Thực Tiễn Áp Dụng Chế Định Người Bào Chữa Tại Tỉnh Hải Dương

Không được từ chối bào chữa cho NBTG, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận nếu không có lý do chính đáng (điểm c khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003):

Đây là một qui định quan trọng xuất phát từ vai trò của NBC trong TTHS. Trường hợp NBC đã nhận bào chữa khi được NBTG, bị can, bị cáo mời hoặc được CQTHTT yêu cầu thì NBC không được từ chối bào chữa nếu không có lý do chính đáng. Bởi đó không chỉ vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của pháp luật TTHS mà còn vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp, đồng thời gây khó khăn cho quá trình tố tụng, ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa. NBC là chỗ dựa tin cậy về mặt pháp lý cho người được bào chữa, nếu NBC từ chối bào chữa sẽ gây tâm lý hoang mang cho người được bào chữa. Trong trường hợp NBTG, bị can, bị cáo mời NBC nếu NBC từ chối bào chữa không có lý do chính đáng sẽ là hành vi đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Do đó, pháp luật qui định chỉ khi có lý do chính đáng NBC mới được từ chối việc bào chữa, chẳng hạn như các trường hợp qui định tại khoản 2 Điều 56 BLTTHS năm 2003: “Người đã THTT trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang THTT trong vụ án đó; Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch”[43, khoản 2 Điều 56].

Bên cạnh các nghĩa vụ của NBC nêu trên, BLTTHS năm 2003 còn có những qui định mới về nghĩa vụ của NBC so với BLTTHS năm 1988 như:

Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật (điểm d khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003):

Khi tham gia tố tụng, NBC cần thực hiện song hành hai nhiệm vụ: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được bào chữa và bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật. Hai nhiệm vụ này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, quyền và

lợi ích hợp pháp của người được bào chữa muốn được đảm bảo thì NBC cần tôn trọng sự thật và tôn trọng pháp luật, ngược lại, muốn pháp luật được tôn trọng, bảo vệ thì NBC phải thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được bào chữa trên cơ sở các qui định pháp luật. Nếu NBC chỉ chú ý đến việc bảo vệ quyền và lợi ích cho người được bào chữa thì dễ dẫn tới sai lầm, rơi vào ngụy biện, bóp méo sự thật hoặc nếu chỉ chú ý đến bảo vệ pháp luật sẽ có thể trở thành người buộc tội thân chủ của mình.

Trong trường hợp NBTG, bị can, bị cáo cố tình không nhận tội thì NBC cũng không được đề nghị CQTHTT buộc tội đối tượng bào chữa, nếu làm ngược lại là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và NBC cũng không được từ chối bào chữa nếu không có lý do chính đáng. Trong trường hợp này, NBC cần thuyết phục thân chủ khai đúng sự thật và phải tìm ra những căn cứ, lý lẽ nhằm giảm nhẹ TNHS cho họ. Hoặc có trường hợp đối tượng bào chữa không có tội nhưng lại nhận tội thay người khác hoặc do nhận thức hạn chế nên nghĩ mình đã phạm tội,... Trường hợp này, NBC không thể đồng nhất quan điểm với họ mà phải đưa ra chứng cứ để bác bỏ lời nhận tội nhằm chứng minh sự vô tội cho họ. Trong trường hợp họ có tội và đã nhận tội thì NBC có nghĩa vụ tìm ra những tình tiết giảm nhẹ TNHS cho họ vì mặc dù họ nhận tội và có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của họ nhưng đó không phải là căn cứ để CQTHTT ra phán quyết đối với họ và đảm bảo rằng không có những sai sót trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó, cần thiết phải có sự tham gia của NBC để giúp tìm ra những tình tiết gỡ tội, giảm nhẹ tội cho đối tượng bào chữa.

Để thực hiện tốt chức năng gỡ tội, NBC phải sử dụng mọi biện pháp tìm ra chứng cứ, lý lẽ bảo vệ cho thân chủ. Điều đó không đồng nghĩa với việc NBC có quyền làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án nhằm đạt được mục đích của mình bằng mọi cách mà cần phải tôn trọng sự thật và tôn trọng pháp luật, tức là chỉ thực hiện chức năng bào chữa trên cơ sở những gì tồn tại

khách quan theo qui định của pháp luật. Hành vi mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật là những hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp. Đối với người được bào chữa thường tin cậy vào sự giúp đỡ của NBC, coi NBC là chỗ dựa tin cậy, vững chắc về mặt pháp luật nên họ dễ chịu sự tác động từ NBC, dễ bị NBC xúi giục để họ khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật. Do đó, pháp luật TTHS qui định nghĩa vụ này đối với NBC nhằm tránh tình trạng NBC không tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, vi phạm pháp luật, có hành vi mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người được bào chữa khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án (điểm đ khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003):

