Chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Quảng Ninh - 15


Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ mới vào tất cả các lĩnh vực công tác, tận dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị, không ngừng nâng cao tỷ trọng công việc xử lý bằng máy móc. Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên của Chi nhánh theo học các khóa tin học cần thiết cho công việc cũng như điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin lĩnh vực tài chính ngân hàng.

3.3. Một số kiến nghị


3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân đội


Đề nghị Ngân hàng TMCP Quân đội có những chỉ đạo định hướng (cơ chế tập trung) để trên cơ sở đó MB Quảng Ninh có những giải pháp phát triển phù hợp.

Về công tác huy động vốn

Đề nghị Ngân hàng TMCP Quân đội quan tâm khuyến khích các đơn vị huy động vốn tốt bằng biện pháp ban hành cơ chế phân tầng lãi suất nhận gửi với các chi nhánh như áp dụng với khách hàng để động viên các chi nhánh tích cực huy động vốn cho toàn ngành. Đề nghị MB đưa ra các sản phẩm huy động linh hoạt, có tính chất luân phiên, gối đầu, để các chi nhánh cóthể chủ động hơn trong công tác huy động vốn, đảm bảo tính cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Về công tác tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Công tác xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ tồn đọng hiện nay rất phức tạp do liên quan đến nhiều bộ luật, nhiều đối tượng, nhiều thành phần kinh tế, do vậy, MB cần sớm ban hành quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay áp dụng trong toàn hệ thống. Trong định hướng phát triển, MB đã đề ra mục tiêu phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ, do vậy cần sớm ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân vào hoạt động

Về phát triển sản phẩm, dịch vụ

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Quảng Ninh - 15

Xây dựng các sản phẩm dịch vụ mới gắn với nhu cầu thị trường đồng thời có chiến lược giới thiệu, quảng bá sản phẩm, có định hướng rõ ràng và chỉ đạo kịp thời tới các chi nhánh. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có, chú trọng dịch vụ thanh toán, phát triển các tiện ích dựa trên thành quả


hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 1 như dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking. Ngoài ra, cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho Chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ, nâng cao hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại một cách toàn diện trong điều kiện hội nhập quốc tề về lĩnh vực ngân hàng. Các dịch vụ về bán lẻ chưa đa dạng và chưa thực sự thu hút khách hàng đặc biệt là các dịch vụ về thẻ như Visa/Master, American Express, JCB, Diners Club, mở rộng tính năng và khai thác tính liên kết của sản phẩm thẻ, phát triển sản phẩm thẻ nội địa ghi nợ.

Về đầu tư phát triển công nghệ thông tin

Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Ngân hàng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng dựa trên việc áp dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư. Do vậy, MB cần xây dựng thêm các kênh thông tin giữa ngân hàng và khách hàng nhằm nhanh chóng thu thập các phản hồi từ phía khách hàng để không ngừng hoàn thiện, nâng cấp các dịch vụ ngân hàng; hoàn thiện chương trình quản lý giới hạn tín dụng trên hệ thống; bổ sung và chỉnh sửa những chương trình báo cáo hiện có để hỗ trợ lập được các báo cáo tín dụng theo đúng quy định và cung cấp thông tin để quản lý tín dụng.

Về công tác tổ chức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: đề nghị Ngân hàng TMCP Quân đội ưu tiên dành ngân sách và chương trình đào tạo cụ thể hàng năm cho từng cấp độ khác nhau thí dụ thực tập quản trị điều hành tại các ngân hàng nước ngoài trong một thời gian nhất định cho các cấp lãnh đạo quy hoạch, ngân sách hỗ trợ hoặc tài trợ cho chương trình đào tạo thạc sỹ.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước


Về công tác cải cách và điều hành thị trường tài chính


Ngân hàng Nhà nước cần cải cách triệt để ngành ngân hàng toàn diện trên tất cả các mặt từ mô hình tổ chức bộ máy, thể chế, luật pháp, chính sách, công cụ, từ cơ chế chính sách quản lý quản trị điều hành đến nghiệp vụ và công nghệ từ cơ sở vật chất đến con người theo định hướng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước và hội nhập quốc tế. NHNN cần xây dựng, tạo lập một hành lang pháp lý đảm bảo an toàn và thông thoáng, đồng thời cần có biện pháp để bình ổn môi trường kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho phát triển ngành ngân hàng.

Bên cạnh đó cải cách hành chính, bảo đảm an toàn hiệu quả hệ thống, hiện đại hoá ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại thông qua các công cụ, chính sách, nghiệp vụ, công nghệ. Khả năng canh tranh trong nước, quốc tế, trong khu vực, áp dụng quản lý tiên tiến các thông lệ và chuẩn mực tốt nhất. Các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, mạng lưới phân phối rộng khắp đáp ứng cho các nhu cầu của nền kinh tế xã hội; nâng cao vị thế hình ảnh, thương hiệu, sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước theo các nguyên tắc - cơ chế thị trường.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục sử dụng linh hoạt các công cụ tiền tệ kiểm soát lạm phát tốt đảm bảo cho phát triển kinh tế và các hoạt động ngân hàng. Các chính sách thanh toán không dùng tiền mặt đang tích cực tác động thúc đẩy các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại. Xây dựng luật các Tổ chức tín dụng trong đó luật hoá những quy định của các nghị định hiện hành, đặc biệt là các quy định cần xử lý khác với Luật Doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc xây dựng Luật các tổ chức tín dụng phải bảo đảm cụ thể, chi tiết, có thể thực hiện được ngay, hạn chế tối đa văn bản quy định chi tiết thi hành của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, để đảm bảo giá trị pháp lý so với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại tài chính cho các ngân hàng thương mại cổ phần để nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng theo chuẩn quốc tế; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định, quy chế nội bộ cũng như của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại để giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lôi kéo khách hàng giữa các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn hoạt động.

Về việc phát triển mạnh thị trường liên ngân hàng


Nhu cầu vốn ngắn hạn và khả năng thừa vốn của các tổ chức tín dụng luôn phát sinh. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu ban hành quy chế để phát triển mạnh thị trường liên ngân hàng trong đó cho phép các chi nhánh cấp I được tham gia trực tiếp từng mặt (có uỷ quyền của Ngân hàng cấp trên). Khẩn trương và kịp thời nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, mở rộng ra nhiều khu vực và cho các ngoại tệ khác . Không để xảy ra các sự cố gây ảnh hưởng đến tốc độ thanh toán chung của hệ thống. Đồng thời mở rộng thanh toán chứng từ nợ (séc bảo chi) để không phải thanh toán qua bù trừ (mang tính thủ công tốn nhiều nhân lực).

Môi trường chính trị của Việt Nam ổn định, góp phần tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài và nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện đặc biệt là quy trình, thủ tục và tính thống nhất trong các quy định. Điều này khiến cho các ngân hàng Việt Nam lúng túng trong quá trình thực hiện từ đó dễ gây mất thời gian cho khách hàng


KẾT LUẬN

Qua thực hiện đề tài luận văn “Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh Quảng Ninh” cho phép rút ra những kết luận sau:

Thứ nhất, chiến lược kinh doanh giúp cho ngân hàng nhận rõ được mục đích, hướng đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của ngân hàng, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự thiếu vắng chiến lược hay chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng mất phương hướng, có nhiều vấn đề nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy được vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh Quảng Ninh, kết quả cho thấy: Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng đã thực hiện một cách đúng đắn và phù hợp với tình hình thị trường. Chính điều này đã đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng trong những năm gần đây, giúp cho Ngân hàng đứng vững và thương hiệu được củng cố phát triển. Thông qua chiến lược bộ phận và cách thức bố trí thực hiện hợp lý đã đưa Ngân hàng củng cố thị trường, đưa ngân hàng thành đơn vị kinh tế lớn mạnh với nhiều hình thức tiết kiệm, cho vay. Ngân hàng đã quan tâm đến phân tích một số yếu tố của môi trường kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng cường sức cạnh tranh, tăng năng suất lao động nhờ vào cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên. Quy trình nghiên cứu thị trường được tiến hành theo từng bước và quy trình cụ thể, quá trình nghiên cứu tiến hành cẩn thận và có những bước đánh giá trước khi đưa ra nhận định. Hệ thống kênh phân phối được giữ vững và mở rộng, chính sách chiết khẩu cho đại lý được áp dụng nhiều nhằm giữ vững thị phần. Hoạt động tạo dựng và củng cố thương hiệu được áp thực hiện nghiêm túc đảm bảo tính đồng bộ. Công tác tài chính được thực hiện theo đúng mục đích đảm bảo nguồn vốn vay và có khả năng thanh toán các khoản nợ từ phía ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Thứ ba, từ nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh


Quảng Ninh như nâng cao chất lượng dự báo nhân tố tác động, điều chỉnh mục tiêu kinh doanh, cải thiện tổ chức thực hiện và các giải pháp khác. Giải pháp cho 3 giai đoạn của chiến lược kinh doanh: xây dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược và triển khai chiến lược kinh doanh đồng thời có những đề xuất kiến nghị cho Ngân hàng Quân Đội, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.

Trong quá trình làm luận văn do còn nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo cũng như kinh nghiệm trong thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn học cho ý kiến đóng góp để tác giả có thể hoàn thiện bài luận văn của mình, đồng thời có thể ứng dụng trong thực tế triển khai hoạt động kinh doanh của MB Quảng Ninh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hoài An, Chiến lược kinh doanh tại ngân hàng MBbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2015.

2. Nguyễn Hoài An, Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, 2012.


3. Phạm Lan Anh , Quản trị chiến lược, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2001


4. Mai Anh Bảo, Giáo trình Quản trị chiến lược”, NXB ĐH KTQD, 2013


5. Phạm Công Đoàn, Kinh tế Ngân hàng Thương mại, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2015.

6. Nguyễn Thành Độ, Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển ngân hàng, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2012

7. Vaughan Evans, Lập chiến lược kinh Doanh tối giản, NXB Thế Giới,

2018


8. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình quản trị nghiệp vụ ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê, 2014.


9. Đặng Hồng Hải, Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng VP bank, chi nhánh Quang Trung, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, 2017.

10. Nguyễn Ngọc Hiến, Quản trị Kinh doanh, NXB Lao động, 2013.


11. Phạm Thị Thu Hương, Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2012.

12. Đặng Mai Hương, Chiến lược kinh doanh của ngân hàng SHB, chi nhánh Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Thương Mại, 2015.

13. Bùi Như Khánh, Xây dựng chiến lược kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, Tạp chí kinh tế & Dự báo số 3, 2011.

14. Philip Kotler, Quản trị Makerting, Nhà xuất bản Thống kê, 2010.



2018.

15. The Economist, Jeremy Kourdi, Chiến lược kinh doanh, NXB Thế giới,


16. Nguyễn Thị Mai Lan, Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng

TMCP Việt Nam Thịnh vượng – Chi nhánh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

17. Phạm Xuân Lan, Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB giáo dục, 2018.

18. Philip Kotler, Nancy Lee, Từ chiến lược Marketing đến Doanh nghiệp thành công, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, 2016.

19. Nguyễn Mạnh Hùng & Lê Việt Long, Giáo trình quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Phương Đông, 2018.

20. Phạm Vũ Luận, Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB KHKT, 2011.


21. Gail Z.Martin, Giải mã chiến lược kinh doanh trực tuyến thành công,

NXB Phụ nữ, 2018.


22. Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, 2015.

23. Phan Thị Ngọc, Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ ngân hàng, NXB KHKT, 2015.

24. Trần Lê Phương, Xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank chi nhánh Trà Vinh đến năm 2025, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Trà Vinh, 2016.

25. William J Rothwell, Robert K.Prescott, Chiến lược nhân sự, NXB Công Thương, 2016.

26. Harvard Business Review, On Strategy – Chiến Lược – Năm áp lực cạnh tranh làm nên một chiến lược, NXB Công Thương, 2015.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí