Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 2


minh. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại ở nước ta hiện nay là có một tỷ lệ không nhỏ số HSSV đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề có hoàn cảnh khó khăn, nếu không được sự hỗ trợ của Nhà nước thì bộ phận HSSV này khó có thể theo học được, Nhà nước sẽ mất đi một số lượng lớn nhân tài, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi hải đảo không có điều kiện tiếp nhận được cán bộ.

Một trong những chương trình trọng điểm của NHCSXH là chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên nhằm hỗ trợ và tạo cơ hội cho các em HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt theo học tại trường. Từ đó có thể tiếp cận với nền giáo dục ở cấp độ cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của sự nghiệp giáo dục quốc gia.

Trong thời gian qua, Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội đã nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng trong các hoạt động cho vay, trong đó có cho vay học sinh, sinh viên nhưng chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay này vẫn chưa cao. Mức cho vay được quy định như hiện nay của chương trình cho vay học sinh, sinh viên là không cao. Mức cho vay 1.250.000 đồng/tháng/sinh viên chưa đủ để học sinh, sinh viên trang trải học phí, sinh hoạt thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Tỷ lệ nợ quá hạn chương trình cho vay HSSV của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đạt tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ nhưng chưa thực sự phản ánh đúng các khoản nợ quá hạn của ngân hàng, khả năng tiềm ẩn tỷ lệ nợ xấu cao,…Chính vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vayhọc sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.

Xuất phát từ lý do trên, đề tài: “Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội” được tác giả lựa chọn nghiên cứu.

2. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại NHCSXH không phải là một chủ đề mới. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên

3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

quan đến vấn đề này. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:


Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 2

Vò Thị Lan Hương (2014), Nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.Tín dụng đối với HSSV mang tính đặc thù, không đơn giản về cả lý thuyết và thực tiễn, vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính lâu dài.Đề tài đã khái quát được các vấn đề lý thuyết về mở rộng và chất lượng cho vay đối với HSSV, đối chiếu vào hoạt động cụ thể của NHCSXH, đánh giá chất lượng cho vay đối với HSSV tại Ngân hàng, qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với HSSV tại NHCSXH.

Cẩm Hà Tú (2015), Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh, sinh viên tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên. Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Phú Thọ. Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Phú Thọ, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh Phú Thọ.

Nguyễn Quyết Thắng và cộng sự (2017), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng chính sách xã hội thị xã Phước Long, Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) 123-132. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp toán kinh kế bằng việc ước lượng mô hình LOGIT nhằm tìm ra bảy (07) yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn từ đó đề ra kiến nghị các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng HSSV tại NHCSXH thị xã Phước Long, giúp cho địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế.

Đào Thanh Bình và cộng sự (2017), Chất lượng tín dụng đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam nhìn từ phía sinh viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Tạp chí Công thương, Số 10, tháng 9/2017. Nghiên cứu này tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của chương trình cho vay này từ phía sinh viên

4


đang theo học tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đã được tham gia vào chương trình tín dụng này. Trên cơ sở những đánh giá của sinh viên về hạn mức, quy trình giải ngân cũng như những kênh thông tin và hình thức hỗ trợ trong việc sử dụng vốn vay, nghiên cứu tập trung đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này một cách đúng, đủ, kịp thời... bên cạnh việc triển khai các chương trình, dự án tư vấn hướng nghiệp để góp phần giải quyết việc làm cho sinh viên, giúp họ sớm có thu nhập để trả gốc và lãi vay, từ đó đẩy nhanh quay vòng vốn nhằm thực hiện được mục tiêu không để HSSV nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính.

Nguyễn Hồng Thắm (2018), Cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đi sâu phân tích thực trạng cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội thông qua hệ thống các chỉ tiêu như dư nợ cho vay, cơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay, tỷ trọng dư nợ cho vay HSSV, số lượng HSSV thuộc đối tượng vay vốn,… Từ đó, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

Nguyễn Văn Đức (2016), Cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thương Mại. Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cho vay học sinh, sinh viên; làm rò vai trò tín dụng học sinh, sinh viên đối với cơ hội tiếp cận giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; xác lập hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay học sinh, sinh viên; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội.Bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2014; kết hợp với kết quả điều tra xã hội học đối với các đối tượng trực tiếp liên quan đến chương trình cho vay học sinh, sinh viên được xử lý bằng phần mềm SPSS đã cho thấy những thành tựu, hạn chế và


nguyên nhân trong quá trình triển khai chương trình cho vay học sinh, sinh viên.Trên cơ sở định hướng, mục tiêu hoạt động cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2025, kết hợp với các kết luận đã rút ra ở phần khảo sát thực trạng, luận án đã đề xuất một hệ thống gồm 7 nhóm giải pháp và 4 kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong tương lai.

Các công trình nghiên cứu trước đã tạo tiền đề về cơ sở lý luận, phương pháp thực hiện đề tài, cụ thể là các khái niệm liên quan đến cho vay HSSV, chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV, các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV… Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm (2018) nghiên cứu về cho vay HSSV tại NHCSXH TP Hà Nội. Tuy nhiên, nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu về hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội chứ không đi sâu phân tích chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội. Thêm vào đó, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2017-2019. Do đó, đề tài thể hiện tính mới và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu:Đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ cần thực hiện gồm:

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NHCSXH và chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH.

- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trong cho vay HSSVtại NHCSXHChi nhánh TP Hà Nội.

- Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay HSSVtại NHCSXHChi nhánh TP Hà Nội.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu:

Chất lượng tín dụng trong cho vay HSSVcủa NHCSXH nói chung và của NHCSXHChi nhánh TP Hà Nội nói riêng.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài thực hiện tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

+ Về thời gian: Thực trạngchất lượng tín dụng trong cho vay HSSV trong giai đoạn 2017-2019; Các giải pháp đề xuất đến năm 2025.

+ Về nội dung: Nghiên cứu chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV dưới góc độ ngân hàng cho vay và khách hàng vay.

5. Phương pháp nghiên cứu


* Phương pháp thu thập dữ liệu


Dữ liệu phục vụ luận văn được thu thập từ hai nguồn chính gồm: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

- Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng, thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019; Tài liệu báo cáo thường niên năm các năm từ 2016 đến năm 2018 và các văn bản liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Các tài liệu lý thuyết và thực tiễn từ các sách giáo trình, nghiên cứu tương tự về đề tài, các văn bản pháp lý, các bài báo đăng tải trên các trang web… cũng được sử dụng trong luận văn.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp đọc tài liệu và tổng

hợp.

-Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài bao gồm các thông tin liên quan đến chất

lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội, được thu thập trong tháng 8/2020. Các thông tin này được thu thập từ các khách hàng đang sử dụng chương trình cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

Thông tin sơ cấp được thu thập theo phương pháp điều tra:


Phiếu điều tra được thiết kế sẵn với các thông tin gắn với nội dung chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

Phiếu điều tra được gửi trực tiếp đến các sinh viên tại các Trường Đại học trên địa bàn TP Hà Nội đang sử dụng chương trìnhcho vay HSSV tạiNHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.Số lượng phiếu phát ra là 200 phiếu. Số lượng phiếu thu về và hợp lệ là 186 phiếu.

* Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

- Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp:

+ Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại, đảm bảo đạt được các yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và logic.

Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: máy tính, phần mềm Excel.

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh các chỉ tiêu giữa các năm

- Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp:

Phương pháp sử dụng excel tính tỷ lệ %: Phương pháp này được sử dụng để thống kê câu trả lời của các đối tượng điều tra khác nhau trong phiếu điều tra, từ đó đưa ra một số kết luận về thực trạng chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

6. Kết cấu luận văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 phần:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng trong cho vay HSSVtại Ngân hàng chính sách xã hội

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng trong cho vay HSSVtại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội

Chương 3:Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI


1.1. Hoạt động Cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH


1.1.1. NHCSXH và vai trò của NHCSXH


1.1.1.1. Khái niệm NHCSXH


Trên thế giới, nhiều quốc gia có NHCSXH, nhưng nhận thức về mô hình Ngân hàng tham gia thực hiện chính sách xã hội có nhiều quan điểm khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Để có thể chuyển tải vốn tới các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội phải là một loại hình ngân hàng chính sách của Chính phủ được thành lập chỉ để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi dành riêng cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

- Quan điểm thứ hai cho rằng: Để có thể chuyển tải vốn tới các đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội, Chính phủ có thể thông qua hệ thống NHTM thuộc sở hữu Nhà nước để thực hiện các chương trình tín dụng chỉ định của Chính phủ.

- Quan điểm thứ ba cho rằng: Người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác không nhất thiết phải được hưởng ưu đãi về lãi suất mà điều cần thiết đối với họ chính là được ưu đãi về các điều kiện vay vốn khác. Do đó, theo họ có thể thành lập NHTM cổ phần để cho vay đối với người nghèo với lãi suất hoàn toàn theo cơ chế thị trường (Ngân hàng Grameen ở Bangladesh).

Các quan điểm về mô hình Ngân hàng tham gia thực hiện chính sách xã hội trên đây có khác nhau và sự vận dụng chúng có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào việc chúng có phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước.

Trong xu thế phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, ở mỗi quốc gia đều nảy sinh tình trạng có những ngành hàng, những khu vực kinh tế, những đối tượng khách hàng có sức cạnh tranh kém, không đủ các điều kiện tiếp cận với dịch vụ của các NHTM. Ví dụ, các ngành hàng mang tính lợi ích công cộng, vùng sâu, vùng xa địa hình khó khăn hiểm trở, bị chia cắt, điều kiện khí hậu tự nhiên khắc nghiệt…, chịu chi phí lớn, rủi ro cao, hơn nữa đòi hỏi vốn đầu tư lớn thời gian dài,


lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận. Tuy nhiên, những ngành hàng, những khu vực kinh tế và những đối tượng khách hàng này không thể bị bỏ rơi, nó buộc phải có sự hỗ trợ của Chính phủ để tồn tại và phát triển bởi tính xã hội của nó: nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế cân bằng giữa các vùng, miền, giữa các thành phần, đảm bảo sự chênh lệch giàu nghèo không quá lớn và nhằm giải quyết các mục tiêu chính trị - xã hội. Để giảm thiểu những mặt trái khuyết tật của cơ chế thị trường và giải quyết các mục tiêu nêu trên, Chính phủ đã sử dụng công cụ tín dụng chính sách. (Nguyễn Minh Kiều, 2013)

Như vậy, tín dụng chính sách là các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Đây là việc cho vay có tính chất phi thương mại đối với các hoạt động bán tài chính không đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện tiêu chí thương mại, nhưng lại có tác động xã hội chính trị quan trọng trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.

Tùy điều kiện và nhu cầu của mỗi quốc gia, Chính phủ thiết lập các kênh tín dụng hoặc thiết lập các Ngân hàng chuyên biệt để:

- Cho vay các khu vực kinh tế ưu tiên;

- Cho vay các ngành kinh tế có tính chất chiến lược;

- Cho vay các công trình có tính khả thi về tài chính nhưng đòi hỏi vốn lớn, thời gian dài (công trình cơ sở hạ tầng, đường xá…);

- Cho vay xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn và các khu vực

xã hội.

Các ngân hàng được thiết lập để thực hiện các chương trình tín dụng chính

sách của Chính phủ được gọi là Ngân hàng Chính sách.

Ngân hàng Chính sách được chia làm 2 loại:

- Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách phát triển được gọi là Ngân hàng Phát triển.

- Ngân hàng Chính sách phục vụ các chính sách xã hội được gọi là Ngân hàng Chính sách xã hội.

Từ những phân tích trên đây có thể đưa ra khái niệm chung nhất về NHCSXH là loại hình Ngân hàng chuyên biệt được các Chính phủ thiết lập nhằm cung cấp các khoản cho vay ưu đãi đối với các đối tượng khách hàng, ngành nghề,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022