Những Nguyên Nhân Gây Ra Tai Nạn Lao Động Trong Cơ Khí:


+ Cấm sử dụng dụng cụ khí nén làm việc ở chế độ không tải.

3.2.4. Yêu cầu khi sửa chữa, điều chỉnh xong

- Phải kiểm tra lại toàn bộ thiết bị lắp ráp, toàn bộ các thiết bị an toàn che chắn rồi mới được thử máy.

- Dò khuyết tật (nếu cần thiết) sau khi đã lắp ráp hay sửa chữa xong

- Thử máy khi đã kiểm tra việc lắp đặt máy, bao gồm: chạy thử không tải; chạy non tải; chạy quá tải an toàn.


B. CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Câu 2: Giải thích rõ một số biện pháp an toàn: dự phòng tính đến yếu tố con người, thiết bị che chắn, cơ cấu phòng ngừa, cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa trong quá trình lao động sản xuất ở ngành gia công cơ khí và xửa chữa ô tô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

2. Câu 2: Phân tích một số yêu cầu về kỹ thuật an toàn khi lắp ráp, sửa chữa và thử máy gia công cơ khí và sửa chữa ô tô./.


An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp nghề công nghệ ô tô cao đẳng trường CĐ nghề Đà Nẵng - 8

CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG


Giới thiệu:

Các vấn đề chính sẽ được đề cập

4.1. Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí.

4.2. Kỹ thuật an toàn điện.

4.3. Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng hạ.

4.4. Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy, nổ

4.5. Sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động

4.6. Bài tập 1: Thực hành cấp cứu người bị điện giật

4.7. Bài tập 2: Nêu những trình tự cứu người khi bị điện.

Mục tiêu:

Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:

- Về Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm, nhiệm vụ và mục tiêu của công tác kỹ thuật an toàn lao động

+ Phân tích được một số biện pháp an toàn trong gia công cơ khí; an toàn điện, vận hành thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy, nỗ trong lao động sản xuất.

+ Trình bày được phương pháp sơ cứu nạn nhân bị tai nạn lao động

- Về Kỹ năng: Thực hiện được các yêu cầu an toàn khi vận hành, sửa chữa thiết bị máy móc và phòng chống cháy, nỗ trong quá trình lao động sản xuất cơ khí.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiên khi vận hành các thiết bị, máy móc cơ khí.

Nội dung chính

4.1. Kỹ thuật an toàn khi gia công cơ khí

4.1.1. Những mối nguy hiểm trong cơ khí:

Mối nguy hiểm trong cơ khí là nơi và nguồn phát sinh nguy hiểm do h́nh dạng, kích thước, chuyển động của các phương tiện làm việc, phương tiện trợ giúp, phương tiện vận chuyển cũng như các chi tiết gia công gây tổn thương cho người lao động trong quá tŕnh lao động sản xuất như: kẹp, cắt, chặt, cán, kéo, xuyên thủng, va đập…Mức độ tổn thương (hay tác hại) của mối nguy hiểm cơ khí tuỳ thuộc vào năng


lượng của hệ thống tác động (như của máy của thiết bị…) và năng lượng tác động của con người (chuyển động của tay của cơ thể) và cũng từ đó đánh gia tác động của mối nguy hiểm.

4.1.2. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong cơ khí:

4.1.2.1. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong gia công cắt gọt:

- Trong các máy gia công cắt gọt thì máy tiện chiếm tỷ lệ cao (40%), được sử dụng khá phổ biến.

- Máy vận hành tốc độ cao, phôi ra nhiều và liên tục, quấn thành dây dài và văng ra chung quanh. Phôi nhiệt độ cao, phôi vụn có thể bắn vào người đứng đối diện gây tai nạn.

- Khi vận hành các máy chuyển động quay, các cơ cấu truyền động như bánh răng, dây curoa, ... các nữ công nhân phải cuộn tóc gọn hoặc cắt tóc ngắn để khỏi bị cuốn vào máy.

- Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp không chặt có thể bịvăng ra, bàn gá kẹp không chặt có thể làm rơi vật gia công, ... gây tai nạn.

- Khi mài, phôi kim loại nóng có thể bắn vào người nếu đứng không đúng vị trí, đá mài có thể bị vỡ, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách cầm tay ngắn làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay công nhân.

