi nhuận thu được không được như kỳ vọng, chiến lược đưa ra chưa gắn với thực tế, còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót. Trên ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh Quảng Ninh” để làm luận văn tốt nghệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Cho đến nay có nhiều đề tài đã nghiên cứu liên quan đến Chiến lược kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng thương mại theo những cách tiếp cận khác nhau:
- Phan Thị Thanh Tâm (2015), “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh và phân tích chiến lược kinh doanh của một số ngân hàng trên thị trường Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Tiếp đó, tác giả phân tích môi trường kinh doanh của ngân hàng, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng và đánh giá chiến lược kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam. Từ những phân tích đó, tác giả nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các ngân hàng và áp dụng giải pháp can thiệp cho Ngân hàng MBBank Quảng Ninh .
- Lê Quốc Trung (2019),“Phân tích chiến lược kinh doanh của Ngân hàng AB bank”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Bách Khoa. Luận văn dựa vào mô hình Delta và bản đồ chiến lược, đề xuất đến năm 2025. Tác giả đã dựa trên mô
hình Dự án Delta và khung bản đồ chiến lược để nghiên cứu, phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Đề tài đã phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh của ngân hàng cụ thể với các nội dung như xem chiến lược mà ngân hàng đưa ra đã hợp lý chưa? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu? Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp về chiến lược của ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo.
- Nguyễn Hoài An (2015),“Chiến lược kinh doanh tại ngân hàng cổ phần MBbank, chi nhánh Hoàn Kiếm” Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận văn nghiên cứu thực trạng kinh doanh của ngân hàng trên thị trường; các chiến lược kinh doanh đã áp dụng như chiến lược tài chính, chiến lược nhân sự, chiến lược Marketing. Đề tài rút ra được một số điểm sau: ngân hàng chưa tạo được lợi thế kinh doanh, là một ngân hàng lớn nhưng các hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị, kích thích các gói tín dụng chưa có hiệu quả.
- Đặng Hồng Hải (2017), “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng VPbank, chi nhánh Quang Trung”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Đề tài đã làm rõ các vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh trong các ngân hàng. Nghiên cứu cũng phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài và hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Đặc biệt, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua việc khảo sát chuyên gia bên ngoài Ngân hàng để đánh giá hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới.
Trần Lê Phương (2016), “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank chi nhánh Trà Vinh đến năm 2025”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Trà Vinh. Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh, quản trị chiến lược kinh doanh của ngân hàng và hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cũng phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài và hoạt động xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank chi nhánh Trà Vinh. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank chi nhánh Trà Vinh trong thời gian tới.
Mai Quốc Sơn (2014), “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV Đồng Nai đến năm 2020”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đề tài đã làm rõ các vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh của ngân hàng nói chung và của ngân hàng thương mại nói riêng. Tiếp đó, tác giả đã phân tích môi trường kinh doanh của BIDV Đồng Nai và đánh giá hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh của BIDV Đồng Nai trong thời gian gần đây. Cuối cùng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của BIDV Đồng Nai.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào phân tích về chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Ninh hay nói rộng hơn là chiến lược kinh doanh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Do vậy, cần có cách tiếp cận đầy đủ hơn và hệ thống từ khung lý thuyết tới phân tích chiến lược kinh doanh, để có được chiến lược kinh doanh phù hợp hơn cho Ngân hàng . Đây là khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Ninh”, có tính thực tiễn cao.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn phân tích quá trình thực thi chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Ninh nhằm mục tiêu phát hiện những bất cập, những bổ sung cần thiết và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích quá trình thực thi chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Ninh giai đoạn 2015 -2019. Phát hiện những bất cập trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng và nguyên nhân.