29
[31]… đã cung cấp thêm cách tiếp cận, làm rõ một số vấn đề có liên quan về vai trò, trách nhiệm của KSV trong phiên tòa XXST vụ án hình sự, nhấn mạnh việc cần thiết phải tiến hành tranh tụng của KSV. Tuy nhiên, dưới góc độ luận văn thạc sĩ nên các trình bày chưa toàn diện, chưa sâu sắc.
+ Về bài báo khoa học:
Bài viết “Bàn về vai trò của KSV tại phiên tòa XXST vụ án hình sự” của Trịnh Duy Tám [94], đã khẳng định KSV có quyền và nghĩa vụ trong việc thực hành quyền công tố và tiến hành hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình TTHS, nhất là xét xử vụ án hình sự. Vai trò của KSV thể hiện chủ yếu và tập trung nhất ở giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa, bao gồm giai đoạn chuẩn bị cho việc xét xử, giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên toà, giai đoạn sau khi kết thúc phiên toà sơ thẩm và xem xét kháng nghị phúc thẩm. Trong đó, tác giả khẳng định tại phiên tòa XXST hình sự, KSV không thể thụ động, phó thác hoạt động xét hỏi cho Thẩm phán mà phải có ý thức chủ động trong việc tranh luận và xét hỏi. Điều này xuất phát từ quan điểm CCTP của Đảng, quy định của Bộ luật TTHS. Bên cạnh đó, khi đánh giá về hạn chế trong tranh luận của KSV, tác giả cho rằng nhiều KSV chưa chủ động hoặc còn lúng túng, nhất là trong các vụ án có luật sư tham gia. Điều này do sự hạn chế năng lực của KSV và trong thời gian dài, chúng ta chưa chú trọng đến hoạt động tranh luận, coi đây chỉ là nghĩa vụ thuần tuý để hoàn thành thủ tục tố tụng.
Bài viết “Bàn về tranh luận của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” của Dương Thanh Biểu [6] khẳng định, về lý thuyết, muốn cho hoạt động tranh tụng có hiệu quả, điều kiện trước hết đó là sự hoạt động tích cực của hai chủ thể quan trọng: Đội ngũ các Công tố viên và Luật sư bào chữa. Hai chủ thể này phải có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tác giả còn phân tích các quy định của pháp luật về tranh luận và trách nhiệm thực hành quyền công tố của KSV tại các phiên toà XXST vụ án hình sự. Tác giả thể hiện sự không đồng tình với quan điểm HĐXX không tiến hành xét hỏi, chỉ điều khiển việc xét hỏi và nghe các bên tham gia phiên toà tranh luận, rồi nhân danh công lý để ra phán quyết về vụ án vì như vậy là tuyệt đối hóa tranh tụng, chưa thấy hết bản chất ưu việt của kiểu tố tụng thẩm vấn kết hợp với tranh tụng. Bài
30
viết cũng nêu lên đặc trưng việc xét hỏi của KSV đối với bị cáo, nhân chứng và những người tham gia tố tụng khác là nhằm mục đích củng cố chứng cứ, làm rõ thêm các tình tiết buộc tội hoặc gỡ tội, bảo vệ cáo trạng chứ không phải là thẩm tra chứng cứ như việc xét hỏi của HĐXX.
Bài viết “Những yếu tố giúp KSV thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên toà XXST hình sự” của Hoàng Anh Phương [75], với mục đích góp phần nhận thức và thực hiện đúng đắn, đầy đủ quan điểm của Đảng về CCTP, tác giả nêu lên sự cần thiết phải nghiên cứu đánh giá về thực trạng tranh tụng của KSV tại các phiên toà sơ thẩm hình sự, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác thực hành quyền công tố của KSV, đáp ứng yêu cầu của CCTP. Trong đó, trước tiên cần làm rõ một số yếu tố giúp KSV thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên toà XXST các vụ án hình sự. Các yếu tố đó bao gồm: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KSV; KSV phải có kinh nghiệm công tác; KSV phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án; KSV phải xây dựng kế hoạch xét hỏi và tranh luận; KSV cần có phương pháp đối đáp tranh luận tại phiên toà.
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 2
- Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 3
- Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - 4
- Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Khái Niệm, Đặc Điểm Và Yêu Cầu Của Cải Cách Tư Pháp Về Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa
- Đặc Điểm Chất Lượng Tranh Tụng Của Kiểm Sát Viên Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện Tại Phiên Tòa Xét Xử Hình Sự Theo Yêu Cầu Cải Cách Tư Pháp
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
Bài viết “Kỹ năng giao tiếp của KSV trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự” của Nguyễn Đức Hạnh [33]. Tác giả khẳng định: Đối với KSV để thực hiện được vai trò công tố buộc tội bị cáo tại phiên tòa đòi hỏi KSV phải có những phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Một trong những kỹ năng hết sức quan trọng đó là kỹ năng giao tiếp trong tranh tụng tại phiên tòa với những người tiến hành tố tụng. Tác giả phân tích về các kỹ năng này, bao gồm nhiều kỹ năng thiết yếu như lắng nghe, quan sát, đối đáp, phản bác, thuyết phục… Từ đó khẳng định, kỹ năng giao tiếp của KSV trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa rất đa dạng, các kỹ năng này có một giá trị rất lớn giúp cho KSV tham gia tranh tụng có hiệu quả; đồng thời đòi hỏi các KSV phải có ý thức tự rèn luyện, nêu cao trách nhiệm bồi dưỡng, đánh giá của VKS.
Bài viết “Mối quan hệ giữa một số chủ thể tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” của Nguyễn Ngọc Kiện [50]. Bài viết làm rõ các mối quan hệ của các chủ thể tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, đi sâu phân tích mối quan hệ giữa HĐXX và KSV (khẳng định đây là mối quan hệ phối hợp và mối quan hệ chế ước); mối quan hệ giữa KSV và HĐXX đối với người bào chữa (mối quan hệ giữa KSV
31
và người bào chữa là quan hệ đối tụng; mối quan hệ giữa HĐXX và người bào chữa là quan hệ chấp hành sự điều hành).
Bài viết “Giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng trong TTHS” của Tôn Thiện Phương, năm 2015 [76]. Trong đó, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng tranh tụng trong TTHS của VKSND tỉnh Nghệ An trong giai đoạn thực hiện CCTP” đã được triển khai thực hiện. Tác giả đã trình bày tổng quan một số vấn đề lý luận cơ bản (khái niệm, chủ thể, đối tượng, phương pháp tranh tụng trong TTHS; phân tích thực trạng hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên VKSND hai cấp ở Nghệ An tại các phiên tòa hình sự với việc khẳng định những kết quả đạt được cũng như hạn chế của hoạt động này. Trong bài viết, tác giả có đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng của KSV, bao gồm các giải pháp cải thiện môi trường tranh tụng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử, giải pháp về công tác cán bộ, giải pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành của VKS hai cấp.
Bài viết “Kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ, tranh tụng tại phiên tòa các vụ án tham nhũng” của Nguyễn Ngọc Tuyến, năm 2016 [114]. Trên cơ sở phân tích, chỉ rõ những ưu điểm của đội ngũ KSV khi tiến hành thực hiện quyền công tố và kiểm sát xét xử; tầm quan trọng của việc nghiên cứu bản kết luận điều tra, cáo trạng, hệ thống các chứng cứ, sắp xếp tài liệu… tác giả xác định việc tập trung nghiên cứu hồ sơ vụ án tham nhũng là yếu tố quyết định đảm bảo cho quá trình tranh tụng có tính thuyết phục, được dư luận đồng tình ủng hộ, từng bước nâng cao vị thế của ngành KSND và xây dựng hình ảnh người cán bộ KSV. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu hồ sơ tranh tụng tại phiên tòa đối với các vụ án tham nhũng, bao gồm: Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKS, đổi mới công tác phân công KSV kiểm sát thông khâu từ khi giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, khởi tố vụ án, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án tham nhũng; văn bản hướng dẫn áp dụng phải đồng bộ; KSV phải chủ động, tích cực kiểm tra tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa để tranh tụng có sức thuyết phục cao; ngành KSND và địa phương phối hợp bồi dưỡng, đào tạo
32
đội ngũ KSV về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa, chú trọng kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng đối đáp của KSV …
Bài viết “Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn truy tố và vấn đề nâng cao chất lượng Bản cáo trạng” của Nguyễn Minh Đức, năm 2016 [27]. Trong đó, trên cơ sở phân tích nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn truy tố, tác giả khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng Bản cáo trạng - căn cứ đầu tiên để xác định phạm vi và cơ sở cho Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tác giả nhấn mạnh, Bản cáo trạng cần phải bảo đảm được đầy đủ những nội dung cần có theo quy định của Điều 243 Bộ luật TTHS năm 2015; phải thực hiện nghiêm túc và thể hiện đầy đủ các nội dung cần có của Bản cáo trạng theo quy định của pháp luật và theo mẫu quy định; phải phản ánh đầy đủ và trung thực nội dung vụ án đã được điều tra, thu thập và thể hiện trong hồ sơ vụ án cùng với các bút lục hồ sơ cụ thể để chứng minh mọi diễn biến hành vi phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can.
Bài viết: “Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố, điều tra, XXST vụ án hình sự theo quy định mới của Bộ luật TTHS năm 2015” của Trần Công Phàn, năm 2016 [69]. Tác giả nêu ý kiến về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong các giai đoạn TTHS. Đáng chú ý, tác giả cho rằng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự phải có những đổi mới, điều chỉnh hợp lý để khẳng định chất lượng của hoạt động này.
Bài viết: “Một số quy định mới về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và vấn đề nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa XXST vụ án hình sự” của Lê Đức Xuân, năm 2016 [157]. Trên cơ sở xem xét cụ thể các quy định của Bộ luật TTHS năm 2015, tác giả chỉ ra những điểm mới và nêu rõ trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của KSV; xác định yêu cầu, biện pháp và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV, giới hạn trong phiên tòa XXST vụ án hình sự.
Bài viết “Nâng cao năng lực đội ngũ KSV đáp ứng yêu cầu CCTP hiện nay”
của Trần Văn Quý, năm 2017 [90]. Tác giả đánh giá những ưu điểm và hạn chế
33
trong hoạt động thực hành quyền công tố của KSV tại phiên tòa xét xử; nêu lên nguyên nhân của tồn tại và khẳng định “đáp ứng yêu cầu CCTP, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan, đầu tư cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ tương xứng với yêu cầu về nhiệm vụ, thì việc nâng cao năng lực của KSV đóng vai trò quyết định” [90, tr.3]. Theo đó, tác giả nêu lên ba yêu cầu cơ bản liên quan tới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, KSV, đáp ứng yêu cầu CCTP trong bối cảnh hiện nay, bao gồm: KSV “cần không ngừng cập nhật, nâng cao các loại kiến thức để phục vụ cho việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, bao gồm kiến thức nghề, kiến thức ngoài nghề” [90, tr.3], thường xuyên rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ; thái độ công tâm, bản lĩnh và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ [90, tr.4].
Bên cạnh đó, còn có một số công trình khác đề cập đến vấn đề này như: “KSV tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự theo tinh thần CCTP” của Nguyễn Thị Tuyết [117]; “Nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại các phiên tòa hình sự” của Phạm Minh Tuyên [112], [113]; “Nguyên tắc tranh tụng và trách nhiệm bảo đảm thực hiện của ngành KSND” của Nguyễn Hòa Bình [7]…
Tóm lại, nghiên cứu về một chủ thể tranh tụng đặc biệt, đại diện, bảo vệ lợi ích của Nhà nước (KSV) là đề tài nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhất là sau khi Đảng, Nhà nước xác định chủ trương CCTP với trọng tâm là hoạt động xét xử và đề cao hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Các công trình nghiên cứu đã mang lại những giá trị tham khảo tốt cho nghiên cứu sinh. Ở góc độ khái quát, những vấn đề về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng, chất lượng tranh tụng của KSV, trong đó các nội dung trình bày về khái niệm, đặc điểm, điều kiện, yêu cầu tranh tụng của KSV tại phiên tòa, cơ sở pháp lý quy định hoạt động tranh tụng tại phiên tòa của KSV, ý nghĩa hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, thực trạng tranh tụng tại phiên tòa của Kiểm sát viên VKSND các địa phương… là những vấn đề tham khảo quan trọng khi nghiên cứu đề tài luận án. Ở góc độ cụ thể, nhiều tác giả tiếp cận các khía cạnh khác nhau của hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự như các mối quan hệ cơ bản của KSV khi tranh tụng tại phiên tòa (mối quan hệ giữa HĐXX và KSV; KSV với người bào chữa); năng lực tranh tụng của KSV; kỹ năng giao tiếp của KSV trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự; kinh nghiệm tranh tụng tại phiên tòa các vụ án tham
34
nhũng… Mỗi góc độ tiếp cận đều mang lại những tri thức và phương pháp giải quyết vấn đề, gợi mở cho nghiên cứu sinh xác định hướng nghiên cứu đúng đắn của mình khi thực hiện đề tài luận án. Có thể khẳng định, tranh tụng của KSV tại phiên tòa sơ thẩm hình sự là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong tiến trình CCTP ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã có sự đề cập đến hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa sơ thẩm hình sự song chưa toàn diện, đầy đủ (thể hiện trong một phần của đề tài hoặc mới chỉ dừng lại ở cấp độ nghiên cứu luận văn thạc sĩ, bài viết…). Tuy vậy, những vấn đề được nêu ra trong các công trình khoa học cũng là một nguồn tư liệu để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Các công trình nghiên cứu về tranh tụng, chất lượng tranh tụng trong tố tụng hình sự
Các vấn đề về tranh tụng, chất lượng tranh tụng trong TTHS của các nước được đề cập đến trong một số cuốn sách, bài viết; dưới các góc độ tiếp cận khác nhau như mô hình tố tụng tranh tụng, hoạt động tranh tụng, nguyên tắc tranh tụng.
Trong cuốn sách “A Brief Survey of the Development of the Adversary System” (Một khảo sát về sự phát triển của hệ thống tranh tụng) của Stephan Landsman, The Ohio State University [160], tác giả đã nghiên cứu sự phát triển của hệ tố tụng tranh tụng từ thế kỷ XI ở Vương quốc Anh; trong đó đã nêu lên nhiều vấn đề của hệ tố tụng tranh tụng này, đánh giá về chế định Bồi thẩm đoàn, các quy định và sự thể hiện vấn đề tranh tụng trong phiên tòa của Luật sư, Thẩm phán, nhân chứng... Tác giả nêu lên sự phát triển của tranh tụng bắt nguồn từ những thay đổi về kinh tế - xã hội, phản ánh nhu cầu bảo vệ quyền lợi chính đáng của cá nhân. Tác giả cũng khẳng định trong phần kết luận: Cần bảo tồn những phương pháp truyền thống khi tranh tụng tại phiên tòa.
Trong bài “Tư pháp hình sự so sánh” của Philip. L. Reichel, Thông tin khoa học pháp lý, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, số chuyên đề về tư pháp hình sự so sánh, năm 1999 [71], tác giả đã nêu lên điểm giống và khác nhau của hai mô hình tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi. Hai mô hình này đều có điểm giống nhau: Mục đích cơ bản là tìm ra sự thật, thừa nhận hoạt động theo nguyên tắc
35
kẻ có tội phải bị trừng phạt, người vô tội phải được tự do. Sự khác nhau của hai mô hình tố tụng này là ở cách tốt nhất để tìm ra sự thật. Trong đó, thẩm vấn (đặc biệt là thẩm vấn tại phiên tòa) là đặc trưng của mô hình tố tụng xét hỏi; còn cạnh tranh giữa hai bên đối lập (quan trọng nhất là tranh tụng tại phiên tòa) là đặc trưng của mô hình tố tụng tranh tụng.
Bài giảng “Cải cách tòa án” của Khoa Luật, trường Đại học Connor, Mỹ, 2001 (Hải Phong dịch) [108], đặt vấn đề phải cải cách tòa án, xuất phát từ nhiều lý do trong đó có sự hạn chế của tố tụng tranh tụng. Trong bài giảng, tác giả trình bày sơ lược về đặc điểm của hệ thống tranh tụng, đồng thời chỉ ra những hạn chế của hệ thống này như Luật sư bào chữa quá nhiệt tình, lạm dụng quy trình trước phiên tòa và trong điều tra, huấn luyện nhân chứng, cảnh báo thảm họa, mặc cả buộc tội… Ý tưởng cải tổ được nêu ra thông qua các đề xuất, đặc biệt là trong công tác xây dựng pháp luật (xây dựng Luật ngăn chặn che giấu, bóp méo hoặc bịa đặt sự thực; Luật tìm kiếm chứng cứ bắt buộc, tiết lộ bắt buộc).
Trong bài viết “Một hệ thống tranh tụng không cân bằng - Vấn đề, chính sách và hoạt động thực tiễn tại Nhật Bản, nội dung và bối cảnh so sánh” của tác giả Setsuo Miyazama, trích trong “Nội dung hệ thống tranh tụng Nhật Bản”, Nxb Palgrave Macmilan Houndmills, Basingstoke, Hamsphine, R.G. 216 XS và 175 Fifth Avenue, New York, 2002 (bài dịch của Chu Trung Dũng và Bùi Thị Nhàn, Nxb Khoa học pháp lý, Hà Nội) [92]: Tác giả lập luận, sau chiến tranh, cấu trúc của TTHS Nhật Bản được coi là đã thay đổi theo nguyên tắc tranh tụng; được chứng minh bởi việc khi cho rằng có sự bất cân bằng giữa các bên, giới Luật sư đã nỗ lực tăng cường địa vị của bị cáo, Nhà nước cũng nỗ lực tăng cường địa vị của Cảnh sát và Công tố viên. Tác giả đánh giá Luật sư bào chữa không tích cực, không chuyên sâu, không có khả năng làm giảm sự bất cân bằng đó và có thể tranh luận rằng điều này chính là thể hiện sự bất cân bằng đó. Một số nhận định đã được tác giả đưa ra như “Hệ thống tranh tụng Nhật Bản dường như rất yếu” với các giả thiết “sự yếu kém của Đoàn Luật sư”, “khả năng là rất nhiều khác biệt trong hệ thống pháp luật của Mỹ và của Nhật Bản”, “tinh hoa của Nhật Bản đã thắng lợi trong việc duy trì một số yếu tố xét hỏi nhất định trong hệ thống công lý hình sự bất kể những nỗ lực của các nhà cải cách Nhật Bản” [92].
36
Elisabeth Pelsez Elisabeth Pelsez thể hiện quan điểm trong Kỷ yếu hội thảo “Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh tụng - Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quản lý Thẩm phán”, Nhà pháp luật Việt - Pháp, ngày 18/01/2002: Khẳng định loại hình tố tụng đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là tranh tụng và loại tố tụng này đã được áp dụng tại Hy Lạp cổ đại, sau đó được đưa vào La Mã với tên gọi “thủ tục hỏi đáp liên tục” [28]. Theo đó, tác giả đưa ra nhận định về sự hình thành của tố tụng tranh tụng, đặc trưng của mô hình tố tụng này cùng với những kinh nghiệm thực tế của Pháp trong tuyển chọn, bổ nhiệm, quản lý thẩm phán.
Trong cuốn sách “Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, do Vũ Thế Hùng, Hồng Hạnh, Minh Nguyệt dịch [47], đã giới thiệu về hệ thống pháp luật Hoa Kỳ với các vấn đề: Lịch sử và tổ chức của hệ thống tư pháp liên bang; lịch sử và tổ chức của các hệ thống tư pháp bang; ranh giới tài phán và lập chính sách; các Luật sư, nguyên đơn và nhóm lợi ích trong thủ tục tố tụng; thủ tục TTHS; thủ tục tại tòa án dân sự; các Thẩm phán liên bang; việc thực thi và tác động của các chính sách tòa án. Trong thủ tục TTHS, các tác giả trình bày chi tiết với các nội dung: Đại bồi thẩm đoàn hay phiên tòa sơ bộ; thủ tục trong một phiên TTHS; thủ tục sau một phiên tòa hình sự và kháng cáo. Trong đó, tác giả công trình đã phân tích về thủ tục tố tụng đối nghịch dựa trên giả định mọi vụ án đều có hai mặt đối lập. Các bên đều được quyền đưa ra bằng chứng, dữ kiện và lập luận trước một Thẩm phán (Bồi thẩm đoàn); với cơ hội không hạn chế để trình bày các bằng chứng, dữ kiện này, giúp làm sáng tỏ sự thật vụ án. Trong mô hình tố tụng đối nghịch, Luật sư đại diện cho mỗi bên có vai trò chính tại phòng xử án. Thẩm phán có vai trò trung lập, kiểm soát hai bên trong những quy tắc được chấp nhận về thủ tục pháp lý và sẽ xác định bên thắng kiện, trên cơ sở sự tiếp cận đầy đủ cơ hội trình bày lý lẽ tại phòng xử án của mỗi bên.
Báo cáo “Nhân quyền trong hệ thống tư pháp hình sự” do Dato’s Param Cuma raswamy và Manfred Nowak đồng tổ chức tại Hội thảo về nhân quyền - Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) không chính thức lần thứ 9, Strasbourg, Pháp, năm 2009 [40] đã có phần trình bày về vấn đề hệ tố tụng thẩm vấn và hệ tố tụng tranh tụng dưới góc độ so sánh. Trong đó, báo cáo đã chỉ ra một số ưu điểm và nhược điểm của hệ tố tụng trên. Đề cập tới những biện pháp bảo đảm cụ thể về