Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


KIM HOÀN MỸ LINH


CHẾ TÀI LIÊN QUAN TỚI

HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - 1

KIM HOÀN MỸ LINH


CHẾ TÀI LIÊN QUAN TỚI

HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN


Kim Hoàn Mỹ Linh

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ CHẾ TÀI XỬ LÝ HẠN CHẾ CẠNH TRANH 6

1.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về hạn chế cạnh tranh6

1.1.1. Khái niệm, căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh 6

1.1.2. Pháp luật điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh 15

1.2. Khái niệm và nội dung chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh 17

1.2.1. Khái niệm chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh 17

1.2.2. Sự cần thiết áp dụng chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh 20

1.2.3. Các hình thức chế tài đối với hành vi hạn chế cạnh tranh 23

1.3. Kinh nghiệm pháp luật các nước về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh 30

1.3.1. Kinh nghiệm các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) 30

1.3.2. Kinh nghiệm của Canada và Mỹ 33

1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á 38

Tiểu kết Chương 1 41

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI XỬ LÝ HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM 42

2.1. Thực trạng pháp luật về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 42

2.1.1. Khái quát về các biện pháp chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam 42

2.1.2. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh ở

Việt Nam 52

2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp chế tài đối với các hành vi hạn

chế cạnh tranh ở Việt Nam 57

2.2.1. Xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 58

2.2.2. Xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền 59

2.2.3. Xử lý hành vi tập trung kinh tế 62

2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về chế tài xử

lý hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 64

2.3.1. Đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về chế tài xử lý hạn

chế cạnh tranh 64

2.3.2. Đánh giá thực tiễn xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh 76

Tiểu kết Chương 2 80

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ TÀI XỬ LÝ HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM 81

3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh

ở Việt Nam 81

3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 82

3.2.1. Xu hướng pháp luật và việc sử dụng các chế tài đối với hành vi hạn

chế cạnh tranh của các nước trên thế giới 82

3.2.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chế tài hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 83

3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 86

3.3.1. Các giải pháp pháp lý 87

3.3.2. Các giải pháp bổ trợ khác 103

Tiểu kết Chương 3 109

KẾT LUẬN 110

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thì cạnh tranh luôn là một điều kiện và là yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nếu để tồn tại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các thủ đoạn nhằm kìm hãm quá trình cạnh tranh sẽ đưa lại những hệ quả không mong muốn về mặt kinh tế và xã hội, thị trường bị bóp méo, thay đổi cấu trúc xã hội về sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo. Do đó, yêu cầu kiểm soát và điều chỉnh đối với quá trình cạnh tranh là một nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho các thiết chế quản lý nền kinh tế thị trường. Những thủ đoạn cạnh tranh tiêu cực trên thị trường rất đa dạng, trong đó, các hành vi hạn chế cạnh tranh có ảnh hưởng lớn tới môi trường kinh doanh và cấu trúc thị trường. Nếu như các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại trực tiếp cho các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng xã hội, thì các hành vi hạn chế cạnh tranh còn gây thiệt hại và ảnh hưởng đến một ngành hay lĩnh vực kinh tế, phá vỡ cấu trúc thị trường. Bởi vậy, nếu không được điều tiết, kiểm soát một cách thỏa đáng và phù hợp, thì các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thống lĩnh thị trường, tập trung kinh tế sẽ loại trừ khả năng cạnh tranh của các đối thủ tiềm năng, kéo theo đó là sự trì trệ, thậm chí thụt lùi của nền kinh tế. Cho nên, pháp luật các nước trên thế giới đều chú trọng xây dựng pháp luật để điều chỉnh vấn đề này với những chế tài rất nghiêm khắc.

Hiểu được vai trò của việc xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong phát triển kinh tế xã hội nói chung, năm 2004, Việt Nam đã ban hành Luật Cạnh tranh, trong đó có các quy định nhằm điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh và đặt ra chế tài để xử vi phạm để răn đe và phòng ngừa chung. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã cho thấy, chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh chưa đủ mạnh, thủ tục xử lý chưa phù hợp, các chế tài được quy định rải rác trong nhiều văn bản luật và các bất cập khác đã gây khó khăn cho việc tổ chức thực thi pháp luật trên thực tế.

Trong khi đó, sự tồn tại với vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước, sự gia tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các thủ đoạn nhằm hạn chế cạnh tranh ở nước ta vốn đã phức tạp lại ngày càng tinh vi hơn, đã gây nhiều tổn hại đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từ những phân tích ở trên, việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh nói chung và hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của các chế tài xử lý hạn chế cạnh tranh nói riêng đang là những yêu cầu rất cấp thiết. Với ý nghĩa như vậy, nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam” để nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức, các nước thuộc Liên minh châu Âu, Nhật Bản và các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều đã có những công trình nghiên cứu sâu sắc, cũng như các án lệ liên quan đến xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh.

Ở Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có rất nhiều các nghiên cứu về các hành vi hạn chế cạnh tranh như: "Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam" của ThS. Hồ Thị Duyên; "Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam" của ThS. Mai Duy Phước; "Về thoả thuận hạn chế cạnh tranh" của tác giả Trần Thị Nguyệt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1(237)/2008; "Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay" của ThS. Nguyễn Thị Bảo Nga; "Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng quyền lực thị trường ở Việt Nam" của ThS. Nguyễn Ngọc Quý; "Kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam" của ThS. Phạm Thị Ngoan… Ngoài ra, còn nhiều bài viết, bài báo liên quan đến pháp luật cạnh tranh nói chung và những phản ánh về thực tế hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung vào phân tích, làm rõ các vấn đề pháp lý đối với từng nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh, còn các vấn đề về chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh, thì chưa có nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào đề cập nghiên cứu, bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng pháp luật các chế tài này ở Việt Nam cũng chưa nhiều. Bởi vậy, nếu nghiên cứu và bảo vệ thành công, có thể xem đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ luật học về đề tài "Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam".

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về hành vi hạn chế cạnh tranh; bản chất, nội dung, đặc điểm của các biện pháp chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh; đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các biện pháp chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh ở thị trường Việt Nam, chỉ ra những bất cập, hạn chế, để từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là nâng cao hiệu quả của các biện pháp chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu ở trên, đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

- Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về hạn chế cạnh tranh, bản chất, nội dung, đặc điểm của các biện pháp chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh hiện hành về các chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh, cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam.

- Từ các nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất, kiến nghị các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp chế tài xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan tới chế tài đối

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 21/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí