Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 2

cùng với sự phát triển kinh tế, đất nước ta đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, chính vì vậy, một số những quy định trong chế độ TNLĐ và BNN đã tỏ ra không phù hợp với tình hình mới. Tình hình TNLĐ, BNN trên thực tế cũng không ngừng gia tăng.

Chính vì vậy, khi chọn nghiên cứu đề tài “Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, tác giả mong muốn đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, yếu điểm của chính sách, chế độ hiện hành.

2. Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến BHXH và chế độ TNLĐ, BNN đã có các công trình nghiên cứu cơ bản được công bố như sau:

1) Đề tài khoa học “Hoàn thiện phương thức tố chức, quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN cho người tham gia BHXH”, năm 1998, chủ nhiệm TS Dương Xuân Triệu, BHXH Việt Nam.

2) Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng quỹ Bồi thường TNLĐ và BNN”, năm 2003, chủ nhiệm Vũ Như Văn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

3) Đề tài khoa học cấp Bộ “Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nội dung các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn”, năm 2005, chủ nhiệm Trần Thị Thuý Nga, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

4) Luận án “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam”, năm 2010, Nguyễn Thị Chính.

5) Luận văn tốt nghiệp “Chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN- Thực trạng và giải pháp”, năm 2010, Vũ Thị La - Đại học Luật Hà Nội.

Mặc dù các đề tài trên nghiên cứu về TNLĐ, BNN và chính sách, chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN, tuy nhiên các tác giả tập trung vào các khía cạnh khác nhau của chế độ BHXH TNLĐ, BNN và chưa có đề tài nào nghiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận của chế độ TNLĐ, BNN, thực trạng pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN và việc thực thi pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN, từ đó rút ra các kiến nghị và giải pháp làm cơ sở để hoàn thiện pháp luật về chế độ này và nâng cao hiệu quả của việc thực thi chế độ TNLĐ, BNN trên thực tế. Vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, với mong muốn bù đắp những khoảng trống trong khoa học pháp lý về chế độ TNLĐ, BNN.

3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam - 2

- Hệ thống hoá và hoàn thiện cơ sở lý luận về chế độ TNLĐ và BNN;

- Nghiên cứu chế độ, chính sách và tình hình thực hiện chế độ TNLĐ và BNN ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những mặt tồn tại, bất cập.

- Đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế độ TNLĐ và BNN, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của chế độ TNLĐ, BNN trong việc bảo đảm đời sống của người lao động sau khi bị TNLĐ, BNN.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu chế độ TNLĐ và BNN đối với lao động chân tay ở Việt Nam. Số liệu sử dụng trong luận văn tập trung giai đoạn 2010 – 2011.

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật về chế độ TNLĐ và BNN và tình hình thực hiện chế độ TNLĐ và BNN theo pháp luật hiện hành, đặc biệt là sau khi có Luật BHXH năm 2006.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận văn để đánh giá, nhận xét về các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn tổ chức thực hiện chế độ TNLĐ, BNN.

- Phương pháp so sánh, thống kê: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, thống kê để đánh giá sự phát triển, tiến bộ cũng như những hạn chế còn tồn tại của pháp luật.

- Phương pháp lịch sử: sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu luận văn bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của chế độ TNLĐ, BNN, nhằm tìm ra xu hướng phát triển, làm cơ sở đưa ra các đề xuất.

6. Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về chế độ TNLĐ và BNN; phân tích vai trò của chế độ này đối với các bên tham gia, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hệ thống hoá các quy định hiện hành về chế độ TNLĐ và BNN, từ đó chỉ ra những điểm hạn chế của các quy định này.

- Phân tích tình hình thực hiện chế độ TNLĐ và BNN ở Việt Nam.

- Đưa ra phương hướng hoàn thiện chế độ TNLĐ và BNN ở Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Chương 2 : Thực trạng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và việc thực thi ở Việt Nam.

Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP‌‌


Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì đời sống ngày càng được nâng cao, các nhu cầu của con người do đó càng được đáp ứng nhiều hơn, đầy đủ hơn. Tuy nhiên con người phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh đe doạ cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, tai nạn. Đặc biệt là khi nhiều ngành kinh tế ra đời thu hút ngày càng nhiều người tham gia vào lực lượng lao động, thì TNLĐ, BNN ngày một gia tăng, trở thành một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội.

Để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, chúng ta phải cân đối giữa phát triển kinh tế với đảm bảo các vấn đề phúc lợi xã hội. Chính vì vậy mà hiện nay khi toàn dân tập trung xây dựng kinh tế thì việc phát triển và hoàn thiện chế độ BHXH cho người lao động cũng cần được quan tâm đúng mức, trong đó chế độ TNLĐ và BNN được đặc biệt quan tâm.

1.1. Khái niệm chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Khi bị TNLĐ, BNN, một mặt, người lao động sẽ bị mất hoặc giảm thu nhập từ lao động, mặt khác, các chi phí cho đời sống hàng ngày tăng lên đột ngột, thậm chí là xuất hiện nhiều loại chi phí mới. Từ đó nhu cầu được bảo hiểm của người lao động và gia đình họ trong các trường hợp này càng trở nên bức xúc. Ngay sau sự ra đời của chế độ bảo hiểm ốm đau, bảo hiểm TNLĐ, BNN đã xuất hiện trong lịch sử hình thành và phát triển của BHXH nói chung với ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với những rủi ro xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với nghề nghiệp của người lao động, đồng thời thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước đối với lực lượng lao động và cộng đồng xã hội nói chung.

* Ttheo nghĩa rộng, chế độ TNLĐ, BNN là chế độ BHXH nhằm bù đắp các chi phí chữa trị, bù đắp hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân là TNLĐ hoặc BNN. Theo nghĩa này, chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của người lao động không chỉ được bảo đảm từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội mà chính người sử dụng lao động cũng phải trực tiếp thanh toán các khoản có liên quan đến việc chữa trị, đảm bảo cuộc sống cho người lao động như: chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị…

* Theo nghĩa hẹp, chế độ TNLĐ, BNN là chế độ bảo hiểm xã hội do quỹ BHXH chi trả nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân là TNLĐ hoặc BNN. Như vậy, chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN của người lao động được đảm bảo từ nguồn quỹ BHXH, không bao gồm các khoản chi phí trực tiếp do người sử dụng lao động thanh toán. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa này cũng cần lưu ý trường hợp người sử dụng lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động theo quy định của Nhà nước thì trách nhiệm chi trả của quỹ bảo hiểm xã hội sẽ được dịch chuyển sang người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động sẽ phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội. [29, tr.160]

* Dưới góc độ pháp lý, hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào quy định một cách cụ thể và chính thức về chế độ TNLĐ, BNN, nhưng từ những quy định của pháp luật hiện hành, có thể rút ra rằng “chế độ TNLĐ, BNN là một hệ thống các quy định pháp luật về TNLĐ, BNN, đối tượng, điều kiện hưởng, mức đóng, mức hưởng, tổ chức thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN nhằm

bảo vệ người lao động trước những rủi ro do TNLĐ, BNN gây ra và đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do TNLĐ, BNN”. Vai trò của pháp luật là xác lập một hình thức pháp lý nhất định và bảo đảm thực hiện bởi một cơ chế pháp luật thích hợp nhằm kết hợp hài hòa các yếu tố kinh tế và xã hội trong chế độ TNLĐ, BNN.

Chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN chỉ được coi là thực sự đầy đủ khi được xem xét là chế độ BHXH nhằm bù đắp chi phí chữa trị và bù đắp, thay thế thu nhập từ lao động bị mất hoặc giảm của người lao động bị TNLĐ, BNN. Bởi vì trong thời gian người lao động nghỉ việc điều trị TNLĐ hoặc BNN, họ không những bị mất thu nhập từ lao động mà còn phải chịu một loạt các chi phí y tế phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân và gia đình. Những thiếu hụt về thu nhập và sự tăng lên về chi phí đã xuất hiện nhu cầu cần được bảo hiểm của người lao động. Có thể coi những quy định của Nhà nước về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chi trả cho người lao động trong giai đoạn điều trị là những quy định về trách nhiệm bảo hiểm trực tiếp của người sử dụng lao động đối với người lao động của mình. Như vậy, chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN thực hiện hai chức năng, thứ nhất là phòng ngừa TNLĐ, BNN, thứ hai là đảm bảo bù đắp phần thu nhập bị giảm do mất khả năng lao động, hoặc trợ cấp cho thân nhân trong trường hợp người lao động chết và hỗ trợ các chi phí phát sinh do TNLĐ, BNN như trợ cấp phục vụ, chi phí y tế và những vấn đề có lien quan.

1.2. Đặc điểm pháp lý của chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Là một trong số các chế độ cơ bản của BHXH, chế độ TNLĐ, BNN cũng mang các đặc trưng pháp lý của chế độ BHXH nói chung, bên cạnh đó

còn có một số đặc điểm riêng biệt. Xem xét một cách tổng quát, chế độ TNLĐ, BNN có một số đặc điểm pháp lý sau:

a. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xuất phát từ quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội mang tính bắt buộc và phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động.

BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước, được áp dụng cho mọi người lao động. Tuy nhiên, chế độ TNLĐ, BNN lại có tính bắt buộc đối với một số đối tượng lao động nhất định. Quy định bắt buộc của Nhà nước nhằm mục đích ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động trong và sau quá trình sử dụng lao động. Họ không chỉ phải trả tiền lương cho người lao động khi làm việc mà còn phải đóng quỹ BHXH để đảm bảo đời sống cho người lao động bị TNLĐ, BNN. Vì vậy, đối với những người lao động có việc làm và thu nhập tương đối ổn định, dù muốn hay không, khi đã tham gia quan hệ lao động thì đồng thời họ và người sử dụng sức lao động của họ cũng phải tham gia quan hệ BHXH theo quy định của pháp luật, trong đó có chế độ TNLĐ, BNN. Do đó, chế độ TNLĐ, BNN phát sinh trên cơ sở của quan hệ lao động. Theo quy định hiện hành của Luật BHXH, chế độ TNLĐ, BNN là một trong số các hình thức BHXH bắt buộc.

b. Nghĩa vụ đóng góp vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chủ yếu là của người sử dụng lao động

TNLĐ, BNN là những rủi ro gắn liền với quá trình lao động sản xuất. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, các rủi ro có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn. Thời kỳ đầu, người lao động nếu bị TNLĐ hoặc BNN thì phải tự mình khắc phục, hoặc dựa vào sự trợ giúp từ cộng đồng, hoặc dựa vào sự phân xử của toà án. Dần dần những nguyên tắc xác định trách nhiệm đền bù cho người lao động mới được đặt ra.

Khi đề cập đến trách nhiệm đền bù cho người bị nạn thì trước tiên người ta nghĩ đến trách nhiệm của người sử dụng lao động bởi lẽ họ là người thuê lao động, có quyền tổ chức và quản lý lao động, vì vậy họ phải chịu trách nhiệm về những rủi ro xảy ra trong quá trình lao động làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động, đặc biệt trong trường hợp người lao động bị TNLĐ, BNN. Khi còn sức lao động, còn khả năng lao động, người lao động tham gia quan hệ lao động, được hưởng lương và mang lại lợi nhuận cho người lao động. Vì vậy, khi họ bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động thì người sử dụng lao động có một phần trách nhiệm.Vì vậy từ cuối thế kỷ XIX, pháp luật của nhiều nước đã quy định đền bù đối với rủi ro nghề nghiệp là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Khi chế độ TNLĐ, BNN ra đời, trách nhiệm đền bù của người sử dụng lao động được chuyển sang cho tổ chức bảo hiểm với điều kiện là người sử dụng lao động phải đóng phí cho tổ chức bảo hiểm. Vì vậy hiện nay, các nước đều quy định trách nhiệm đóng góp vào quỹ TNLĐ, BNN là của người sử dụng lao động. Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 92 Luật BHXH, người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ TNLĐ, BNN với mức 1% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH của người lao động.‌

1.3. Ý nghĩa của chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

BHXH về TNLĐ, BNN đối với người lao động ở nước ta được xác định trong hệ thống các chế độ BHXH với mục đích đảm bảo cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị TNLĐ hoặc BNN được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất toàn bộ hoặc một phần khả năng lao động.

Ngoài ra, BHXH về TNLĐ, BNN còn có ý nghĩa to lớn về chính trị, xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn và an sinh xã hội cho người lao động nói riêng và xã hội nói chung.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí