Quản Lý Đối Tượng Và Mô Hình Chi Trả Lương Hưu


Trong thời kỳ bao cấp hay thời kỳ trước khi BHXH Việt Nam ra đời (NĐ 12/CP), chi BHXH và chi cho chế độ hưu trí là khoản chi thường xuyên trong NSNN hàng năm. Thời kỳ này, nhiệm vụ chi trả thực hiện độc lập và tách rời với các hoạt động nghiệp vụ khác. Trong đó, sự bất hợp lý nhất là chi không hề gắn với thu hay sự đóng góp vào BHXH, quản lý không tập trung. Một nghịch cảnh luôn tồn tại trong quỹ BHXH do Tổng liên đoàn lao động chi trả cho các chế độ ngắn hạn luôn thừa ngoài ra còn chi cho cả xây dựng cơ bản. Còn quỹ BHXH do Bộ lao động_Thương binh và xã hội chi trả cho các chế độ dài hạn luôn thiếu, hàng tháng, hàng quỹ đều phải lập kế hoạch xin trợ cấp từ NSNN. Nơi thừa thì sử dụng sai mục đích gây lãng phí, còn nơi thiếu thì “đổ lên” đầu NSNN đến mức năm 1987 NSNN cấp so với chi là 97,67%.

Từ năm 1995, sau khi NĐ 12/CP ra đời, BHXH Việt Nam thiết lập cơ chế hưởng chế độ hưu trí gắn với thu nhập và mức đóng góp vào quỹ BHXH. Đây mới là sự bắt đầu của cơ chế mơi, nên qua bảng số liệu sau cho ta thấy rõ hơn về quy mô và nguồn chi trả trong những năm vừa qua.

Bảng số 9 : Nguồn chi trả BHXH và qui mô chi trả chế độ hưu trí

( đơn vị : triệu đồng )


Năm

chi BHXH

Chi chế độ hưu trí

Tỷ trọng

(%)

Quy mô chi cho chế độ hưu trí

Từ NSNN

Tỷ trọng

(%)

Từ quỹ

BHXH

Tỷ trọng

(%)

1996

4788607

3639925

76,01

3422207

94,02

197718

5,98

1997

5756617

4417563

76,74

4071355

92,16

346208

7,84

1998

5880095

4509748

76,70

4060877

90,05

448861

9,95

1999

5955970

4614113

77,47

3982155

86,30

631598

13,70

2000

7572402

5895659

77,86

4985116

84,56

910543

15,44

2001

9160815

7045938

76,91

5711604

81,06

1334334

18,94

2002

9463873

6800325

71,85

5636917

82,89

1163408

17,10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Chế độ bảo hiểm hưu trí - 7

h 49 Lớp Bảo Hiểm 41B

Số tiền( triệu VNĐ)

( Nguồn: BHXH Việt Nam )




Biểu đồ 4: Quy mô chi trả chế độ hưu trí và tổng



chi BHXH



10000000


9000000


8000000


7000000


6000000


5000000


4000000


3000000


2000000


1000000


0


1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Nguyễn Tiến Li

n

Năm



Tổng chi BHXH Chi chế độ hưu trí


Việc chi trả cho chế độ hưu trí hàng năm luôn chiếm trên 76% tổng chi cho các chế độ BHXH hiện hành. Điều này càng khẳng định được tiềm năng quan trọng của chế độ hưu trí và vai trò của nó trong hệ thống các chế độ BHXH hiện nay.

Qua bảng số liệu ta thấy phần lớn việc chi trả cho chế độ hưu trí vẫn do NSNN gánh vác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì quỹ BHXH mới thành lập được hơn 6 năm do đó đối tượng hưởng hưu từ quỹ còn ít. Mặc dù vậy tốc độ tăng của đối tượng này là rất nhanh. Còn các đối tượng hưởng lương hưu từ NSNN phần lớn đã có thâm niên công tác lâu năm tại các cơ quan, xí nghiệp của nhà nước, thậm chí có những trường hợp do được quy đổi thời gian công tác theo NĐ 236/HĐBT mà có đủ điều kiện nên được hưởng lương hưu. Những đối tượng này trước đây hầu như không có đóng góp vào quỹ BHXH hoặc nếu có thì cũng đóng góp rất ít, vì thế hầu như hoàn toàn so NSNN chịu. Theo nguyên tắc số chi từ NSNN này sẽ giảm dần qua các năm và thời gian vừa qua nó cũng thể hiện được phần nào điều này. Nhưng trong giai đoạn vừa qua nhà nước ta đã điều chỉnh mức tiền lương thối thiểu nhiều lần : Nâng mức lương từ 120000 VNĐ lên 144000 VNĐ theo NĐ 06/CP ngày 21/1/1997 tiếp theo đó là NĐ 175/1999/NĐ- CP (15/12/1999) nâng mức lương tối thiểu từ 144000 VNĐ lên 180000 VNĐ đến 15/12/2000 Chính phủ đã đưa ra NĐ 77/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức tiền lương thối tiểu, mức lương tối thiểu được nâng lên là 210000 VNĐ và gần đây nhất Chính phủ đưa NĐ 03/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ cấu quản lý tiền lương và mức lương tối thiểu đưa ra là 290000. Vì vậy tiền lương hưu cũng tăng hơn trước, do đó số tiền chi từ quỹ do các năm vẫn tăng đều là không có gì bàn cãi, nhưng còn số tiền chi từ NSNN cho chế độ hưu trí vẫn chưa biến thiên theo đúng qui định nó, là do ta không cùng lấy một mức tiền lương cơ sở để tính lương hưu, nếu ta qui đổi chúng về theo một mức tiền lương nào đó làm cơ sở để tính lương hưu thì nó sẽ phản ánh đúng được điều này. Đó là số chi từ NSNN cho chế độ hưu trí sẽ giảm dần qua các năm. Điều này nó có tác dụng tới nhiều mặt kinh tế xã hội nói chung và tới lĩnh vực BHXH nói riêng. Chính vì tăng lương cơ bản cho nên mức hưởng lương hưu cũng nâng lên vì thế mà số chi từ NSNN ngày một tăng.

Trong phần chi trả lương hưu từ quỹ BHXH lại được chia cho hai đối tượng khác nhau : một loại cho các đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng và một loại chi cho các đối tượng được hưởng trợ cấp một lần. Đối với các trường hợp về hưu mà không đủ các điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần từ quỹ BHXH. Theo đó cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1 tháng tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH hoặc có thể chờ


đến khi đủ tuổi đời thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Ta có bảng về tình hình chi trả cho 2 nhóm đối tượng này.

Bảng số 10: Tình hình chi trả cho các đối tượng được hưởng trợ cấp hưu trí hàng

tháng và trợ cấp một lần từ quỹ BHXH ( đơn vị : triệu VNĐ ).

Năm

chi cho chế độ hưu trí

Chi trả hàng tháng

Trợ cấp 1 lần

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng %

1996

197718

75762

38,32

121956

61,68

1997

346208

175815

50,78

170393

49,22

1998

448861

238303

53,09

210558

46,91

1999

631598

392028

52,09

239570

47,91

2000

910543

601409

66,05

309134

33,95

2001

1334334

943435

70,70

390899

29,30

( Nguồn : BHXH Việt Nam )

Từ bảng số liệu trên ta thấy phần chi trả cho các đối tượng được hưởng trợ cấp 1 lần chiếm tới 61,68% so với tổng chi cho chế độ hưu năm 1996. Các năm tiếp theo tỉ lệ này có giảm nhưng vẫn ở mức cao và đến năm 2001 đã giảm xuống hơn một nửa so với năm 1996 chiếm 29,3% với số tiền chi trả là 390.899 triệu đồng. trong 1996, 1997 tỉ lệ này chiếm tỉ lệ cao là vì trong các năm này thực hiện chủ trương của chính phủ là tinh giảm biên chế vì thế mà số đối tượng về hưu “non” tăng lên rất nhanh. Nhưng vì họ chưa đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hàng tháng vì thế mà họ tạm thời được nhận trợ cấp 1 lần chờ đến khi nào đủ tuổi thì sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng. Hoặc đối với những trường hợp không có đủ điều kiện để hưởng lương hưu hàng tháng thì họ sẽ nhận được 1 khoản tiền tương ứng với thời gian mà họ có đóng góp cho quỹ BHXH. Các đối tượng này về sau quỹ sẽ không còn phải chịu trách nhiệm nữa.

Đối với những người có trên 30 năm công tác có đóng góp cho BHXH khi nghỉ hưu cũng được trợ cấp 1 lần với cách tính : từ năm thứ 31 trở đi mỗi năm đóng BHXH được nhận thêm 1/2 tháng lương của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nhưng tối đa không quá 5 tháng . Ta có bảng sau :

Bảng số 11 : Tình hình chi trả trợ cấp cho những người có trên 30 năm công tác.

Tiêu

thức

1996

1997

1998

1999

2000

2001

Số người

6358

7049

8456

12882

15333

18515

Số tiền

(1000đ)

9911685

13765367

16688276

20822461

36522035

3897853

7

( Nguồn : BHXH Việt Nam ) Qua bảng số liệu trên phản ánh rằng số đối tượng được hưởng trợ cấp do có thâm niên trên 30 năm công tác có đóng BHXH cũng không phải là con số nhỏ. Cụ thể năm 1996 mới có 6358 người hưởng cùng số tiền hơn 9,9 tỷ, các năm tiếp


theo năm sau cao hơn năm trước và đến năm 2001 con số này đã lên tới 18.515 người chiếm tổng số tiền hơn 38 tỷ đồng. Việc trợ cấp một lần cho các đối tượng có trên 30 năm công tác có đóng BHXH là một việc làm rất đúng đắn.

Tuy nhiên, ở đây còn tồn tại 1 điều bất hợp lý trong qui định của NĐ 12/CP, đó là đối với những người có số năm công tác đóng góp trên 40 năm mà họ cũng chỉ nhận một khoản trợ cấp bằng người có đóng góp đủ 40 năm, đây là một điều thiệt thòi cho họ. Đây sẽ là một nguyên nhân không khuyến khích người lao động tham gia đóng góp nhiều hơn cho quỹ BHXH, đặc biệt là những người lao động ngay từ khi còn trẻ.

Trong việc chi trả cho chế độ hưu trí cũng còn có một số điểm bất cập mà chúng ta nên xem xét, đánh giá lại. Đó là trương hợp những người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH mà số năm thực họ đóng cho quỹ là rất nhỏ. Theo qui định thì những người về hưu sau năm 1995 mà có đóng gòp vào BHXH thì khi về hưu sẽ được hưởng lương hưu từ quỹ. Đây là điểm chưa thật hợp lý vì có nhiều đối tượng về hưu ngay sau thời điểm năm 1995, do đó thời gian đóng góp vào quỹ BHXH của họ là rất nhỏ. Điều này sẽ gây đến cho quỹ những tác động không tốt. Những đối tượng này nhẽ ra NSNN phải chi trả phần lương hưu tương ứng với thời gian và đóng góp của họ vào NSNN trước đây. Còn đối với quỹ BHXH chỉ phải chi trả một phần nhỏ tương ứng với mức mà họ đã tham gia và đóng góp vào quỹ kể từ khi quỹ được thành lập. Thực hiện tốt được điều này mới đảm bảo công bằng giữa việc chi trả từ NSNN và từ quỹ BHXH, không gây ảnh hưởng xấu tới quỹ BHXH sau này.


2.3. Quản lý đối tượng và mô hình chi trả lương hưu

Công tác quản lý đối tượng chi trả là công việc phức tạp, do người lao động khi nghỉ hưu thường về sống ở các địa bàn dân cư hoặc thay đổi nơi sinh sống, do vậy rất khó quản lý chặt chẽ. Các biến động khác liên quan đến đối tượng này cũng diễn biến phức tạp như số tăng thêm, số chết hàng năm...Vì thế số đối tượng quản lý trên thực hiện nhiều khi không khớp với sổ sách.

Tuỳ thuộc vào điều kiện mỗi địa phương việc chỉ trả tiền lương hưu có thể theo cách thức hay mô hình khác nhau. Theo hình thức trực tiếp và gián tiếp. Hiện nay, các cơ quan BHXH thường sử dụng hình thức gián tiếp, dựa vào các cơ quan chính quyền địa phương tại các xã phường để quản lý đối tượng hưu trên địa bàn. Trong bộ máy chính quyền xã, phường thông thường có một uỷ viên uỷ ban theo dõi công tác này. Vì quản lý theo kiểu địa bàn chuyên trách, lại do điều kiện lại khó khăn...nên quản lý không hoàn toàn chính xác, đầy đủ nhất là các vùng có địa bàn rộng, đi lại khó khăn. Hiện nay, đây là công việc BHXH nhiều địa phương cần tìm cách giải quyết.


2.4. Tổ chức bộ máy chi trả

Hoạt động chi trả được thực hiện chủ yếu ở BHXH cấp quận, huyện và xã, phường ; Các cấp này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ cơ quan BHXH cấp trên trực tiếp là BHXH tỉnh và có sự lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương cùng cấp. Hiện nay, bộ máy tổ chức và nhân sự thực hiện chi trả còn nhiều bất hợp lý. Cơ cấu tổ chức cơ quan BHXH giữa các cấp không tương thích. Nhiều nơi ở cấp tỉnh đã gộp hoạt động kế hoạch tài chính và chi trả chế độ vào một phòng và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của hai ban khác nhau, dẫn đến khó tập trung và thực hiện bị chồng chéo, chậm chễ. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt về chuyên môn và chưa khuyến khích được những người tổ chức làm đại lý do lệ phí chi trả thấp.


3. Quản lý quỹ hưu trí

Quỹ BHXH nói chung và quỹ hưu trí nói riêng là kết quả của thu phí bảo hiểm từ các nguồn thu và thực hiện chi trả. Sự hình thành và tồn tại của quỹ này phụ thuộc vào qui định trong chính sách của BHXH và hiệu quả hoạt động của cơ quan BHXH. Ở Việt Nam, chính sách BHXH được chia làm hai thời kỳ gắn với hai giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vì thế quỹ BHXH hay quỹ hưu trí cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.


3.1. Nguyên tắc hình thành và cân đối quỹ.

Trong thời kỳ bao cấp, quỹ BHXH không có sự tồn tại độc lập theo đúng

nghĩa của nó quỹ được coi như một bộ phận của NSNN được hình thành từ:

- Đóng góp của các cơ quan, xí nghiệp.

- NSNN

- Tiền ủng hộ, viện trợ.

Do vậy, nhiều nội dung và các chức năng cơ bản của quỹ không được thực hiện đầy đủ. Trách nhiệm và nghĩa vụ nộp BHXH rất nhỏ so với chi. Trong giai đoạn 1969 đến 1995 thu chỉ bằng 15,97% so với chi và NSNN phải bỏ ra một khoản rất lớn để cấp bù, năm 1987 lên tới 97,7%NSNN phải hỗ trợ.

Sang thời kỳ đổi mới (năm 1995) quỹ BHXH là qũy tài chính độc lập nằm

ngoài NSNN , bao gồm:

- Đóng góp chủ yếu của người lao động và chủ sử dụng lao động.

- Các khoản sinh lời từ việc sử dụng quỹ nhàn rỗi của BHXH.

- Các khoản thu khác.

Từ sự đổi mới đúng đắn này, mà quỹ BHXH trong những năm vừa qua luôn được quản lý và sử dụng đúng mục tiêu đề ra. Hàng năm, số chi mới chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thu BHXH. Nguyên nhân là do số đối tượng được hưởng hưu từ quỹ BHXH vẫn còn ít hơn nhiều so với số người đang tham gia đóng góp vào


quỹ.Ta có thể thấy được rõ tình hình thu và chi từ quỹ BHXH qua bảng số liệu

sau:


Bảng số 11: Tình hình thu chi quỹ BHXH ( đơn vị : triệu đồng )

Tiêu thức

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

Thu

2569733

3683859

3992604

4326702

5564078

6787899

6793700

Chi

383150

593524

751629

940350

1333908

1890515

2439873

% chi so

với thu

14,19

16,11

18,83

21,73

24,07

27,86

35,91

( Nguồn : BHXH Việt Nam )



Thu

Chi


Biểu đồ 5: Thu_chi BHXH


7000000

6000000

5000000

4000000

3000000

2000000

1000000

0

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Năm

Sè tiÒn

Qua bảng ta thấy tỉ trọng của chi so với thu là rất thấp. Điều này cũng dễ giải thích bời vì trong thời gian đầu mới thành lập số người tham gia đóng BHXH cho quỹ nhiều hơn so với số người được hưởng. Vì vậy, hàng năm quỹ luôn có khoản tiền nhàn rỗi rất lớn, số tiền này cần được sử dụng và đầu tư đúng mục đích, vừa nhằm mục tiêu sinh lời vừa đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ. Tuy nhiên, với mức độ chi trả như hiện nay thì theo dự báo của ILO cũng như một số


chuyên gia thì trong vài thập kỷ tới quỹ sẽ cân bằng thu_chi. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những chính sách để đầu tư, mở rộng, đồng thời tăng trưởng nguồn thu cho quỹ, có như vậy thì mới đảm bảo chi trả cho tương lai...


3.2. Sử dụng quỹ BHXH nhàn rỗi

BHXH Việt Nam vẫn chưa tách riêng quỹ cho từng chế độ. Tuy nhiên, phần chi trả cho chế độ hưu trí luôn chiếm phần chủ yếu. Do đó, có thể nói quỹ BHXH cũng là quỹ của chế độ hưu trí. Sau khi thực hiện chi trả cho các chế độ, quỹ sẽ còn dư một phần gọi là phần nhàn rỗi. Phần dư này được sử dụng vào các mục đích sinh lời góp phần làm tăng trưởng quỹ.

Trong thời kỳ bao cấp, quỹ BHXH không có phần nhàn rỗi vì quỹ này thuộc NSNN. Chỉ sau khi đổi mới chính sách BHXH, quỹ này được quản lý một cách độc lập và sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động vì mục tiêu BHXH. Ngoài việc chi trả cho các chế độ, quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo các mục đích sinh lời. Ta có thể thấy được hoạt động này qua bảng số liệu sau:


Bảng số 13 : Đầu tư quỹ nhàn rỗi năm 2001

STT

Đầu tư vào

Số tiền (triệu)

1

Cho NSNN vay

2500000

2

Gửi quỹ hỗ trợ phát triển

7700000

3

Mua công trái

700000

4

Gửi ngân hàng

9150000

5

Mua trái phiếu

450


Tổng

20050450

( Nguồn : BHXH Việt Nam )


Tính đến 31/12/2001, số lãi thu được là 990.396 triệu đồng. Tuy số lãi này vẫn là con số khiêm tốn nhưng việc sử dụng là hợp lý và có hiệu quả. Hơn thế nữa 4% trong tổng thu này sẽ được chi cho quản lý, đây là nguồn động viên rất lớn cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH.


3.3. Quan hệ thu-chi trong quỹ hưu trí

Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng phương thức bảo hiểm hưu trí theo mô hình PAYGO là chủ yếu đối với người về hưu. Tuy nhiên qua các số liệu thống kê sau thấy rõ quan hệ thu-chi trong quỹ hưu trí mất cân đối.


- Tổng số đóng BHXH hàng năm 1% GDP

- Thu cho quỹ hưu trí 0,75% GDP

- Chi trả cho các chế độ BHXH nói chung 1,5% GDP

- Chi trả cho chế độ hưu trí 1,2% GDP

- Tiền lương hưu bình quân so với tiền lương bình quân 60%

Tuy nhiên, qua sự đổi mới BHXH thì đối tượng tham gia được mở rộng và hiện nay với mô hình dân số trẻ trên 85% lực lượng lao động chưa tham gia BHXH, thì tương lai con số này sẽ làm tăng quỹ BHXH lên rất nhiều. Mặt khác chế độ BHXH cũ giới hạn chế độ hưu trí trong khu vực Nhà nước nên hiện tại cũng như trong tương lai gần số lượng hưởng hưu sẽ tăng không nhiều. Tuy vậy, trong tương lai xu hướng thu sẽ không đủ chi do mức sống dân cư ngày càng tăng, tuổi thọ trung bình sẽ cao, dân số trẻ bước vào tuổi lao động giảm đi một cách tương đối, do đó mức hưởng sẽ tăng nhanh hơn so với mức đóng.

Theo như tính toán của BHXH Việt Nam, với mức thu BHXH 20% và chi cho 5 chế độ ( kể cả dưỡng sức ) chưa tính đến hỗ trợ NSNN, tỉ lệ tăng trưởng 5% năm, tỉ lệ tăng lương tối thiểu 2002-2005 : 14,8% ; 2006-2015 tăng 5,6% và từ 2016 tăng 2%/ năm thì đến năm 2018 số thu cân bằng số chi và quỹ hết dự trữ năm 2030, có nghĩa là từ năm 2031 quỹ sẽ bị âm. Còn nếu tính đến tất cả các yếu tố trên cùng với hỗ trợ từ NSNN thì đến năm 2018 số thu bằng số chi, quỹ hết dự trữ năm 2033, từ năm 2034 quỹ sẽ âm điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Cũng theo tính toán như trên, nếu cứ duy trì phương pháp tạo và sử dụng quỹ như hiện nay thì tỉ lệ thu cho chế độ hưu trí phải đạt mức 32% so với tiền lương

thì mới đảm bảo cân đối thu_chi.

Quỹ BHXH là “xương sống” của hệ thống BHXH nên sự tồn tại và phát triển của quỹ là sự sống còn của sự nghiệp BHXH. Vì vậy BHXH Việt Nam cần có biện pháp để cân bằng thu_chi trong thời gian tới.


4. Bộ máy quản lý chế độ hưu trí

Hiện nay, chế độ hưu trí được xem như tất cả các chế độ khác về mặt quản lý cũng như phương diện quản lý. Như vậy, tất cả các khâu như thu_chi, quản lý quỹ và các đối tượng tham gia được quản lý chung các qui định pháp lý là như nhau cho mọi chế độ.

Do chế độ hưu trí chưa có bộ máy tổ chức riêng nên đến nay chưa hạch toán riêng được hiệu quả của chế độ này. Mặt khác, việc thực hiện cũng giảm đi phần hấp dẫn vì đa số người lao động chỉ muốn tham gia chế độ hưu trí lại phải tham gia tất cả các chế độ. Đây là điều hạn chế đặc biệt trong loại hình tự nguyện.


III. VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VỀ HƯU

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí