Điều Chỉnh Lại Tiền Lương Hưu Để Đảm Bảo Công Bằng Giữa Những Người


Thực trạng đời sống của người về hưu sẽ là bức tranh sinh động phân tích, phản ánh đúng đắn tính thực tiễn của các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người nghỉ hưu. Đánh giá đúng thực trạng đời sống của người nghỉ hưu sẽ là một trong những cơ sở để hoàn thiện chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu ở nước ta.

Khi còn công tác, nền kinh tế chưa phát triển và chính sách tiền lương lại chưa hợp lý nên tiền lương của người lao động còn thấp. Nói chung người lao động không có tích luỹ khi tại chức, về nghỉ hưu lương hưu thấp, người nghỉ hưu phải tham gia các hoạt động kinh tế để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường với thực trạng tuổi tác và sức khoẻ, thu nhập ngoài lương hưu của người nghỉ hưu là không đáng kể. Trong tổng thu nhập, hưu vẫn chiếm tỉ trọng lớn.

Với thu nhập còn hạn chế nên các gia đình người nghỉ hưu chỉ tập trung chi cho các khoản cơ bản nhất như chi cho ăn chiếm 60% ( cao nhất là vùng miền núi và trung du phía Bắc 75,09% và thấp nhất là vùng đồng bằng sông Cửu long 53,33% ). Các khoản chi khác như chi cho văn hoá, may mặc, y tế là rất thấp.

Cơ cấu chi tiêu của người nghỉ hưu phản ánh một mức sống thấp mặc dù thu nhập chưa cao nhưng người nghỉ hưu vẫn giữ vai trò quyết định trong gia đình, bản thân họ vẫn còn nuôi dưỡng 1,05 người, do đó người nghỉ hưu phải tằn tiện các khoản chi cho cá nhân mình. Mỗi tháng chênh lệch giữa thu và chi của cá nhân người nghỉ hưu vùng Bắc Trung Bộ là 149140 đồng và vùng duyên hải miền Trung là 171460 đồng. Khoản chênh lệch này không có nghĩa người nghỉ hưu có sự dư dật mà họ phải dành ra để trang trải cho nhu cầu của gia đình và để dự phòng khi có những chi tiêu đột xuất trong cuộc sống.

Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu phản ánh mức sống thấp, tuy nhiên trong tình hình kinh tế của đa số hộ gia đình nhất là ở nông thôn còn nghèo nên khi tự đánh giá về mức sống gia đình nói chung, các gia đình nghỉ hưu vẫn có mức sống tương đối và khá hơn các gia đình ở địa phương. Theo số liệu khảo sát ở vùng Bắc Trung Bộ thì 80% người nghỉ hưu được hỏi cho rằng mức sống của gia đình họ đạt mức trung bình trở lên so với mức trung bình của địa phương cùng nơi cư trú, trong đó khoảng 20% có mức sống khá hơn, chỉ có khoảng 20% gia đình người nghỉ hưu có mức sống thấp vì những gia đình này có hoàn cảnh đặc biệt như đông người, không có việc làm, ốm đau hoặc phải nuôi con ăn học...

Cũng như các gia đình khác, có rất nhiều người nghỉ hưu và gia đình họ gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đã xoá bỏ bao cấp, giá cả hàng hoá dịch vụ đều tăng lên, các chi phí cho y tế, văn hoá, giáo dục rất cao. Người nghỉ hưu không những phải lo cho bản thân mà còn phải có trách nhiệm với gia đình trên cơ sở thu nhập mà chủ yếu là lương hưu. Vì vậy, thu nhập thấp vẫn là khó khăn chủ yếu nhất của người nghỉ hưu. Tiếp đó là khó


khăn về sức khoẻ và gánh nặng gia đình, một bộ phận khi về hưu gặp môi trường sống thay đổi đã cảm thấy khó hoà nhập với cuộc sống hiện tại và cảm thấy đời sống tinh thần quá nghèo nàn và đây cũng là khó khăn của người nghỉ hưu.

Từ những khó khăn trên, nguyện vọng chủ yếu của người nghỉ hưu là mong muốn tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tỷ lệ những người có nguyện vọng này ở Bắc Trung Bộ là 73,1% và duyên hải miền Trung là 71,9%. Tiếp đó là nguyện vọng được khám chữa bệnh hợp lý khoảng 20% và các nguyện vọng muốn có những sinh hoạt bổ ích cho người nghỉ hưu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Với những khó khăn như vậy, người nghỉ hưu mong muốn đời sống ổn định và được chăm sóc sức khỏe hợp lý, đồng thời có chính sách cải thiện đời sống tinh thần của họ.


Chế độ bảo hiểm hưu trí - 8

IV. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ

1. Thuận lợi

Quá trình đổi mới về kinh tế nói chung và những phát triển trong những năm gần đây đang tạo cho ngành BHXH và chế độ hưu trí những thuận lợi, lợi thế cơ bản. Điều này có thể thấy như sau:

- Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu và khả năng tham gia vào BHXH ngày càng tăng. Cộng với đó, nhận thức về BHXH nói chung và nhất là chế độ hưu trí đang có những thay đổi căn bản và đúng hướng, đúng bản chất hơn. Từ đó, chế độ hưu trí có điều kiện để mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng đối tượng tham gia và có nhiều điều kiện để phát triển hơn.

- Chế độ hưu trí ngày càng thể hiện được tính ưu việt của nó, nên ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp, các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì thế, nếu tổ chức có thể thu hút được nhiều sự giúp đỡ quan tâm cho sự phát triển chế độ trong tương lai. Bảo hiểm hưu trí mang tính xã hội rất cao vì thế nó được sự bảo trợ rất lớn của Nhà nước, đây là một lợi thế rất lớn so với các lĩnh vực hoạt động cũng như các loại hình bảo hiểm khác trong xã hội.

- Trong giai đoạn mở cửa và hội nhập hiện nay, giúp cho BHXH mở rộng được các quan hệ hợp tác, góp phần làm cho BHXH Việt Nam nhanh chóng tìm được các phương thức và chiến lược hoạt động thích hợp hơn, tránh được các sai lầm mà nhiều nước đã gặp phải..

- Bộ máy và tổ chức hoạt động BHXH từng bước hoàn thiện theo hướng tập trung, độc lập và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Trong BHXH đã hình thành được hai lĩnh vực tách biệt đó là quản lý Nhà Nước về BHXH và hoạt động nghiệp vụ của sự nghiệp BHXH. Đây là một tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho sự phát triển tương xứng với vai trò xã hội đặc biệt quan trọng của sự nghiệp này.


- Trải qua thời gian dài hoạt động, BHXH Việt Nam trong đó có cả chế độ hưu trí đã tích luỹ được những kinh nghiệm nhất định. Hệ thống các cơ quan BHXH được tổ chức từ TW đến địa phương là một trong những thuận lợi quan trọng trong quản lý hoạt động của ngành.

- Trình độ của cán bộ làm công tác BHXH ngày một tốt hơn. Trang bị và tài sản cho hoạt động của ngành được tăng cường tương đối đầy đủ và hiện đại... đã làm cho năng lực của ngành ngày càng nâng lên rõ rệt.

- Hiện nay, với việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý đã giáp cho quá trình quản lý hồ sơ, đối tượng…được thuận tiện và chính xác hơn.

Như vậy có thể nói rằng cơ hội cho sự phát triển của BHXH và chế độ hưu trí ở Việt Nam là rất lớn. Cần nắm bắt tốt những cơ hội này làm cho BHXH và chế độ hưu trí phát triển tốt hơn.


2. Khó khăn

Ngoài những thuận lợi như chúng ta vừa đề cập tới thì BHXH nói chung và chế độ hưu trí cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Cụ thể là :

- Bản thân chế độ hưu trí đang bị cạnh tranh khá quyết liệt của các loại hình bảo hiẻm thương mại khác có liên quan tới con người như bảo hiểm con người, bảo hiểm nhân thọ...

- Nhận thức nói chung trong xã hội về BHXH và chế độ hưu trí trong 1 bộ phận lớn lao động xã hội chưa đầy đủ. Hậu quả của cơ chế cũ làm cho đời sống người về hưu thấp...làm cho BHXH chưa thực sự hấp dẫn, chưa có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia.

- Hệ thống các văn bản pháp lý, các qui định trong ngành còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa nhất quán và Luật BHXH vẫn chưa ra đời đã làm cho quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc. Quan niệm và quan điểm về BHXH trong thời kỳ đổi mới còn chưa thống nhất nền định hướng cho sự phát triển của ngành chưa rõ, nhất là trong thực tế triển khai thực hiện.

- Tổ chức bộ máy, nhất là ở cấp cơ sở chưa mạnh, thiếu về số lượng người làm việc, chức năng chồng chéo, chưa đủ điều kiện trang bị cho hoạt động và cơ sở hạ tầng cho làm việc như văn phòng, phương tiện đi lại và bảo đảm an toàn cho hoạt động BHXH còn thiếu nhiều.

- Hầu hết cán bộ làm công tác BHXH đều có thời gian dài hoạt động dưới chế độ bao cấp nên vẫn còn nhiều ảnh hưởng của cơ chế cũ, chưa thật năng động, ảnh hưởng đến công tác của BHXH.

Những hạn chế thuộc về bản thân hệ thống BHXH và chế độ hưu trí như đề cập ở trên là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của hệ thống vẫn chưa đạt được yêu cầu mà xã hội mong muốn, làm giảm đi tiến độ phát triển của ngành trong thời gian qua và có thể là cả trong thời gian tới.


Vì vậy, nhận thức rõ được những thách thức để phát huy hết khả năng, thế mạnh và tận dụng tốt cơ hội để vượt qua những khó khăn thách thức đó để phát triển sự nghiệp BHXH, để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của chế độ hưu trí là rât quan trọng.


PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO

HIỂM HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM


I . KIẾN NGHỊ VỀ MẶT CHÍNH SÁCH

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH

Chế độ hưu trí tự nó không thể phát triển một cách độc lập nằm ngoài hệ thống BHXH nói chung. Do vậy nâng cao hiệu quả hoạt động của BHXH là nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả của chế độ hưu trí.

Xã hội càng phát triển thì cần có sự đảm bảo pháp lý trong đó mọi công dân đều sống và làm viêc bằng pháp luật. BHXH cũng không là một ngoại lệ. Hiện nay, chúng ta mới tiếp cận đến hệ thống BHXH hoạt động theo nguyên tắc của BHXH trong nền kinh tế thị trường. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển vận hành theo cơ chế thị trường, vì thế có nhiều điều mới mẻ, những biến động diễn


ra ngày càng phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có BHXH. Do vậy, chúng ta chỉ có thể tạo ra sự ổn định và quản lý được các hoạt động BHXH khi có được một hệ thống pháp lý chuyên ngành đầy đủ và có hiệu lực mạnh.

Theo tinh thần đó, Luật BHXH là rất cần thiết tất yếu khách quan. Khi Luật BHXH được ban hành, BHXH sẽ trở thành quốc sách, người lao động tham gia vào BHXH và chế độ hưu trí sẽ yên tâm hơn trên cơ sở một nền tảng pháp lý vững chắc. BHXH có đủ điều kiện pháp lý, có hiệu lực cao để có thể thực hiện đúng chức năng của mình. Các cơ quan BHXH sẽ có trong tay một công cụ mạnh mẽ để điều hành và kiểm soát quá trình thực hiện BHXH. Chỉ có như vậy BHXH mới hoạt động ngày càng nề nếp hơn, tránh được tình trạng vô tổ chức, thiếu trách nhiệm của một số cơ quan đơn vị trong việc thực hiện nghĩa vụ BHXH đối với người lao động và đối với ngành BHXH. Qua đó người lao động sẽ yên tâm và tin tưởng hơn, đó sẽ là một trong những biện pháp tích cực nhất, có tác dụng khuyến khích được người lao động tham gia BHXH. Việc ban hành và thực thi Luật BHXH cũng sẽ làm cho nội dung và ý nghĩa của BHXH được nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn trong xã hội.

