37
nhân quyền đối với một phiên tòa công bằng, nhiều nội dung đã được nêu ra, bao gồm các biện pháp thuộc về quy định quyền, nghĩa vụ và điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ đó như quyền được suy đoán vô tội; quyền được thông báo về tội danh; quyền được liên lạc với Luật sư do mình lựa chọn; có đủ thời gian, phương tiện để biện hộ cho mình; được có mặt tại phiên tòa; tự biện hộ hoặc thông qua một Luật sư, đồng thời, nghiêm cấm việc buộc tội chính mình. Để bảo vệ nhân quyền, các tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về trách nhiệm của quốc gia trong việc bảo đảm sự độc lập, vô tư của ngành tư pháp.
- Các công trình nghiên cứu về tranh tụng, chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên (Công tố viên) tại phiên tòa hình sự
Setsuo Miyazama giới thiệu về “Nội dung hệ thống tranh tụng Nhật Bản” [92], trong đó khái quát các mô hình TTHS của Nhật Bản. Thời kỳ đầu, Nhật Bản duy trì mô hình tố tụng thẩm vấn và xét hỏi, sau đó mô hình tố tụng thừa nhận thực hiện theo nguyên tắc tranh tụng. Trong mô hình tố tụng này, Công tố viên có vai trò quan trọng. Công tố viên là người quyết định mọi thủ tục tố tụng. Đối với thẩm phán, phải là người giữ vai trò của một trọng tài, không thiên vị, đảm bảo vụ án được xét xử khách quan, công bằng. Vì thế, có sự đối trọng giữa Công tố viên (đại diện quyền lực nhà nước) với bị cáo. Vị thế của Công tố viên cũng phản ánh ưu điểm của mô hình tố tụng tranh tụng tại Nhật Bản.
Tác giả Donald Chiasson trong “So sánh pháp luật TTHS”, Kỷ yếu Hội thảo về TTHS, Đà Lạt, 9-11/9/2003 [23] đã có sự so sánh về mô hình tố tụng thẩm vấn và mô hình tố tụng tranh tụng, nêu ra những bước tố tụng giống nhau của hai mô hình này như điều tra, truy tố chuyển sang Tòa án để xét xử, mở phiên tòa xét xử, cùng chung mục đích tìm ra sự thật khách quan của vụ án, nhưng điểm khác nhau căn bản là cách thức khác nhau trong tìm ra sự thật khách quan. Trong đó, biểu hiện cụ thể là cách thức tiến hành từng bước, mối quan hệ giữa các bước đó với nhau và vai trò của từng chủ thể khi tham gia hoạt động tố tụng. Đặc biệt, khi đề cập đến vai trò của Viện công tố và Thẩm phán, hai mô hình tố tụng này xác lập vai trò của Viện công tố, Thẩm phán rất khác nhau. Trong mô hình thẩm vấn, Viện công tố là người chỉ đạo, giám sát hoạt động điều tra của cảnh sát và tham gia rất tích cực vào bước điều tra; trong khi đó ở mô hình tranh tụng thì vai trò của
38
Viện công tố rất mờ nhạt trong giai đoạn điều tra. Tại phiên tòa, Thẩm phán có vai trò tích cực (trong mô hình thẩm vấn) hoặc thụ động (trong mô hình tranh tụng). Trong mô hình tranh tụng, Thẩm phán chỉ đóng vai trò là người điều khiển phần thẩm vấn hoặc tranh tụng.
Tác giả Allard Ringnalda có bài viết “Inquisitorial or adversarial? The role of the Scottish prosecutor and special defences” [158] (Điều tra hay tranh tụng? Vai trò của công tố viên Scotland và các luật sư bào chữa đặc biệt). Trong bài viết, tác giả đề cập đến vai trò của công tố viên trước các biện pháp tự vệ của bị can. Theo đó, trước các biện pháp tự vệ của bị can, công tố viên phải hành động một cách công bằng, vô tư, bảo đảm cả lợi ích chung và lợi ích của bị can. Công tố viên ở Scotland khá giống với người Hà Lan khi họ đã có những liên lạc, thỏa thuận với nghi can và luật sư nhằm mục đích cân bằng quyền lợi. Điều này đạt được là nhờ có sự tranh tụng tại phiên tòa. Tuy vậy, mặc dù tác giả thừa nhận tố tụng tranh tụng tạo ra cơ hội cho bị can đưa ra các chứng cứ để tự vệ tại phiên tòa, công tố viên phải tôn trọng điều đó, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của thẩm vấn trong việc xác định những chứng cứ.
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 3
- Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 4
- Tình Hình Nghiên Cứu Ở Nước Ngoài
- Khái Niệm, Đặc Điểm Và Yêu Cầu Của Cải Cách Tư Pháp Về Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa
- Đặc Điểm Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự Theo Yêu Cầu Cải Cách Tư Pháp
- Yêu Cầu Của Cải Cách Tư Pháp Đối Với Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
1.1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Trên cơ sở phân tích tình hình nghiên cứu thể hiện trong các công trình nghiên cứu, có liên quan tới đề tài luận án; nghiên cứu sinh xác định được những vấn đề đã được làm rõ, những vấn đề chưa đề cập tới, tạo cơ sở để nghiên cứu sinh khẳng định việc kế thừa, phát triển; đặc biệt là tìm ra khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu, thể hiện tính cấp thiết của đề tài luận án.
1.1.2.1. Những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu, làm rõ và tiếp tục được nghiên cứu sinh kế thừa, phát triển trong luận án
Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã tiếp cận vấn đề tranh tụng trên nhiều phương diện, với các cấp độ khác nhau. Trong đó, các tác giả đã trình bày một số vấn đề có liên quan tới nội dung đề tài luận án như sau:
- Về lý luận:
+ Đã làm rõ tầm quan trọng của tranh tụng trong các mô hình tố tụng trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu đề cập đến nhiều mô hình TTHS trên thế giới như mô hình tố tụng: Tố cáo, thẩm vấn (xét hỏi); tranh tụng và pha trộn. Các nhà khoa
39
học đều thống nhất rằng, dù ở quốc gia nào, với mô hình tố tụng nào thì yếu tố tranh tụng cũng đã được thể hiện ở các mức độ khác nhau và ngày càng trở nên phổ biến, được đề cao trong các mô hình tố tụng. Nghiên cứu sinh thừa nhận tầm quan trọng, xu hướng tất yếu của tranh tụng trong mô hình tố tụng trên thế giới; làm cơ sở để lập luận rõ hơn về tranh tụng tại phiên tòa XXHS ở Việt Nam.
+ Đã làm rõ xu hướng mô hình TTHS Việt Nam và bước đầu khẳng định cần phân vai các chủ thể tố tụng gắn với sự phân chia các chức năng cơ bản trong TTHS.
Trong các công trình nghiên cứu, có viện dẫn Đề án mô hình TTHS Việt Nam do VKSND tối cao xây dựng, tiếp tục khẳng định nước ta sẽ đi theo mô hình tố tụng pha trộn với đặc trưng là tiếp tục duy trì những điểm mạnh của mô hình tố tụng thẩm vấn hiện hành, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng, nhưng với điều kiện mô hình, yếu tố đó phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam. Trong đó, có sự phân vai các chủ thể tố tụng gắn với sự phân chia các chức năng cơ bản trong TTHS. Các chủ thể gồm chủ thể buộc tội, chủ thể bào chữa, tòa án và những chủ thể tố tụng khác. Dù ở mô hình tố tụng nào thì hoạt động tranh tụng của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng ngày càng thể hiện rõ trong thực tiễn. Tuy nhiên, so với yêu cầu của CCTP thì những kết quả đạt được chưa cao, còn nhiều hạn chế, đặt ra yêu cầu nghiên cứu làm rõ cả trên phương diện lý luận và thực hiện trên thực tế. Nghiên cứu sinh thừa nhận xu hướng của mô hình TTHS pha trộn ở Việt Nam, sự cần thiết phải phát huy vai trò của từng chủ thể trong mô hình TTHS đó.
+ Đã xây dựng khái niệm tranh tụng, vai trò tranh tụng của KSV trong TTHS, những nội dung cơ bản của CCTP, điều kiện bảo đảm chất lượng tranh tụng của KSV.
Trong các công trình nghiên cứu, ở các mức độ khác nhau, đã đưa ra khái niệm tranh tụng, khẳng định tranh tụng được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Một trong các chủ thể tranh tụng đó là Kiểm sát viên VKSND. Tranh tụng của KSV vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ, với yếu tố hướng đích rõ ràng là khẳng định và bảo vệ tính hợp pháp, khách quan của cáo trạng, trực tiếp là bảo vệ quan điểm truy tố mà VKS đã đưa ra; cung cấp căn cứ quan trọng, góp phần để HĐXX ban hành bản
40
án công minh, chính xác. Hoạt động tranh tụng của KSV phải được diễn ra ở phiên tòa. Trong điều kiện thực hiện CCTP, tranh tụng của KSV phải đặt trong yêu cầu đáp ứng CCTP; đồng thời, để bảo đảm chất lượng tranh tụng của KSV cần phải có những điều kiện nhất định. Nghiên cứu sinh thừa nhận bản chất của tranh tụng, phạm vi tranh tụng thực hiện tại phiên tòa, những yêu cầu cơ bản của CCTP và sự cần thiết phải xác định các điều kiện bảo đảm chất lượng tranh tụng của KSV.
- Về thực trạng:
Trên cơ sở mục đích, phạm vi nghiên cứu, trong các công trình nghiên cứu đã tiến hành, các tác giả tập trung làm rõ thực trạng tranh tụng trong TTHS Việt Nam trên các phương diện sau: Khái quát thực trạng tranh tụng trong TTHS qua các giai đoạn; đánh giá sơ lược thực trạng tranh tụng của KSV nói chung thông qua việc thực hành quyền công tố của KSV tại phiên tòa XXHS; thực trạng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa XXHS; thực trạng cơ sở pháp lý (chủ yếu là quy định của Bộ luật TTHS) về tranh tụng tại phiên tòa… Những vấn đề này sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa khi nhận định chung về thực trạng tranh tụng của chủ thể là KSV, làm cơ sở đối chiếu, so sánh với thực trạng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS.
- Về quan điểm, yêu cầu và giải pháp:
Từ thực trạng mô hình tố tụng tranh tụng ở các nước trên thế giới và Việt Nam, việc nghiên cứu về tranh tụng và xác định những quan điểm, yêu cầu, giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng tranh tụng trong TTHS được nghiên cứu từ rất sớm, ngay cả khi chưa có các Nghị quyết chuyên đề của Đảng về CCTP. Các công trình nghiên cứu đã làm rõ một số quan điểm của Đảng về CCTP, một số định hướng về tranh tụng theo tinh thần CCTP. Các giải pháp đưa ra bao gồm giải pháp về nhận thức, về tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát. Trong đó, trước khi ban hành Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật TTHS năm 2015, nhiều ý kiến đề cập đến việc quy định tranh tụng là một nguyên tắc với những lập luận về tầm quan trọng và tính khả thi của nguyên tắc này; sau khi có quy định nguyên tắc tranh tụng trong Hiến pháp năm 2013, các quy định của Bộ luật TTHS năm 2015, các công trình nghiên cứu đã làm rõ nội dung, ý nghĩa và yêu cầu triển khai thực hiện trên thực tế nguyên tắc tranh tụng. Một số quan điểm, yêu cầu và giải pháp đã được đề cập, làm
41
rõ trong các công trình nghiên cứu trước đó có tính chất gợi ý cho nghiên cứu sinh tiếp cận, hoàn thiện chương 4 của luận án khi lập luận, đưa ra các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP ở Việt Nam hiện nay.
1.1.2.2. Những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án chưa được giải quyết triệt để, toàn diện hoặc chưa được đặt ra để nghiên cứu
Bên cạnh những vấn đề đã được các nhà khoa học nghiên cứu, công bố trong các công trình khoa học nêu trên, còn có những vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết triệt để liên quan tới đề tài luận án như:
- Về lý luận:
Các công trình nghiên cứu đã nêu trong tổng quan chủ yếu đề cập về vấn đề mô hình TTHS, vấn đề tranh tụng nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu về chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện trong XXHS theo yêu cầu CCTP trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, các nội dung lý luận chưa được làm rõ như: Khái niệm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu của CCTP; các yêu cầu của CCTP đặt ra đối với chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS; hệ thống các tiêu chí làm cơ sở đánh giá chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS; các yếu tố bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS.
- Về thực trạng:
Các công trình nghiên cứu tiếp cận ở hai phạm vi: Ở phạm vi rộng (tranh tụng trong TTHS Việt Nam), thực trạng được đề cập gồm thực trạng tranh tụng trong TTHS Việt Nam, gắn liền với đánh giá quy định của hệ thống pháp luật nói chung về mô hình TTHS; ở phạm vi hẹp (tranh tụng tại phiên tòa hoặc tranh tụng của KSV tại phiên tòa) chủ yếu đề cập thực trạng tranh tụng tại phiên tòa trong phạm vi một tỉnh hoặc tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa XXHS. Bên cạnh đó, mức độ đề cập vấn đề nghiên cứu chủ yếu ở luận văn thạc sĩ và bài báo khoa học. Ngoài ra, về thời gian đánh giá thực trạng, nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện trước khi Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật TTHS năm 2015 có hiệu lực nên một số vấn đề chưa được tổng kết, đánh giá đầy đủ, nhất là trong điều kiện
42
CCTP ở Việt Nam hiện nay. Do đó, chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến thực trạng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP, với phạm vi đánh giá trên cả nước, trong phạm vi thời gian dài.