Quy định này nhằm ràng buộc sự tham gia của NBC trong các hoạt động tố tụng tại TA để họ thực hiện nhiệm vụ bào chữa, đảm bảo sự theo dõi, giám sát của NBC trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Mọi sự chuẩn bị của NBC ở các giai đoạn trước đó đều nhằm bào chữa cho bị cáo trước phiên tòa. Nếu NBC vắng mặt thì ý nghĩa của việc bào chữa không còn. Quy định này cũng được thể hiện tại Điều 190 BLTTHS năm 2003: “NBC có nghĩa vụ tham gia phiên tòa…Nếu NBC vắng mặt thì TA vẫn mở phiên tòa xét xử. Trong trường hợp bắt buộc phải có NBC theo qui định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà NBC vắng mặt thì HĐXX phải hoãn phiên tòa”[43, Điều 190]. Tại phiên tòa, nếu NBC không tham gia mà chỉ gửi bản luận cứ bào chữa thì hiệu quả bào chữa không cao, có thể gây thiệt thòi cho người được bào chữa, bởi thông qua việc xét hỏi, tranh luận công khai có thể xuất hiện thêm những tình tiết mới, nảy sinh nhiều tình huống có lợi cho bị cáo mà họ nhận bào chữa, nếu NBC không có mặt thì không thể trợ giúp cho bị cáo được kịp thời. Mặt khác, sự tham gia của NBC tại phiên tòa cũng phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp và những

qui định khác của BLTTHS “khi nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa”[43, khoản 3 Điều 222].

Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân (điểm e khoản 3 Điều 58 BLTTHS năm 2003):

Tại Điều 124 BLTTHS năm 2003 cũng qui định: Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải báo trước cho người tham gia tố tụng, người chứng kiến không được tiết lộ bí mật điều tra. Việc báo này phải được ghi vào biên bản. Điều tra viên, Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng, người chứng kiến tiết lộ bí mật điều tra thì tùy từng trường hợp phải chịu TNHS về các tội qui định tại Điều 263 (Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước), Điều 264 (Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước), Điều 286 (Tội cố ý làm lộ bí mật công tác), Điều 287 (Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác, Điều 327 (Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự) và Điều 328 (Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự) của Bộ luật hình sự năm 1999.

Khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, NBC không được tiết lộ bí mật điều tra cho bất kỳ ai hoặc kể cả đối với thân chủ của mình. Chẳng hạn, đối với những tin báo, tố giác về tội phạm nếu tiết lộ thì việc điều tra tội phạm gặp nhiều khó khăn, người phạm tội bỏ trốn, sự an toàn của người cung cấp tin báo, tố giác về tội phạm không được đảm bảo; đối với những quyết định tố tụng như: kê biên tài sản, khám xét, thu giữ vật chứng,… nếu bị tiết lộ trước thời điểm thực hiện quyết định tố tụng, có thể dẫn đến việc tẩu tán tài sản, xóa dấu vết, tiêu hủy vật chứng,…

Mục đích ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án của NBC là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được bào chữa nhưng không

vì thế mà NBC sử dụng những tài liệu đã ghi chép, sao chụp được vào mục đích xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

* Những kết quả đạt được

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với số dân tính đến năm 2011 là 1.718.895 người, trong đó: nông thôn: 78,1%; thành thị: 21,9%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 là 7,26%, người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách khác thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý tương đối cao.

Với số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ chênh lệch dân số giữa nông thôn và thành thị khá lớn, số lượng đối tượng thuộc diện được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí trên địa bàn tỉnh cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Đối với những đối tượng này khi “vướng vào vòng tố tụng” do nhận thức pháp luật còn hạn chế hoặc không đủ tiền thuê LS nên không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đòi hỏi người có kiến thức và kinh nghiệm pháp lý bảo vệ miễn phí cho họ. Đó là Trợ giúp viên pháp lý và LS - Cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

Ở Hải Dương, trước khi Pháp lệnh LS 1987 được ban hành, chủ thể bào chữa chủ yếu là BCVND. Năm 1985, UBND tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương) quyết định thành lập Đoàn BCVND. Sau khi Pháp lệnh LS năm 1987 ra đời, ngày 04/10/1989, UBND tỉnh Hải Hưng ban hành Quyết định số 242/QĐ-UB về việc thành lập Đoàn LS tỉnh Hải Hưng. Vì vậy, Đoàn BCVND giải thể và chấm dứt hoạt động thay vào đó là Đoàn LS nên chủ thể bào chữa chủ yếu từ đó đến nay là LS. Vào thời điểm thành lập chỉ có 02 LS chính thức

và 05 LS tập sự. Sau khi tỉnh Hải Hưng chia tách thành 02 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, ngày 17/4/1997 UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 551/QĐ-UB về việc thành lập Đoàn LS tỉnh Hải Dương, tại thời điểm thành lập có 15 LS chính thức và 05 LS tập sự[23]. Từ khi thành lập đến nay, Đoàn LS tỉnh Hải Dương hoạt động qua 6 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ đều tăng cả về số lượng và chất lượng. Số lượng LS thể hiện qua bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 2.1: Số lượng LS của tỉnh Hải Dương từ tháng 10/1989 đến tháng 12/2013


Nhiệm kỳ

Số LS

chính thức (LS)

Số LS

tập sự (LS)

Tổng số (LS)

Nhiệm kỳ thứ nhất

(từ tháng 10/1989 đến tháng 11/1992)

14

01

15

Nhiệm kỳ thứ hai

(từ tháng 12/1989 đến tháng 01/1996)

15

0

15

Nhiệm kỳ thứ ba

(từ tháng 02/1996 đến tháng 01/1999)

20

05

25

Nhiệm kỳ thứ tư

(từ tháng 02/1999 đến tháng 10/2002)

19

02

21

Nhiệm kỳ thứ năm

(từ tháng 11/2002 đến tháng 10/2005)

15

0

15

Nhiệm kỳ thứ sáu

(từ tháng 11/2005 đến tháng 8/2008)

32

10

42

Nhiệm kỳ thứ bảy

(từ tháng 9/2008 đến 12/2013)

40

02

42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương - 8

Nguồn: Đoàn LS tỉnh Hải Dương.


Kể từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực, đặc biệt sau khi Luật LS năm 2006 được ban hành, số lượng LS ở Hải Dương tăng lên đáng kể, chất lượng cũng từng bước được nâng cao. Theo báo cáo của Đoàn LS tỉnh Hải

Dương trong tổng số 40 LS thì 100% có trình độ Cử nhân, trong khi cả nước là 98%; 05 người có trình độ Thạc sỹ (chiếm 12.5% so với cả nước, tỷ lệ LS có trình độ trên đại học của cả nước là 5%); 14 LS đã từng công tác tại các CQTHTT (chiếm 35% cao hơn so với cả nước, tỷ lệ của cả nước là 25,8%). Nhìn chung, chất lượng của LS đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi công việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo.

Sau khi Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 được ban hành, ngoài LS còn có Trợ giúp viên pháp lý, số lượng và chất lượng cũng ngày một tăng. Kể từ năm 2007, khi Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 có hiệu lực pháp luật, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hải Dương chỉ có 02 Trợ giúp viên pháp lý, đến nay có 08 Trợ giúp viên pháp lý. So với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước thì số lượng Trợ giúp viên pháp lý ở Hải Dương cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến ngày 17/01/2014 của Bộ Tư pháp về việc sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì tổng số Trợ giúp viên pháp lý cả nước là 483 người, tính trung bình số Trợ giúp viên pháp lý tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước ở mỗi tỉnh là 7-8 người. Trong đó, 17 tỉnh/thành phố có từ 10 Trợ giúp viên pháp lý trở lên (chiếm 27%); 27 tỉnh/thành phố (trong đó có tỉnh Hải Dương) có từ 5- 9 Trợ giúp viên pháp lý (chiếm 43%) và 19 tỉnh/thành phố có dưới 05 Trợ giúp viên pháp lý (chiếm 30%). Ở Hải Dương, 100% Trợ giúp viên pháp lý có trình độ Cử nhân Luật, 01 Trợ giúp viên pháp lý có trình độ Thạc sỹ, 03 Trợ giúp viên pháp lý đang theo học Thạc sỹ. Các Trợ giúp viên pháp lý đều được đào tạo bài bản, có năng lực, trình độ, kiến thức pháp lý, được đào tạo qua lớp nghiệp vụ LS và lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.

Hoạt động bào chữa của NBC trong TTHS nói chung và trong các phiên tòa xét xử nói riêng ở tỉnh Hải Dương thời gian qua đã có những bước

chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, kể từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực pháp luật. NBC cũng tham gia nhiều hơn trong các phiên tòa xét xử, số lượng vụ án có NBC tham gia ngày càng tăng, khiến giảm bớt các vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Số liệu vụ án có LS tham gia thể hiện qua bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 2.2: Số VAHS có LS tham gia bào chữa từ năm 2008-2013



Năm

LS tham gia bào chữa theo chỉ định (vụ)

LS tham gia bào chữa do khách hàng mời (vụ)

Tổng số vụ án LS tham gia bào

chữa (vụ)

Tỷ lệ vụ án LS tham gia theo chỉ định (%)

Tỷ lệ vụ án LS tham gia do

khách hàng mời (%)

2008

41

35

76

53.9

46.1

2009

25

27

52

48.1

51.9

2010

72

22

94

76.6

23.4

2011

65

50

115

56.5

43.5

2012

62

18

80

77.5

22.5

2013

63

45

108

58.3

41.7

Tổng

328

197

525

62.5

37.5

Nguồn: Đoàn LS tỉnh Hải Dương

Đối với sự tham gia bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý, qua số liệu thống kê của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hải Dương có thể thấy, số lượng vụ án có Trợ giúp viên pháp lý tham gia bào chữa cũng chiếm tỷ lệ đáng kể so với cả nước. Tổng số vụ án do Trợ giúp viên pháp lý tham gia trong 4 năm từ 2008 - 2011 là 77 vụ trong khi đó cả nước là 3.846 vụ (chiếm gần 50% so với cả nước). Tuy nhiên, tỷ lệ vụ án có Trợ giúp viên pháp lý tham gia còn chiếm tỷ lệ thấp so với số lượng án phải giải quyết của CQTHTT.

Những vụ án BLTTHS qui định bắt buộc phải có NBC tham gia được tiến hành theo đúng qui định pháp luật. Đó là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình; các vụ án mà bị can,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022