Do đó, để có được một hệ thống pháp luật về BHXH đầy đủ và đồng bộ thì trước hết phải sắp xếp rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp quy về hoạt động BHXH trước đây và hiện hành với mục đích loại bỏ hoặc điêù chỉnh bổ sung cho phù hợp với nhu cầu quản lý mới trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Tiếp theo là cần phải nâng cao khả năng thực thi của các văn bản pháp lý trong BHXH. Muốn thực hiện được điều này thì ngoài việc đóng góp xây dựng và hoàn thiện của các chuyên gia, những cán bộ có kinh nghiệm trong và ngoài ngành; sự giúp đỡ học hỏi của những nước khác đều rất quan trọng, còn có vai trò của người lao động, người tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Luật này cần phải được thảo luận kỹ trong số những đối tượng này vì chính bản thân họ là người sau đó sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của BHXH và trực tiếp thi hành luật này. Ý kiến đóng góp của đối tượng tham gia BHXH làm cho luật về BHXH đi vào cuộc sống sát thực hơn.


2. Mở rộng đối tượng tham gia

Từng bước thực hiện chế độ hưu trí cho tất cả mọi người lao động trong các thành phần kinh tế, theo qui định tại Hiến pháp 1992 và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII về thực hiện BHXH cho mọi người là hết sức cần thiết.

Ngoài các đối tượng theo qui định tham gia BHXH bắt buộc còn rất nhiều người đã và đang làm việc trong các doanh nghiệp có qui mô nhỏ sử dụng dưới 10 lao động, lao động trong các hợp tác xã, tổ hợp tác trong mọi lĩnh vực chưa được tham gia BHXH, hoặc có nhu cầu nhưng vẫn chưa đáp ứng. Nên chăng mở


rộng đối tượng tham gia, nghĩa là có quan hệ lao động thì bắt buộc phải tham gia vào BHXH để các đối tượng này được tham gia BHXH và cũng là đảm bảo cho người lao động có được cuộc sống tốt hơn khi về già.

Đặc biệt là đối với lao động nông thôn, do điều kiện kinh tế nước ta gần 80% dân số sống ở nông thôn nên đây là một tiềm lực tham gia rất lớn nếu biết khai thác và sử dụng có hiệu quả. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc cần phải ban hành “Điều lệ bảo hiểm tuổi già tự nguyện đối với nông dân và lao động nông thôn” nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi người, đồng thời đảm bảo cho hệ thống BHXH ngày càng lớn mạnh và có hiệu quả.


3. Kiến nghị về tuổi nghỉ hưu

Chế độ hưu trí còn được gọi là chế độ bảo hiểm tuổi già, nghĩa là chỉ khi người lao động đạt đến một độ tuổi già nào đó mới được nghỉ hưu. Nhưng theo qui định hiện hành thì có khi 38 tuổi người lao động cũng có thể nghỉ hưu ( 18 tuổi đi làm và 20 đóng BHXH, trong đó 15 năm làm các công tác đặc biệt, nặng nhọc, độc hại và bị mất khả năng lao động từ 61% trở lên ). Đây là một vấn đề cần xem xét. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế xã hội của thế giới và nước ta, tuổi nghỉ hưu cần được nâng dần lên do tuổi thọ và điều kiện sống, điều kiện lao động nâng cao hơn trước. Nhà nước cần đưa ra tuổi nghỉ hưu chuẩn, độ tuổi này có thể là “mốc” để trên cơ sở đó qui định các độ tuổi nghỉ hưu khác nhau. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng nên nâng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ ngang bằng với nam giới, nhưng qua thực tế thực hiện chỉ có 34,62% số nước qui định như vậy. Vì vậy, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần được cân nhắc cho phù hợp với điều kiện sức khoẻ và sinh lý của người lao động.