- Về quan điểm và giải pháp:
Các công trình nghiên cứu mà nghiên cứu sinh tiếp cận đã đưa ra các quan điểm, yêu cầu và giải pháp trên các khía cạnh: Hoàn thiện quy định pháp luật về tranh tụng và tổ chức thực hiện hoạt động tranh tụng trong thực tiễn (hoàn thiện mô hình TTHS, xây dựng nguyên tắc tranh tụng, xác định địa vị pháp lý của chủ thể và trình tự, thủ tục xét hỏi, thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tranh tụng…). Tuy nhiên, các quan điểm và giải pháp được tiếp cận trên cơ sở hệ thống quan điểm của Đảng (từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII trở về trước); nhiều giải pháp đã được hiện thực hóa bằng quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật TTHS năm 2015, chưa cập nhật những định hướng mới theo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. Mặc dù Bộ luật TTHS năm 2015 đã có nhiều quy định mới về tranh tụng, song quá trình thực hiện vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Do đó, giá trị tham khảo của các quan điểm, giải pháp đó ở mức độ nhất định trong đề tài luận án của nghiên cứu sinh; tạo khoảng trống cho nghiên cứu sinh đưa ra hệ thống quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP (bám sát quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng).
Như vậy: Đối với chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, chưa có công trình nào nghiên cứu về chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP ở Việt Nam hiện nay, dưới góc độ luận án tiến sĩ luật học.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Qua quá trình đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu, cho thấy: Đề tài luận án “Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP ở Việt Nam hiện nay” là vấn đề mới, trên phương diện chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật thì đề tài này chưa được
43
nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, hệ thống. Vì thế, nghiên cứu sinh cần đi sâu nghiên cứu, làm rõ những nội dung sau:
1.2.1.1. Về mặt lý luận
Luận án phải xây dựng được cơ sở lý luận về chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP ở Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ trên, trong phần này cần làm rõ các nội dung:
Thế nào là tranh tụng, chất lượng tranh tụng, đặc điểm của tranh tụng, tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS?
Đánh giá về chất lượng tranh tụng của KSV (Công tố viên) tại phiên tòa xét xử hình sự một số nơi trên thế giới và nêu lên giá trị tham khảo cho Việt Nam?
1.2.1.2. Về mặt thực tiễn
- Luận án phải đánh giá thực trạng tranh tụng và chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS ở Việt Nam hiện nay. Điều này đòi hỏi nghiên cứu sinh phải làm rõ các nội dung:
Thực trạng tranh tụng và chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS có những kết quả, hạn chế gì?
Tình hình đội ngũ KSV cấp huyện ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng tranh tụng của chủ thể KSV tại phiên tòa XXHS?
- Luận án phải đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, đề tài cần làm rõ các nội dung:
Đề xuất, luận chứng các quan điểm bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP ở Việt Nam hiện nay;
Xác định các giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong đề tài luận án, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu mang tính toàn diện. Thực hiện thành công đề tài luận án sẽ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng giải quyết vấn đề làm thế nào nâng
44
cao chất lượng tranh tụng của KSV, đáp ứng yêu cầu cao nhất là CCTP ở Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt; giúp KSV bảo vệ được quan điểm của VKS trong Bản cáo trạng, Bản luận tội; làm thỏa mãn những yêu cầu, đòi hỏi của bên đối tụng; trực tiếp góp phần làm rõ, đi đến sự thật khách quan của vụ án; giúp cho HĐXX có đủ cơ sở để ban hành bản án chính xác, khách quan, công minh; khẳng định tính dân chủ, công bằng của hệ thống tư pháp Việt Nam ngay từ cấp xét xử đầu tiên. Thời gian qua, chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND các cấp nói chung và cấp huyện nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện vai trò, trách nhiệm của cán bộ, cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong hệ thống các cơ quan Nhà nước và trước nhân dân. Tuy nhiên, thực tế chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS còn có nhiều hạn chế, cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa XXHS, đáp ứng yêu cầu của công cuộc CCTP trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Với những lý do đó, luận án có giả thuyết là luận chứng cơ sở khoa học của mô hình “Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu của CCTP ở Việt Nam hiện nay”.
1.2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết giả thuyết trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi sau:
1) Dựa trên cơ sở lý luận nào để đánh giá và đưa ra các giải pháp bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP ở Việt Nam?
2) Việc tranh tụng và chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS có những ưu điểm, hạn chế gì, nguyên nhân nào dẫn đến những ưu điểm, hạn chế đó?
3) Để bảo đảm chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tại phiên tòa XXHS theo yêu cầu CCTP ở Việt Nam hiện nay phải dựa trên quan điểm chỉ đạo và cần có những giải pháp cụ thể nào?