Những Quy Định Về Kỷ Luật Lao Động Và Trách Nhiệm Vật Chất Đã Được Thực Hiện Tốt Tại Doanh Nghiệp

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TẠI DOANH NGHIỆP


2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN TỐT TẠI DOANH NGHIỆP

2.1.1. Thực hiện quy định về xây dựng nội quy lao động

Quy trình xây dựng, đăng ký và phổ biến nội quy lao động đã được thực hiện tốt ở một số doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2004, ký kết Thoả ước lao động tập thể tại doanh nghiệp Nhà nước đạt 90%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60%, doanh nghiệp tư nhân đạt trên 20%. Trên cả nước có 60% doanh nghiệp nhà nước, 40% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,

20% doanh nghiệp tư nhân đã xây dựng và đăng ký nội quy lao động theo đúng quy định của pháp luật9. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét quy trình xây dựng và đăng ký nội quy lao động tại một số doanh nghiệp.

Bản nội quy lao động của Công ty ô tô Toyota Việt nam (Toyota) gồm 9 chương, 63 mục, được ban hành ngày 22/12/2003 và được Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt ngày 10 tháng 1 năm 2004. Bản Nội quy đã quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tại “Chương 8 – Hình thức kỷ luật”, từ Mục 53 đến Mục 61.

Công ty PepsiCo Việt Nam (PepsiCo) đã ban hành Nội quy lao động ngày 15/5/2003 và đăng ký tại Sở LĐTB-XH thành phố Hồ Chí Minh với thông báo thừa nhận Nội quy lao động số 514/LĐTB-XH ngày 20/5/2003 của Sở. Nội quy gồm 3 chương 12 điều. Trong đó Chương 2 quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất từ điều 7 đến điều 9. Chương 3 quy định thủ tục và thẩm quyền thi hành kỷ luật nhân viên.

Nội quy lao động của Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được ban hành ngày 08/3/2004 theo quyết định số 475/QĐ-TCNS và được đăng ký tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo công văn số 476/CV-TCNS ngày 08/3/2004.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Trình tự ban hành nội quy lao động ở Toyota, PepsiCo và PTSC như sau:

Bước 1: Bộ phận Nhân sự của công ty căn cứ vào Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn viết bản dự thảo Nội quy lao động.

Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp Luật lao động Việt Nam - Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp - 8

Bước 2: Bộ phận Nhân sự cùng Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn công ty rà soát lại toàn bộ nội dung của bản dự thảo nội quy lao động, thống nhất các điều khoản của nội quy.

Bước 3: Bộ phận nhân sự cùng Chủ tịch ban chấp hành công đoàn công ty sửa nội dung, hoàn chỉnh bản nội quy lao động.

Bước 4: Bộ phận Nhân sự trình Giám đốc phê duyệt ban hành Nội quy lao động.

Bước 5: Bộ phận nhân sự gửi đăng ký nội quy tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Bước 6: Bộ phận nhân sự tiến hành thông báo rộng rãi nội quy lao động trong công ty: gửi các bản nội quy lao động tới các phòng ban, các chi nhánh trong công ty.

Qua trình tự xây dựng nội quy lao động ở các công ty trên, ta thấy, nội quy lao động đã được ban hành theo một trình tự phù hợp với các quy định của pháp luật về thủ tục, tổ chức công đoàn công ty đã cùng tham gia xây dựng nội quy lao động công ty và các bản nội quy lao động đều được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Hình thức kỷ luật lao động trong nội quy lao động đã đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật. Hình thức kỷ luật lao động trong nội quy lao động gồm các hình thức là khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức; sa thải. Thời hạn, thời hiệu, trình tự cách thức tiến hành xử lý kỷ luật lao động cũng đúng như luật quy định.

Bản nội quy lao động của PTSC quy định các hình thức kỷ luật lao động tại Điều 25 như sau:

“ Người lao động được quy định ở Điều 1 nếu có hành vi vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, đều bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong những hình thức sau đây:

a) Khiển trách

b) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức.

c) Sa thải”10

Qua quy định trên, chúng ta thấy các hình thức kỷ luật lao động do pháp luật quy định đã được đưa vào nội quy lao động rất chính xác. Doanh nghiệp đã thực hiện đúng các quy định về xây dựng nội quy lao động nói chung và về các hình thức kỷ luật lao động nói riêng.

Hình thức kỷ luật lao động được quy định trong Nội quy lao động của PepsiCo có một chút khác biệt so với quy định tại Nội quy của PTSC. Đó là hình thức khiển trách được quy định thành hai mức độ khiển trách bằng miệng và khiển trách bằng văn bản. Quy định này chi tiết hơn và hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật lao động về hình thức kỷ luật lao động. Ngoài ra, các hình thức kỷ luật lao động khác không có điểm nào khác biệt so với quy định tại Nội quy lao động của PTSC.

“Người vi phạm kỷ luật lao động tùy theo ý thức về hành vi và mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:

Khiển trách bao gồm khiển trách bằng miệng và khiển trách bằng văn bản;

Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức;

Sa thải.”11

Về cơ bản, Bản nội quy lao động của Toyota cũng quy định các hình thức kỷ luật lao động tuân thủ theo các quy định của pháp luật lao động. Hình thức kỷ luật khiển trách được quy định chi tiết là hình thức khiển trách bằng miệng và khiển trách bằng văn bản. Thêm vào đó, nội quy cũng giải thích cách thức tiến hành khiển trách và mục đích của kỷ luật khiển trách người lao động. Mục 55 Nội quy lao động quy định các hình thức kỷ luật như sau:

“1. Khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản: Người lao động sẽ được cấp trên nhắc nhở bằng miệng hoặc bằng văn bản cần thiết cho sự tiến bộ về tác phong làm việc hoặc về hạnh kiểm và đưa ra những gợi ý thực tế hoặc sự giúp đỡ để hoàn thành được mức độ tiến bộ cần thiết.

2. Trừ thưởng, hoặc kéo dài thời hạn nâng lương, hoặc giáng chức, hoặc chuyển sang công việc khác có mức lương thấp hơn không quá sáu tháng .

3. Sa thải”

Trong Nội quy lao động của Toyota có quy định một hình thức kỷ luật là “trừ thưởng”. Việc quy định và áp dụng hình thức kỷ luật “trừ thưởng” tại Công ty là trái với quy định tại Điều 84 Bộ luật lao động. Tuy nhiên, thực tế áp dụng tại Toyota cho thấy đây là một biện pháp tác động vật chất phù hợp với điều kiện của công ty và có hiệu quả cao.

Tiền thưởng là một khoản thu nhập thêm của người lao động do người sử dụng lao động căn cứ vào tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp quyết định, chứ không phải là khoản tiền người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thưởng cho người lao động. Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận, người sử dụng lao động có thể quyết định trích lợi nhuận để thưởng cho người lao động; còn nếu không có lợi nhuận, thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải thưởng cho người lao động. Người sử dụng lao động có quyền quy định mức thưởng cho mỗi người lao động là bao nhiêu, người lao động phải đáp ứng những điều kiện nào thì được thưởng. Trong quá trình xem xét thực hiện thưởng cho người lao động, có thể có những mức thưởng khác nhau cho những người lao động khác nhau, và có cả những người lao động không được thưởng. Do vậy, nếu xét về thực chất thì những người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức “trừ thưởng” là những đối tượng không đủ điều kiện để được thưởng vì những hành vi vi phạm kỷ luật lao động của họ. Thay vì việc thông báo không được thưởng vì không đủ điều kiện, Toyota đã chuyển thành hình thức kỷ luật “trừ thưởng”. Hình thức kỷ luật “trừ thưởng” có hiệu quả rất cao, bởi hình thức này tác động trực tiếp tới quyền lợi người lao động. Chính vì không muốn quyền lợi của mình bị thiệt hại mà người lao động thực hiện tốt nội quy lao động, người vi phạm không tái phạm. Hình thức kỷ luật “trừ thưởng” tại Toyota có thể được coi là một các vận dụng hợp lý các quy định của pháp luật về hình thức kỷ luật lao động.

Như vậy có thể thấy rằng, về cơ bản, các hình thức kỷ luật lao động trong nội quy lao động đều phù hợp với quy định tại Điều 84 Bộ luật lao động.

Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động trong nội quy lao động thường được quy định khá chi tiết và nhiều hành vi. Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động được liệt kê rõ trong các điều khoản của nội quy lao động. Các hành vi vi phạm này bao quát được cả bốn mặt của kỷ luật lao động là: các hành vi vi phạm về thời gian làm việc; các hành vi vi phạm về chấp hành sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động; các hành vi vi phạm việc tuân thủ quy trình công nghệ, an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp và các hành vi vi phạm việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh trong doanh nghiệp. Số lượng các các hành vi vi phạm kỷ luật lao động được quy định trong nội quy lao động khá nhiều. Nội quy lao động của PTSC quy định 15 hành vi, Nội quy lao động của Toyota quy định 44 hành vi vi phạm, Nội quy lao động của PepsiCo quy định 66 hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Quy định chi tiết và cụ thể tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt kỷ luật lao động trong doanh nghiệp.

Bản nội quy lao động của PTSC quy định các hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại Điều 24 như sau:

“Người lao động có những hành vi sau đây thì bị coi là vi phạm kỷ luật lao động:

24.1. Không làm việc đủ giờ quy định hoặc không hoàn thành nhiệm vụ theo khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc được giao mà không có lý do chính đáng.

24.2. Làm việc riêng trong giờ làm việc hoặc tự ý làm các việc khác không được giao hoặc lôi kéo người khác không làm việc.

24.3. Không chấp hành đầy đủ quy trình quy phạm và kỹ thuật công nghệ theo quy định làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, của dịch vụ của đơn vị và Công ty.

24.4. Không chấp hành đầy đủ các nội quy, quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường. Khi thực hiện nhiệm vụ, không sử dụng đầy đủ các trang bị về an toàn lao động, an toàn kỹ thuật theo quy định hiện hành.

24.5. Không chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ nội quy ra vào nơi làm việc. Không thực hiện đúng các quy định về trật tự trong Công ty, gây mất trật tự tại nơi làm việc hoặc trong khu vực cơ quan.

24.6. Thiếu trách nhiệm trong công việc gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của đơn vị, công ty.

24.7. Tự ý nghỉ việc hoặc không đến nơi làm việc mà không có lý do chính đáng hoặc chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền giải quyết.

24.8. Không chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của người lãnh đạo trực tiếp, người được Giám đốc Công ty giao nhiệm vụ, chức trách quản lý và giải quyết các công việc có liên quan đến người lao động. Ngoại trừ trường hợp lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đó làm phương hại trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của đơn vị và Công ty.

24.9. Thiếu trách nhiệm hoặc cố ý để xảy ra một trong các vụ việc sau đây: Làm mất tài liệu, làm mất tiền, tài sản, vật tư, thiết bị khi được giao bảo quản; làm hư hỏng máy móc, thiết bị, công cụ lao động, nhà xưởng; làm mất phẩm chất hàng hoá; làm chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đạt yêu cầu.

24.10. Lợi dụng chức trách nhiệm vụ được giao làm trái nguyên tắc để mưu lợi cá nhân; làm phiền hà, gây sách nhiễu, trù dập, tham nhũng, nhận hoặc đưa hối lộ làm thiệt hại cho Công ty hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.

24.11. Viết các đơn thư khiếu tố sai sự thật; tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục gây mất đoàn kết nội bộ.

24.12. Có các hành vi vi phạm các tệ nạn xã hội mà Nhà nước đã nghiêm cấm như nghiện hút, tiêm chích ma tuý, tàng trữ, lưu hành, truyền bá và sử dụng văn hoá phẩm đồi truỵ… trong Công ty hoặc tại các địa điểm khác thuộc Công ty quản lý.

24.13. Vi phạm các chính sách và pháp luật của Nhà nước, nội quy quy chế của Công ty ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, uy tín của đơn vị và Công ty.

24.14. Có hành vi trộm cắp, tham ô hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Công ty.

24.15. Tự ý cung cấp hoặc để lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, các thông tin, tài liệu, số liệu, hồ sơ thiết kế, dự toán và các thông tin khác có liên

quan đến sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của Công ty cho tổ chức hoặc cá nhân ngoài Công ty.”12

Nếu nội quy lao động của PTSC liệt kê toàn bộ 15 hành vi được coi là vi phạm kỷ luật lao động trong một điều khoản, thì Nội quy lao động của Toyota lại quy định từng nhóm các hành vi vi phạm kỷ luật tương ứng với mỗi hình thức kỷ luật lao động ở những điều khoản khác nhau. Mục 57 Nội quy lao động của Toyota quy định các hành vi mà người lao động vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách gồm 10 hành vi. Mục 58 quy định các hành vi bị xử lý bằng hình thức trừ thưởng, hoặc kéo dài thời hạn nâng lương, hoặc giáng chức, hoặc chuyển sang công việc khác có mức lương thấp hơn không quá sáu tháng, bao gồm 22 hành vi. Mục 59 của Nội quy quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật sa thải, bao gồm 12 hành vi.

Trong Nội quy lao động của PepsiCo, 66 hành vi được coi là hành vi vi phạm kỷ luật lại được quy định tại Điều 8 và chia theo các lĩnh vực quản lý như sau:

- Các hành vi vi phạm về giờ giấc làm việc: 7 hành vi;

- Các hành vi vi phạm những quy định về an ninh trật tự Công ty: 12 hành vi;

- Các hành vi vi phạm quy định về quy trình công nghệ, quy trình làm việc: 4 hành vi;

- Các hành vi vi phạm chế độ an toàn lao động và vệ sinh lao động: 7 hành vi;

- Các hành vi không chấp hành mệnh lệnh cấp trên: 3 hành vi;

- Các hành vi không hoàn thành nhiệm vụ được giao: 3 hành vi;

- Các hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại về người và tài sản: 5 hành vi;

- Các hành vi lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn gây thất thoát, thiệt hại tài sản, uy tín của công ty: 5 hành vi;

- Các hành vi cố tình phá hoại, cố ý gây thương tích cho người khác: 4 hành vi;

- Các hành vi gian dối hoặc bao che các hành vi gian dối: 7 hành vi;

- Các hành vi không tố giác hoặc che dấu hành vi vi phạm của người khác: 3 hành vi;

- Các hành vi cho và nhận hối lộ: 3 hành vi;

- Các hành vi vi phạm bảo mật của công ty: 3 hành vi.

Trong các nội quy lao động trên đã quy định rất chi tiết các hành vi vi phạm, có thể nói đã bao quát được hết các hoạt động quản lý người lao động của doanh nghiệp. Với những quy định rõ ràng như vậy, người lao động cũng rất dễ dàng tuân thủ kỷ luật lao động, bởi họ biết rõ những hành vi nào không được phép thực hiện, nếu thực hiện là vi phạm kỷ luật lao động của doanh nghiệp.

2.1.2. Thực hiện các quy định về trách nhiệm kỷ luật

Ở những doanh nghiệp có đăng ký nội quy lao động, nhìn chung việc xử lý kỷ luật lao động đều căn cứ vào nội quy lao động và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hình thức, trình tự và thủ tục. Theo báo cáo điều tra tình hình thực hiện pháp luật lao động của Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội, trong số 320 doanh nghiệp điều tra, có 98 doanh nghiệp (chiếm 30,62%) có xem xét xử lý kỷ luật người lao động; trong đó hình thức xử lý kỷ luật phổ biến nhất là khiển trách (84,11%), hình thức chuyển sang làm việc khác có mức lương thấp hơn là 2,8%, 95 doanh nghiệp có kỷ luật sa thải nhân viên, chiếm 29,69%. Trong số này chỉ có 54 doanh nghiệp sau khi kỷ luật sa thải nhân viên có báo cáo cho cơ quan lao động địa phương. Trong quá trình kỷ luật, hầu hết các trường hợp xử lý đều có mặt đương sự (99,5%) và đều được lập biên bản (98%). Hầu hết các doanh nghiệp này khi xem xét kỷ luật người lao động đều có tham khảo ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ

sở13.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2023