Nên có qui định tuổi nghỉ hưu khác nhau cho nhóm lao động khác nhau để phù hợp với sức khoẻ, khả năng và điều kiện lao động, tránh sự lãng phí lao động. Đối với những lao động làm việc trong các ngành nghề đặc biệt hoặc các công việc nặng nhọc độc hại thì tuổi nghỉ hưu có thể giảm từ 5-7 năm theo tuổi chuẩn. Vì sức khoẻ và khả năng làm việc suy giảm, tuổi thọ của những lao động trong hệ thống này thấp hơn so với lao động bình thường. Ngược lại, đối với một số lao động trong khối hành chính sự nghiệp hay lao động trí óc... tuổi nghỉ hưu nên được nâng lên khoảng 60-65 tuổi.

Nên có qui định tuổi nghỉ hưu “mềm” đối với người lao động, nghĩa là qui định khoảng tuổi nghỉ hưu (ví dụ 55-60 tuổi, 60-65 tuổi...). Như vậy, người lao động, nhất là lao động nữ tuỳ theo điều kiện công việc và hoàn cảnh cuộc sống của mình có thể chọn thời điểm nghỉ hưu thích hợp trong “khoảng” độ tuổi qui định đó.

Tóm lại, việc điều chỉnh lại độ tuổi nghỉ hưu là rất cần thiết nhưng việc thay đổi không nên thực hiện ngay một lúc mà cần làm từ từ không gây ảnh hưởng


xấu đến xã hội và tâm lý người lao động. Chẳng hạn, ta nâng độ tuổi nghỉ hưu từ 60 lên tới 65 nhưng không nên thực hiện từ nấc 60 lên tới nấc 65 ngay, mà mỗi năm nâng lên 1/2 tuổi nghĩa là sau 10 năm tuổi nghỉ hưu sẽ là 65 tuổi. Việc làm này sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà còn đạt được mục tiêu của BHXH.


4. Về mức hưởng và cách tính trợ cấp

Trước hết đối với những lao động chưa đủ tuổi qui định về nghỉ hưu được hưởng trợ cấp 1 lần đưa vào chế độ hưu trí là không hợp lý, vì họ chưa đủ độ tuổi gọi là già và không đủ tích luỹ cần thiết để hưởng trợ cấp trong chế độ hưu trí. Đây thực chất là trả lại một phần số tiền cho người lao động khi họ không còn quan hệ lao động nữa do qũy BHXH đảm nhận, nhưng không nằm trong chế độ hưu.

Thứ hai đấy là vấn đề hưởng một lần đối với người có trên 30 năm đóng góp BHXH thì năm thứ 31, mỗi năm đóng thêm được hưởng 1 lần bằng 1/2 tháng lương nhưng không quá 5 tháng. Quy định như vậy về mặt công bằng giữa đóng và hưởng BHXH là không đảm bảo, không khuyến khích người lao động tham gia BHXH nhiều năm. Hơn nữa, không chỉ người lao động cũng đóng cho khoảng 30 năm sau cho người lao động. Nên chăng, nên xoá bỏ trợ cấp 1 lần với nhóm đối tượng này mà nên tính toán vào tiền trợ cấp hàng tháng. Như vậy, mức trợ cấp được nâng lên một cách rõ rệt nhằm đảm bảo cuộc sống của họ khi về già và đảm bảo được tính công bằng giữa đóng và hưởng, khuyến khích người lao động tham gia tích cực hơn, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Cuối cung về cách tính trợ cấp. Trợ cấp hưu trí phải dựa trên cơ sở đảm bảo đời sống, đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người nghỉ hưu. Ngoài ra, mức lương hưu phải được trả trên cơ sở mức đóng góp của người lao động trong quá trình làm việc của họ. Ai đóng nhiều hưởng nhiều, ai đóng ít hưởng ít. Vì vậy, khi xây dựng trợ cấp hưu nên xem xét đến những nhu cầu tối thiểu của người nghỉ hưu để đề ra mức trợ cấp tối thiểu và không nên khống chế mức trợ cấp tối đa. Hiện nay, khống chế mức tối đa 75% tương ứng với 30 năm đóng BHXH là chưa hợp lý, bởi có rất nhiều người tham gia 40 năm nhưng cũng chỉ hưởng tối đa 75% và trợ cấp 1 lần không quá 5 tháng tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH. Như vậy, không khuyến khích được người tham gia. Một bất hợp lý nữa là việc tính tháng lẻ : theo qui định hiện nay, người lao động về hưu trước tuổi bị trừ 1%, mức bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Do vậy, đối với những người đóng BHXH chưa đủ 12 tháng vẫn không được tính ở đây. Vì vậy nên có sự linh hoạt để tạo điều kiện cho người lao động được trợ cấp thêm thu nhập.


5. Nâng tiền lương cho người về hưu

Với mức tiền lương hưu hay trợ cấp hưu trí như hiện nay, thì người về hưu đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một số có tiền hưu cao nhưng số này không nhiều. Nếu so sánh những đóng góp của họ trước đây với phần trợ cấp được hưởng theo chế độ hưu trí hiện nay thì họ còn bị thiệt nhiều. Do vậy, việc nâng cao mức sống mà chủ yếu thông qua tiền trợ cấp hưu trí là rất cần thiết, góp phần và bảo đảm sự công bằng xã hội. Xét trên góc độ vì mục tiêu và bản chất của BHXH thì đó là sự đòi hỏi chính đáng và cũng là cần thiết để nâng cao giá trị, ý nghĩa và tính hấp dẫn của BHXH. Biện pháp quan trọng là tiếp tục cải cách tiền lương để có được các chế độ tiền lương hợp lý bao gồm cả tiền lương trong quá trình làm việc và tiền lương hưu. Đây là giải pháp đồng bộ trong đó BHXH phải đi liền các vấn đề kinh tế xã hội khác, tiền lương hưu phải đặt trong quan hệ với tiền lương nói chung trong xã hội. Tiền lương trong qúa trình làm việc là cơ sở kinh tế cho việc tính toán trợ cấp của chế độ hưu trí.

Hiện nay, tiền lương lấy làm cơ sở để đóng BHXH không phải là tiền lương hay thu nhập thực tế mà chỉ là tiền lương cơ bản trong các thang bảng lương của người lao động đang làm việc. So với tiền lương hay thu nhập thực tế thì tiền lương trong các thang bảng thấp hơn nhiều. Tiền lương thấp dẫn đến đóng và hưởng BHXH cũng thấp, trợ cấp tiền hưu không đủ trang trải cho những nhu cầu sống tối thiểu của người về hưu. Điều đó đã gây ra những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống của người về hưu. Trong trường hợp như vậy, tiền lương của người về hưu trở thành một trong những yếu tố rất được xã hội quan tâm. Đây là một vấn đề nhạy cảm. Một chế độ tiền lương hợp lý sẽ tác động tốt đến chế độ hưu trí trên mọi mặt.


6. Điều chỉnh lại tiền lương hưu để đảm bảo công bằng giữa những người

về hưu

Cùng với việc nâng cao tiền lương cho người về hưu, việc điều chỉnh tiền lương hưu trong số những người nghỉ hưu là vấn đề cấp bách đảm bảo sự công bằng giữa những người về hưu. Trong cùng một hệ thống hưu trí không thể có những khác biệt do thay đổi chính sách tạo ra như đã phân tích ở phần trên.

Để làm được điều này cần phải xác định được số người về hưu theo NĐ 236/HĐBT có tiền lương hưu chênh lệch mà cụ thể là thấp quá mức 5% so với người về hưu theo NĐ 12/CP và NĐ 45/CP nhưng có cùng các điều kiện ( lương, tuổi đời, số năm công tác...). Trên cơ sở điều chỉnh tiền lương hưu của những đối tượng này sao cho tiền lương hưu tương đương với người về hưu theo NĐ 12/CP, NĐ 45/CP và Luật lao động.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023