Các Nguy Cơ Đe Dọa Đối Với An Ninh Quốc Gia Liên Bang Nga


của thế giới, coi thường những chuẩn mực cơ bản của Luật pháp quốc tế. Sự hình thành các mối quan hệ quốc tế dẫn đến tình trạng cạnh tranh cũng như dẫn đến tham vọng của một loạt các quốc gia muốn tăng cường ảnh hưởng của mình đối với nền chính trị thế giới bằng cách chế tạo vũ khí giết người hàng loạt. Theo khuynh hướng này, vũ lực vẫn còn ý nghĩa đáng kể trong quan hệ quốc tế.

Các nhà lãnh đạo Liên bang Nga cho rằng, nước Nga sẽ thúc đẩy việc hình thành ý tưởng thiết lập một thế giới đa cực theo khuynh hướng thứ nhất. Trong tương lai, nước Nga sẽ liên kết rộng rãi hơn với nền kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác với các tổ chức kinh tế - tài chính thế giới. Về mặt khách quan, lợi ích chung của Nga cũng như của nhiều nước khác vẫn tiếp tục được duy trì trong lĩnh vực an ninh quốc tế như: chống lại việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, ngăn chặn và giải quyết các cuộc xung đột khu vực, đấu tranh chống khủng bố quốc tế và buôn bán ma túy, giải quyết các vấn đề sinh thái toàn cầu đang trở nên nghiêm trọng trong đó có việc bảo đảm an toàn hạt nhân và phóng xạ. Bên cạnh đó, Liên bang Nga vẫn nhận định rằng có một số nước đang tăng cường các hoạt động nhằm làm suy yếu vị thế của nước Nga về chính trị, kinh tế, quân sự cũng như trong nhiều lĩnh vực khác. Những ý đồ coi thường lợi ích của Nga trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế lớn, kể cả các cuộc xung đột, có thể làm tan vỡ nền an ninh và ổn định quốc tế cũng như kìm hãm những thay đổi tích cực đang diễn ra trong quan hệ quốc tế.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga khẳng định rõ Liên bang Nga hiện tại là một trong những nước lớn nhất trên thế giới với lịch sử lâu đời và truyền thống văn hóa phong phú. Mặc dù tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp và những khó khăn trong nội bộ về nhiều mặt, nhưng với tiềm năng kinh tế, khoa học kỹ thuật và quân sự cũng như vị trí chiến lược ở lục địa Âu - Á, Liên bang Nga đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các diễn biến quốc tế.


2.2 Các lợi ích quốc gia của Liên bang Nga

Văn kiện Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga năm 2000 [theo bản tiếng Nga Концепция национальной безопасности Российской Федерации - Phụ lục 4] đã nêu rõ:

“Các lợi ích quốc gia của Liên bang Nga là tổng thể hài hòa các lợi ích cá nhân, xã hội và lợi ích nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nội trị, quốc tế, thông tin, an ninh quân sự, biên phòng, sinh thái và các lĩnh vực khác.

Lợi ích cá nhân gồm việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền và tự do do Hiến pháp quy định, bảo đảm an ninh cá nhân, nâng cao chất lượng sống và mức sống, phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của mọi công dân.

Lợi ích xã hội bao gồm việc củng cố nền dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền và mang tính xã hội, đạt và duy trì hòa hợp xã hội, đổi mới nước Nga về tinh thần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Lợi ích nhà nước bao hàm sự bất di bất dịch của chế độ hợp hiến, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga, sự ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội, đảm bảo chắc chắn nền pháp chế và duy trì trật tự luật pháp, phát triển hợp tác quốc tế bình đẳng và cùng có lợi.”

Tập hợp các lợi ích của cá nhân, xã hội và nhà nước xác định lợi ích quốc gia Liên bang Nga trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, quốc tế, an ninh quốc phòng, thông tin, văn hoá tinh thần và các lĩnh vực khác.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 - 5

Lợi ích quốc gia Liên bang Nga trong lĩnh vực kinh tế là vấn đề then chốt. Việc giải quyết vấn đề tổng thể liên quan đến thực hiện các lợi ích quốc gia của Nga chỉ có thể trên cơ sở một nền kinh tế phát triển bền vững.

Về mặt đối nội, lợi ích quốc gia của Liên bang Nga bao hàm việc duy trì sự ổn định của chế độ hợp hiến, của các thể chế chính quyền Nhà nước, đảm bảo hòa bình dân sự và hòa hợp dân tộc, bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất không gian pháp lý, trật tự luật pháp và hoàn thiện quá trình hình thành xã hội dân chủ cũng


như vô hiệu hóa những nguyên nhân và điều kiện hình thành chủ nghĩa cực đoan chính trị, chủ nghĩa ly khai dân tộc và hậu quả của chúng là xung đột xã hội, sắc tộc, tôn giáo và chủ nghĩa khủng bố.

Lợi ích quốc gia trong lĩnh vực xã hội thể hiện ở việc bảo đảm mức sống cao cho nhân dân. Lợi ích quốc gia trong đời sống tinh thần, thể hiện ở việc duy trì và củng cố những giá trị đạo đức xã hội, truyền thống ái quốc và nhân đạo cao cả, phát triển tiềm năng văn hóa và khoa học của đất nước.

Trong lĩnh vực thông tin, lợi ích quốc gia của Nga là tuân thủ các quyền tự do hợp hiến của công dân trong việc nhận và sử dụng thông tin, phát triển công nghệ viễn thông hiện đại, bảo vệ tiềm lực thông tin của nhà nước và chống bị thâm nhập trái phép.

Lợi ích quốc gia về quân sự bao gồm trước hết là bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga, ngăn chặn các cuộc xâm lược quân sự chống lại Nga và các đồng minh, bảo đảm các điều kiện phát triển hòa bình và dân chủ cho đất nước.

Về biên phòng, lợi ích quốc gia bao gồm việc tạo ra các điều kiện chính trị, pháp lý, tổ chức và những điều kiện khác để bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia của Liên bang Nga, đảm bảo việc tuân thủ các trật tự và các quy tắc hoạt động kinh tế cũng như các hoạt động khác được luật pháp Nga quy định trên không gian biên giới của Liên bang Nga.

Lợi ích quốc gia của Nga trong lĩnh vực sinh thái thể hiện qua việc duy trì và lành mạnh hóa môi trường xung quanh.

Trong thời bình, lợi ích an ninh của Liên bang Nga là việc bảo vệ cá nhân, xã hội và Nhà nước trước chủ nghĩa khủng bố, gồm cả khủng bố quốc tế, cũng như trước các tình trạng khẩn cấp do thiên nhiên và công nghệ gây ra và hậu quả của chúng để lại. Còn trong thời chiến, lợi ích an ninh là bảo vệ cá nhân, xã hội và Nhà


nước trước các hiểm họa khi tiến hành các hoạt động quân sự cũng như hậu quả của các hoạt động này.

Lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc tế thể hiện qua việc bảo vệ chủ quyền, củng cố vị thế của Liên bang Nga với tư cách là một cường quốc, một trong những trung tâm ảnh hưởng của thế giới đa cực, phát triển quan hệ bình đẳng và cùng có lợi với các cường quốc và các tổ chức quốc tế, trước hết với các nước SNG và với các đối tác truyền thống của Nga, tôn trọng tuyệt đối quyền và tự do của con người, không cho phép áp dụng những chuẩn mực mang tính nước đôi trong lĩnh vực này.

Trên cơ sở bao quát các lợi ích quốc gia đã được nêu ra trong Học thuyết an ninh quốc gia (1997), Chiến lược an ninh quốc gia (2000) đã bổ sung lợi ích quốc gia trong lĩnh vực môi trường sinh thái. Chính quyền Tổng thống V.Putin đã nhận thấy vai trò quan trọng của môi trường sinh thái ổn định bền vững đối với hàng loạt các lĩnh vực từ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước tới bảo đảm đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Văn kiện Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã khẳng định: Các lợi ích quốc gia Liên bang Nga mang tính lâu dài và là cơ sở xác định những mục tiêu cơ bản, những nhiệm vụ chiến lược và trước mắt trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Các lợi ích quốc gia được bảo đảm thực hiện bởi các thể chế chính quyền Nhà nước, kể cả việc thông qua phối hợp với các tổ chức xã hội hiện hành trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật Liên bang Nga.

2.3 Các nguy cơ đe dọa đối với an ninh quốc gia Liên bang Nga

Văn kiện Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã chỉ rõ các nguy cơ bên trong và bên ngoài có thể đe dọa nền an ninh quốc gia Nga. “Hiện trạng kinh tế đất nước, sự không hoàn thiện của hệ thống tổ chức chính quyền Nhà nước cũng như tổ chức xã hội, sự phân hóa về chính trị - xã hội, tình trạng tội phạm hóa các quan hệ xã hội, sự gia tăng tội phạm có tổ chức và gia tăng về quy mô của chủ nghĩa khủng bố, sự căng thẳng của các quan hệ sắc tộc và quan hệ quốc tế đang tạo


ra những nguy cơ to lớn cả từ bên trong lẫn bên ngoài đối với việc bảo đảm an ninh quốc gia Liên bang Nga” [Phụ lục 4]

2.3.1 Các nguy cơ trong nước

Xuất phát từ tình hình đất nước khó khăn trong nhiều lĩnh vực, văn kiện Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã nhấn mạnh trước hết tới các nguy cơ từ trong nước.

Trong lĩnh vực kinh tế, các nguy cơ hàng đầu và mang tính tổng thể chính là tổng sản phẩm quốc nội giảm sút, sức đầu tư và tiềm năng khoa học kỹ thuật xuống cấp, khu vực nông nghiệp đình trệ, hệ thống ngân hàng mất cân đối, nợ nhà nước với nước ngoài và trong nước tăng, chiều hướng xuất khẩu nặng về nhiên - nguyên liệu và năng lượng cũng như nhập khẩu thiên về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, kể cả hàng thiết yếu. Với những nguy cơ đó, nền kinh tế Liên bang Nga sẽ rơi vào tình trạng sa sút, suy giảm nặng nề và kéo dài.

Tiềm năng khoa học kỹ thuật và công nghệ của đất nước suy yếu. Nhiều công trình nghiên cứu phát triển theo các hướng khoa học kỹ thuật có tầm quan trọng chiến lược bị cắt giảm. Dòng chất xám trí tuệ chảy ra nước ngoài. Đây là những nguy cơ làm cho Liên bang Nga mất vị thế tiên tiến trên thế giới, giảm tỷ trọng khoa học trong sản xuất, tăng sự lệ thuộc công nghệ vào nước ngoài và hủy hoại sức mạnh quốc phòng của đất nước.

Những quá trình tiêu cực trong kinh tế và mưu đồ ly khai ở một số chủ thể thuộc Liên bang dẫn đến mất ổn định tình hình chính trị, làm suy yếu không gian kinh tế thống nhất và các bộ phận trọng yếu như công nghệ sản xuất, giao thông vận tải, hệ thống tài chính ngân hàng, tín dụng và hệ thống thuế, dẫn đến khả năng phá vỡ không gian pháp lý thống nhất. Việc không gian pháp lý thống nhất bị mờ nhạt do xa rời nguyên tắc đặt chuẩn mực Hiến pháp lên trên các chuẩn mực của các chủ thể, sự quản lý nhà nước ở các cấp không suôn sẻ, là một nhân tố tiêu cực hàng đầu ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, thậm chí cả sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.


Kinh tế chia rẽ, xã hội phân tán, các giá trị tinh thần bị đảo lộn đang làm căng thẳng hơn quan hệ giữa các khu vực với trung ương, đe dọa thể chế nhà nước Liên bang cũng như các thể chế kinh tế xã hội của nước Nga.

Tư tưởng sắc tộc vị kỷ, trung dung và sô - vanh thể hiện trong hoạt động của một số tổ chức xã hội cũng như hiện tượng di dân không kiểm soát được tạo ra nguy cơ gia tăng chủ nghĩa dân tộc, ly khai và tôn giáo cực đoan ở một số khu vực, dẫn tới các xung đột trầm trọng.

Xã hội phân hóa thành nhóm nhỏ những người giàu, trong khi đại bộ phận dân chúng sống thiếu thốn, sống dưới mức nghèo khổ, nạn thất nghiệp gia tăng và không khí xã hội căng thẳng là những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Liên bang Nga về mặt xã hội.

Trong quá trình hình thành thể chế chính trị - xã hội và hoạt động kinh tế, nguy cơ tội phạm hóa các quan hệ xã hội xuất hiện và đang có chiều hướng tăng nhanh. Những sai lầm mắc phải trong giai đoạn đầu cải cách các hệ thống kinh tế, quân sự và bảo vệ pháp luật cũng như trong các lĩnh vực hoạt động khác của Nhà nước, nền tảng pháp lý chưa hoàn thiện và Nhà nước chưa có chính sách xã hội đủ mạnh, sự xuống cấp về tinh thần - đạo đức trong xã hội là nhân tố chủ yếu kích thích tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức và tham nhũng phát triển mạnh. Những sai lầm này làm suy yếu cơ sở pháp lý kiểm soát tình hình đất nước. Cơ cấu tội phạm luồn lách vào một số bộ phận chính quyền hành pháp và lập pháp, xâm nhập lĩnh vực quản lý ngân hàng, các ngành sản xuất lớn, các tổ chức thương mại và mạng lưới sản xuất hàng hóa. Do đó cuộc đấu tranh chống tội phạm và tham nhũng không chỉ mang tính pháp lý mà cả tính chính trị.

Nguy cơ khủng bố và tội phạm có tổ chức tăng lên là hậu quả của các cuộc xung đột do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái vì những lợi ích cục bộ và mang tính sắc tộc hẹp hòi. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả thấp, các đảm bảo về pháp lý cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các hoạt động chống


khủng bố và tội phạm có tổ chức lại không đầy đủ, tình trạng nhiều cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao rời bỏ các cơ quan bảo vệ pháp luật càng làm các nguy cơ này tăng lên đối với cá nhân, xã hội và Nhà nước.

Tình hình môi sinh xấu đi cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt liên quan trực tiếp đến thực trạng của nền kinh tế và nhận thức của xã hội về tính chất toàn cầu và tầm quan trọng của những vấn đề trên. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp của môi trường là do sự phát triển quá nhanh, quá mạnh của ngành công nghiệp nhiên liệu - năng lượng, các cơ sở pháp lý cho các hoạt động bảo vệ môi sinh chưa đầy đủ, việc sử dụng các công nghệ bảo vệ môi sinh còn hạn chế, trình độ văn hoá của người dân còn thấp trong việc bảo vệ môi trường.

Nguy cơ đe dọa sức khỏe thể chất của dân tộc biểu hiện qua tình trạng khủng hoảng của hệ thống y tế và bảo trợ xã hội cho người dân, qua tệ nạn uống rượu và sử dụng các chất ma túy ngày càng nhiều.

Hậu quả khủng hoảng xã hội sâu sắc làm cho mức sinh đẻ và tuổi thọ trung bình giảm, cơ cấu dân số và dân tộc trong xã hội biến đổi, tiềm lực lao động là nền tảng chủ yếu phát triển sản xuất bị phá vỡ, gia đình là tế bào xã hội bị coi nhẹ, các giá trị tinh thần, đạo đức và sáng tạo trong xã hội xuống cấp.

Mặt khác, quá trình cải cách tổ chức quân sự và tổ hợp công nghiệp quốc phòng kéo dài, việc cung cấp tài chính không đủ cho ngành quốc phòng Nga cũng như việc thiếu cơ sở pháp lý hoàn thiện đã và đang làm tăng những tiêu cực trong lĩnh vực quân sự. Trong giai đoạn hiện nay, mức độ sẵn sàng chiến đấu, cũng như trình độ tác chiến thấp của lực lượng vũ trang Nga hay sự thiếu đồng bộ trong trang bị vũ khí, khí tài và các thiết bị quân sự chuyên dụng cùng với những vấn đề xã hội gay gắt khác, làm suy yếu nền an ninh quân sự của Liên bang Nga nói chung.

Như vậy, cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội và tinh thần có thể làm nước Nga mất đi những thành quả dân chủ. Thêm vào đó, sự suy yếu trong hoạt động kiểm soát của Nhà nước, sự yếu


kém của các cơ chế pháp lý và kinh tế đang làm tăng nguy cơ trong tất cả các lĩnh vực đe dọa đến an ninh quốc gia của Liên bang Nga.

2.3.2 Các nguy cơ từ bên ngoài

Cùng với các nguy cơ trong nước, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã đề cập đến những nguy cơ từ bên ngoài được hình thành chủ yếu bởi nhiều yếu tố. Đó là việc một số nước và một số tổ chức liên quốc gia có mưu đồ hạ thấp vai trò của các cơ chế bảo đảm an ninh quốc tế hiện hành, trước hết là Liên Hợp Quốc và Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE). Bên cạnh đó là sự suy giảm ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự của Nga trên thế giới. Trong khi đó, các khối và liên minh quân sự - chính trị lại tăng cường củng cố, đặc biệt NATO đang tìm mọi cách mở rộng sang phía Đông. Từ đó dẫn đến khả năng xuất hiện những căn cứ quân sự và lực lượng quân đội lớn của nước ngoài ở ngay sát biên giới Nga. Mặt khác, quá trình liên kết trong SNG đã bộc lộ sự yếu kém, các cuộc xung đột và tranh chấp lãnh thổ với Liên bang Nga nảy sinh và leo thang ở gần biên giới Nga và biên giới bên ngoài SNG. Các loại vũ khí giết người hàng loạt và phương tiện chuyển tải loại vũ khí này vẫn tiếp tục được phổ biến trên thế giới.

Từ những yếu tố kể trên xuất hiện hàng loạt các nguy cơ đối với an ninh quốc gia Liên bang Nga. Trước tiên là âm mưu của nhiều nước muốn cản trở sự củng cố của nước Nga như một trong những trung tâm ảnh hưởng trong thế giới đa cực, làm giảm vị thế của Nga ở Châu Âu, Trung Cận Đông, Kavkaz, Trung Á và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Các nước láng giềng của Nga luôn muốn mở rộng sự bành trướng về kinh tế, dân số, văn hoá - tôn giáo sang lãnh thổ Liên bang Nga. Khủng bố quốc tế phát động những chiến dịch công khai. Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia gia tăng hoạt động. Đây là những nguy cơ hàng đầu làm cho tình hình ở Nga mất ổn định.

Trong lĩnh vực thông tin, nguy cơ nghiêm trọng chính là mưu đồ của một số nước muốn thống trị không gian thông tin thế giới, muốn đẩy Liên bang Nga ra

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí