Chế Độ Hôn Sản Trong Pháp Luật Ở Miền Nam Giai Đoạn 1954 Đến 1975

của chung, với ngụ ý 1/3 chia cho chồng và 1/3 chia cho con. Trường hợp ly hôn do lỗi của vợ (phạm gian) thì kỷ phần của vợ giảm đi một nửa (1/2) (Điều 112 DLBK) và một phần tư (1/4) (Điều 112 DLTK).

1.3.3. Chế độ hôn sản trong pháp luật ở Miền Nam giai đoạn 1954 đến 1975

Sau hiệp định Giơnevơ 1954, Việt Nam bị chia làm hai miền. Miền Bắc được giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chống đế quốc Mỹ xâm lược thống nhất đất nước. Về vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ HN&GĐ giai đoạn này ở miền Nam, chế độ ngụy quyền Sài Gòn theo thời gian đã cho ban hành và áp dụng ba văn bản:

- Luật Gia đình (LGĐ) ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm;

- SL số 15/64 ngày 23/7/1964 dưới chế độ Nguyễn Khánh;

- BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.

Về chế độ hôn sản (LGĐ quy định trong chương II từ Điều 45 đến Điều 54; SL số 15/64 quy định ở tiết 6 của chương I từ Điều 49 đến Điều 61; BLDS 1972 quy định tại chương thứ VI, thiên thứ V, từ Điều 144 đến Điều 169); cả ba văn bản này đều dự liệu chế độ hôn sản ước định, cho phép vợ chồng ký kết với nhau một hôn ước thỏa thuận về vấn đề tài sản trước khi kết hôn, miễn là hôn ước đó không trái với trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục và quyền lợi của các con (Điều 45 LGĐ, Điều 49 Sl số 15/64 và Điều 144, 145 BLDS). Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước với nhau về tài sản thì áp dụng theo các căn căn cứ quy định của pháp luật. Cả ba văn bản này đều dự liệu chế độ hôn sản pháp định nhưng có sự khác nhau về thành phần tài sản trong khối cộng đồng, dẫn tới có những quy định khác nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt và thanh toán khối hôn sản.

Theo LGĐ 1959, chế độ hôn sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, giống với chế độ hôn sản được áp dụng trong DLBK và DLTK. Những nhà lập pháp LGĐ 1959 cho rằng chế độ cộng đồng toàn sản đã được áp dụng từ trước trong DLBK và DLTK phù hợp với phong tục của người Việt Nam. Theo đó, nội dung của chế độ hôn sản được dự liệu trong LGĐ 1959 (Điều 48) cũng giống như DLBK (Điều 106, Điều 107) và DLTK (Điều 105). Điều 48 LGĐ 1959 quy định khối cộng đồng tài sản của vợ chồng bao gồm:

- Tất cả của cải, động sản hay bất động sản thuộc quyền sở hữu của vợ hay chồng khi lập hôn thú (là các tài sản vợ chồng có trước khi kết hôn;

- Tất cả các động sản và bất động sản của mỗi bên được hưởng do được thừa kế hoặc tặng cho;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Tất cả các tài sản do vợ chồng có được hoặc do một bên vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân;

- Các hoa lợi thu được từ tài sản chung của vợ chồng hoặc từ tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng.

Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 1697215839 - 5

Cũng như DLBK và DLTK, LGĐ 1959 cũng dự liệu những tài sản (động sản hoặc bất động sản) mà vợ, chồng có trước khi kết hôn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản này, được coi là tài sản chung của vợ chồng một cách tạm thời; trường hợp phải phân chia tài sản của vợ chồng thì tài sản của riêng ai lại trả cho người đó.

Theo Điều 54 LGĐ 1959, tài sản chung của vợ chồng phải gánh chịu những khoản nợ sau:

- Nợ của vợ hay chồng đã vay từ trước khi kết hôn;

- Những khoản nợ hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

- Những nợ do hành vi trái pháp luật của vợ hay chồng gây ra.

