Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 11

trải cho cuộc sống khi họ gặp khó khăn. Điều này đã xâm phạm tới quyền thừa kế hợp pháp của công dân được hiến pháp và pháp luật bảo hộ. Hoặc khoảng thời gian từ khi người thứ nhất chết đến thời điểm người sau cùng chết là quá lâu thì những người thừa kế của người chết trước đã chết trước khi người sau cùng chết (là thời điểm di chúc chung có hiệu lực)… thì những người này có quyền hưởng thừa kế nữa hay không? Và nếu khoảng thời gian này là quá 10 năm (quá thời hiệu khởi kiện đối với việc phân chia di sản của người chết trước) thì quyền lợi của người thừa kế của người chết trước cũng như những người thừa kế hợp pháp của cả vợ, chồng có được bảo vệ không, cũng chưa được pháp luật qui định rõ.

Như vậy, pháp luật hiện hành ở Việt Nam hiện nay dự liệu khá cụ thể về chế độ tài sản chung của vợ chồng đã góp phần bảo vệ được lợi ích chính đáng của vợ chồng đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định còn mang tính khái quát, chưa đầy đủ và một số quy định chưa hợp lý dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, nên việc áp dụng vào thực tế gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần phải có sự bổ sung hoàn thiện kịp thời các quy định của pháp luật đáp ứng được nhu cầu của thực tế.

Chương 3‌

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG


3.1. Thưc

tiên

á p dun

g chế đô ̣tài sản chung củ a vơ ̣chồng theo quy

điṇ h củ a Luât

Hôn nhân và gia đin

h Viêt

Nam

Sau hơn 10 năm đi vào cuộc sống, Luật HN&GĐ năm 2000 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các quy định pháp luật về HN&GĐ nói chung cũng như chế độ tài sản chung của vợ chồng nói riêng ngày càng được hoàn thiện, phần nào đáp ứng được nhu cầu chính đáng của vợ chồng, các thành viên trong gia đình, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án giải quyết các vụ việc trên thực tế. Tuy nhiên, chế độ tài sản chung của vợ chồng vẫn có một số quy định chưa cụ thể, chưa phù hợp dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau nên không có sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế tại Tòa án các cấp. Do đó, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài hoặc vụ việc được giải quyết nhưng quyền lợi của một trong các bên không được bảo vệ đúng đắn.

Có thể nói trong những năm gần đây, số lượng các vụ tranh chấp về HN&GĐ có xu hướng tăng nhanh, có thể thấy được điều này qua bảng số liệu sau:

Năm

Sơ thẩm (vụ)

Phúc thẩm (vụ)

Giám đốc thẩm (vụ)

2008

76.152

2.885

106

2009

89.609

2.704

119

2010

97.627

2.516

136

2011

115.331

2.666

144

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 11

Nguồn: TANDTC

Qua số liệu trên cho thấy, số lượng tranh chấp về HN&GĐ qua các năm gia tăng với tốc độ khá cao. So với năm 2008, số vụ án năm 2011 đã tăng lên

115.331 vụ (tăng 52%), trong đó, số vụ giám đốc thẩm cũng tăng 38 vụ (tăng

36%). Sự gia tăng đáng kể này một mặt, do đời sống xã hội của người dân ngày một nâng lên, cơ hội tiếp xúc các “luồng tư tưởng mới” làm cho quan hệ HN&GĐ trong những năm qua bị mất ổn định, các quan niệm truyền thống về gia đình đã dần dần bị phá vỡ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ án HN&GĐ phải qua nhiều cấp xét xử trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ còn nhiều bất cập, vướng mắc, một số quy định mang tính chung chung, chưa cụ thể hoặc tùy nghi. Điều này đã dẫn đến việc áp dụng pháp luật của Tòa án không thống nhất. Ngoài ra, phải nói đến sự thiếu sót trong công tác giải quyết các vụ án HN&GĐ của các tòa án. Đó là việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu của vụ án chưa đầy đủ, chưa chính xác, thậm chí có những trường hợp thiếu khách quan, xác định không đúng thẩm quyền, áp dụng sai điều luật dẫn đến xét xử không đúng. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn xuất phát từ chính nhận thức sai lầm của các đương sự về quyền lợi của mình nên đã có kháng cáo, kháng nghị, hoặc yêu cầu Toà án xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm.

3.1.1. Thưc của vợ chồng

tiên

á p dun

g pháp luật về căn cứ xác định tài sản chung

Về cơ bản, Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu tương đối đầy đủ các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng, tạo điều kiện thuận lợi cho Toà án trong quá trình thực thi pháp luật. Nhìn chung, TAND các cấp đã tuân thủ và áp dụng các quy định của Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 và đạt được kết quả cao trong xét xử, giải quyết kịp thời các án kiện liên quan đến tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng cho thấy, nhiều vụ việc mặc dù đã qua nhiều cấp xét xử, vẫn còn bộc lộ những vướng mắc, thiếu sót trong việc áp dụng chế độ tài sản chung của vợ chồng về căn cứ xác định tài sản chung dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết tranh chấp của vợ chồng khi chia tài sản chung.

Theo Điều 27 Luật HN&GĐ và hướng dẫn tại điểm a mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng. Tuy nhiên, lại không quy định rõ đối với khoản tiền mà một bên vợ, chồng được bồi thường do thiệt hại về sức khỏe khi hôn nhân còn tồn tại nhưng sau khi ly hôn mới được nhận hoặc bồi thường do danh dự, uy tín bị xâm hại (những yếu tố gắn liền với nhân thân). Theo pháp luật dân sự thì những tài sản gắn với nhân thân của ai sẽ là tài sản riêng của người đó. Vậy trong quan hệ HN&GĐ, trên cơ sở tính chất của quan hệ HN&GĐ thì khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, uy tín, danh dự là tài sản chung hay tài sản riêng? Có thể dựa vào thời kỳ hôn nhân để suy đoán đây là tài sản chung của vợ chồng hay không? Đây là vấn đề mà pháp luật HN&GĐ nước ta chưa có quy định cụ thể.

Cũng là một trường hợp tương tự trong việc xác định thu nhập hợp pháp có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, Mục 3a thì tiền trúng thưởng xổ số trong thời kỳ hôn nhân cũng được xem là tài sản chung của vợ chồng. Trên thực tế, tất cả những trường hợp tranh chấp đối với nguồn thu nhập này, Tòa án đều xác định là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, có những trường hợp, vợ hoặc chồng được bạn hoặc người thân tặng cho một hoặc nhiều vé số được trúng thưởng thì về mặt bản chất đây cũng được xem là những tài sản (thu nhập) được người khác tặng cho trong thời kỳ hôn nhân. Vậy, nếu áp dụng theo tinh thần của Khoản 1, Điều 32 Luật HN&GĐ thì tiền trúng số trong trường hợp này là tài sản riêng của vợ chồng. Thế nên, nếu áp dụng quy định của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP trong trường hợp này là chưa hoàn toàn hợp lý.

Ngoài ra, Toà án còn lúng túng trong việc vận dụng nguyên tắc suy đoán trong việc xác định tài sản chung được quy định tại khoản 3 Điều 27

Luật HN&GĐ năm 2000, “Trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”. Một số Toà án trong quá trình giải quyết đã không bám sát quy định trên dẫn đến thiếu sót khi ra bản án, quyết định. Ví dụ, khi giải quyết yêu cầu ly hôn có tranh chấp tài sản chung của vợ chồng của chị Phan Thị N. với anh Trần Minh V. tại Thành phố Huế, TAND Thành phố Huế xác định ngôi nhà là tài sản riêng của anh V. vì anh cho rằng ngôi nhà mà hai vợ chồng đang ở là tài sản riêng của anh V. do cha mẹ đã mua cho anh trước khi anh kết hôn với chị N. Toà án cấp phúc thẩm TAND Tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi điều tra, xác minh nhận thấy: ngôi nhà được mua sau khi anh V. và chị N. kết hôn. Hơn nữa, bố mẹ của anh V. cũng không hề có bằng chứng nào chứng minh ngôi nhà là do ông bà mua để tặng riêng cho anh V. Vì vậy, bản án phúc thẩm số 27/LHPT ngày 19/6/2011 của Toà án nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đã sửa án sơ thẩm theo hướng xác định ngôi nhà là tài sản chung của hai vợ chồng anh V. và chị N.

