còn những đợt mùa hè giá đồng loạt là 80.000 hoặc 90.000 VND. Sản phẩm quần áo được nhập từ Hồng Kông và được trưng bày đẹp mắt theo nhiều gam màu và hợp thời trang. Quần áo chú trọng nhiều vào kiểu dáng và màu sắc, những khiếm khuyết về chất lượng mau chóng được người tiêu dùng bỏ qua.
- Đánh giá chiến lược đại dương xanh của Tracy:
Tracy là một mô hình chiến lược đại dương xanh thành công ở Việt Nam bởi vừa biết kết hợp được sự độc đáo mới lạ trong phương thức bán hàng một giá và tính quy mô có hệ thống của đại lý bán lẻ. Các sản phẩm của Tracy có giá của các mặt hàng bầy bán ở chợ đêm nhưng chất lượng cao cấp hơn nhiều. Đây chính là tính hữu dụng của sản phẩm mang lại cho khách hàng nhưng lại không làm tăng chi phí. Các sản phẩm của Tracy phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng. Với quy mô kinh doanh lên đến 10 cửa hàng ở miền bắc và sản lượng tiêu thụ lên đến 200-300 sản phẩm/ một cửa hàng/ một ngày, Tracy đã lợi dụng được tính hiệu suất theo quy mô trong kinh tế để chào bán những sản phẩm cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn so với các cơ sở kinh doanh khác. Hơn nữa các sản phẩm lại được sắp xếp trong không gian đẹp và nghệ thuật nên tôn lên giá trị sản phẩm rất nhiều. Bằng con mắt tinh tế của các stylist tại công ty, những sản phẩm hợp thời trang nhất, mới nhất được nhập về và trung bình thay đổi mẫu mã khoảng một tháng một lần. Các sản phẩm đều bán rất chạy. Mặc dù có rất nhiều cửa hàng nhanh chóng bắt chước mô hình kinh doanh một giá của Tracy nhưng đều không thành công vì tính tự phát và nhỏ lẻ của mô hình (không có nhiều mặt hàng phong phú, trưng bày không bắt mắt, sản phẩm không hợp mốt..). Có thể nói Tracy là sự kết hợp khá hoàn hảo giữa mô hình bán lẻ một giá thông minh và tính chuyên nghiệp trong hệ thống phân phối.
Chiến lược đại dương xanh của Tracy có thể được phân tích bằng sơ đồ chiến lược (hình 2.2) và mô hình mạng (bảng 2.3) như sau:
Hình 2.2: Sơ đồ chiến lược của Tracy
3. Gia tăng - Lợi nhuận do tính kinh tế của quy mô - Trưng bày bắt mắt - Chủng loại của các sản phẩm trong cửa hàng - Tính thời trang của các bộ trang phục | |
2. Cắt giảm - Tính không đồng đều về chất lượng của sản phẩm | 4. Hình thành - Sự quy mô của chuỗi cửa hàng bán lẻ mặt hàng thời trang tại Việt Nam - Uy tín và thương hiệu của sản phẩm nhập khẩu, lợi dụng tâm lý sính ngoại của người Việt |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Chiến Lược Ngành Sản Xuất Rượu Vang Trên Thị Trường Mỹ
- Hàng Việt Nam Xuất Khẩu Ra Thị Trường Thế Giới Sẽ Cạnh Tranh Trực Tiếp Với Hàng Của Các Nước Khác.
- Phở 24 - Mô Hình Kinh Doanh Ẩm Thực Có Bài Bản Đầu Tiên Ở Việt Nam
- Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Của
- Qb House (Nhật) – Thành Công Nhờ Thay Đổi Định Hướng Chức Năng- Cảm Xúc Của Ngành
- Chiến lược đại dương xanh và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Bảng 2.3: Mô hình mạng trong việc thực hiện chiến lược đại dương xanh
của Tracy.
Công ty cũng đã tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu Tracy để được bảo về quyền lợi của mình.
- Hướng phát triển trong tương lai: được khích lệ bởi sự thành công với thương hiệu Tracy, Công ty tiếp tục phát triển thương hiệu Sandy chuyên về kinh doanh mặt hàng giầy dép một giá, và sắp tới dự định mở một chuỗi cửa hàng một giá chuyên kinh doanh thời trang trẻ em cho lứa tuổi tử 5- 12.
2.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Thuận lợi về áp dụng chiến lược đại dương xanh
2.3.1.1. Thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết
Trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào cuối năm 2009, Ông Peter Grauer, Chủ tịch Bloomberg - hãng tin tài chính lớn nhất thế giới, đã nhận định rằng tiềm năng của thị trường Việt Nam là rất lớn. Về trung và dài hạn, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong rất nhiều lĩnh vực như: phân phối bán lẻ, thị trường du lịch, sản xuất chế biết nông sản xuất khẩu…
Năm ngoái, A&T Kearny - một tổ chức xếp hạng uy tín - cho rằng Việt Nam là thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất, bởi vì Việt Nam là nước có tỉ lệ tăng trưởng hàng tiêu dùng lớn thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Giá trị hàng hoá tiêu dùng theo loại hình bán lẻ của Việt Nam năm 2007 đã tăng 22%. Hình thức thương mại hiện đại đã tăng 35% trong cùng thời gian đó.
Được lập ra vào năm 2001, GRDI (Global retail development Index) được A&T Kearney sử dụng để đánh giá các thị trường bán lẻ mới nổi theo một hệ thống gồm 25 biến số, trong đó có rủi ro về chính trị và kinh tế, tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ, mức bão hòa bán lẻ, mức chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng bán lẻ. Đây là phương pháp đánh giá hết sức tin cậy về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam. Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua các nước Ấn Độ, Nga và Trung Quốc để dẫn đầu về chỉ số GRDI.
Với 79 triệu người dưới 65 tuổi, Việt Nam là một trong những thị trường có lực lượng tiêu dùng trẻ nhất châu Á. Trong năm 2007, chi phí tiêu dùng tại Việt Nam đã tăng 75 % so với năm 2000. Trong khi đó, 5 nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam theo Tạp
chí bán lẻ Châu Á bình chọn trong đó có Saigon Coop, SG Nguyễn Kim… đang nắm giữ chưa đến 3% thị phần.
Bất chấp khủng hoảng kinh tế hiện này, người tiêu dùng Việt Nam vẫn tỏ ra rất lạc quan. Xu thế phát triển cho thấy, tầng lớp trung lưu có thu nhập trên 500 USD/tháng chiếm trên 1/3 hộ gia đình ở thành thị. Chỉ tính riêng Hà Nội và Tp.HCM có trên 90% hộ gia đình có tiền mua sắm ở các siêu thị.
Thuận lợi nữa là thị trường du lịch tiềm năng. Dải đât hình chữ S này có rất nhiều địa danh, nét ẩm thực nổi tiếng, bờ biển dài 2630 Km với nhiều địa danh đẹp. Thị trường lao động giá rẻ là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, thu hút các nhà đầu tư cho các ngành nghề như dệt may, da giầy, chế biến nông lâm thủy sản…
2.3.1.2 Đội ngũ nhân sự chất lượng cao được đào tạo từ nước ngoài trở về
Ngày 19 tháng 4 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 322/QĐ-TTg về việc phê chuẩn Đề án: “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322 theo số Quyết định phê chuẩn đề án). Đề án sẽ kéo dài thời gian thực hiện ít nhất là đến năm 2010. Kế hoạch tổng thể của đề án 322 qui định mỗi năm đào tạo 400 người, trong đó có 360 học bổng đào tạo sau ĐH và 40 học bổng đào tạo ĐH. Với đợt tuyển sinh cuối cùng vào năm 2010, đối với đào tạo nghiên cứu sinh cần 4-5 năm/khóa, đề án sẽ kết thúc vào khoảng năm 2014-2015. Chương trình sẽ cung cấp một đội ngũ cán bộ được đào tạo cở bản về những công nghệ mới nhất của nước ngoài để phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Ngoài những chương trình đào tạo quốc tế của Nhà nước, còn nhiều học sinh sinh viên Việt Nam được gia đình cho đi du học tự túc. Số những sinh viên này sau khi ra trường phần đông trở về nước phục vụ cho những công ty gia đình. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng vai trò là người cải tiến mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Với những kiến thức mới về công nghệ, cách quản lý cùng với sự hiểu biết sâu sắc về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đội ngũ nhân sự chất lượng cao này hứa hẹn nhiều ý tưởng sáng tạo về chiến lược đại dương xanh.
2.3.2. Khó khăn về áp dụng chiến lược đại dương xanh
2.3.2.1. Những rào cản về tín dụng
Khi thực hiện chiến lược đại dương xanh, việc phát huy nội lực của doanh nghiệp là cần thiết trước tiên, nhưng đồng thời vẫn phải tranh thủ nguồn vốn vay từ bên ngoài. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam , việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng đang gặp khá nhiều trở ngại.
a) Tình trạng khó tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng
Điều tra mới đây của Diễn đàn phát triển Việt Nam phối hợp với Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, đến cuối năm 2008 – đầu năm 2009, khi chính sách tiền tệ đã được nới lỏng và nhiều chính sách kích cầu được triển khai nhưng vẫn có tới 20,8% doanh nghiệp được điều tra cho biết họ vẫn khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Điều này nếu không được tháo gỡ, có thể khiến các chính sách kích cầu giảm hiệu quả.
Nhận định về triển vọng kinh doanh trong thời gian tới, khó khăn về vốn vẫn được các doanh nghiệp xem là một khó khăn lớn bên cạnh nguy cơ sụt giảm thị trường trong và ngoài nước. Có đến 42,9% doanh nghiệp lo lắng, tiếp cận vốn sẽ vẫn là một khó khăn trong thời gian tới.
Kết quả điều tra cho thấy, nếu như trước đây, lãi suất quá cao là thách thức lớn đối với doanh nghiệp thì nay những khó khăn về điều kiện thế chấp và quy trình xét duyệt cho vay đang là điểm “nóng”. Các ngân hàng hiện quá chú trọng đến mức độ an toàn và tuân thủ cứng nhắc các thủ tục nên đã gây trở ngại lớn đối với doanh nghiệp. Lãi suất giảm nhưng thủ tục cho vay siết chặt, vốn vẫn khó đến với doanh nghiệp.
Qua khảo sát, các chuyên gia cảnh báo, rất có thể chỉ những doanh nghiệp khỏe mạnh mới tiếp cận được vốn, mà những doanh nghiệp này thực tế không khó khăn đến mức phải nhận hỗ trợ, còn những doanh nghiệp phải hỗ trợ lại không bao giờ đến được với đồng vốn ưu đãi.
Bên cạnh đó sự thay đổi liên tục của các chính sách lãi suất, tín dụng, giá cả khiến cho các doanh nghiệp không kịp đối phó với những thay đổi bất ngờ này.
Trong năm 2008, từ phía ngân hàng nhà nước đã có 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và 3 lần điều chỉnh giảm.
b) Chính sách kiểm soát ngoại tệ gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Chính sách kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ cũng khiến doanh nghiệp không ít lần dở khóc dở cười. Hiện nay, tỷ giá VND được Nhà nước giữ ổn định, song hầu hết các ngân hàng đều không bán ngoại tệ cho doanh nghiệp để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
Do đó, tồn tại một nghịch lý là, doanh nghiệp phải tự mua USD ở thị trường tự do rồi đem bán cho ngân hàng, sau đó xin mua lại chính số tiền của mình. Kết quả là, các doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí, vì chênh lệch giá USD trên thị trường tự do và giá niêm yết tại NHTM rất lớn.
Đơn cử, ngày 23/3/2009, mặc dù đồng USD trên thị trường tự do đã sụt giảm so với cuối tuần trước, nhưng vẫn đạt xấp xỉ 17.650 VND/USD.
Trong khi đó, tỷ giá hối đoái niêm yết tại các NHTM chỉ là 17.489 VND/USD (cả mua và bán). Nếu doanh nghiệp muốn nhập khẩu một lô hàng trị giá 100.000 USD thì sẽ chịu lỗ tỷ giá là 16.100.000 VNĐ. Và không phải lúc nào cũng dễ dàng gom đủ một lượng ngoại tệ lớn như vậy trên thị trường tự do trong một thời gian ngắn.
2.3.2.2. Hạn chế về trình độ người lao động
Co người là một nguồn lực hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Một chiến lược phát triển tốt cần phải có nhận sự giỏi thực hiện thì khả năng thành công cao, ngược lại có thể sẽ không đem lại hiệu quả có khi còn phá hỏng cả chiến lược. Đặc biệt quá trình thực hiện chiến lược đại dương xanh - quá trình đổi mới giá trị đòi hỏi sự hợp tác của toàn thể người lao động trong xí nghiệp: sự nghiên cứu của đội ngũ kỹ sư, tay nghề của đội ngũ công nhân lành nghề và sự trung thành cam kết gắn bó của toàn thể người lao động...
a) Hạn chế nhìn từ nguồn cung lao động
Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt là từ phía cung lao động luôn là vấn đề, tạo ra rào cản trong quá trình đổi mới. Dân số Việt Nam hiện nay là 86,5 triệu người với số người trong độ tuổi lao động là 57 triệu người theo thống kê
ngày 4/7/2008. Đây là nguồn cung lao động khổng lồ cho thị trường nhưng nhìn từ góc độ chất lượng và tâm lý người lao động thì mới có thể hiểu hết nỗi khổ của những doanh nghiệp tuyển dụng. Đào tạo nghề thì thiếu, đào tạo đại học thì chất lượng thấp là tình trạng thị trường lao động Việt Nam.
Trên thị trường lao động hiện tại, nguồn nhân lực cao cấp và công nhân tay nghề cao vẫn đang là mối quan tâm của nhà tuyển dụng. Thị trường đang rất cần các chuyên gia về quản trị kinh doanh, lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý trung gian hiểu biết về tài chính và tiếp thị với yêu cầu cơ bản về tiếng Anh, những công nhân có tay nghề cao, ham học hỏi. Tuy nhiên, nguồn cung ứng lao động có chất lượng trên thị trường còn hạn chế.
Bên cạnh đó, cơ cấu đào tạo nghề nghiệp không hợp lý đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Các doanh nghiệp luôn có nhu cầu tuyển công nhân lành nghề, thợ bậc cao thì thị trường không đáp ứng được. Trong khi đó số người theo học đại học lại chiếm tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu đào tạo nghề. Cũng phải nói đến tình trạng đào tạo kém chất lượng ở rất nhiều trường đại học trên cả nước dẫn đến tình trạng những sinh viên sau khi ra trường không đủ trình độ để đảm đương những công việc như ngành học. Hình 2.2 cho thấy sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề ở Việt Nam:
Bảng 2.4: So sánh cơ cấu đào tạo nghề nghiệp
Đại học | Trung học chuyên nghiệp | Công nhân kỹ thuật | |
Cơ cấu đào tạo hợp lý | 1 | 4 | 10-15 |
Cơ cấu của Việt Nam hiện nay | 1 | 0,98 | 2,66 |
Nguồn: Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh Xã hội tại hội thảo về "Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam" do UNDP và Viện NCQLKTƯ tổ chức tại Hà Nội, ngày 30-31/7/2002.
Theo đánh giá, các chương trình đào tạo của Việt Nam hiện nay thường nhấn mạnh đào tạo kiến thức lý thuyết chứ chưa quan tâm đến các kỹ năng thực hành, giáo trình học khong bắt kịp với những yêu cầu về thực tế. Hầu hết các sinh viên ra trường không thể bắt tay ngay vào công việc mà luôn phải qua một thời gian đào tạo lại.
Đơn cử như trình độ tiếng anh của sinh viên mới ra trường :theo kết quả khảo sát được vụ Giáo dục đại học thống kê từ báo cáo về tình trạng giảng dạy tiếng anh của 59 trường đại học không chuyên ngữ trong cả nước: “51,7% SV tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh. Chỉ có 10,5% số trường ĐH đã thực hiện khảo sát đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc về kỹ năng sử dụng tiếng Anh của SV tốt nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng 49,3% SV đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, 18,9% SV không đáp ứng được và 31,8% SV cần đào tạo thêm”.
Bên cạnh đó, người lao động còn thiếu những kỹ năng cơ bản, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác để hoàn thành công việc của lao động Việt Nam còn quá yếu kém. Nhiều nhà quản lý nước ngoài đã nhận xét rằng: "Lao động Việt Nam làm việc rất tốt khi tự mình giải quyết công việc, nhưng nếu đặt họ trong một nhóm thì hiệu quả kém đi nhiều". Chính điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể thành đạt được, cho dù họ đã tập hợp được đội ngũ nhân công có đẳng cấp cao. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tâm lý người lao động còn không coi trọng giờ giấc, hay phá bỏ hợp đồng; uống rượu bia, buôn chuyện trong giờ làm; tinh thần cộng đồng kém; nhút nhát, tự ti… và không xác định gắn bó lâu dài với công ty.
b) Hạn chế từ góc độ người sử dụng lao động
Tính đến cuối năm 2008, Việt Nam có tổng cộng 350.000 doanh nghiệp trong đó 94 % là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) này sử dụng hơn 50% lực lượng lao động của quốc gia. Tuy nhiên đa phần những doanh nghiệp này có quy mô rất nhỏ về số lượng người lao động và không có một chiến lược nhân sự cụ thể rõ ràng.