động trên lãnh thổ Việt Nam, đều phải thực hiện việc bảo hộ lao động theo quy định của Pháp lệnh này.
- Nhà nước chăm lo việc bảo đảm cho người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền của người lao động làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh.
- Mọi người lao động có quyền được bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh và có nghĩa vụ thực hiện những quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
- Mọi người lao động, người sử dụng lao động phải có hiểu biết về bảo hộ lao động, về các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc, nhiệm vụ của mình.
- Việc nghiên cứu khoa học - kỹ thuật bảo hộ lao động, việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại dụng cụ thiết bị, phương tiện bảo vệ người lao động được Nhà nước khuyến khích bằng các chính sách, biện pháp thích hợp.
1.2.2.3. Khai báo, điều tra - Thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động
a) Khai báo điều tra:
- Khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức việc điều tra, lập biên bản, có sự tham gia của BCH CĐ cơ sở.
Có thể bạn quan tâm!
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nghề công nghệ ô tô cao đẳng trường CĐ nghề Đà Nẵng - 1
- An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nghề công nghệ ô tô cao đẳng trường CĐ nghề Đà Nẵng - 2
- Ảnh Hưởng Của Tiếng Ồn Và Rung Động
- Ảnh Hưởng Của Điện Từ Trường Và Hóa Chất Độc
- Ảnh Hưởng Của Ánh Sáng, Màu Sắc Và Gió
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
- Tất cả các vụ tai nạn LĐ, các trường hợp bị bênh nghề nghiệp đều phải được khai báo, thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.
- Khi tai nạn lao động nhẹ, công nhân nghỉ việc dưới 3 ngày:
+ Quản đốc phân xưởng, đội trưởng đội sản xuất phải ghi sổ theo dõi tai nạn lao động của đơn vị mình, báo cáo cho cán bộ bảo hộ lao động của đơn vị để ghi vào sổ theo dõi tai nạn.
+ Cùng với công đoàn phân xưởng, đội sản xuất tổ chức ngay việc kiểm điểm trong đơn vị mình để tìm nguyên nhân tai nạn, kịp thời có biện pháp phòng ngừa cần thiết.
- Khi tai nạn lao động nhẹ, công nhân nghỉ việc 3 ngày trở lên.
+ Quản đốc phân xưởng, đội trưởng đội sản xuất báo ngay sự việc cho giám
đốc đơn vị biết, ghi sổ theo dõi, đồng thời báo cáo cho cán bộ BHLĐ biết.
+ Trong 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, cùng với công đoàn phân xưởng, đội sản xuất lập biên bản điều tra tai nạn gửi cho giám đốc đơn vị phê duyệt.
- Khi tai nạn lao động nặng, công nhân nghỉ việc 14 ngày trở lên.
+ Quản đốc phân xưởng báo ngay sự việc cho Giám đốc đơn vị biết. Giám đốc đơn vị có trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan lao động và Công đoàn địa phương biết.
+ Trong 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, Giám đốc đơn vị cùng với công đoàn cơ sở tổ chức điều tra trường hợp xảy ra tai nạn lao động, nguyên nhân tai nạn và xác định trách nhiệm gây tai nạn.
+ Sau khi điều tra, giám đốc đơn vị phải lập biên bản điều tra: nêu rõ hoàn cảnh và trường hợp xảy ra, nguyên nhân tai nạn, kết luận về trách nhiệm để xảy ra tai nạn và đề nghị xử lý, đề ra các biện pháp ngăn ngừa tương tự.
- Tai nạn chết người hoặc tai nạn nghiêm trọng (làm bị thương nhiều người cùng 1 lúc, trong đó có người bị thương nặng).
+ Quản đốc phải báo ngay sự việc cho cơ quan lao động, công đoàn, y tế địa phương và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp biết. Đối với tai nạn chết người phải báo cho công an, Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
+ Các cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng tới nơi xảy ra tai nạn. Việc tổ chức điều tra nguyên nhân và xác định trách nhiệm để xảy ra tai nạn phải được tiến hành trong vòng 48 giờ và do tiểu ban điều tra thực hiện.
- Căn cứ vào kết quả điều tra, tiểu ban điều tra phải lập biên bản nêu rõ hoàn cảnh và trường hợp xảy ra, nguyên nhân tai nạn, kết luận về trách nhiệm để xảy ra tai nạn và đề nghị xử lý, đề ra các biện pháp ngăn ngừa tai nạn tái diễn.
- Biên bản điều tra tai nạn phải được gửi cho cơ quan lao động, y tế, công đoàn địa phương, cơ quan chủ quản, Bộ LĐ-TB và XH, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
b) Phương pháp phân tích nguyên nhân
Việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân nhằm tìm ra được những quy luật phát sinh nhất định, cho phép thấy được những nguy cơ tai nạn. Từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa và loại trừ chúng. Thông thường có các biện pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích thống kê:
+ Dựa vào số liệu tai nạn lao động, tiến hành thống kê theo nghề nghiệp, theo công việc, tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, thời điểm trong ca, tháng và năm. Từ đó thấy rõ mật độ của thông số tai nạn lao động để có kế hoạch tập trung chỉ đạo, nghiên cứu các biện pháp thích hợp để phòng ngừa.
+ Sử dụng phương pháp này cần phải có thời gian thu thập số liệu và biện pháp đề ra chỉ mang ý nghĩa chung chứ không đi sâu phân tích nguyên nhân cụ thể của mỗi vụ tai nạn.
- Phương pháp địa hình: Dùng dấu hiệu có tính chất quy ước đánh dấu ở những nơi hay xảy ra tai nạn, từ đó phát hiện được các tai nạn do tính chất địa hình.
- Phương pháp chuyên khảo:
+ Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc về tổ chức và kỹ thuật theo các số liệu thống kê.
+ Phân tích sự phụ thuộc của nguyên nhân đó với các phương pháp hoàn thành các quá trình thi công và các biện pháp an toàn đã thực hiện.
+ Nêu ra các kết luận trên cơ sở phân tích.
1.3. Phân tích điều kiện và nguyên nhân gây tai nạn lao động
1.3.1. Phân tích điều kiện lao động (ĐKLĐ)
Trong quá trình lao động dể tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội, con người phải làm việc trong những điều kiện nhất định, gọi là điều kiện lao động. ĐKLĐ nói chung bao gồm và được đánh giá trên hai mặt: một là quá trình lao động và hai là tình trạng vệ sinh của mội trường trong đó quá trình LDD được thực hiện.
1.3.1.1. Quá trình lao động
Những đặc trưng của quá trình lao động là tính chất và cường độ lao động, tư thế của cơ thể con người khi làm việc, sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể như tay, chân, mắt v.v...
1.3.1.2. Tình trạng vệ sinh môi trường
- Tình trạng vệ sinh môi trường sản xuất đặc trưng bởi: điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ lưu chuyển của không khí); nồng độ hơi, khí, bụi trong không khí ; mức độ tiếng ồn, rung động ; độ chiếu sáng v.v...
- Các yếu tố nêu trên ở dạng riêng lẻ hoặc kết hợp trong nhửng điều kiện nhất định (vượt qua giới hạn cho phép) có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
1.3.2. Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động
1.3.2.1. Nguyên nhân kỹ thuật
- Thao tác kỹ thuật không đúng, không thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về kỹ thuật an toàn, sử dụng máy móc không đúng đắn.
- Thiết bị máy móc, dụng cụ hỏng.
- Chổ làm việc và đi lại chật chội.
- Các hệ thống che chắn không tốt, thiếu hệ thống tín hiệu, thiếu cơ cấu an toàn hoặc cơ cấu an toàn bị hỏng
- Dụng cụ cá nhân hư hỏng hoặc không thích hợp, ...
1.3.2.2. Nguyên nhân tổ chức
- Thiếu hướng dẫn về công việc được giao, hướng dẫn và theo dõi thực hiện các quy tắc không được thấu triệt...
- Sử dụng công nhân không đúng nghề và trình độ nghiệp vụ.
- Thiếu và giám sát kỹ thuật không đầy đủ, làm các công việc không đúng quy tắc an toàn.
- Vi phạm chế độ lao động.
1.3.2.3. Nguyên nhân vệ sinh môi trường
- Môi trường không khí bị ô nhiễm hơi, khí độc; tiếng ồn và rung động lớn.
- Chiếu sáng chổ làm việc không đầy đủ hoặc quá chói mắt.
- Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh cá nhân...
- Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Câu 1: Phân tích mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động được áp dụng trong thực tế hiện nay.
2. Câu 2: Phân tích trách nhiệm và quyền của người sử dụng lao động, người lao động trong việc thực hiện công tác bảo hộ lao động hiện nay.
3. Câu 3: Điều kiện lao động là gì ? Phân tích các yếu tố nguy hiểm và có hại đang tồn tại trong môi trường lao động sản xuất gia công cơ khí.
4. Câu 4: Tai nạn lao động là gì ? Cho biết các dạng tai nạn lao động thường xảy ra trong quá trình lao động sản xuất ở ngành gia công cơ khí. Cho ví dụ cụ thể để minh họa.
5. Câu 5: Phân tích rõ các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong ngành gia công cơ khí. Cho ví dụ cụ thể để minh họa./.
CHƯƠNG 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG
Giới thiệu:
Các vấn đề chính sẽ được đề cập
2.1. Khái niệm về vệ sinh lao động
2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố vi khí hậu, bức xạ iôn hoá và bụi đến sức khoẻ người lao động trong sản xuất, gia công cơ khí.
2.3. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động.
2.4. Ảnh hưởng của điện từ trường và hóa chất độc.
2.5. Ảnh hưởng của ánh sáng, màu sắc và gió.
2.6. Ảnh hưởng của các điều kiện lao động khác.
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Về Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm, ý nghĩa và các nguyên tắc về vệ sinh lao động;
+ Phân tích được các yếu tố vi khí hậu, bức xạ iôn hoá, bụi; Tiếng ồn, rung động; điện từ trường; hoá chất độc, ánh sáng, màu sắc và gió ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ.
- Về Kỹ năng:
+ Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
+ Thực hiện tốt việc phòng tránh các yếu tố ảnh hưởng của môi trường lao động và giữ gìn vệ sinh nơi làm việc.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nâng cao ý thức phòng tránh thường xuyên các yếu tố ảnh hưởng và giữ gìn vệ sinh trong quá trình lao động tại các xí nghiệp cơ khí, công nghệ ô tô.
Nội dung chính
2.1. Khái niệm về vệ sinh lao động
2.1.1. Khái niệm
- Vệ sinh lao động (VSLĐ) là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động.
- Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp VSLĐ
2.1.2. Mục đích
Việc quy định vấn đề VSLĐ thành một chế định trong Luật lao động có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn:
- Nó biểu hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe làm việc lâu dài cho người lao động.
- Các quy định về đảm bảo VSLĐ trong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ví dụ: việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi...
- Nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về VSLĐ đòi hỏi người SDLĐ trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này.
2.1.3. Nhiệm vụ của VSLĐ
Việc thực hiện VSLĐ trong các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
- Nhà nước quy định nghiêm ngặt về VSLĐ từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm.
- Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về VSLĐ; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về VSLĐ.
- Các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị minh và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định này.
- Thực hiện toàn diện về VSLĐ thể hiện trên các mặt sau:
+ Vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ VSLĐ là trách nhiệm của không chỉ người SDLĐ mà còn của cả người LĐ nhằm bảo đảm sức khỏe tính mạng của bản thân và môi trường lao động…
+ Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động thì ở đó có VSLĐ.
- Xác định khoảng cách về vệ sinh.
- Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe.
- Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
- Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường...
- Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố vi khí hậu, bức xạ iôn hoá và bụi đến sức khoẻ người lao động trong sản xuất, gia công cơ khí.
2.2.1. Vi khí hậu
2.2.1.1. Nhiệt độ, độ ẩm không khí và luồng không khí
Điều kiện khí hậu của hoàn cảnh sản xuất là tình trạng vật lý của không khí bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển không khí và bức xạ nhiệt trong phạm vi môi trường sản xuất của người lao động. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến khả năng lao động của công nhân.
a) Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ cao:
+ Lao động ở nhiệt độ cao đòi hỏi sự gắn sức của cơ thể, sự tuần hoàn máu nhanh hơn, tần suất hô hấp tăng, sự thiếu hụt ôxy xảy ra liên tục, dẫn đến cơ thể phải làm việc nhiều để giữ cân bằng nhiệt.
+ Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động bị mất nhiều mồ hôi. Trong lao động nặng cơ thể phải mất 6 - 7 lít mồ hôi nên sau 1 ngày làm việc, cơ thể có thể bị sút 2 - 4 kg.
+ Mồ hôi mất nhiều sẽ kéo theo mất một lượng muối của cơ thể. Cơ thể con người chiếm 75% là nước, nên việc mất nước không được bù đắp kịp thời sẽ dẫn đến