Thực tiễn xét xử cũng rất lúng túng trong việc điều tra, thu thập chứng cứ để xác định tài sản chung của vợ chồng, như trường hợp tặng cho mà không lập văn bản nên rất khó xác định tài sản được tặng cho chung hay tặng cho riêng vợ, chồng. Nhiều trường hợp trong gia đình khi có con lấy vợ (hoặc chồng), cha mẹ thường tuyên bố cho các con một số đồ dùng hoặc đồ nữ trang, như để làm kỷ niệm cho các con trong ngày cưới hoặc tạo cho các con một số vốn liếng riêng để làm ăn. Nhưng khi vợ chồng có tranh chấp về tài sản yêu cầu Tòa án giải quyết thì lại có những ý kiến khác nhau: một bên người chồng (vợ) cho đó là tài sản riêng của mình, do cha mẹ mình cho riêng nhưng ngược lại, phía bên kia lại cho rằng đó là tài sản chung của vợ chồng vì gia đình tuyên bố là cho chung. Có trường hợp trong ngày cưới, gia đình tuyên bố những tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân là cho chung cả hai vợ chồng, nhưng khi ra tòa

thì gia đình lại nói rằng chỉ cho riêng con mình. Những trường hợp này rất khó để xác định chính xác là cho chung hay cho riêng, bởi vì chứng cứ để chứng minh trong trường hợp này là rất khó. [11, tr.215 - 216]

Về vấn đề căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng, tại Điều 32 và 33 Luật HN&GĐ năm 2000, trong đó tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm đồ dùng, tư trang cá nhân. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về những tài sản nào là đồ dùng, tư trang cá nhân của vợ, chồng vì vậy, chưa có quan điểm thống nhất trong việc xác định khi nào đồ dùng, tư trang cá nhân được coi là tài sản riêng. Ngoài ra, hiện nay nhiều đồ dùng, tư trang cá nhân mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân có giá trị rất lớn so với khối tài sản chung của vợ chồng, nếu xác định đó là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người còn lại và các thành viên khác của gia đình; đồng thời, những đồ dùng, tư trang cá nhân này có thể phát sinh từ việc sử dụng tài sản chung của vợ chồng để mua thì về mặt nguyên tắc không thể xem là tài sản riêng của vợ hoặc chồng được. Vì vậy mà việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp đối với loại tài sản này cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.1.2. Thưc

tiên

á p dun

g pháp luật đvịềnh giá tài sản chung của vợ chồng

Trong những năm gần đây, việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định tài sản chung, áp dụng các nguyên tắc chia tài sản và nhất là khâu định giá tài sản chung. Có nhiều vụ việc đã giải quyết nhưng sau đó lại bị hủy vì có sai sót trong khâu định giá tài sản. Vụ việc phải được giải quyết lại từ đầu. Điều này làm mất thời gian, công sức của các cơ quan có thẩm quyển và cả đương sự. [49]

Ví dụ: Tài sản của vợ chông ông T có căn nhà trong hẻm. Theo ông T, căn nhà này trị giá khoảng 60 lượng vàng, là tài sản chung của vợ chồng

dù căn nhà được mua trước khi vợ chồng ông kết hôn ba năm bởi lẽ ông đã bán một căn nhà khác ở Thái Bình để góp tiền mua nhà, mặc khác, giấy tờ cũng đứng tên hai vợ chồng. Trong khi đó, vợ ông T cho rằng bà đã mua căn nhà này trước khi kết hôn, đây là tài sản riêng của bà, trị giá căn nhà khoảng 54 lượng vàng.

Vụ việc trên được TAND thành phố Nha Trang xét xử sơ thẩm, theo bản án, Tòa sơ thẩm quyết định giao căn nhà này cho người vợ, đồng thời buộc bà này thanh toán lại cho ông T 10 lượng vàng 96%. Không đồng ý với quyết định này, ông T đã làm đơn kháng cáo. Sau đó, TAND Tỉnh Khánh Hòa đã đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm và quyết định giữ nguyên bản án phúc thẩm. Tiếp đó, ông T đã khiếu nại và được Chánh án TANDTC kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Việc xác định căn nhà đang tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng ông T là có căn cứ, tuy nhiên, việc định giá và phân chia căn nhà cho vợ chồng ông T là chưa đúng, không bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Bởi trước khi phân chia, các cấp Tòa án nhân dân ở Tỉnh Khánh Hòa chưa tiến hành xác minh, làm rõ việc ông T có bán căn nhà ở Tỉnh Thái Bình để góp tiền mua nhà hay không. Từ đó, mới có thể xác định được mức độ đóng góp của hai bên đương sự trong việc tạo lập tài sản chung. Đồng thời, để có căn cứ chia công bằng, chính xác, TAND cần phải thực hiện việc định giá tài sản là căn nhà tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo giá thị trường. Việc các cấp tòa án chỉ buộc người vợ trả cho ông T 10 lượng vàng là chưa thỏa đáng, thấp hơn nhiều so với giá trị nhà, quyền sử dụng đất mà các đương sự công nhận. Việc giải quyết như vậy không bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của ông T.

Theo nguyên tắc, việc định giá phải xác định theo giá của tài sản trên thị trường, tại thời điểm định giá. Tuy nhiên, hiện nay ở rất nhiều nơi, nhất là ở cấp huyện, việc định giá chỉ đơn thuần áp giá theo khung bảng giá do Nhà

nước quy định. Vì vậy, giá theo kết quả định giá thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Sở dĩ có tình trạng này là bởi hiện nay ở các cơ quan chuyên môn không có cán bộ chuyên trách về công tác định giá tài sản nên không có đủ các thông tin, tài liệu liên quan. Mặt khác, họ cũng không có đủ thời gian để thực hiện việc khảo sát giá trên thị trường. Ngoài ra, thành viên hội đồng định giá có tâm lý áp giá theo khung giá Nhà nước để dễ thực hiện và đảm bảo an toàn. Chính tình trạng này đã làm cho việc định giá không chính xác, không đảm bảo công bằng trong việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

3.1.3. Thưc̣ sản của vợ chồng

tiên

á p dun

g phá p luât

trong viêc

xá c điṇ h nghia

vụ tài

Theo quy định của pháp luật thì khi tham gia vào giao dịch dân sự đối với tài sản chung của vợ chồng đều phải có sự thỏa thuận và đồng ý của cả vợ và chồng. Nếu một bên vợ hoặc chồng không có sự đồng ý, thì giao dịch dân sự hay hợp đồng dân sự đó là bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu. Đối với các hợp đồng dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện thì vợ hoặc chồng chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới khi: giao dịch đó phải hợp pháp và nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Như vậy, để xác định nợ chung của vợ chồng phải căn cứ vào mục đích của giao dịch (có vì lợi ích gia đình không?) hoặc có tồn tại sự thỏa thuận của vợ chồng về việc thực hiện giao dịch hay không? Thế nhưng, nếu trước đó vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì việc xác định các khoản nợ của vợ chồng được thực hiện như thế nào?

Song trên thực tế giải quyết các vụ án về vấn đề này lại rất phức tạp, rất nhiều hợp đồng dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện không có sự bàn bạc, thỏa thuận với bên kia. Khi một bên vợ hoặc chồng phát hiện ra, có yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng, các Tòa án đều xác định hợp đồng dân sự đó vị vô hiệu, nhưng việc xác định trách nhiệm liên đới của bên không tham gia của các Tòa án lại rất khác nhau.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí