Chế Định Người Bào Chữa Trong Một Số Mô Hình Tố Tụng Hình Sự Trên Thế Giới

1.3. CHẾ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG MỘT SỐ MÔ HÌNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRÊN THẾ GIỚI

Trên cơ sở các kết quả đã được nghiên cứu cho thấy chế định NBC được ghi nhận từ rất sớm. Sự xuất hiện đầu tiên ở thời kỳ Trung cổ và phát triển mạnh mẽ ở những nước theo hệ thống thông luật (Common Law), sau đó là các nước Châu Âu lục địa. NBC xuất hiện trên cơ sở nhu cầu khách quan về sự công bằng trong chính sách xử lý đối với người phạm tội, sự tham gia của NBC nhằm phản kháng lại sự hà khắc của thủ tục xét xử đối với người bị buộc tội[52]. Chế định NBC đã từng xuất hiện trong các kiểu mô hình TTHS trên thế giới. Lịch sử thế giới từng tồn tại bốn kiểu mô hình TTHS khác nhau ở những thời đại khác nhau trong đó ghi nhận chế định NBC, đó là: mô hình tố tụng tố cáo; mô hình tố tụng thẩm vấn; mô hình tố tụng tranh tụng; mô hình tố tụng hỗn hợp (kết hợp giữa thẩm vấn và tranh tụng).

Các kiểu mô hình TTHS trên, xét về bản chất có thể được chia làm hai loại đặc trưng: mô hình TTHS tranh tụng và mô hình TTHS xét hỏi. Đây cũng là hai loại mô hình tiêu biểu và phổ biến trên thế giới. Mỗi mô hình đều mang đặc trưng của hệ thống pháp luật và phù hợp với đặc điểm lịch sử, địa lý, truyền thống văn hóa, pháp lý, tôn giáo,…từng quốc gia, trong đó chủ yếu đề cập đến địa vị pháp lý của các bên tranh tụng: chủ thể buộc tội và chủ thể gỡ tội.

1.3.1. Trong mô hình tố tụng tranh tụng

Mô hình tố tụng tranh tụng xuất hiện những năm đầu từ thế kỷ X-XIII ở Anh và phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVI – XVII, được sử dụng rộng rãi ở những quốc gia thuộc hệ thống thông luật Common Law như: Anh, Mỹ, Úc, Canada, Ấn Độ...Sự tham gia của NBC gắn liền với sự hình thành các phiên tòa tranh tụng, NBC có vai trò hỗ trợ người bị buộc tội tại phiên tòa để chống lại sự cáo buộc của nhà vua. Trong mô hình này, địa vị pháp lý của NBC

được đề cao và bình đẳng với bên buộc tội, sự tham gia phiên tòa của NBC là bắt buộc, tranh luận giữa NBC với Công tố viên là chủ yếu. Đặc điểm của mô hình này là khi kiện tụng các bên phải đưa ra chứng cứ, lý lẽ và tranh luận với nhau, các bên có quyền đặt câu hỏi trực tiếp cho bên đối tụng hoặc cho những người tham gia tố tụng khác, trong một số trường hợp họ có quyền ngắt lời bên đối tụng, phản bác lại ý kiến mà bên đối tụng đưa ra. TA chỉ đóng vai trò là “trọng tài” quan sát sự tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Do thủ tục tranh tụng không có giai đoạn điều tra nên các chứng cứ đều do bên buộc tội và bên gỡ tội trực tiếp đưa ra tại phiên tòa. Thẩm phán có thể chấp nhận hay không chấp nhận chứng cứ các bên đưa ra. Thẩm phán không được nghiên cứu hồ sơ vụ án từ trước để tránh có một thái độ phiến diện về các tình tiết của vụ án. Cuối cùng, Thẩm phán sẽ ra phán quyết trên cơ sở chứng cứ và lý lẽ mà các bên đưa ra tại phiên tòa[17, tr.65-66]. Còn đối với mô hình tố tụng thẩm vấn, mọi hành vi của người THTT và người tham gia tố tụng đều chịu sự điều khiển của Thẩm phán, các bên muốn đặt câu hỏi cho bên kia hoặc cho những người tham gia tố tụng khác thì phải được sự đồng ý của Thẩm phán. Đó là điểm khác biệt so với mô hình tố tụng thẩm vấn nơi mà trước khi mở phiên tòa tranh tụng các chứng cứ đã được điều tra, thu thập đầy đủ và thể hiện trong hồ sơ vụ án.