- Áo quần công nhân không đúng cỡ, không gọn gàng, ... có thể bị quấn vào máy và gây nên tai nạn.

4.1.2.2. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong hàn và cắt kim loại:

- Trong hàn điện sử dụng các trang bị điện là chủ yếu. Hàn hồ quang thường có nhiệt độ rất cao (vài nghìn độ). Môi trường hàn có nhiều khí bụi độc hại.

- Khi hàn điện, nguy cơ điện giật là nguy hiểm nhất cho tính mạng con người

- Khi dùng máy hàn, kim loại lỏng có thể bắn tung toé dễ gây bỏng da thợ hàn và những người xung quanh.

- Hàn hồ quang có bức xạ mạnh, dễ làm cháy bỏng da, làm đau mắt ...

- Lửa hồ quang hàn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh, cho nên cần đặt nơi hàn xa các vật dễ bắt lửa, dễ cháy nổ.


- Môi trường làm việc của thợ hàn có nhiều khí bụi độc hai sinh ra khi cháy que hàn như , CO2, F2 , bụi mangan, bụi oxit kẽm, ... rất hại cho hệ hô hấp và sức khoẻ công nhân khi hàn ở các vị trí khó khăn mhư hàn trong ống, những nơi chật chội, ẩm thấp, trên cao, ...

- Khi hàn hơi, sử dụng các bình chứa khí nén, các vết bẩn dầu mỡ, chất dễ bắt lửa trên các dây dẫn, van khí, ... dễ gây cháy, sinh ra nổ bình hoặc sinh hoả hoạn.

4.1.2.3. Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong gia công nguội - lắp ráp - sửa chữa:

- Những nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra tai nạn trong gia công nguội:

+ Các dụng cụ cầm tay (như cưa sắt, dũa, đục, ...) dễ gây va đập vào người lao

động.

+ Các máy đơn giản (máy ép cỡ nhỏ, máy khoan bàn, đá mài máy, ...) có kết

cấu không đảm bảo bền, thiếu đồng bộ, thiếu các cơ cấu an toàn, ...

+ Do người lao động dùng ẩu các dụng cụ cầm tay đã hư như búa long cán, chìa vặn không đúng cỡ, miệng chìa vặn đã bị biến dạng không còn song song nhau,

...

+ Gá kẹp chi tiết trên bàn cặp (êtô) không cẩn thận, không đúng kỹ thuật, bố trí bàn nguội không đúng kỹ thuật, giữa hai bàn cặp đối diện không có lưới bảo vệ.

+ Đá mài được gá lắp vào máy không cân, không có kính chắn bảo vệ, hoặc tư thế đứng mài chi tiết không né tránh được phương quay của đá mài, mài các vật có khối lượng lớn lại tỳ mạnh, ...

+ Việc gò tôn mỏng đi kèm các động tác cắt. dập trước khi đem gò tai nạn lao động thường xảy ra dưới dạng chân tay bị cứa đứt. Khi thao tác các máy đột, dập, .. nếu vô ý có thể bị dập tay hoặc đứt vài ngón tay hoặc bị nghiền cả bàn tay, có thể bị suy nhược thể lực, giảm khả năng nghe, đau đầu, choáng, ...

- Tư thế đứng cưa, dũa, đục, ... trong khi làm nguội nói chung không đúng cách dẫn tới bệnh vẹo cột sống.

4.1.3. Các giải pháp kỹ thuật an toàn trong cơ khí

4.1.3.1. Kỹ thuật an toàn khi gia công nguội

- Bàn nguội:


+ Kích thước phải phù hợp quy định, chiều rộng khu làm việc cạnh bàn:

+ Một phía 750[mm], có biện pháp tránh hướng phoi bắn về phía vị trí làm việc của người khác.

+ Hai phía (hai bàn kề nhau):

+ Chiều rộng khu làm việc cạnh bàn là >1,3[m],

+ Chính giữa khu làm việc cạnh bàn (giữa hai bàn) phải có lưới chắn cách ly, cao 800[mm], lỗ mắt lưới (3x3)[mm].

- Êtô phải lắp chắc chắn trên bàn nguội, các êtô cách nhau 100[mm]

- Thiết bị gia công nguội:

+ Lắp đặt trên nền cứng vững, chịu được tải trọng bản thân thiết bị và tải trọng động do lực tác động khi làm việc.

+ Các bộ truyền động đều phải che chắn kín phần chuyển động và phần điện. Thiết bị có bộ phận chuyển động (như máy bào giường, bào ngang, ...) phải lắp đặt sao cho bộ phận chuyển động hướng quay vào tường cách min.0,5[m], hoặc cách mép đường vận chuyển min.1,0[m],

+ Có đầy đủ các cơ cấu an toàn, các nút điều khiển phải nhạy và làm việc tin cậy. Các bộ phận điều khiển máy phải vừa tầm tay tiện thao tác, không phải với lên, cúi xuống.

- Vị trí làm việc: Có giá tủ, ngăn bàn để dụng cụ và giá, ngăn xếp phôi liệu và thành phẩm riêng biệt, bố trí gọn và không trở ngại đường vận chuyển nội bộ.

- Thao tác kỹ thuật:

+ Mài dụng cụ (mũi khoan, dao tiện, ...) phải theo đúng góc độ kỹ thuật quy định, chỉ có công nhân đã qua huấn luyện mới được phép làm.

+ Sử dụng các máy có nước tưới làm mát, công nhân phải biết tính chất, đặc điểm và mức độ độc hại để ngừa trước những nguy cơ có thể xảy ra.

- Kết thúc công việc: Công nhân đứng máy phải trực tiếp thực hiện các công việc sau:

+ Ngắt nguồn điện các máy xong việc.

+ Lau chùi máy (không dùng tay trần trực tiếp, mà phải dùng giẻ lau, bàn chải sắt, ...), bôi trơn những nơi quy định trên máy.


+ Thu dọn dụng cụ, phôi liệu gọn gàng vào vị trí.

+ Thu dọn phoi miểng và vệ sinh nơi làm việc (không dùng tay trần trực tiếp, mà phải dùng móc, cào, bàn chải, chổi, ...).

4.1.3.2. Kỹ thuật an toàn khi hàn và cắt kim loại

- Luôn mang găng tay, mặc đồ bảo hộ phù hợp. Quần áo bảo hộ phải là loại cao cổ, túi có nắp để tránh xỉ hàn bắn vào người. Giữ cho quần áo sạch sẽ, không dây dầu mỡ hay các chất cháy

- Loại bỏ các chất dễ cháy khỏi khu vực làm việc (khoảng cách tối thiểu là 10m). Nếu được thì di chuyển công việc ra các vị trí không có chất cháy. Trong trường hợp bắt buộc phải có phương phòng cháy cụ thể, che phủ tất cả các vật liệu dễ cháy bằng các tấm phủ chịu lửa, cử người canh chừng và trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy, người canh chừng phải có mặt trong suốt quá trình hàn và nửa giờ sau khi kết thúc việc hàn

4.1.4. Sử dụng các trang bị bảo hộ lao động

4.1.4.1. Đồ bảo hộ ngành xây dựng

- Quần áo bảo hộ vải kaki liên doanh:

- Mũ bảo hộ:

- Giày bảo hộ công trường

- Mũ vải; mũ chống chấn thương sọ não.

- Một số đồ trang thiết bị bảo hộ lao động khác như: dây đai an toàn, găng tay bảo hộ,…cũng thường xuyên được sử dụng cho ngành xây dựng.

4.1.4.2. Đồ bảo hộ ngành điện lực

- Quần áo vải dầy; quần áo chống điện từ trường.

- Giầy vải bạt; giầy vải đế cao su cách điện; ủng cách điện.

- Mũ vải; mũ chống chấn thương sọ não.

- Găng tay vải bạt; găng tay cách điện.

- Dây an toàn chống ngã cao; túi đựng dụng cụ.

4.1.4.3. Đồ bảo hộ ngành cơ khí (thợ hàn)

- Quần áo vải dầy; quần yếm vải xanh.

- Mũ vải; nút tai chống ồn; khẩu trang lọc hơi, khí độc.


- Găng tay vải bạt; găng tay da mềm; găng cao su

- Giầy chống xăng, dầu mỡ; giầy vải bạt thấp cổ; giày da có cổ đế cao su.

- Ủng cao su chống dầu; yếm cao su.

- Mặt nạ hàn; mặt nạ chống hơi độc; mặt nạ chống hơi độc cho người trực tiếp với axít.

- Kính hàn che kín mắt; kính màu thẫm che kín mắt; kính màu, kính trắng,

4.2. Kỹ thuật an toàn điện

4.2.1. Một số khái niệm cơ bản về an toàn điện

a) Tác động của dòng điện đối với cơ thể người

- Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu.

- Một trong những yếu tố chính gây tai nạn cho người là dòng điện và đường đi của dòng điện qua cơ thể người vào đất.

- Dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hoặc bằng tác động bên ngoài như phóng điện hồ quang.

- Tác hại và hậu quả của dòng điện gây nên phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, điện trở của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khỏe của người.

- Dòng điện có thể làm chết người có trị số khoảng 100 mA. Tuy nhiên vẫn có trường hợp trị số dòng điện chỉ khoảng 5 ÷ 10 mA đã làm chết người tuỳ thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khoẻ của nạn nhân.

- Nguyên nhân chết người, do dòng điện phần lớn làm hủy hoại khả năng làm việc của các cơ quan của người hoặc làm ngừng thở hoặc do sự thay đổi những hiện tượng sinh hóa trong cơ thể người. Trường hợp bị bỏng trầm trọng cũng gây nguy hiểm chết người.

- Hiện nay, một số Nhà khoa học giải thích nguyên nhân gây chết người là do dòng điện gây nên hiện tượng phản xạ do quá trình kích thích và làm đình trệ hoạt động của cơ quan não bộ, điều đó có nghĩa là sẽ hủy hoại chức năng làm việc của cơ quan hô hấp.


b) Điện trở của người

- Thân thể người gồm có da thịt xương, thần kinh, máu... tạo thành. Lớp da có điện trở lớn nhất. Xương và da có điện trở tương đối lớn còn thịt và máu có điện trở bé. Điện trở của người rất không ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của cơ thể.

- Điện trở của người có thể thay đổi từ vài chục k đến 600. Khi có dòng điện đi qua người, điện trở người sẽ giảm xuống do da bị đốt nóng, mồ hôi thoát ra, … Thí nghiệm cho thấy: với dòng điện 0,1mA điện trở người Rng = 500.000 , với dòng điện 10 mA điện trở người Rng = 8.000 .

- Mặt khác nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng giảm đi. Với điện áp bé 50 60 V có thể xem điện trở tỷ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc.

- Điện trở người giảm tỷ lệ với thời gian tác dụng của dòng điện vì da bị đốt nóng và có sự thay đổi về điện phân.

- Điện áp đặt vào cũng rất ảnh hưởng đến điện trở của người vì ngoài hiện tượng điện phân nêu trên còn có “hiện tượng chọc thủng” khi điện áp U > 250

c) Ảnh hưởng của trị số dòng điện giật

- Dòng điện chính là nhân tố vật lý trực tiếp gây tổn thương khi bị điện gật.

- Tác động của dòng điện lên cơ thể người phụ thuộc nhiều vào trị số của nó.

- Tuy nhiên. khi phân tích về tai nạn do điện giật, không nên đơn thuần xét theo trị số dòng điện mà phải xét đến cả môi trường, hoàn cảnh xảy ra tai nạn cũng như khả năng phản xạ của nạn nhân, bởi vì trong nhiều trường hợp điện áp bé, dòng điện có trị không lớn hơn trị số dòng điện gây choáng bao nhiêu nhưng đã có thể làm chết người .

Hiện nay trị số dòng điện an toàn quy định 10 mA đối với dòng xoay chiều có tần số 50 60Hz và 50mA đối với dòng một chiều.

d) Ảnh hưởng của thời gian điện giật

- Thời gian tác động của dòng điện vào cơ thể người rất quan trọng với các biểu hiện hình thái khác nhau. Thời gian tác dụng càng lâu, điện trở người càng bị giảm xuống vì lớp da bị nóng dần lên, lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2023