Thu Hồi Rừng, Chuyển Mục Đích Sử Dụng Rừng 95

mục đích không mang tính kinh doanh thương mại nhằm hạn chế tối đa sự tác động của con người làm thay đổi cảnh quan, môi trường rừng.

Khi được giao RPH, các chủ rừng nói trên được phép khai thác lâm sản nhưng phải đảm bảo nguyên tắc mang tính kết hợp trong khuôn khổ không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng. Thông thường, các chủ rừng được phép khai thác cây chết, cây sâu bệnh trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng phòng hộ là rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định, khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác; khai thác măng, tre

nứa, các loại lâm sản khác ngoài gỗ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ68. Tuy Nhà nước

công nhận quyền sử dụng rừng nhưng ngoại trừ trường hợp chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi diện tích RPH được giao cho các hộ gia đình, cá nhân trên cùng địa bàn, cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng, còn lại các chủ rừng không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng rừng.

Đối với RĐD, việc cho phép khai thác lâm sản rất hạn chế, chỉ được thực hiện với cây gỗ đã chết, gãy đổ, thực vật rừng ngoài gỗ, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên . Nhà nước khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập kết hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường đáp ứng điều kiện về lập dự án cụ thể kèm theo sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền. Riêng Ban quản lý RĐD, do phải quản lý một diện tích rừng khá lớn, vượt quá khả năng nhân lực và vật lực nên có thể tiến hành khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh

doanh du lịch sinh thái - môi trường theo dự án69.

Các chủ thể được giao RSX, tùy thuộc vào từng đối tượng chủ rừng và loại RSX sẽ có những quy định về quyền và nghĩa vụ riêng. Nhưng nhìn chung, các chủ rừng sẽ được khai thác lâm sản theo những nguyên tắc của từng loại RSX và chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao. Với diện tích RSX là rừng trồng phát triển bằng vốn Nhà nước, chủ rừng là tổ chức kinh tế không được tự ý thực hiện các giao dịch nói trên. Hộ gia đình, cá nhân được giao RSX là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng, được để thừa kế quyền sử dụng rừng.


68 Điều 47 Luật BVPTR

69 Mục 2 Chương 4 Luật BVPTR

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Cộng đồng dân cư thôn70: Tuy không phải là chủ rừng nhưng cộng đồng dân cư thôn vẫn được UBND cấp huyện giao những diện tích rừng (không phân biệt loại rừng) giáp ranh giữa thôn, xã, huyện, khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng hoặc gắn liền với phong tục, tập quán, văn hóa – tín ngưỡng của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý. Cộng đồng được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài để khai thác, bảo vệ và phát triển khu rừng vì lợi ích chung của cộng đồng do đó không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao71.

b. Giao rừng có thu tiền sử dụng rừng

Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam - 5

Hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng áp dụng đối với RSX là rừng tự nhiên và RSX là rừng trồng, theo đó UBND cấp tỉnh sẽ giao rừng cho các tổ chức kinh tế (trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài), người Việt Nam định cư tại nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp72. Trường hợp giao RSX là rừng tự nhiên sẽ do Chính phủ hướng dẫn cụ thể.

Nếu chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có dự án đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao RSX là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng thì sẽ được công nhận là chủ sở hữu đối với diện tích RSX là rừng trồng đó73.

Đối với chủ rừng là tổ chức kinh tế cần tuân theo các quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng, được hưởng các giá trị tăng thêm của rừng, khai thác lâm sản, cho các đối tượng khác thuê rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, đầu tư nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý rừng. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào nguồn gốc tiền trả cho việc sử dụng vào RSX là rừng trồng có từ ngân sách Nhà nước hay không mà chủ rừng có những quyền lợi và nghĩa vụ riêng:

Tiền sử dụng rừng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước: chủ rừng không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng rừng và chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao rừng.


70 Khoản 13 Điều 3 Luật BVPTR:" Cộng đồng dân cư thôn toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương".

71 Điều 30 Luật BVPTR

72 Khoản 3, 4 NĐ 23/2006/NĐ-CP

73 Khoản 1 Điều 75 Luật BVPTR

Tiền sử dụng rừng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước: chủ rừng được chuyển nhượng quyền sử dụng rừng; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng74.

2.2.2.2 Phương thức cho thuê rừng75

a. Cho thuê rừng trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê

Những dự án đầu tư lâm nghiệp phát triển RSX là rừng trồng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam sẽ được UBND cấp tỉnh xem xét cho thuê rừng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

Mặc dù là hình thức thuê rừng, nhưng nếu tiền thuê được thanh toán một lần cho cả thời gian thuê thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài rất giống với quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu RSX là rừng trồng, đặc biệt trong quyền chuyển nhượng rừng, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng, để thừa kế76. Sự khác biệt được thể hiện ở

quyền cho thuê lại RSX là rừng trồng và chỉ được tặng cho Nhà nước hoặc cộng đồng dân cư thôn77.

Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng này được quy định giống nhau trong cả hai trường hợp thuê RSX là rừng trồng (thuê trả một lần hay thuê trả hàng năm), chủ yếu căn cứ vào giá trị tăng thêm của rừng do chủ rừng tự đầu tư trong thời gian thuê để có các quyền giao dịch tương ứng với giá trị tăng thêm đó, quyền khai thác lâm sản phải tuân theo quy định của pháp luật về khai thác RSX là rừng trồng tại Khoản 2 Điều 55, Khoản 2 Điều 57 Luật BVPTR78

b. Cho thuê rừng trả tiền thuê hàng năm

Đối với tổ chức kinh tế trong nước: UBND cấp tỉnh quyết định cho thuê các loại rừng (RPH, RĐD là khu bảo vệ cảnh quan, RSX) trả tiền thuê hàng năm. Đối với RPH, RĐD là khu bảo vệ cảnh quan, chủ rừng được phép khai thác lâm sản trong rừng theo quy định tại Điều 47, Điều 51 Luật BVPTR, chấp hành quy chế quản lý rừng, quy chế quản lý RPH79 và không được thực hiện các giao dịch về tài sản như góp vốn, thế chấp, bảo lãnh, chuyển nhượng, cho thuê lại… quyền sử dụng hai loại rừng này80.


74 Điều 64 Luật BVPTR

75 Điều 25 Luật BVPTR

76 Khoản 1 Điều 75 Luật BVPTR

77 Khoản 2, 3 Điều 34 NĐ 23/2006/NĐ-CP

78 Điều 76 Luật BVPTR

79 Điều 67 Luật BVPTR

80 Điều 33 NĐ 23/2006/NĐ-CP

Đối với RSX, ngoài khai thác lâm sản đáp ứng yêu cầu của từng loại RSX, chủ rừng còn được sở hữu đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng do chủ rừng tự đầu tư do đó được phép thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được thuê81.

Hộ gia đình, cá nhân: UBND cấp huyện cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại địa bàn có rừng thuê RSX trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường. Quyền khai thác lâm sản và sở hữu các giá trị tăng thêm từ rừng do hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư được quy định giống với chủ rừng là tổ chức kinh tế thuê RSX trả tiền thuê hàng năm. Ngoài ra, chủ rừng được chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng RSX là rừng trồng bằng vốn từ ngân sách Nhà nước hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị RSX là rừng trồng do mình đầu

82.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài: chủ thể này được lựa chọn giữa hình thức thuê rừng trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê hoặc thuê rừng trả tiền thuê hàng năm đối với RSX là rừng trồng. Đối với hình thức thuê rừng trả tiền thuê hàng năm, quyền và nghĩa vụ của họ tương tự như

quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế thuê RSX là rừng trồng trả tiền thuê rừng hàng năm83.

2.2.2.3 Giao đất, cho thuê đất để trồng rừng

Việt Nam có gần 15,4 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó trên 13 triệu ha là đất có rừng84. Hiến pháp năm 2013 quy định đất đai sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý85 nhưng khác với hai hình thức sở hữu đối với tài nguyên rừng, đất đai chỉ có duy nhất một hình thức sở hữu Nhà nước, người sử dụng đất chỉ được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật86. Hiện nay, hoạt động giao, cho thuê đất để trồng rừng được điều chỉnh bởi Luật Đất đai 2013 và Luật BVPRT 2004. Theo đó, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sẽ được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất lâm nghiệp để trồng RPH, RĐD, RSX. Cụ thể:

Đối với đất RPH: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các Ban quản lý RPH để khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Với những khu quy hoạch trồng RPH nhưng chưa có Ban quản lý, Nhà


81 Điều 66 Luật BVPTR

82 Điều 71 Luật BVPTR

83 Điều 76 Luật BVPTR

84 Quyết định 1482/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 10/9/2012 phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2011 (QĐ 1482/QĐ-BTNMT)

85 Điều 53 Hiến pháp 2013

86 Điều 4 Luật Đất đai 2013

nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đang sinh sống tại đó bảo vệ và phát triển rừng87. Ngoài ra, tổ chức kinh tế (trong nước hoặc có vốn đầu tư nước ngoài), hộ gia đình, cá nhân còn được thuê đất để trồng RPH88.

Đối với đất RĐD: do đặc thù sinh thái của loại rừng này nên Nhà nước chỉ giao đất RĐD cho Ban quản lý RĐD để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, tổ chức kinh tế có thể thuê đất RĐD thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng89.

Đối với đất RSX: trừ đất RSX là rừng tự nhiên được giao cho tổ chức quản lý rừng còn lại đất RSX là rừng trồng sẽ được giao hoặc cho tổ chức kinh tế (trong nước hoặc nước ngoài), hộ gia đình, cá nhân (trong nước hoặc nước ngoài), người Việt Nam định cư tại nước ngoài có dự án đầu tư vào lâm nghiệp thuê để phát triển rừng nhằm mục đích kinh doanh90. Nếu nguồn gốc vốn để phát triển RSX là rừng

trồng không phải từ ngân sách Nhà nước thì tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư sẽ được công nhận quyền sở hữu đối với diện tích RSX là rừng trồng đó. Hạn mức và thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để trồng tuân theo quy định của pháp luật về đất đai. Chủ rừng khi phát triển rừng trên đất được giao, được cho thuê có các quyền và nghĩa vụ đối với rừng tương tự như khi được giao rừng, cho thuê rừng. Trong trường hợp chủ rừng là tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trồng RSX, RPH trên đất được giao thì họ sẽ được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng

quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Cùng với các chính sách giao rừng, cho thuê rừng, chính sách giao đất và cho thuê đất để trồng rừng đang dần khẳng định sự cần thiết của mình, đặc biệt sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 về tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, trong đó có việc đẩy mạnh trồng rừng và tái trồng rừng trên những diện tích đất mất rừng, đất trống đồi trọc trước ngày 31/12/1989 theo Cơ chế phát triển sạch (AR-CDM)91; trồng rừng theo Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý


87 Điều 136 Luật Đất đai 2013

88 Điều 68, Điều 72 Luật BVPTR

89 Điều 137 Luật Đất đai 2013

90 Điều 135 Luật Đất đai 2013

91 AR-CDM là một trong những dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (dự án CDM) - là dự án đầu tư

sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến thân thiện với môi trường, có kết quả giảm phát thải khí nhà kính được Ban chấp hành quốc tế về CDM chấp thuận đăng ký và cấp chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính, http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&docu ment_id=35676, truy cập ngày 13/7/2015

bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (Chương trình REDD+92) là các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài rất lớn đang được thực hiện ở Lào Cai, Bắc Cạn, Lâm Đồng93, dự án AR-CDM thí điểm tại Hòa Bình, Thừa Thiên Huế94.

2.2.2.4 Thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng95

a. Thu hồi rừng

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có thể bị thu hồi diện tích rừng đã được giao trong các trường hợp Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích công cộng, chủ rừng không còn hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng (chủ rừng là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế hợp pháp, chủ rừng tự nguyện trả lại rừng…), chủ rừng vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ và sử dụng rừng, phát triển rừng, rừng được giao không đúng thẩm quyền hoặc không được gia hạn khi đã hết thời hạn. Trên thực tế, rừng bị thu hồi thường rơi vào hai nguyên nhân chính:

Thu hồi rừng vì mục đích công cộng thường kèm với hoạt động chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoảng sản, lập các khu công nghiệp, phát triển kinh tế theo quy hoạch hoặc để đảm bảo an ninh

– quốc phòng. Ví dụ: vào ngày 15/3/2013 UBND tỉnh Quảng Nam đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án 1000 ha rừng sản xuất là rừng trồng cây nguyên liệu của Công ty Innovgreen Quảng Nam (Tập đoàn InnovGreen, Hồng Kông - Trung Quốc) trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Nam Trà My sau gần 6 năm cho tập đoàn nước ngoài này thuê đất trồng rừng với lí do đất này là vùng biên giới, nằm trong khu vực ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng nên buộc phải thu hồi96.

Thu hồi rừng do có vi phạm pháp luật. Tình trạng các chủ rừng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng (thực hiện không đúng dự án đầu tư, tự ý chuyển mục đích sử dụng của rừng…) hay người dân lấn chiếm đất lâm nghiệp trái


92 Quyết định số 799/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/6/2012 phê duyệt chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011- 2020.

93 "UN-REDD Vietnam phase II progamme",

http://www.vietnam-redd.org/Web/Default.aspx?tab=project&zoneid=110&lang=vi-VN, truy cập ngày 14/7/2015

94 Vũ Tấn Phương và cộng sự (2007), "Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua hoạt động trồng rừng

– Sử dụng cơ chế CDM trong ngành lâm nghiệp-Kinh nghiệm của Việt Nam", Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững, Hà Nội.

95 Điều 26, 27 Luật BVPTR

96 Vũ Trung , "Thu hồi 1.000 ha đất rừng cho công ty Trung Quốc thuê", http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/246511/thu-hoi-1-000-ha-dat-rung-cho-cong-ty-trung-quoc- thue.html,truy cập ngày 25/6/2015

phép còn khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên97, Hà Tĩnh, Ninh Thuận…trong khi công tác thu hồi rừng của các cơ quan chức năng còn chậm do gặp nhiều khó khăn về nhân lực và vật lực.

Trong trường hợp nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng cho các mục đích công cộng hoặc trong trường hợp thời hạn sử dụng rừng đã hết hoặc chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thì chủ rừng rừng được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư , tài sản bị thu hồi. Việc bồi thường này được thực hiện bằng hiện vật hoặc bằng tiền tại thời điểm có quyết định thu hồi. Đây là khoản tiền mà Nhà nước phải trả cho chủ rừng tương xứng với các khoản thu nhập chủ rừng có thể được hưởng trong thời gian còn lại mà chủ rừng được giao, được thuê từ khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lý và sử dụng rừng. Thẩm quyền thu hồi rừng được quy định trùng với thẩm quyền giao rừng, nghĩa là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao loại rừng nào thì cũng có thẩm quyền thu hồi loại rừng đó.

b. Chuyển mục đích sử dụng rừng

Tùy vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt mà Nhà nước sẽ quyết định chuyển các diện tích RPH, RĐD, RSX sang mục đích sử dụng khác và việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác theo quy định của pháp luật98. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng được quy định trùng với thẩm quyền xác lập các khu rừng, theo đó Thủ tướng Chính phủ và UBND cấp tỉnh sẽ quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đối với những khu rừng so các cơ quan này xác lập trước đó99.

Đối với các dự án phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, các đơn vị khi trình dự án phải đồng thời có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng, đảm bảo trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác có sự phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền hoặc phải nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng100. Trước đây, Luật BVPTR 1991 chỉ dừng ở việc quy định mức đền bù, bồi hoàn giá trị của rừng trong trường

hợp thay đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác mà chưa quan tâm nhiều đến phục hồi lại diện tích rừng bị mất101, do đó Luật BVPTR hiện hành đã bổ sung thêm hoạt động này nhằm bảo tồn quỹ rừng cả nước.