Điển hình cho mô hình tố tụng tranh tụng là ở nước Mỹ. Theo Luật TTHS Mỹ, NBC được tham gia từ giai đoạn tiền xét xử và tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, người bị buộc tội có quyền im lặng và không buộc phải khai báo những chứng cứ bất lợi cho bản thân và được yêu cầu gặp NBC của mình. Ngay từ thời điểm một người bị bắt, Cảnh sát viên có nghĩa vụ thông báo và giải thích về quyền có NBC, nếu người bị tình nghi không có khả năng thuê NBC, cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định NBC cho họ, trừ khi họ từ chối quyền của mình một cách tự nguyện và minh mẫn, quyền của NBC cũng được

đề cao và mở rộng hơn so với mô hình tố tụng thẩm vấn. Ví dụ: Tại phiên tòa, NBC có quyền yêu cầu triệu tập nhân chứng, hoặc thu thập những chứng cứ mới để chứng minh cho những lý lẽ đưa ra, phiên tòa là sự điều tra, đánh giá chứng cứ một cách công khai và dân chủ nhất. NBC có quyền và nghĩa vụ pháp lý bình đẳng với CQTHTT trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Tố tụng tranh tụng không buộc NBC phải khách quan, công khai trong quá trình thu thập chứng cứ mà có thể tiến hành bằng nhiều biện pháp khác nhau để đạt được mục đích gỡ tội cho người được bào chữa. Tại phiên tòa, NBC phải chứng minh được hành vi của bị cáo là không có lỗi, không vi phạm luật hoặc chưa đến mức bị truy cứu TNHS hay có căn cứ để giảm nhẹ TNHS. Việc xem xét, đánh giá chứng cứ do các bên cung cấp tại phiên tòa dựa trên qui định của pháp luật và phụ thuộc vào niềm tin nội tâm của Thẩm phán. Thẩm phán, Bồi thẩm đoàn không tham gia tranh luận, không tham gia vào các thủ tục thu thập chứng mà chỉ đưa ra kết luận cuối cùng trên cơ sở tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Các bên tham gia tranh luận có trách nhiệm đưa ra chứng cứ trước Tòa. Vai trò thu thập và trình bày chứng cứ của NBC được đề cao, thể hiện sự dân chủ, NBC có vị trí, vai trò bình đẳng với Viện công tố. Họ được pháp luật trao quyền tương ứng với chức năng để có thể điều tra độc lập và thu thập chứng cứ phục vụ cho hoạt động của mình. Viện công tố đưa ra các quan điểm, chứng cứ, lập luận để buộc tội bị cáo. Còn NBC có thể dùng mọi lý lẽ, biện pháp pháp luật cho phép để phản bác lại ý kiến buộc tội của Viện Công tố. Hai bên tranh luận công khai, dân chủ tại phiên tòa để bảo vệ quan điểm của mình. Việc bảo vệ cáo trạng của Công tố viên không phải dễ dàng vì những chứng cứ, lý lẽ mà NBC đưa ra trước Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn. NBC có quyền thu thập, đưa ra các chứng cứ, lý lẽ thuyết phục để bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa, Công tố viên và NBC tranh luận một cách dân chủ tại Tòa, bên nào đưa ra những

chứng cứ, lý lẽ thuyết phục hơn thì sẽ được TA chấp nhận, qua đó Thẩm phán có điều kiện để suy xét, đưa ra phán quyết thích hợp nhất.

Ở mô hình tố tụng tranh tụng, NBC phải tuân thủ các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, những thủ đoạn đe dọa hay che giấu, làm sai lệch thông tin có thể làm cho TA có định kiến, quy tắc này đòi hỏi NBC phải hành sự và trung thành vô điều kiện với quyền lợi của thân chủ như chính quyền lợi của họ. Trong mô hình này, chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật được giao cho TA. Với vị trí trung tâm của hệ thống tư pháp, của hoạt động tố tụng, TA có quyền và có trách nhiệm bảo đảm cho các bên nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật. Điều này khác với những nước có tổ chức VKS như: Nga, Trung Quốc, Việt Nam…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, trong mô hình tố tụng tranh tụng bên cạnh những ưu điểm trên còn tồn tại một số nhược điểm: nếu bên nào có tiền thuê NBC thì phần thắng nhiều hơn, đây là điều bất lợi cho người nghèo khi tham gia tố tụng, nên có ý kiến cho rằng nó xa rời thực tế “việc con người bị phán xét như thế nào dường như quan trọng hơn việc xem họ đã làm gì trên thực tế”. Do đó, dễ để lọt tội phạm bởi nếu Công tố viên đưa ra chứng cứ, lý lẽ không thuyết phục, TA sẽ không buộc tội mặc dù trên thực tế bị cáo đã thực hiện tội phạm. Bên cạnh đó, thời gian xét xử thường kéo dài vì việc xem xét, đánh giá chứng cứ chủ yếu diễn ra tại phiên tòa, chi phí mở phiên tòa tốn kém. Vai trò của CQTHTT không được đề cao bởi pháp luật ghi nhận quyền bình đẳng cho người tham gia tố tụng.

1.3.2. Trong mô hình tố tụng xét hỏi

Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương - 5

Tố tụng xét hỏi (tố tụng thẩm vấn) hình thành từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phát triển chủ yếu trong chế độ quân chủ, mô hình này xuất hiện cùng với các TA Thiên chúa giáo ở Châu Âu trong thời kỳ trung cổ vào thế kỷ XIII và dần thâm nhập vào TA thường đến khi không còn TA Thiên Chúa giáo. Mô

hình tố tụng này được sử dụng ở những quốc gia theo hệ thống Civil Law. Hầu hết ở các quốc gia trước đây không phải là thuộc địa của Anh, bao gồm cả các nước châu Âu lục địa, Mỹ La tinh, châu Á và châu Phi như: Đức, Pháp, Việt Nam,… Đặc trưng của mô hình tố tụng xét hỏi là đề cao vai trò chủ động của Thẩm phán, Thẩm phán là người đưa ra quyết định điều tra khi xảy ra một vụ án nào đó, là người có trách nhiệm tìm ra sự thật trên cơ sở các sự việc, chứng cứ và là người chỉ đạo toàn bộ quá trình tố tụng, kể cả giai đoạn điều tra. Trong quá trình điều tra, Thẩm phán cũng góp phần tích cực trong việc tìm ra sự thật với tư cách là người thẩm tra. Thẩm phán không chỉ thực hiện chức năng xét xử, mà còn thực hiện cả chức năng điều tra, buộc tội và một phần nào đó của chức năng bào chữa[36]. Phiên tòa theo mô hình tố tụng xét hỏi không phải là sự tranh luận dân chủ giữa bên buộc tội và bên gỡ tội mà thực chất vẫn là sự tiếp tục điều tra, thẩm định, đánh giá, tìm chứng cứ, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Bên buộc tội và bên gỡ tội có trách nhiệm đưa ra chứng cứ. Thẩm phán thực hiện thẩm vấn người làm chứng chứ không phải Công tố viên và NBC. Tại phiên tòa, việc xét hỏi nhân chứng và các bên liên quan chủ yếu do Thẩm phán. Nhiệm vụ của Thẩm phán là thẩm vấn để bổ sung, làm rõ, đánh giá chứng cứ của vụ án. Chứng cứ do NBC đưa ra chưa được Thẩm phán coi trọng mà chủ yếu dựa trên kết quả điều tra, xét hỏi. NBC tranh luận chỉ để giải thích các chứng cứ liên quan đến vụ án mà có thể những chứng cứ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra phán quyết của Thẩm phán.

Trong mô hình tố tụng xét hỏi, vai trò của NBC không được đề cao mà rất mờ nhạt, thụ động và không bình đẳng với CQTHTT. Mô hình này cũng qui định tranh luận tại phiên tòa nhưng không thực sự dân chủ và bình đẳng như mô hình tố tụng tranh tụng, quyền của NBC thường không được tôn trọng đầy đủ vì họ không có trách nhiệm chứng minh, trách nhiệm chứng minh thuộc về CQTHTT mà chủ yếu là Thẩm phán, bởi chứng cứ do Thẩm phán

tập hợp, đánh giá. Phiên tòa ở mô hình tố tụng xét hỏi không kéo dài bằng ở mô hình tố tụng tranh tụng nhưng các giai đoạn tố tụng và thủ tục tố tụng lại dài hơn vì có thêm giai đoạn điều tra.

Để làm rõ hơn về chế định NBC trong mô hình tố tụng xét hỏi, chúng ta có thể nghiên cứu việc áp dụng chế định này tại quốc gia Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, Luật TTHS được bắt nguồn từ mô hình tố tụng thẩm vấn và có nhiều nét tương đồng với Luật TTHS Việt Nam nhưng mang nhiều yếu tố tranh tụng hơn. Theo Luật TTHS Trung Quốc thì NBC có quyền: gặp gỡ, trao đổi với nghi can đang bị tạm giữ, tư vấn, trích, sao các tài liệu từ khi VKS bắt đầu thẩm tra tư pháp[9, Điều 36]; thu thập thông tin liên quan đến vụ án; yêu cầu triệu tập nhân chứng mới tới phiên tòa, thu thập chứng cứ mới, giám định bổ sung và các yêu cầu khác; được hỏi người làm chứng và người giám định. NBC có quyền tham gia tố tụng kể từ thời điểm vụ án được chuyển giao để thẩm tra trước khi truy tố. Bị cáo trong một vụ án thuộc tư tố có quyền chỉ định NBC vào bất kỳ thời điểm nào. NBC có nghĩa vụ tôn trọng sự thật khách quan và pháp luật, có trách nhiệm trình bày tài liệu và ý kiến chứng minh sự vô tội của nghi can, bị cáo, tình tiết giảm nhẹ của tội phạm và sự cần thiết phải giảm hình phạt hoặc miễn truy cứu TNHS, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nghi can, bị cáo[9, Điều 35]; không được giúp bị can, bị cáo che giấu, tiêu hủy hoặc làm sai lệch chứng cứ hoặc thông cung, và không được đe dọa hoặc xúi giục nhân chứng sửa đổi lời khai của mình hoặc khai man hoặc tiến hành những hành vi khác để can thiệp vào tiến trình tố tụng của các cơ quan tư pháp. Nếu NBC vi phạm các quy định trên phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật[9, Điều 38]. Trong giai đoạn điều tra, CQĐT phải bảo đảm hoạt động bào chữa của NBC theo pháp luật. Sau khi nghi can bị CQĐT thẩm vấn lần đầu tiên hoặc từ ngày bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì nghi can có thể chỉ định một LS tư vấn

pháp lý và thực hiện việc khiếu nại, tố cáo thay mặt mình. Nếu nghi can bị bắt, LS được chỉ định có thể thay mặt họ để yêu cầu có người bảo lĩnh trong giai đoạn chờ xét xử. Nếu vụ án liên quan đến bí mật nhà nước, trước khi gặp nghi can, LS phải có sự phê chuẩn của CQĐT[9, Điều 96]. Ở giai đoạn điều tra, vai trò của LS rất hạn chế trong việc tư vấn, kiến nghị hay khiếu nại thay mặt người bị tình nghi. LS chỉ được khuyên một cách chung chung về vụ án, về quyền của người bị tình nghi và LS cũng không thể trợ giúp pháp lý cho người bị tình nghi trong việc chuẩn bị bào chữa. Trong giai đoạn này, CQĐT có thể có mặt trong bất cứ cuộc tiếp xúc nào giữa người bị tình nghi với LS. Trong giai đoạn truy tố và xét xử, bị cáo có quyền bào chữa và TA phải có trách nhiệm đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền bào chữa[9, Điều 11]. Nếu vụ án do Kiểm sát viên đưa ra trước Tòa và bị cáo không có NBC vì khó khăn tài chính hoặc vì lý do khác thì TA chỉ định một LS bào chữa cho bị cáo. Nếu bị cáo là người mù, điếc hoặc là người chưa thành niên, người có khả năng bị án tử hình và không chỉ định bất kỳ ai bào chữa cho mình thì TA phải chỉ định một LS bào chữa cho bị cáo[9, Điều 34]. Trong giai đoạn truy tố, xét xử, VKS và TA phải tạo thuận lợi và đảm bảo thời gian cho NBC tư vấn, tra cứu, sao trích các chứng cứ, tài liệu, tình tiết liên quan đến vụ án và cho phép NBC có thể gặp gỡ, trao đổi với bị cáo đang bị giam giữ[9, Điều 36], [56, Điều 40, 41]. Giống như pháp luật TTHS Việt Nam, Luật TTHS Trung Quốc cũng qui định NBC chỉ là người tham gia tố tụng[9, Điều 82.4], chưa phân định rõ 3 chức năng: buộc tội, bào chữa và xét xử vì CQĐT, VKS, TA chủ yếu thực hiện hoạt động điều tra, thẩm vấn. Trong giai đoạn điều tra, vai trò của NBC còn bị hạn chế, trong giai đoạn này đề cao chức năng buộc tội nhằm mục đích trừng trị người phạm tội hơn là để lọt tội phạm. Việc điều tra, thu thập chứng cứ chủ yếu là do CQĐT và VKS. CQĐT có quyền chứng minh tình tiết giảm nhẹ TNHS của nghi can, bị can (điều này đã làm giảm vai trò của NBC).

Trong giai đoạn xét xử, TA vừa thực hiện chức năng xét xử, vừa thực hiện chức năng buộc tội vì Thẩm phán tham gia vào quá trình điều tra, thẩm vấn tại phiên tòa, trực tiếp xét hỏi và kiểm tra nhân chứng, chứng cứ. Tuy nhiên, vai trò buộc tội của HĐXX ở mức độ hạn chế hơn vì luật TTHS Trung Quốc không đặt trách nhiệm chứng minh tại Tòa thuộc về HĐXX mà đề cao vai trò buộc tội do Kiểm sát viên thực hiện tại phiên tòa. Tại phần xét hỏi, Kiểm sát viên xét hỏi trước, sau đó đến NBC và người tham gia tố tụng khác, HĐXX không xét hỏi trước mà chỉ lắng nghe và có thể hỏi ở bất kỳ thời điểm nào về các tình tiết cần làm sáng tỏ nếu thấy cần thiết. Vai trò của NBC ở giai đoạn xét xử được đề cao hơn so với giai đoạn điều tra, NBC được bình đẳng với Kiểm sát viên tại phiên tòa, NBC có quyền đề nghị Chánh án lần lượt cho gọi nhân chứng, người giám định ra Tòa làm chứng hoặc xuất trình những chứng cứ, đọc lời chứng đã ghi thành văn bản của nhân chứng chưa có mặt tại phiên tòa, kết luận giám định của người giám định, bị cáo và NBC có thể hỏi nhân chứng; sau khi đưa ra chứng cứ thì bị cáo và NBC tranh luận với Kiểm sát viên, người bị hại[66].


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chế định NBC có vị trí, vai trò quan trọng trong pháp luật và thực tiễn TTHS. Tuy nhiên, đến nay, trong khoa học pháp lý và thực tiễn TTHS chưa có khái niệm thống nhất về chế định này, nên vẫn tồn tại nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau. Những quan điểm này đã được các tác giả đề cập trong các sách chuyên khảo, giáo trình và các bài báo, tạp chí về TTHS. Do đó, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận đối với chế định này là hết sức cần thiết. Qua nghiên cứu một số quan điểm về chế định NBC, trên cơ sở các qui định của BLTTHS năm 2003 và thực tiễn áp dụng, tác giả đưa ra khái niệm đầy đủ về chế định NBC. Từ qui định của BLTTHS hiện hành, tác giả phân

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí