Bảng 2.12: Tình hình Nợ quá hạn chương trình cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu đồng
2017 | 2018 | 2019 | 2018/2017 | 2019/2018 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
- Tổng dư nợ | 6.618.107 | 7.419.196 | 8.545.978 | 801.090 | 12,10 | 1.126.782 | 15,19 |
- Dư nợ cho vay HSSV | 181.276 | 123.889 | 91.030 | (57.387) | -31,66 | (32.859) | -26,52 |
+ Nợ khoanh cho vay HSSV | 24,5 | 12,5 | 0,0 | (12,0) | -48,98 | (12,5) | -100,00 |
+ Nợ quá hạn cho vay HSSV | 1.680 | 1.479 | 1.100 | (201) | -11,97 | (379) | -25,60 |
+ Tỷ lệ Nợ quá hạn HSSV/Tổng dư nợ (%) | 0,03 | 0,02 | 0,01 | (0,01) | -21,47 | (0,01) | -35,41 |
+ Tỷ lệ Nợ quá hạn HSSV/Tổng dư nợ HSSV (%) | 0,93 | 1,19 | 1,21 | 0,27 | 28,81 | 0,01 | 1,26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Cho Vay Hssv Tại Nhcsxh Chi Nhánh Tp Hà Nội
- Doanh Số, Dư Nợ Cho Vay Hssv Tại Nhcsxh Chi Nhánh Tp Hà Nội
- Phân Tích Số Lượng Và Dư Nợ Hssv Theo Đối Tượng Đào Tạo
- Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trong Cho Vay Học Sinh Sinh Viên Tại
- Củng Cố Và Hoàn Thiện Tổ Tiết Kiệm Và Vay Vốn
- Tăng Cường Đôn Đốc Thu Hồi Nợ Của Các Tổ Chức Hội Đoàn Thể Nhận Ủy Thác Các Cấp
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2017, 2018, 2019 của NHCSXH TP Hà Nội
Đến 31/12/2019 tỷ lệ Nợ quá hạn các chương trình tín dụng tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội chiếm 1,46% tổng dư nợ, tỷ lệ Nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm chiếm 2,68% tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm. Nếu so sánh tỷ lệ Nợ quá hạn cho vay HSSV với tỷ lệ Nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm và tỷ lệ Nợ quá hạn của tất cả các chương trình tín dụng tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội thì tỷ lệ Nợ quá hạn cho vay HSSV chiếm tỷ lệ thấp nhất.
Bảng 2.13: So sánh Nợ quá hạn chương trình cho vay HSSV
với một số chương trình tín dụng tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội
Đơn vị tính: Triệu đồng
2017 | 2018 | 2019 | 2018/2017 | 2019/2018 | |||
+/- | % | +/- | % | ||||
- Tổng dư nợ | 6.618.107 | 7.419.196 | 8.545.978 | 801.090 | 12,10 | 1.126.782 | 15,19 |
- Dư nợ cho vay HSSV | 181.276 | 123.889 | 91.030 | (57.387) | -31,66 | (32.859) | -26,52 |
- Dư nợ cho vay giải quyết việc làm | 2.293.460 | 2.856.165 | 3.768.589 | 562.705 | 24,54 | 912.424 | 31,95 |
+ Nợ quá hạn các chương trình TD | 135.589 | 118.897 | 125.002 | (16.692) | -12,31 | 6.105 | 5,13 |
+ Nợ quá hạn cho vay HSSV | 1.680 | 1.479 | 1.100 | (201) | -11,97 | (379) | -25,60 |
+ Nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm | 80.596 | 95.743 | 101.068 | 15.147 | 18,79 | 5.325 | 5,56 |
+ Tỷ lệ Nợ quá hạn các Chương trình/Tổng dư nợ (%) | 2,05 | 1,60 | 1,46 | (0,45) | -21,78 | (0,14) | -8,73 |
+ Tỷ lệ Nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm/Tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm (%) | 3,51 | 3,35 | 2,68 | (0,16) | -4,61 | (0,67) | -20,00 |
+ Tỷ lệ Nợ quá hạn HSSV/Tổng dư nợ HSSV (%) | 0,93 | 1,19 | 1,21 | 0,27 | 28,81 | 0,01 | 1,26 |
Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2017, 2018, 2019 của NHCSXH TP Hà Nội
Nguyên nhân khiến tỷ lệ Nợ quá hạn chương trình cho vay HSSV tăng là do HSSV ra trường chưa có việc làm, hộ gia đình khó khăn không trả được nợ. Một nguyên nhân khác là do tại NHCSXH TP Hà Nội vẫn còn tình trạng xét duyệt khoản vay không đúng, dẫn đến dùng sai mục đích sử dụng vốn khiến khách hàng
vay vốn không trả được nợ. Tuy nhiên, tình trạng nợ khoanh của Chi nhánh đã được khắc phục trong năm 2019.
4.00
3.50
3.00
2.50
2.00
1.50
1.00
0.50
0.00
3.51
3.35
2.68
2.05
0.93
1.60
1.19
1.46
1.21
2017
2018
2019
Tỷ lệ Nợ quá hạn các Chương trình/Tổng dư nợ (%)
Tỷ lệ Nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm/Tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm (%)
Tỷ lệ Nợ quá hạn HSSV/Tổng dư nợ HSSV (%)
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ Nợ quá hạn cho vay HSSV so với một số chương trình khác
Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm 2017, 2018, 2019 của NHCSXH TP Hà Nội
2.3.1.2. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu định tính
Để có thể đánh giá chất lượng tín dụng của chương trình, nhóm nghiên cứu thực hiện các khảo sát bằng bảng hỏi ngẫu nhiên với 200 sinh viên nhập học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2016-2017 đến nay và đã được nhận vốn vay từ chương trình này. Kết quả khảo sát thu về 186 phiếu hợp lệ (đạt 93%) và cho phép đánh giá sơ bộ một số điểm như sau:
Bảng 2.14: Đánh giá chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV thông qua khảo sát khách hàng
Bạn có cho rằng chính sách tín dụng cho HSSV vay vốn là chính sách có ý nghĩa thiết thực, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho HSSV có hoàn cản khó khăn không? | Có | 175 | 94,1 | |
Không | 11 | 5,9 | ||
2 | Bạn biết đến thông tin về chương trình cho vay học sinh, sinh viên thông qua kênh nào? | Nhà trường | 74 | 39,8 |
Các phương tiện truyền thông đại chúng | 30 | 16,1 | ||
NHCSXH | 37 | 19,9 | ||
Chính quyền địa phương | 25 | 13,4 | ||
Người thân, họ hàng, bạn bè | 20 | 10,8 | ||
Khác | 0 | 0,0 | ||
3 | Bạn đánh giá như thế nào về mức vốn vay của chương trình cho vay học sinh, sinh viên? | Qúa thấp | 30 | 16,1 |
Thấp | 88 | 47,3 | ||
Vừa đủ | 65 | 34,9 | ||
Cao | 3 | 1,6 | ||
4 | Bạn đánh giá như thế nào về lãi suất cho vay của chương trình cho vay học sinh, sinh viên? | Rất ưu đãi | 17 | 9,1 |
Bình thường | 115 | 61,8 | ||
Hơi cao | 31 | 16,7 | ||
Quá cao | 22 | 11,8 | ||
5 | Bạn đánh giá như thế nào về thời gian trả lãi và gốc của chương trình cho vay học sinh, sinh viên? | Phù hợp | 66 | 35,5 |
Chưa phù hợp | 120 | 64,5 | ||
6 | Bạn đánh giá như thế nào về quy trình thủ tục của chương trình cho vay học sinh, sinh viên? | Đơn giản | 70 | 37,6 |
Phức tạp | 76 | 40,9 | ||
Rất phức tạp | 40 | 21,5 | ||
7 | Bạn có sử dụng vốn đúng mục đích vay vốn không | Có | 182 | 97,8 |
Không | 4 | 2,2 |
(Nguồn: Kết quả khảo sát)
* Đánh giá chung về chính sách: Có tới 94,1% sinh viên tham gia khảo sát cho rằng, chính sách tín dụng cho HSSV vay vốn là chính sách có ý nghĩa thiết thực, tháo gỡ khó khăn về tài chính để các em có thể quyết tâm theo học tại các Trường Đại học. Điều này lý giải đây chính là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và nhận được sự đồng thuận cao của người dân.
* Kênh cung cấp thông tin về chương trình: Theo kết quả khảo sát, kênh thông tin từ nhà trường có hiệu quả nhất, giúp 39,8% sinh viên biết đến chương trình này. Các kênh thông tin khác có mức độ hiệu quả thấp hơn kênh thông tin từ nhà trường rất nhiều, cụ thể kênh NHCSXH có 19,9% sinh viên biết đến; phương tiện truyền thông đại chúng 16,1%; chính quyền địa phương 13,4% và từ người thân, họ hàng, bạn bè 11,0%. Nhà trường là nơi sinh viên trực tiếp học tập, gần gũi với sinh viên nhất nên kênh thông tin này có hiệu quả cao, thiết thực và tiết kiệm chi phí. Phương thức giới thiệu thông tin chương trình thông qua kênh này nên được quan tâm đầu tư và phát huy hơn nữa.
* Mức vốn vay: Đánh giá về mức vốn cho vay hiện nay, có 16,1% sinh viên cho rằng số vốn này là quá thấp, 47,3% cho rằng mức vốn này là còn hơi thấp, chưa đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt, 34,9% cho rằng mức vốn vay này vừa đủ đáp ứng được nhu cầu chi tiêu sinh hoạt của sinh viên và chỉ có 1,6% số người được hỏi cho rằng mức vốn này là cao và lớn hơn nhu cầu chi tiêu của sinh viên được vay vốn. Những đánh giá này phản ánh sát thực trạng áp lực tài chính đối với phần đông sinh viên đang theo học tại Trường. Hiện nay, mức phí sinh hoạt của một sinh viên trong một tháng dao động từ 1-3 triệu đồng là phần đông. Học phí của một sinh viên trung bình một kỳ trong khoảng 5-6 triệu (tùy thuộc vào năm học cũng như số tín chỉ đăng ký học tập). Vậy nên với mức vay 1.500.000 đồng/sinh viên/tháng là quá thấp. Theo như các bạn sinh viên chia sẻ, với mức vay vốn hiện tại, các bạn vẫn phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống vì mức chi tiêu sinh hoạt ở thành phố quá đắt đỏ. Và đó cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến sinh viên có HCKK khi nhận được vốn vay từ chương trình khó khăn trong việc đảm bảo ra trường đúng hạn cũng như kết quả học tập tốt để có thể có việc làm ngay sau khi ra trường, đảm bảo trả lãi và gốc vay đúng hạn. Chính mức vay thấp nên 72,4% sinh viên được hỏi
nhận tiền vay dùng để đóng học phí, còn những chi phí khác để trang trải các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu như ăn uống, đi lại, nhà trọ, mua sắm trang thiết bị học tập, sách vở, học phí học thêm những khóa đào tạo ngắn hạn, tăng kỹ năng nghề nghiệp ngoài trường… đều phải cắt giảm hoặc trông chờ từ nguồn tài chính khác.
* Lãi suất cho vay: Lãi suất hiện nay NHCSXH áp dụng đối với chương trình là 6,6%/năm. Đây là mức lãi suất rất thấp so với lãi suất thị trường. 61,8% sinh viên được hỏi chấp nhận mức lãi suất này, trong đó 9,1% còn coi đây là mức lãi suất rất ưu đãi. 16,7% sinh viên thấy mức lãi suất này hơi cao và 12,1% thấy lãi suất 6,6%/năm là quá cao. Mức lãi suất họ cho rằng phù hợp hơn là 0%-0,2%/tháng. Nguyện vọng này là do tâm lý sinh viên vẫn còn đang đi học, chưa có việc làm, chưa biết thu nhập sẽ là bao nhiêu nên họ sợ lãi suất cao sẽ không trả được tiền lãi cao. Tuy nhiên, từ phía NHCSXH cho rằng hộ gia đình có sinh viên vay vốn mà đại diện là cha mẹ sinh viên cảm thấy lãi suất này là ưu đãi so với thị trường, tạo điều kiện cho con họ học tập tốt.
* Thời gian trả lãi và gốc: Xét về mức độ phù hợp về thời gian sinh viên bắt đầu trả lãi và gốc vay của NHCSXH là không quá 12 tháng sau khi ra trường; có 35,5% sinh viên được hỏi cho rằng là phù hợp, trong khi đó số sinh viên không đồng ý với thời gian trả lãi và gốc vay như vậy chiếm đến 64,5% tổng số sinh viên được khảo sát. Như vậy, NHCSXH cần xem xét điều chỉnh thời gian trả nợ theo hướng kéo dài hơn để tạo điều kiện cho HSSV có khả năng trả nợ đủ, đúng hạn, đồng thời tùy theo đối tượng đang theo học tại hệ nào, cụ thể là thời gian ân hạn bằng thời gian HSSV đang theo học tại trường, thời gian thu nợ có thể rút ngắn bằng 1/2 thời gian ân hạn. Về các điều kiện gia hạn nợ: nên bổ sung thêm những quy định ưu đãi dành cho những HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường về công tác tại các vùng miền núi, hải đảo xa xôi.
* Quy trình và thủ tục cho vay vốn: Đánh giá về mức độ thuận tiện của thủ tục hồ sơ cho vay, 37,6% sinh viên được hỏi cảm thấy thủ tục từ mức bình thường đến, rất đơn giản, 40,9% thấy phức tạp và 21,5% thấy rất phức tạp. Đặc biệt, đa số sinh viên chia sẻ mình gặp khó khăn khi là thủ tục hành chính tại địa phương, sinh viên thường không được hướng dẫn đầy đủ nên thực hiện không đúng trình tự yêu cầu
dẫn đến bị chậm trong quá trình làm hồ sơ chứng nhận nộp ngân hàng và kéo theo việc không nhận được tiền vay trước đầu mỗi năm học.
* Mục đích sử dụng vốn: 97,8% số sinh viên được hỏi sử dụng vốn đúng mục đích vay vốn. Chỉ có 2,2% số sinh viên được hỏi sử dụng không đúng mục đích vay vốn. Như vậy, hầu hết khách hàng đều sử dụng đúng mục đích vay vốn của chương trình.
Bên cạnh đó, khi trao đổi trực tiếp với sinh viên, có đến 90% số sinh viên mong muốn được tăng hạn mức vay và mong muốn thay đổi cách thức nhận giải ngân chuyển qua tài khoản cá nhân, gần 50% số sinh viên mong muốn vốn vay được nhận thông qua trường để thuận tiện hơn trong việc đóng học phí, và mong muốn được giải ngân cả năm học số tiền được vay để sinh viên chủ động nộp họ cũng thời gian quy định của nhà trường. Ngoài ra, một số sinh viên còn có các mong muốn như rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ để nhanh chóng nhận được tiền hay mở kênh hỗ trợ từ cán bộ của các chi nhánh NHCSXH giúp trực tiếp giải đáp những thắc mắc của sinh viên.
2.3.2. Đánh giá chung thực trạng chất lượng tín dụng trongcho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội
2.3.2.1. Kết quả đạt được
Trong giai đoạn 2017-2019, thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với HSSV đã đạt được những kết quả quan trọng: hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao, đã tạo được nguồn vốn đáp ứng cho việc thực hiện chương trình tín dụng chính sách đối với HSSV ngày càng được mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng cao. Tín dụng ưu đãi đối với HSSV đã góp phần giúp cho HSSV không phải bỏ học vì không có tiền, đã hỗ trợ cho người dân nghèo có cơ hội vươn lên trong cuộc sống. Vốn tín dụng được ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, qua đó các tổ chức này gắn kết nhiều với hội viên, nâng cao trách nhiệm đối với người nghèo, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở.
81
Với nhiều giải pháp quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành, đến 31/12/2019 tổng nguồn vốn chương trình là: 91.030 triệu đồng, đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng theo quy định, trong đó nguồn vốn ngân sách cấp là 3.732 triệu đồng chiếm 4,1% vốn đi vay và phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh là 87.297 triệu đồng chiếm 95,9% tổng nguồn vốn.
Đây là một trong các chính sách xủa Nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội, nhằm hỗ trợ và tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần trang trải cho việc học tập, sinh hoạt theo học tại trường, Quyết định này đã giúp cho một bộ phận nhân dân có thu nhập thấp có được sự bình đẳng về đào tạo, hỗ trợ kinh phí để theo học các bậc học khác nhau kể cả đào tạo nghề giúp họ có một việc làm ổn định, phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình. Với ý nghĩa to lớn đó, Quyết định đã đi vào cuộc sống, được nhân dân đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
Đây là một trong những chương trình tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất trong các chương trình cho vay của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, nhà trường chính quyền địa phương và NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội để tích cực triển khai và kịp thời xử lý giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên không chỉ hỗ trợ cho học sinh, sinh viên mà còn giúp cho các nhà trường ổn định về số lượng, nguồn thu, đảm bảo phát triển chất lượng giảng dạy của nhà trường. Với sự quan tâm của các nhà trường, chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên đã được triển khai rất thuận lợi.
2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Thứ nhất: Mức cho vay được quy định như hiện nay của chương trình cho vay học sinh, sinh viên là không cao. Mức cho vay 1.250.000 đồng/tháng/sinh viên chưa