Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam - 7

Đối với tổ chức kinh tế: cần xóa bỏ được những khó khăn, vướng mắc khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận được với rừng như hiện nay bằng cách thực hiện giao rừng không thu tiền sử dụng rừng đối với các công ty lâm nghiệp đang quản lý RSX là rừng tự nhiên nghèo và mới phục hồi; bổ sung quy định RSX là rừng tự nhiên giao cho công ty lâm nghiệp là tài sản của công ty và được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp và hộ gia đình trên nguyên tắc phải bảo toàn vốn rừng; được vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp, giảm thuế sử dụng đất đối với diện tích đất để phát triển rừng.

Đối với cộng đồng dân cư thôn: Ưu tiên giao các khu RSX là rừng tự nhiên và RPH quy mô nhỏ cho các cộng đồng dân cư thôn quản lý và sử dụng lâu dài, đặc biệt là các diện tích do UBND cấp xã đang tạm thời quản lý và các diện tích rừng mà các chủ rừng khác quản lý bảo vệ chưa có hiệu quả đồng thời quan tâm xây dựng xây dựng quy chế quản lý rừng cộng đồng và chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng để nâng cao chất lượng các mô hình giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn hoạt động chưa hiệu quả hiện nay bởi so với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư thôn có những thuận lợi nhất định khi sinh sống trong khu vực có rừng, phụ thuộc vào rừng, có khả năng về nhân lực do đó nếu nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan Nhà nước về tổ chức quản lý, hỗ trợ một phần vốn, kỹ thuật thì họ có thể trở thành một trong các chủ rừng bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả nhất, quản lý tốt những diện tích RSX là rừng tự nhiên và RPH quy mô nhỏ một cách ổn định, lâu dài.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng được thể hiện qua nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu RSX là rừng trồng. Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được công nhận quyền sở hữu đối với RSX là rừng trồng do họ tự bỏ vốn đầu tư và có toàn quyền định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi trên đất - quyền sở hữu này chỉ mang tính chất tương đối. Diện tích RSX là rừng trồng ở Việt Nam hiện nay tương đối ít và các chủ sở hữu rừng còn gặp khó khăn về nhiều mặt.

Nhà nước thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài nguyên rừng thông qua hoạt động điều phối rừng bao gồm các phương thức giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng, thu hồi rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng. Bên cạnh những thành tích đạt được góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp cả nước, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng gây ra tình trạng suy thoái tài nguyên rừng.

Đề xuất một số hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020123 và Kế hoạch phát triển rừng giai đoạn 2011-2020124 đều khẳng định rõ mục tiêu phát triển lâm nghiệp Việt Nam hiệu quả và bền vững theo hướng bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có kết hợp với các phương án nâng độ che phủ của rừng; giữ sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, lâm sản hàng hóa ngày càng thích ứng với biến đổi của thị trường thế giới và góp phần nâng cao đời sống người làm nghề rừng; chủ trương xã hội hóa nghề rừng. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, mà ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở nước ta.

Đề tài nghiên cứu "Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam" đưa ra cái nhìn khái quát về chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng với hai hình thức sở hữu, đó là: hình thức sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng và hình thức sở hữu Nhà nước đối với tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, tác giả phân tích thực trạng quyền sở hữu rừng ở Việt Nam qua hai hình thức sở hữu đối với rừng, từ đó làm rõ một số điểm chưa phù hợp trong các quy định pháp lý về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, những bất cập, khó khăn trên thực tế khi áp dụng các quy định liên quan đến sở hữu rừng.

Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ và phát triển rừng cũng như hoàn thiện chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở Việt Nam:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Xây dựng kế hoạch khuyến khích, hỗ trợ chủ sở hữu RSX là rừng trồng về vốn, kỹ thuật, thị trường…;

Hoàn thiện hoạt động điều phối rừng của Nhà nước qua cơ chế giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng;

Xã hội hóa nghề rừng, góp phần nâng hiệu quả của các hình thức sở hữu đối với tài nguyên rừng.


123 QĐ 18/2007/QĐ-TTg

124 Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/01/2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản quy phạm pháp luật

1.1. Văn bản quy phạm pháp luật bằng Tiếng Việt

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1946;

2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1959;

3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1980;

4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992;

5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013;

6. Bộ luật dân sự 2005 (Bộ Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005;

7. Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991 (Luật số 58-LCT/HĐNN8) ngày 12/8/1991;

8. Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 (Luật số 29/2004/QH11) ngày 03/12/2004;

9. Luật Đất đai 2013- (Luật số 45/2013/QH13) ngày 29/11/2013;

10. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

11. Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/3/2006 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004;

12. Nghị định 32/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm;

13. Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

14. Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

15. Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2007 quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;

16. Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế quản lý rừng được ban hành kèm Quyết định 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

17. Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2007/QĐ-TTg;

18. Quyết định số 57/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/01/2012 phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

19. Quyết định số 799/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/6/2012 phê duyệt chương trình hành động quốc gia về "Giảm phát thải khí nhà kính

thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng" giai đoạn 2011- 2020;

20. Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 10/6/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

21. Thông tư Số 24/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NNPTNT ban hành ngày 06/5/2015 quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác.

1.2. Văn bản quy phạm pháp luật bằng Tiếng Anh

1. Forest Code of the Russian Federation 2006;

2. Forestry Law of the People's Republic of China (Luật Lâm nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ban hành năm 1984 ( sửa đổi năm 1988));

B. Tài liệu tham khảo

1.1. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt

1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, "Trung Quốc: Kế hoạch phát triển rừng tới năm 2020", http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=407826&c0_ id=30480;

2. "Bản tin lâm nghiệp", http://tongcuclamnghiep.gov.vn/diem-bao/diem-tin- ngay-25-03-2015-a2396;

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp 2013, Hà Nội;

4. Cao Nguyên, "Mỗi năm mất 31.000 ha rừng", http://nld.com.vn/thoi-su-trong- nuoc/moi-nam-mat-31000-ha-rung-20111022103614836.htm;

5. Duy Quốc, "Một thủy điện mất 59 ha rừng", http://baodatviet.vn/kinh- te/doanh-nghiep/chua-co-dong-nao-ve-quy-phat-trien-rung-sau-thuy-dien- 2358982/;

6. Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân;

7. Đỗ Hương, "GDP ngành lâm nghiệp có thể đạt 6%", http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/GDP-nganh-Lam-nghiep- co-the-dat-6/214260.vgp;

8. Đỗ Thế Tùng, "Quan điểm cơ bản của C. Mác về sở hữu và việc vận dụng vào các văn kiện Đại hội XI của Đảng", http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-

hoi-dang-XI/Noi-dung-co-ban-van-kien/2011/12442/Quan-diem-co-ban-cua- C-Mac-ve-so-huu-va-viec.aspx;

9. Gia Minh, "Giao rừng cho cộng đồng dân cư: Một cách bảo tồn rừng", http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/com-fores- way-to-conser-12152013052944.html;

10. Hiếu Lam, "Chưa có đồng nào về quỹ phát triển rừng sau thủy điện", http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/chua-co-dong-nao-ve-quy-phat- trien-rung-sau-thuy-dien-2358982/;

11. "Hỗ trợ trồng rừng bền vững tại Việt Nam", http://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2015/03/27/supporting- sustainable-forest-plantations-in-vietnam;

12. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_ id=1&mode=detail&document_id=35676, truy cập ngày 13/7/2015;

13. Lê Quang Vĩnh, Ngô Thị Phương Anh và cộng sự sự (2012), "Đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí khoa học – Đại học Huế, Số 6, tr.230-239;

14. Nguyễn Bá Ngãi, "Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa trong ngành lâm nghiệp",www.isgmard.org.vn;

15. Nguyễn Công Lý, "Gần 9.400 ha đất rừng bị lấn chiếm trái phép", http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/moi-truong/item/25520902-gan-9-400- ha-dat-rung-bi-lan-chiem-trai-phep.html;

16. Nguyễn Thanh Huyền (2013), Pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia;

17. Phùng Mỹ Trung, "Bạn biết gì về đa dạng sinh học của rừng Việt Nam?", http://www.vncreatures.net/event06.php;

18. "Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất", http://www.baomoi.com/Quang-Ngai-Dat-lam-nghiep-bo-hoang-dan-lai-thieu- dat-san-xuat/147/16569027.epi;

19. Quyết định 40/2005/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 07/7/2005 về việc ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác;

20. Quyết định 61/2005/QĐ-BNN của Bộ trưởng BNNPTNT ngày 12/10/2005 về ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ;

21. Quyết định 1970/QĐ/BNN-KL của Bộ trưởng BNNPTNT ngày 06/7/2006 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005;

22. Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNN ngày 28 tháng 7 năm 2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013;

23. Quyết định 1482/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 10/9/2012 phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2011;

24. Quyết định số 2495/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ngày 31/7/2012 phê duyệt dự toán trồng 16,5 ha cây Sao đen giai đoạn 2012-2017

25. Thu Sương, "20.000 ha rừng bị thủy điện "ngốn"", http://nld.com.vn/thoi-su- trong-nuoc/20000-ha-rung-bi-thuy-dien-ngon-20121031100457303.htm;

26. Tô Xuân Phúc & Trần Hữu nghị (2014), Báo cáo giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao, Huế;

27. "UN-REDD Vietnam phase II progamme", http://www.vietnam- redd.org/Web/Default.aspx?tab=project&zoneid=110&lang=vi-VN;

28. Vũ Tấn Phương và cộng sự (2007), "Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua hoạt động trồng rừng – Sử dụng cơ chế CDM trong ngành lâm nghiệp- Kinh nghiệm của Việt Nam", Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững, Hà Nội;

29. Vũ Trung, "Thu hồi 1.000 ha đất rừng cho công ty Trung Quốc thuê", http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/246511/thu-hoi-1-000-ha-dat-rung-cho-cong- ty-trung-quoc-thue.html;

2.1. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh

1. Andy White & Alejandra Martin (2002), Who owns the world's forest?- Forest tenure and public forests in transition, USA;

2. http://www.fao.org/docrep/005/y4171e/y4171e10.htm;

3. https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html;

4. https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/6455/446400P UB0Fore101OFFICIAL0USE0ONLY1.pdf?sequence=1;

5. https://www.worldwildlife.org/threats/deforestation;

6. Ministry of Agriculture and Forestry (2006), Forests and Forestry in Finland, Filand, pp.1-7.

PHỤ LỤC 1.

CƠ CẤU CÁC CHỦ RỪNG THEO DIỆN TÍCH ĐANG QUẢN LÝ

Nguồn Quyết định 3322 QĐ BNN TCLN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát 1


Nguồn: Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNNPTNN) ngày 28/7/2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022