Thực Tiễn Áp Dụng Chế Độ Hôn Sản Ở Nước Ta Trong Thời Gian Qua

sản giữa vợ chồng với người thứ ba. Vì thế, bên cạnh việc cho phép xác lập hôn ước về chế độ tài của vợ chồng, pháp luật cũng cho phép vợ, chồng sửa đổi nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản.

Khoản 1 Điều 49 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định rõ: “Vợ, chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản”. Thỏa thuận hôn ước xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập trước khi kết hôn, chỉ có hiệu lực từ thời điểm kết hôn và mang tính ổn định cao. Tuy nhiên xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của vợ chồng, thỏa thuận hôn ước ra đời nhằm ảm bảo quyền định đoạt của vợ vợ chồng đối với tài sản cho nên pháp luật cho phép vợ, chồng sửa đổi, bổ sung thỏa thuận phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình và các quy định của pháp luật.

Về hình thức, việc sửa đổi, bổ sung thỏa thuận cũng như việc xác lập mới nội dung thỏa không chỉ liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của vợ, chồng mà còn liên quan đến quyền lợi của người thứ ba. Do đó, khi sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức chặt chẽ, phải được lập bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật [38, khoản 2 Điều 48].

Về thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng, không giống như thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng là có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn mà không phải từ ngày công chứng hoặc chứng thực; thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật [11, khoản 1 Điều 18]. Trong thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng các nội dung được sửa đổi hoặc bổ sung thêm có thể được vợ chồng cùng nhau tiến hành sửa đổi, bổ sung trước sau đó mới mang đi công chứng hoặc chứng thực và ngày có hiệu lực của thỏa thuận sửa đổi, bổ sung không phải là ngày hai vợ chồng lập văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ dung mà là ngày văn bản đó được cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực theo đúng thủ tục pháp luật quy định. Thời điểm phát sinh hiệu lực của thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng không phụ thuộc vào thời điểm vợ, chồng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung mà được tính kể từ thời điểm thỏa thuận sửa đổi, bổ sung đó được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Về hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng, việc sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của thỏa thuận chế

độ tài sản của vợ chồng không làm chấm dứt thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng mà chỉ làm thay đổi một số nội dung theo thỏa thuận của vợ chồng trước đó. Cũng giống như khi xác lập mới thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng, trong trường hợp vợ chồng có xác lập giao dịch với người thứ ba thì khi vợ, chồng sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận vợ, chồng vẫn phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết những thông tin liên quan; nếu vợ, chồng vi phạm nghĩa vụ này thì quyền lợi của người thứ ba vẫn được pháp luật bảo vệ theo quy định của BLDS [11, Điều 16, khoản 1 Điều 18].

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng vợ, chồng lợi dụng việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, sau khi thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng được sửa đổi, bổ sung thì các quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác [11, khoản 2 Điều 18].

Như vậy, dù thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng được xác lập mới hay được sửa đổi, bổ sung thì nó cũng chỉ làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận mà không làm thay đổi quyền cũng như các nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng đối với bên thứ ba có liên quan.

.

Chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HÔN SẢN

3.1. Thực tiễn áp dụng chế độ hôn sản ở nước ta trong thời gian qua

Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 1697215839 - 12

3.1.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng chế độ hôn sản vào thực tế xét xử của Tòa án nhân dân

Qua thực tiễn xét xử các vụ án HN&GĐ và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng trong thời gian qua có thể thấy số lượng các vụ án không những có xu hướng tăng về số lượng mà tính chất vụ việc, tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến tài sản vợ chồng có nhiều phức tạp. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường cùng với nhu cầu điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình, các căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng ngày càng được chú trọng. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, chưa bảo giờ các quy phạm pháp luật về HN&GĐ lại được các cơ quan nhà nước quan tâm ban hành kịp thời và đầy đủ như vậy. Trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành, ngoài Luật HN&GĐ năm 2000, còn có một loạt các văn bản hướng dẫn có nội dung liên quan đến chế độ hôn sản, như:

Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật HN&GĐ năm 2000;

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HN&GĐ năm 2000;

Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/1/2001 của TANDTC, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2001 của Quốc hội “Về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình”;

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;

Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.

Với cơ sở pháp lý đầy đủ, kịp thời và rõ ràng, việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực HN&GĐ nói chung và lĩnh vực hôn sản nói riêng của Tòa án đạt được những thành tích tốt, giải quyết kịp thời, đúng đắn và giảm thiểu đáng kể các tranh chấp xảy ra.

Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời không chỉ quy định cụ thể, rõ ràng các căn cứ pháp lý mà các văn bản hướng dẫn áp dụng cũng đã được rút gọn, tập trung quy định

chủ yếu trong Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ năm 2014. Với cải cách này, việc dẫn chiếu, áp dụng Luật trong giải quyết tranh chấp HN&GĐ của Tòa án không những dễ dàng mà còn mang lại hiệu quả, sát sao mà còn giúp cho các cặp vợ chồng có thể tiếp cận, tìm hiểu các quy định của pháp luật một cách dễ dàng, nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân góp phần giảm thiểu tranh chấp xảy ra trên thực tế.

Luật HN&GĐ năm 2014 với hàng loạt những thay đổi quan trọng, mà sự thay đổi mang tính đột phá nhất là sự ghi nhận chế độ hôn sản theo thỏa thuận. Các quy định về chế độ hôn sản theo thỏa thuận hiện nay được thể hiện trong các điều từ Điều 47 đến Điều 50 và Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014. Ngoài ra, chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng được hướng dẫn bởi 4 điều (từ Điều 15 đến Điều 18) của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ năm 2014. Cùng với đó, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của TANDTC, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình cũng hướng dẫn cụ thể một số nội dung cơ bản liên quan đến chế độ hôn sản theo thỏa thuận như: thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu và nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Việc quy định và hướng dẫn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận ngoài việc đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản của chủ sở hữu còn góp phần giảm chi phí khi ly hôn và giúp Tòa án xác định được tài sản riêng, tài sản chung nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Đồng thời, bên cạnh việc chú trọng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước cũng đã chú trọng đổi mới, dành sự quan tâm thích đáng, hiệu quả hơn của cả nhà nước và xã hội đối với công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục Luật HN&GĐ mới và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Trong những năm qua, ngành Tòa án đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án HN&GĐ. TAND đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho các thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, đồng thời cũng đã triển khai tổ chức tập huấn kịp thời các văn bản pháp luật mới về Luật HN&GĐ cũng như các văn bản pháp luật về dân sự. Trong công tác xét xử, Tòa án các cấp đã cố gắng bám sát vận dụng các quy địnhc ủa BLDS, Luật HN&GĐ và đã chú ý thực hiện các hướng dẫn của TANDTC, các ngành hữu quan để vận dụng trong việc giải quyết các vụ án cụ thể. Các hoạt động đó đã giúp cho các Tòa án, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán ngày

càng vững vàng trong công tác.

3.1.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng chế độ hôn sản vào thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân

Thực tiễn xét xử các vụ việc HN&GĐ trong những năm qua nảy sinh khá nhiều vấn đề vướng mắc, gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật hoặc áp dụng theo đúng pháp luật nhưng không phù hợp với tình hình thực tế, không đảm bảo sự công bằng cho các bên vợ, chồng. Cụ thể như sau:

3.1.2.1. Đối với chế độ hôn sản theo pháp định

- Việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng được đưa vào sử dụng chung, nhưng chưa làm các thủ tục nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Ví dụ: Bà Nguyễn Thu Lan và Ông Tr ần Huấn Dũng kết hôn năm 1980. Năm 2014, ông bà quyết điṇ h ly hôn . Khi phân chia tài sản ly hôn , tài sản chung của vơ ̣ chồng ông bà đã thỏa thuận được, chỉ có căn nhà tập thể Viện 108, số 39 Trần Khánh Dư, thành phố Hà Nội là tài sản đang tranh chấp.

Nguồn gốc ngôi nhà là do bà Tr ần Thị Tâm, mẹ ông Dũng được cơ quan cấp

nhà tại tập thể Viện 108, số 39, Trần Khánh Dư, Hà Nội, có diện tích 40,02m2. Theo ông Dũng, bà Tâm thì căn nhà trên là tài sản mà bà Tâm tặng cho riêng cho ông Dũng vào năm 1982, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng đứng tên ông Dũng. Sau đó, bà Lan và ông Dũng đã đập toàn bộ tường, xây lại toàn bộ nội thất trong căn hộ thành phòng ở chi phí sửa nhà hết 74.000.000đồng. Còn theo bà Lan , mặc dù không có văn bản thỏa thuận nhập tài sản này vào khối tài sản chung, nhưng thực tế ngôi nhà này đã được vợ chồng ông bà sử dụng chung hơn ba mươi năm, cùng nhau sửa chữa, tôn tạo lại. Điều này cho thấy ông Dũng bằng hành động thực tế đã đồng ý nhập tài sản riêng này vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Tại phiên tòa sơ th ẩm, Toà án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội kết luâṇ :

Công nhân căn nhà t ại tập thể Viện 108, số 39 Trần Khánh Dư,

thành phố Hà Nội là tài sản riêng của ông Dũng, được mẹ anh tăṇ g cho riêng. Bà Lan có công s ức đóng góp trong việc sửa chữa nhà , do đó , ông Dũng phải hoàn trả cho chị Lan 3/5 chi phí tiền sửa nhà = 44.400.000 đồng. Bà Lan được lưu cư tại phòng thứ 3 thời hạn lưu cư 12 tháng.

Sau đó , bà Lan kháng cáo. Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

Như vậy, trong vụ án nêu trên, cả Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đều xét xử dựa trên quan điểm đối tài sản riêng của vợ, chồng đã và đang được đưa vào quản lý và sử dụng chung mà không có văn bản thỏa thuận nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của vợ, chồng.

Mặc dù áp dụng đúng quy định pháp luật nhưng bản án sơ thẩm và phúc thẩm lại không phù hợp với thực tế, không đánh giá đúng bản chất của vụ án là việc tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng chung trong thời gian rất dài. Việc công nhận căn nhà là tài sản riêng của ông Dũng thì không công bằng đối với bà Lan. Nhưng nếu công nhận căn nhà nêu trên là tài sản chung của ông Dũng bà Lan thì lại không đúng quy định pháp luật.

Môt

ví du ̣khác : Ông Nguyên

Văn N và bà Pham

Thu B k ết hôn vào tháng 5

năm 1995. Trước thời điểm kết hôn , ông N đã đư ợc giao sử dụng diện tích đất thổ cư 640m2. Sau khi kết hôn 2 tháng (tháng 7 năm 1995) thì ông N mới đư ợc cấp giấy

chứ ng nhân quyêǹ sử duṇ g đât́ . Sau đó , ông N và bà B cùng nhau góp tiêǹ , công sứ c

để xây nhà trên diện tích 48m2. Đến năm 2010, vơ ̣ chồng ông N , bà B nảy sinh mâu

thuân

, dân

đến ly hôn. Khi vơ ̣ chồng ông N và bà B ly hôn , tại bản án sơ thẩm đã nhân

điṇ h vi ệc thỏa thuận đóng góp tiền và công sức để xây nhà trên thể hiện ông N đã đồng ý nhập diện tích đất 640m2 trên vào tài sản chung vợ chồng. Theo đó , tuyên xử

chia đôi phần diên

tích đất đ ất đó cho hai bên vợ chồng. Tuy nhiên, khi lên cấp phúc

thẩm, Tòa án phúc th ẩm lại cho rằng nguồn gốc đất là tài sản riêng của ông N, không có chứng cứ chứng minh việc ông N đồng ý nhập diện tích đất vào tài sản chung nên

diện tích đất đó vẫn là tài sản riêng của ông N. Măṭ khác, trên thực tế ngôi nhà chung của hai người chỉ xây trên 48m2 đất. Do đó , cấp phúc thẩm đã chấp nhận 48m2 đất trong tổng số 640m2 là tài sản chung của vợ chồng ông N bà B. Diện tích đất còn lại là

tài sản riêng của ông N.

Như vâỵ , viêc

xác điṇ h tài sản đã đươc

đưa vào quản ly,

̉ duṇ g chung là tài sản

chung của vơ ̣ chồng hay tài sản riêngcủa vợ chồng vẫn còn những quan điểm khác nhau, gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật hoặc áp dụng theo đúng pháp luật nhưng không phù hợp với tình hình thực tế.

- Chế độ tài sản vợ chồng trong thời gian vợ chồng ly thân. Ví dụ:

Vơ ̣ chồng ông Văn Hồng Quảng và bà Nguyên

Thi ̣Phương , trú tại Khu 11,

thôn Thụ Ích, xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi phân chia tài sản ly

hôn, vơ ̣ chồng ông bà đã thống nhất đươc thaǹ h phâǹ khối taì san̉ chung , còn số tiền

225.000.000 đươc

̉ i tiết kiêm

taị Phòng giao d ịch Liên Châu- Chi nhánh Ngân hàng

nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Lac

là đang tranh chấp . Bà Phương cho

rằng đây là tài sản chung của ông bà và đề nghị Tòa án chia.

Theo Bà Nguyễn Thị Nguyệt, người đã chung sống với ông Quảng như vợ chồng trong thời gian ông Quảng và bà Phương ly thân, trình bày: Số tiền 225.000.000đ ông Quảng gửi tiết kiệm này là tiền của bà làm ăn tích cóp được. Bà và ông Quảng sống với nhau như vợ chồng từ năm 2001 cho đến nay nên bà có nhờ ông Quảng đứng ra gửi tiết kiệm số tiền trên.

TAND huyên

Yên Lac

cho rằng :

Ông Quảng và bà Phương k ết hôn với nhau năm 1968, đến năm 1988 vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và sống ly thân nhau từ năm 2000 cho đến nay. Giữa ông Quảng và bà Phương không còn tình cảm và cũng không chung nhau về kinh tế. Từ năm 2001 đến nay ông Quảng làm ăn

riêng và chung sống với bà Nguyệt như vợ chồng, theo bà Nguyệt số tiền 225.000.000đ là của bà do làm ăn tích cóp mà có, bà nhờ ông Quảng gửi tiết kiệm, ông Quảng cũng thừa nhận. Bà Phương đề nghị chia, ông Quảng, bà Nguyệt không đồng ý. Mặt khác, bà Phương không cung cấp được tài liệu chứng cứ nào chứng minh cho yêu cầu của mình. Do vậy không có căn cứ khẳng định số tiền số 225.000.000đ là tài sản chung của ông Quảng, bà Phương nên yêu cầu chia số tiền này của bà Phương không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Theo đó , TAND huyên

Yên Lac

đã căn cứ vào tình hình thưc

tế để phân chia

tài sản, cho rằng vì sổ tiết kiêm

đươc

̉ i trong thờ i gian vơ ̣ chồng ông Quảng và bà

Phương ly thân nên số tiền này không phải là tài sản chung của vơ ̣ chồng ông bà .

Trong khi đó , nếu như áp dụng đúng tinh thần của Luật HN&GĐ thì sổ tiết kiệm ông Quảng gửi trong thời gian ông và bà Phương chưa ly hôn phải là tài sản chung của ông bà. Tòa án nhân dân huyện Yên Lạc xử như trên là không có căn cứ. Vì Luâṭ HN &GĐ không quy điṇ h về chế điṇ h ly thân cũng như chế đô ̣tài sản của vơ ̣

chồng trong thời gian vơ ̣ chồng ly thân . Thời gian ly thân vân là khoan̉ g thời gian

trong thời kỳ hôn nhân và đối với những tài sản đươc đều là tài sản chung của vợ chồng.

tao

ra trong thời kỳ hôn nhân

- Về việc xác định công sức đóng góp của các bên đối với khối tài sàn chung, trên thực tế, Tòa án không có căn cứ cụ thể cho việc xác định này. Do đó, khi xét xử, hầu hết các Tòa án đã xác định tỷ lệ đóng góp theo phương án định tính.

Ví dụ thứ nhất : Cũng trong vụ án ly hôn giữa ông Nguyên Văn N và bà Pham

Thu B đã nêu ở trên , tài sản tranh chấp còn m ảnh đất v ợ chồng ông N bà B nhận

chuyển nhượng của ông M có diện tích 265,24m2, Tòa án sơ thẩm cho rằng bà B là người kinh doanh, buôn bán nên có thu nhập cao hơn, do đó, chia cho bà B 60% giá trị mảnh đất mà vợ chồng ông N bà B nhận chuyển nhượng của ông M. Nhưng, Tòa phúc

thẩm lại nhân điṇ h không có ch ứng cứ chứng minh bà B dùng số tiền kinh doanh ,

buôn bán góp vào đ ể mua diên tích đât́ nêu trên . Do đó , Tòa phúc thẩm cũng sửa bản

án sơ thẩm phần này , chia cho vợ chồng ông N và bà B mỗi người 50% giá trị mảnh đất.


sau:

Ví dụ thứ hai : Một vụ án HN&GĐ khác do TAND huyện Yên Lạc thụ lý, như


Vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Trường và bị đơn là ông

Nguyễn Văn Nhâm. Về tài sản chung: Ngoài những tài sản ông Nhâm và bà Trường cùng xác nhận là tài sản chung của vợ chồng, còn 01 thửa đất số 319, diện tích 561m2, do ông Nhâm đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà Trường cho rằng, thửa đất này là tài sản chung của vợ chồng. Nhưng theo ông Nhâm, thửa đất này là tài sản riêng của ông, nguồn gốc thửa đất do cha ông để lại.

Theo Bản án số 13/2015/HNGĐ- ST ngày 19 tháng 5 năm 2015 của TAND huyện Yên Lạc, nhận định:

Đối với thửa đất số 319, diện tích 561m2, tờ bản đồ số 05 ở thôn

Thiệu Tổ, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo bà Nguyễn Thị Trường đất này là do bố mẹ ông Nhâm cho vợ chồng bà nên bà Trường đề nghị chia mỗi người một nửa đất và tài sản gắn liền trên đất. Ông Nhâm khẳng định đất và nhà trên là của bố mẹ ông cho riêng ông nên ông không đồng ý chia tài sản này. Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án mà Tòa án đã thu thập, được xem xét công khai tại phiên tòa có căn cứ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023