LGĐ 1959 được xây dựng nhằm bảo đảm quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng (Điều 43) cho nên trong việc thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung, luật quy định vợ, chồng cùng quản trị khối tài sản cộng đồng (Điều 49). Tuy nhiên, quan hệ bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng vẫn chưa được thực hiện trong đời sống xã hội bởi pháp luật đã ghi nhận người chồng là trường gia đình và người vợ phải cùng chồng chăm lo cho gia đình, con cái (Điều 39 LGĐ 1959); bên cạnh đó, xã hội cũng như tục lệ phong kiến đã không công nhận sự bình đẳng giữa vợ và chồng.

Về việc thanh toán hôn sản, theo LGĐ 1959 chỉ được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng chết, bởi lẽ vấn đề ly hôn không được LGĐ 1959 chấp nhận, vì thế LGĐ 1959 đã không dự liệu trường hợp chia tài sản vợ chồng khi ly hôn. Đối với trường hợp vợ chồng ly thân, LGĐ 1959 đã dự liệu cho khối cộng đồng tài sản vẫn tiếp tục, nhưng do lý thân vợ chồng không cùng sống chung với nhau dẫn tới phải có sự thay đổi về việc quản lý tài sản chung của vợ chồng và Tòa án sẽ giải quyết vấn đề cấp dưỡng và nuôi con giưa hai vợ chồng (Điều 66).

Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước thỏa thuận vể vấn đề tài sản của họ, SL số 15/64 và BLDS 1972 đã dự liệu một chế độ tài sản áp dụng cho các cặp vợ chồng, đó là chế độ cộng đồng động sản và tạo sản (Điều 53 SL số 15/64; Điều 150 BLDS 1972).

Theo Điều 54 SL số 15/64 và Điều 151 BLDS 1972 thì khối tài sản chung của vợ chồng gồm có:

- Các động sản thuộc sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn;

- Các động sản của vợ hay chồng được hưởng trong thời kỳ hôn nhân do được thừa kế, tặng cho;

- Các động sản và bất động sản của vợ hay chồng có được trong thời kỳ hôn nhân;

- Hoa lợi thu được của tất cả các loại tài sản mà vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân.

Bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, SL số 15/64 (Điều 55) và BLDS 1972 (Điều 152) đã dự liệu cho mỗi bên vợ, chồng có một khối tài sản riêng, bao gồm:

- Những bất động sản thuộc sở hữu của mỗi bên vợ, chồng khi kết hôn (tức là những bất động sản mà vợ hay chồng đã có từ trước khi kết hôn);

- Những bất động sản mà mỗi bên vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng);

Như vậy, theo quy định trên thì thành phần khối tài sản của vợ chồng trong SL số 15/64 và BLDS 1972 hẹp hơn nhiều so với chế độ cộng đồng toàn sản đã được áp dụng trong DLBK, DLTK và LGĐ 1959. Bên cạnh đó, SL số 15/64 và BLDS 1972 còn ghi nhận về khối tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có).

Về thành phần tiêu sản (Điều 61 SL số 15/64; Điều 160 BLDS 1972), khối tài sản chung của vợ chồng phải được bảo đảm:

- Những nợ của vợ hay chồng đã vay từ trường khi kết hôn, trừ những nợ được bảo đảm bằng những quyền đối vật các bất động sản (theo Điều 55 SL số 15/64; Điều 52 BLDS);

- Những nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

- Những nợ do hành vi phạm pháp của vợ hay chồng gây ra;

Về việc quản lý tài sản của vợ chồng, SL số 15/64 (Điều 42) và BLDS 1972 (Điều 137) đã ghi nhận người chồng là gia trưởng và hành xử quyền gia trưởng theo quyền lợi của gia đình và con cái. Vợ cộng tác với chồng trong việc sinh hoạt gia đình, giáo dục và gây dựng cho con cái. Người vợ chỉ được hành xử nghề nghiệp riêng biệt, trừ khi chồng phản kháng (Điều 47 SL số 15/64; Điều 142 BLDS 1972). Đối với tài sản chung của vợ chồng, SL số 15/64 (Điều 56) và BLDS 1972 ( Điều

153) đã giành cho người chồng – chủ gia đình quyền quản lý tài sản chung như là chủ sở hữu duy nhất, trừ trường hợp người chồng bị mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi

dân sự, luật định cho người vợ thay thế người chồng quản lý tài sản chung của gia đình. Đối với tài sản riêng, người chồng được quyền quản lý tài sản rieng của người vợ, nhưng tài sản riêng của người chồng thì người chồng có toàn quyền sở hữu với tư cách là chủ sở hữu.

Về việc thanh toán hôn sản, SL số 15/64 không dự liệu trường hợp chia tài sản khi một bên vợ, chồng chết trước mà chỉ dự liệu việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn hặc ly thân. Đối với BLDS 1972 việc chia tài sản chung của vợ chồng được dự liệu cho cả ba trường hợp: khi vợ, chồng chết; khi ly hôn và khi vợ chồng ly thân.

Như vậy, khi thanh toán hôn sản cần phân biệt:

- Nếu có hôn ước thì phân chia theo điều khoản của hôn ước.

- Nếu không có hôn ước thì phân chia theo nguyên tắc:

+ Tài sản của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó;

+ Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, mỗi người một nửa (Điều 94 SL số 15/64; Điều 201 BLDS năm 1972

Đối với trường hợp ly hôn do lỗi của bên vợ, chồng thì người vợ, chồng có lỗi đó sẽ mất hết những quyền lợi mà người kia dành cho hoặc do hôn ước từ khi kết hôn (Điều 92 SL số 15/64; Điều 200 BLDS năm 1972). Trường hợp thanh toán hôn sản khi vợ chồng ly thân, hậu quả của việc thanh toán tài sản của vợ chồng đặt vợ, chồng rơi vào tình trạng biệt sản. Tuy nhiên, SL số 15/64 không quy định cụ thể về vấn đề này mà chỉ quy định chung chung: Sự ly thân đặt vợ chồng vào tình trạng tài sản riêng biệt. Ngược lại BLDS năm 1972 đã dự liệu, khi lập hôn ước vợ chồng có thể lựa chọn chế độ biệt sản để áp dụng cho họ (Điều 168). Cũng có thể, chế độ biệt sản sẽ do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ chồng khi có lý do chính đáng (Điều 165). Ngoài ra, trường hợp vợ chồng ly thân thì tài sản của vợ chồng được chia như khi ly hôn, tuy nhiên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng mà chỉ làm chấm dứt chế độ tài sản chung. Việc ly thân đương nhiên đặt vợ, chồng vào tình trạng biệt sản (Điều 204).

1.3.4. Chế độ hôn sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng tám (1945) đến nay

Ngay sau cuộc cách mạng tháng tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Tuy nhiên, do vẫn phải đối phó với thù trong giặc ngoài nên Nhà nước ta chưa có điều kiện ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Trong giai đoạn từ 1945 đến 1950 các quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình vẫn được điều

chỉnh bởi ba văn bản luật (DLBK, DLTK, DLGYNK) do thực dân Pháp ban hành trước năm 1945 (theo Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 của chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cho phép áp dụng pháp luật cũ một cách chọn lọc; miễn sao không trái với lợi ích chính thể của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động).

Năm 1950, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và nhằm hạn chế, xóa bỏ ảnh hưởng của chế độ của HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu, Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên quy định, điều chỉnh quan hệ HN&GĐ: Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159 ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn.

Sắc lệnh số 97/SL mặc dù không quy định cụ thể chế độ hôn sản của vợ chồng, song dựa trên các quy định của Hiến Pháp năm 1946 (Điều 9), tại Điều 5 Sắc lệnh số 97/SL quy định: “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” và “Người đàn bà có chồng có toàn năng lực về Hộ” (Điều 6). Theo quy định này, lần tiên quyền của người phụ nữ được ghi nhận, giữa vợ và chồng bình đẳng về mọi mặt (cả về vấn đề tài sản).

Bên cạnh đó, tại Điều 11 Sắc lệnh số 97/Sl cũng quy định: “trong lúc còn sinh thời, người chồng góa hay vợ góa, các con đã thành nien có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung”; mặt khác, theo sắc lệnh số 90SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cho phép áp dụng luật cũ một cách chọn lọc. Theo đó, có thể suy luận, mặc dù Sắc lệnh số 97/SL không quy định về vấn đề hôn sản, nhưng chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng theo tinh thần của Sắc lệnh trên là chế độ cộng đồng toàn sản (áp dụng theo DLBK và DLTK).

Để đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ, năm 1959, Nhà nước ta đã ban hành Luật HN&GĐ. Về chế độ hôn sản, pháp luật thời kỳ này không dự liệu chế độ hôn sản ước định. Điều 15 của Luật này quy định: “Vợ chồng có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi kết hôn”. Như vậy, theo quy định này thì chế độ hôn sản của vợ chồng được Luật HN&GĐ năm 1959 dự liệu là chế độ cộng đồng toàn sản: tất cả các tài sản vợ chồng có trước hoặc được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt nguồn gốc tài sản đều thuộc khối tài sản chung vợ chồng; vợ chồng có quyền có tài sản riêng và có quyền bằng nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với khối tài sản chung hợp nhất đó.

Về chia tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1959 đã dự liệu hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là khi vợ, chồng chết trước (Điều 16) và khi vợ chồng ly hôn (Điều 29). Về nguyên tắc, tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên, vào tình trạng tài sản và vào tình trạng cụ thể của gia đình.

Việc quy định chế độ hôn sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản trong Luật HN&GĐ năm 1959 là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thời bấy giờ; đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình. Bên cạnh đó, việc quy định chế độ cộng đồng toàn sản trong Luật HN&GĐ năm 1959 còn phù hợp với tập quán của gia đình truyền thống ở Việt Nam với quan niệm vợ, chồng gây dựng tài sản để nuôi dưỡng, giáo dục và để lại thừa kế cho con. Tuy nhiên, các quy định về chế độ hôn sản trong Luật này còn quá cô đọng, khái quát; mới chỉ đề cập đến hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng (khi một bên vợ, chồng chết hoặc hai vợ chồng ly hôn); đồng thời Luật cũng chưa dự liệu nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng.

Sau ngày miền Nam được giải phóng (30/04/10975), Nghị quyết số 76 – CP ngày 25/03/1977 của Chính phủ đã quy định về việc thực hiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước, trong đó có Luật HN&GĐ năm 1959. Tiếp đó, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI ngày 18/12/1980 đã thông qua bản Hiến pháp thứ ba, làm nền tảng cho bước phát triển mới của Luật HN&GĐ.

Luật HN&GĐ năm 1959 đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ tàn tích lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến, thực hiện chế độ HN&GĐ XHCN ở nước ta. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội; đặc biệt là kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN do Đảng ta khởi xướng vào đầu những năm 1980, đã là thay đổi căn bản nền kinh tế xã hội; ảnh hưởng sâu sắc đến cả quan hệ HN&GĐ. Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959 cũng bộc lộ những vướng mắc, hạn chế; các quy định còn mang tính khái quát, chưa cụ thể và không phù hợp với tình hình mới.

Trước tình hình đó, Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12 đã thông qua Dự luật hôn nhân và gia đình mới ngày 29 tháng 12 năm 1986 và được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 03/01/1987.

Về chế độ hôn sản, Luật HN&GĐ năm 1986 cũng không ghi nhận chế độ hôn sản ước định mà chỉ ghi nhận chế độ cộng đồng tài sản áp dụng cho các cặp vợ chồng

(các điều 14, 15, 16, 17, 18 và 42). Chế độ cộng đồng tài sản mà Luật HN&GĐ năm 1986 quy định là chế độ cộng đồng tạo sản, với phạm vi thành phần khối tài sản chung của vợ chồng hẹp hơn rất nhiều so với chế độ cộng đồng toàn sản mà Luật HN&GĐ năm 1959 áp dụng.

Về khối tài sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1086 ghi nhận giữa vợ và chồng có khối tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng gồm: các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân và các tài sản do vợ chồng được tặng cho chung, thừa kế chung (Điều 14). Tài sản riêng của vợ, chồng gồm: các tài sản vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn và các tài sản vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 16). Trong trường hợp người vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Bên cạnh đó, Luật cũng có quy định bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng với tài sản chung; việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và các giao dịch khác liên quan đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thỏa thuận của hai vợ chồng (Điều 15).

Đối với các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng, ngoài việc dự liệu trường hợp chia tài sản chung khi một bên vợ, chồng chết trước (Điều 17); khi vợ, chồng ly hôn (Điều 42); Luật HN&GĐ năm 1986 còn quy định cả việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại (Điều 18). Về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1986 dự liệu: “nguyên tắc chia đôi tài sản chung” của vợ chồng trong các trường hợp (các điều 17, 18, 42):

- Trường hợp một bên vợ, chồng chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi, phần tài sản của người chết được chia theo quy dịnh của pháp luật về thừa kế; vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau. Nguyên tắc chia đôi tài sản trong trường hợp này là chia bình quân, mỗi bên vợ, chồng được chia ½ tài sản chung mà không cần căn cứ vào công sức tạo dựng tài sản chung của vợ, chồng (Điều 17).

- Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, khi có lý do chính đáng; hoặc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn, nguyên tắc chia đôi tài sản chung chỉ mang tính chất ước lệ; khi chia Tòa án vẫn phải dựa vào công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng.

Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1986 đã cụ thể hóa trong một chừng mực nhất định các vấn đề vè tài sản của vợ chồng, quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản và vấn đề chia tài sản chung …. So với Luật HN&GĐ năm 1959, chế độ cộng đồng

tạo sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 1986 quy định với phạm vi thành phần khối tài sản chung hẹp hơn nhiều so với chế độ cộng đồng toàn sản được quy định trong Luật HN&GĐ năm 1959.

Mặc dù Luật đã quy định tương đối đầy đủ các quan hệ HN&GĐ cần được điều chỉnh, nhưng xét về kỹ thuật và quan điểm lập pháp, các quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 vẫn rất cô đọng, khái quát, mang tính định khung, vì vậy quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986 còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Ngày 09/6/2000, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7 chính thức thông qua Luật HN&GĐ năm 2000. Chế độ tài sản của vợ chồng được Luật HN&GĐ năm 2000 quy định trong chương III ( từ Điều 25 đến Điều 33) và từ Điều 95 đến Điều 99 (chương X, dự liệu việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn).

Giống như Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta không dự liệu chế độ hôn sản ước định giữa vợ và chồng vì chế độ này không phù hợp với tập quán truyền thống của gia đình Việt Nam. Loại chế độ tài sản duy nhất định quy định và áp dụng cho quan hệ tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhan và gia đình năm 2000 là chế độ hôn sản pháp định. Trong đó, chế độ cộng đồng tài sản pháp định mà Luật quy định là chế độ cộng đồng tạo sản, áp dụng cho các cặp vợ chồng. Cũng như Luât HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định về phạm vi thành phần khối tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp chia tài sản chung và hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng.

So với Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 khi quy định về chế độ hôn sản đã có sự đổi mới cả về kỹ thuật lập pháp và nội dung cụ thể; góp phần bổ khuyết một số điểm hạn chế khi dự liệu về chế độ hôn sản trong Luật HN&GĐ năm 1986.

Tuy nhiên, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế-xã hội ở Việt Nam kéo theo những biến chuyển trong gia đình, Luật HN&GĐ năm 2000 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, trong đó có những vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng. Trước tình

hình đó, ngày 19 tháng 6 năm 2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Côṇ g hòa xã hôị chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Lu ật HN&GĐ sửa đổi, bổ sung. Luâṭ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Chế độ hôn sản được quy định tại mục 3, chương II của Luật HN&GĐ năm 2014; tại các điều từ Điều 28 đến Điều 32 (Nguyên tắc áp dụng chế độ hôn sản của vợ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023