khẳng định tài sản trên là của bố mẹ ông Nhâm cho riêng ông mà không phải là tài sản chung như bà Trường đã trình bày. Do vậy bà Trường đề nghị chia đôi đất và tài sản trên đất này là không có căn cứ nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Về công sức đóng góp: Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa hôn nay bà Trường đề nghị ông Nhâm phải thanh toán công sức cho bà. Xét thấy, bà Trường và ông Nhâm kết hôn với nhau từ năm 1989 tính đến thời điểm ly hôn là 25 năm. Khi chung sống với ông Nhâm, bà Trường đã có công sức duy trì, tôn tạo khối tài sản là nhà đất của ông Nhâm, công chăm sóc, nuôi dưỡng và xây dựng gia đình cho con riêng của ông Nhâm là anh Nguyễn Văn Tùng. Ngoài ra, bà Trường còn có công chăm sóc, nuôi dưỡng và lo tang lễ cho bố mẹ ông Nhâm. Do vậy, yêu cầu của bà Trường buộc ông Nhâm phải thanh toán công sức cho bà là có căn cứ cần chấp nhận. Xét thấy, bà Trường có nhiều công sức đóng góp khi chung sống với ông Nhâm. Ly hôn bà Trường không có chỗ ở nào khác, hiện tại đang ở nhờ nhà anh trai ruột và các cháu. Để bảo đảm cuộc sống của bà Trường có nơi ở ổn định sau ly hôn cần buộc ông Nhâm phải thanh toán công sức cho bà Trường bằng
một phần diện tích đất có diện tích 125.6m2 của thửa đất số 319, diện tích
561m2.
Như vây
, trong vu ̣án ly hôn giữa ông N và bà B hay vu ̣án ly hôn giữa ông
Nhâm và bà Trường, Tòa án đều phân chia theo phương án định tính, không có căn cứ chính xác, dẫn đến việc xử thế nào cũng đúng.
3.1.2.2. Đối với chế độ hôn sản theo ước định
Khi giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ nói chung, tranh chấp về tài sản nói riêng trước hết phải căn cứ vào sự thỏa thuận của đương sự. Khoản 1 Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2014 cũng quy định: “Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết” [38, Điều 42]. Và tại khoản 1 Điều 59 Luật này cũng có quy định: “Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định …” [38, khoản 1 Điều 59]
Trên thực tế, một số Tòa án do quá chú trọng sự thỏa thuận của vợ chồng mà đã công nhận những thỏa thuận liên quan đến tài sản do có hành vi trái pháp luật mà có, tài sản vợ, chồng chưa đủ căn cứ xác lập quyền sở hữu, tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hoặc của người khác, những thỏa thuận về giá trị thấp hơn giá trị thực của tài sản … Đặc biệt, trong nhiều vụ việc, Tòa dân sự chưa phối hợp tốt với các cơ quan chức năng khi đương sự đang phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản hoặc đang là bị can, bị cóa trong vụ án hình sự liên quan đến tội phạm về kinh tế, các tội tham nhũng, các tội xâm phạm sở hữu XHCN … nên đã công nhận các thỏa thuận có mục đích tẩu tán tài sản. Quyết định công nhận của Tòa án trong trường hợp này đã gây khó khăn rất nhiều cho công tác giải quyết án hình sự, gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước và công dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Chiếm Hữu, Sử Dụng, Định Đoạt Tài Sản Riêng
- Cung Cấp Thông Tin Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Trong Giao Dịch Với Người Thứ Ba
- Thực Tiễn Áp Dụng Chế Độ Hôn Sản Ở Nước Ta Trong Thời Gian Qua
- Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 1697215839 - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Nam và chị Nguyễn Thị Huyền trước khi kết hôn có lập văn bản thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, trong văn bản xác định quyền sử dụng đất là tài sản riêng của anh A trước khi kết hôn (trên thực tế đã thế chấp cho Ngân hàng C) sẽ là tài sản chung của vợ chồng sau khi kết hôn. Năm 2016, khi phân chia tài sản ly hôn Tòa án nhân dân quận Đống Đa đã ra quyết địnhcông nhận thỏa thuận của đương sự. Theo đó, chị Huyền được ½ mảnh đất nêu trên và cùng đứng tến trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do đến hạn anh Nam không trả được nợ nên Ngân hàng C yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất nhưng anh Nam không đồng ý và cho rằng đây là tài sản chung của anh Nam và chị Huyền mà không phải tài sản riêng của anh.Ngân hàng C đã khởi kiện ra Tòa án quận Đống Đa yêu cầu anh A trả nợ, yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng anh Nam và yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của anh Nam.
Trường hợp này Tòa án phải xác định thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng anh A bị vô hiệu vì vi phạm nghiêm trọng quyền của ngân hàng C đối với tài sản đã được anh A thế chấp.
3.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật HN&GĐ về chế độ hôn sản
Những quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, xét về mặt lập pháp là một bước phát triển mới, mang tính đột phá trong các quy định của pháp luật với nhiều quy định mới được bổ sung hết sức thiết thực. Tuy nhiên, vì mới được ban hành, thời gian áp dụng trong thực tiễn chưa nhiều cho nên chưa thể đánh giá đúng đắn về tính phù hợp cũng như tính khả thi của các quy định này trong thực tế. Do đó, để hoàn thiện hơn
nữa các quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tế cần điều chỉnh và xem xét các vấn đề sau:
3.2.1. Đối với các quy định về chế độ hôn sản theo luật định
3.2.1.1. Đối với tài sản chung của vợ chồng
Căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng tương đối cụ thể. Tuy nhiên, khi áp dụng trong thực tế lại nảy sinh những quan điểm khác nhau, cụ thể:
- Về tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng chung, quan điểm thứ nhất cho rằng, đối với những tài sản có trước thời kỳ hôn nhân do m ột người đứng tên đã và đang được đưa vào quản lý và sử dụng chung mà không có văn bản thỏa thuận nhập tài sản đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của vợ, chồng;
quan điểm thứ hai lại cho rằng, dù nguồn gốc tài sản là tài sản riêng của vợ chồng, nhưng đã được đưa vào quản lý và sử dụng chung thì sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng.
Nếu căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện nay thì quan điểm thứ nhất hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là tài sản riêng của vợ, chồng chỉ có thể trở thành tài sản chung của vợ chồng khi hai vợ chồng thỏa thuận việc nhập tài sản riêng đó vào khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, quan điểm này lại không hợp tình, không phản ánh đúng thực trạng của quan hệ tài sản của vợ chồng [44].
Theo tôi , Luâṭ HN &GĐ cần thiết quy điṇ h th ời hạn để tài sản riêng của vơ ̣
chồng đã đươc đưa vaò sử dụng, quản lý chung trong thời gian dài sẽ tr ở thành tài sản
chung của vợ chồng, để đảm bảo quyền và lợi ích của cả gia đình và đánh giá đúng
thưc
traṇ g quan hê ̣tài sản của vơ ̣ chồng . Tương tư ̣ như khoản 1 Điều 247 BLDS năm
2005: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu” [27, khoản 1 Điều 247].
- Liên quan đến việc xác định tài sản chung của vợ chồng còn có những vướng mắc về việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời gian vợ chồng ly thân.
Trong xã hội ngày nay, ly thân là tình trạng diễn ra không ít trong các gia đình, hầu hết các cặp vợ chồng trước khi ly hôn đã ly thân một thời gian dài. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sau thời gian ly thân vợ chồng lại trở về sống chung với nhau. Thực tế, khi thời gian ly thân kéo dài, vợ chồng có thể tạo ra tài sản riêng của mình, trong trường hợp này, nếu vợ chồng ly hôn sẽ gây khó khăn cho Tòa án trong việc xác định tài
sản chung. Về mặt nguyên tắc, thời gian vợ chồng ly thân vẫn được coi là trong thời kỳ hôn nhân và tất cả những tài sản vợ chồng tạo ra trong thời gian này phải được coi là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên nếu xét về mặt thực tế, nếu xác định đây là tài sản chung của vợ chồng là không công bằng cho hai bên.
Tôi cho rằng, cần thiết bổ sung chế điṇ h ly thân vào Luâṭ và quy điṇ h cu ̣thể
chế đô ̣tài sản của vơ ̣ chồng trong trường hơp vơ ̣ chồng ly thân theo hướng ly thân là
tình trạng vợ chồng không có nghĩa vụ sống chung với nhau được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo yêu cầu của hai vợ chồng hoặc của vợ, chồng; ly thân góp phần công khai, minh bạch về tình trạng hôn nhân của vơ ̣ chồng ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, con, các thành viên khác trong gia đình và những người thứ ba .
Tuy nhiên, cần nhấn maṇ h rằng , quy điṇ h về ly thân không có nghia là b ắt buộc các
cặp vợ chồng muốn ly thân thì phải giải quyết theo quy định của Luật, mà chỉ áp dụng
khi vơ, chồng yêu c ầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ly thân. Về chế độ
tài sản của vợ chồng, kể từ ngày việc ly thân có hiệu lực, vợ, chồng có quyền sở hữu riêng đối với những tài sản mà mỗi bên có được và tự chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ mà mình xác lập, thực hiện. Đối với việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba trước việc vợ chồng ly thân và thanh toán tài sản, cần quy định các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Đồng thời, để khuyến khích vợ chồng quay trở về chung sống với nhau, cần thiết quy định về chấm dứt ly thân và giải quyết chấm dứt ly thân theo hướng đơn giản như vợ chồng có thỏa thuận chấm dứt ly thân và yêu cầu cơ quan đã giải quyết ly thân công nhận. Khi chấm dứt ly thân, chế độ tài sản mà vợ chồng áp dụng trước khi ly thân sẽ đương nhiên có hiệu lực.
- Về nguyên tắc suy đoán tài sản chung , đây là môt
quy điṇ h có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh trong thực tiễn. Trong
trường hơp
vơ ̣, chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình hoăc
người thứ ba mu ốn
kê biên tài sản riêng của vợ, chồng để thưc
hiên
nghia
vu ̣ , thì phải ch ứng minh. Tuy
nhiên, nguyên tắc này cũng tao
ra không ít trở ngaị đối với vơ ̣ , chồng và đăc
biêṭ là
với người thứ ba khi thưc
hiên
viêc
chứ ng minh . Trong khi đó , Luâṭ HN &GĐ năm
2014 không quy định cu ̣thể v ề các loại bằng chứng được sử dụng để chứng minh
trong tranh chấp. Với viêc
bỏ ngỏ nghia
vu ̣chứ ng minh ở đó , sẽ được hiểu t ất cả các
loại bằng chứng đều có thể được chấp nhận, bao gồm b ằng chứng viết, lời khai của
nhân chứng, hóa đơn, chứng từ và thâm
chí cả sự thừa nhận của bên còn lại trong
tranh chấp (nếu có). Mặc dù trong thực tiễn, Tòa án thường vận dụng nguyên tắc ưu tiên chứng cứ bằng văn bản, sau đó mới đến chứng cứ khác. Tuy nhiên, việc không quy định cụ thể trong luật về nguyên tắc áp dụng có thể sẽ gây ra sự tùy tiện trong việc sử dụng chứng cứ; khó khăn cho trong việc xác định bằng chứng có tính chính xác và thuyết phục cao, có thể dẫn đến phán quyết không công bằng. Hoặc có trường hợp, Tòa án không chấp nhận chứng cứ khác ngoài chứng cứ bằng văn bản.
Tôi cho rằng nên quy điṇ h cu ̣thể về viêc
chứ ng minh tài sản riêng trong Lu ật
HN&GĐ trên cơ sở thực tiễn xét xử trong những năm qua, cũng như theo hướng tiếp thu, vận dụng Điều 1402 BLDS Cộng hòa Pháp:
Mọi tài sản, dù là động sản hay bất động sản, đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, nếu không chứng minh được đó là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng theo quy định của pháp luật;
Nếu không có chứng cứ hoặc dấu vết về nguồn gốc của tài sản thì khi có tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ chồng phải được chứng minh bằng văn bản. Trường hợp không có bản kiểm kê tài sản hoặc không có chứng cứ nào được xác lập từ trước, thẩm phán có thể xem xét mọi loại giấy tờ, đặc biệt là các loại giấy tờ, sổ sách của gia đình cũng như các tài liệu của ngân hàng và các hoá đơn thanh toán. Thẩm phán cũng có thể chấp nhận lời khai của nhân chứng hoặc suy đoán nếu nhận thấy vợ, chồng không có khả năng cung cấp chứng cứ bằng văn bản. [40, tr 235].
Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Về quy định tính đến yếu tố công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, thực tiễn xét xử phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có nhiều vướng mắc. Cụ thể, khi xác định công sức đóng góp trước hết phải xác định vợ, chồng có công sức hay không, trong khi đó công sức có nhiều loại như công sức tạo lập tài sản; công sức bảo quản tài sản; công sức tôn tạo, phát triển, làm tăng giá trị của tài sản; hoặc công sức chăm sóc, nuôi dưỡng người để lại di sản… Ngoài ra, xác định công sức đóng góp phải phân biệt với các chi phí. Chi phí là khoản tiền đã bỏ ra để tôn tạo tài sản như thuê người, mua vật liệu sửa nhà; để chăm sóc, nuôi dưỡng người để lại di sản như: tiền ăn, mặc, nước uống, thuốc…. Đối
với các khoản chi phí luôn tính toán được cụ thể và thường có hóa đơn để chứng minh. Công sức là sức lực, là thời gian… mà con người bỏ ra để tôn tạo tài sản, quản lý, giữ gìn tài sản hoặc chăm sóc người để lại di sản.... và công sức không tính toán được cụ thể. Như vậy, nếu chỉ có duy nhất một quy định là việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn việc có tính đến yếu tố công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung thì khi áp dụng trong thực tiễn sẽ rất khó khăn trong việc xác định công sức đóng góp của vợ, chồng. Do đó, thiết nghĩ nên ban hành quy định hướng dẫn chi tiết về việc xác định công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung thực hiện như thế nào, căn cứ xác định như thế nào.
3.2.1.2. Đối với tài sản riêng của vợ, chồng
Về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
Khoản 4 Điều 44 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trog trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của vợ, chồng” [38, khoản 4 Điều 44].
Việc quy định “hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình” là chưa hợp lý, vì nếu nguồn tài sản này dù có chiếm tới 99% nguồn sống của gia đình, thì vẫn chưa được coi là nguồn sống duy nhất.
Vì vậy, cần sửa quy định trên thành “hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống chủ yếu của gia đình”
Về nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung.
Khi quy định về chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, khoản 2 Điều 38 có quy định: “Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy định của pháp luật” [38]. Như vậy, khi vợ, chồng có thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì yêu cầu thảo thuận phải lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực, đảm bảo sự chặt chẽ cũng như ý chí của vợ, chồng. Đây là quy định hết sức hợp lý và mang tính khả thi cao.
Tuy nhiên, khi nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng, tại Điều 46 Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng mà không quy định rõ như khi chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân là thỏa thuận bằng hình thức nào, có cần công chứng hoặc chứng thực hay không. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng cũng quan trọng và phức tạp như khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, tại Điều 46 cần bổ sung thêm quy định về hình thức và cách thức thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và là căn cứ để giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng khi có tranh chấp xảy ra.
Quy điṇ h han chế quyề n định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng
Theo tôi, trong quy định "vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ" [38, khoản 4 Điều 4] sử dụng khái niệm “nguồn sống duy nhất” là chưa hợp lý, vì kể cả khi hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng chiếm tới 99% nguồn sống của gia đình, thì cũng không phải là nguồn sống duy nhất. Do đó, đề nghị xem xét, chỉnh sửa cụm từ “nguồn sống duy nhất” thành “nguồn sống chủ yếu” của gia đình, tương tự như quy định: “Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình” [38, khoản 2 Điều 35].
3.2.2. Đối với các quy định về chế độ hôn sản theo thỏa thuận
Về sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Tại Điều 49 Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định cho phép vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Và hình thức sửa đổi, bổ sung được thực hiện như khi xác lập mới thỏa thuận (bằng văn bản và có công chứng hoặc chứng thực) nhưng lại không quy định về điều kiện (thời hạn) được sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận đã được xác lập trước đó. Vì vậy, để đảm bảo tính trang nghiêm của thỏa thuận cũng như đảm bảo sự ổn định của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, cần quy định về thời hạn được phép sửa đổi, bổ sung thỏa thuận sau bao lâu kể từ ngày áp dụng.
Về hủy bỏ thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 47) và việc sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 49) nhưng lại không có quy định nào về vấn đề hủy bỏ thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Câu hỏi đặt ra là liệu pháp luật có cho phép vợ chồng được quyền hủy bỏ thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng đã được xác lập trước
đó hay không? Và nếu được hủy bỏ thì thủ tục như thế nào? Điều kiện và cơ quan có quyền hủy bỏ thỏa thuận. Do đó, nhà lập pháp nên dự liệu trường hợp này vì khi vợ chồng mong muốn xác lập, sửa đổi, bổ sung thỏa thuận thì cũng không loại trừ khả năng muốn hủy bỏ, điều này hoàn toàn hợp lý vì nó xuất phát từ nhu cầu và ý chí của vợ chồng và hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế.
Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong giao dịch với người thứ ba
Điều 16 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định, trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì khi xác lập, thực hiện giao dịch vợ, chồng có nghĩa vụ cung cấp cho người thứ ba biết về những thông tin liên quan. Theo người viết, bên cạnh việc quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của vợ chồng cho người thứ ba, pháp luật nên có quy định về cơ chế đăng ký, công bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý để người thứ ba khi muốn xác lập, thực hiện giao dịch với vợ chồng có thể kiểm tra tình trạng tài sản của vợ chồng trong giao dịch với họ. Đồng thời, trong hợp đồng giao dịch nên có thêm điều khoản quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, như vậy ít nhất sẽ biết được tình trạng tài sản của một bên trong giao dịch và nếu bên nào vi phạm thì bên có lỗi sẽ phải chịu trách nhiệm.
3.3. Kiến nghị một số giải pháp về tổ chức thực hiện và áp dụng chế độ hôn sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2014
Thực tiễn pháp lý cho thấy, sau một thời gian dài áp dụng, chế độ hôn sản trong Luật HN&GĐ năm 2014 còn chưa thực sự đi vào đời sống xã hội, chưa thành những chuẩn mực pháp lý trong xử sự của các thành viên trong gia đình. Có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, có những quy định chưa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có những vấn đề mới phát sinh trong xã hội chưa được pháp luật về HN&GĐ điều chỉnh,…
Nhằm bảo đảm việc áp dụng luật mới mang lại hiệu quả tốt hơn và tránh mắc phải những sai lầm, hạn chế như trong quá trình áp dụng và thi hành Luật HN&GĐ năm 2000, theo người viết cần thực hiện đồng bộ các công tác sau:
Thứ nhất, tại Việt Nam hiện nay, trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, Tòa án dân sự giải quyết cả hai loại việc dân sự và hôn nhân gia đình. Do đó, kỹ năng xét xử các vụ việc dân sự thường được áp dụng chung cho cả các tranh chấp HN&GĐ và tranh chấp về tài sản của vợ chồng. Thực tế này cũng tạo nhiều thuận lợi trong công