97 Nguyễn Công Lý, "Gần 9.400 ha đất rừng bị lấn chiếm trái phép", http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/moi-truong/item/25520902-gan-9-400-ha-dat-rung-bi-lan-chiem- trai-phep.html, truy cập ngày 11/7/2015

98 Điều 27 Luật BVPTR

99 Khoản 2 Điều 28 Luật BVPTR

100 Khoản 5 Điều 29 NĐ 23/2006/NĐ-CP

101 Điều 13 Luật BVPTR 1991

2.2.3 Thực trạng thực hiện quyền sử dụng rừng ở Việt Nam

Thứ nhất, các tổ chức kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với rừng,

Tuy Luật BVPTR quy định tới bảy nhóm đối tượng có thể có đủ điều kiện để trở thành chủ rừng nhưng theo thống kê thực tế về phân chia tỉ lệ các chủ rừng theo diện tích quản lý thì các nhóm chủ rừng chính bao gồm Ban quản lý RPH, RĐD (hiện đang nắm giữ 4,74 triệu ha rừng, tương đương với 33% trong tổng diện tích), hộ gia đình (3,4 triệu ha, 25%), doanh nghiệp Nhà nước mà chủ yếu là các công ty lâm nghiệp (14%), diện tích rừng được giao cho cộng đồng gần 600.000 ha. Và mặc dù Luật BVPTR không quy định UBND xã là một đơn vị chủ rừng nhưng diện tích rừng chưa có chủ rừng được giao cho UBND xã quản lý rất lớn, khoảng 2,3 triệu ha. Trong khi đó, tổ chức kinh tế khác (doanh nghiệp không có vốn Nhà nước) chỉ nắm 1% tổng diện tích rừng với khoảng hơn 200.000 ha chủ yếu là rừng trồng

(76,54%)102. Các tổ chức vẫn có nhu cầu sử dụng rừng, nhất là RSX với diện tích

lớn để đầu tư phát triển rừng nhằm mục đích kinh doanh song lại gặp vướng mắc từ nhiều phía, thông thường do vốn đầu tư trồng rừng quá lớn khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được rừng, nhiều doanh nghiệp đã nhận dự án cũng đứng trước nguy cơ không hoàn thành kế hoạch hoặc tiến độ trồng rừng chậm do thiếu vốn xoay vòng, việc vay vốn của ngân hàng thương mại để trồng RSX rất khó khăn (lãi suất cao, thời hạn vay ngắn trong khi chu kỳ sản xuất dài). Hơn nữa, công tác rà soát đất đai, khảo sát lập hồ sơ thiết kế, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, tốn thời gian, chưa kể đến khoản thuế phải trả hàng năm cho việc sử dụng đất rừng rất cao, nếu doanh nghiệp không thể hoàn thành các nghĩa vụ tài chính này cũng đồng nghĩa với việc không có tài sản (quyền sử dụng đất) để thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng, không có vốn các doanh nghiệp không thể nào tạo được bước đột phá trong phát triển sản xuất kinh doanh từ rừng.

Thứ hai, hoạt động quản lý, bảo vệ rừng của các Ban quản lý RĐD, RPH, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng chưa đạt hiệu quả cao,

Hiện nay, Ban quản lý RPH, RĐD quản lý diện tích rừng tương đối lớn, chiếm tới 33% tổng diện tích rừng của cả nước103, hầu hết là các khu rừng tự nhiên có vai trò quan trọng trong phòng hộ và bảo tồn thiên nhiên thế nhưng thực tế tình trạng suy thoái rừng ở nước ta cho thấy đây là những diện tích phải đối mặt với nạn phá rừng trái phép nhiều nhất và ngày càng có chiều hướng gia tăng, riêng khu vực Tây


102 Phụ lục 1

103 Phụ lục 1

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí