Củng Cố Và Hoàn Thiện Tổ Tiết Kiệm Và Vay Vốn


Sau một thời gian thực hiện cần phải có báo cáo tổng kết để cùng nhau rút kinh nghiệm về phương thức cho vay, thủ tục cho vay, ý thức trách nhiệm của các bên liên quan để làm tốt việc cho vay HSSV trong thời gian tới. Cần ký kết các văn bản ghi nhớ giữa NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội với nhà trường để quy định trách nhiệm cụ thể của các bên, các cấp.

Ban lãnh đạo NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cần chủ động tham mưu cho Đảng ủy, UBND cấp xã, thị trấn trong việc hoạt động, cử cán bộ thường trực cho vay HSSV đủ năng lực giúp UBND cấp xã chỉ đạo các tổ chức Hội đoàn thể triển khai các chủ trương chính sách cho vay ưu đãi của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cần thường xuyên thông tin, trao đổi kịp thời với chính quyền xã, tổ chức chính trị các cấp về tình hình hoạt động ở từng nơi, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những nơi chưa tích cực, không thực hiện đúng quy định của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội. Phối hợp cùng tổ chức hội đoàn thể các cấp đôn đốc thu hồi nợ quá hạn nhận bàn giao và phát sinh mới, cung cấp số liệu dư nợ hàng tháng đối với từng tổ chức hội, các tổ cho vay vốn kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức hội nhận ủy thác trong quản lý nguồn vốn. Điều này rất quan trọng vì:

- Để giúp các hội đoàn thể, cán bộ tổ nắm rò quy trình nghiệp vụ cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội đoàn thể trong việc tiếp nhận và quản lý nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cần phối hợp tốt cùng các tổ chức hội đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến các nội dung tập huấn về các chương trình cho vay HSSV thông qua hộ gia đình.

- Đồng thời từng bước nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế giải ngân tín dụng, ràng buộc nhiều hơn trách nhiệm của Trưởng ban giảm nghèo xã, phường trong cho vay vốn ưu đãi nhằm làm giảm rủi ro tín dụng của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội. Bởi lẽ, rủi ro trong hoạt động của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội có những đặc thù riêng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế mà nó tác động và ảnh hưởng to lớn về mặt xã hội.

3.2.2. Củng cố và hoàn thiện Tổ Tiết kiệm và vay vốn

91


Mô hình Tổ TK&VV có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của NHCSXH, 6/9 công đoạn NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã ủy thác cho tổ chức hội, đoàn thể đảm nhiệm. Chính vì thế để nâng cao chất lượng cho vay HSSV của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội thì việc củng cố và hoàn thiện Tổ TK&VV là việc làm rất quan trọng. Để làm được việc này, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Quán triệt và chấn chỉnh hoạt động của Tổ TK&VV theo nội dung Quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội: Tổ TK&VV bao gồm các tổ viên là các đối tượng thụ hưởng chính sách cư trú trên địa bàn dân cư trong phạm vi cấp thôn, do các tổ chức chính trị - xã hội đứng ra thành lập. Tổ TK&VV thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp một số khâu trong quy trình cho vay, cụ thể: Nhận đơn xin vay vốn của người vay, tổ chức họp bình xét công khai danh sách và trình UBND xã phê duyệt; gửi bộ hồ sơ được UBND xã phê duyệt lên Ngân hàng nơi phục vụ để phê duyệt; khi có thông báo giải ngân của Ngân hàng, thông báo cho người vay đến địa điểm giao dịch của Ngân hàng để nhận tiền vay, trả nợ, trả lãi đến hạn hoặc Tổ trưởng tổ TK&VV trực tiếp nộp số lãi thu được trong kỳ cho Ngân hàng (nếu được ủy nhiệm thu lãi, có ghi trong hợp đồng ủy thác đã ký với Tổ); thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ viên vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; phát hiện kịp thời những khoản nợ sử dụng sai mục đích, nợ bị rủi ro bất khả kháng để thông báo cho cán bộ Ngân hàng tại buổi giao ban hàng tháng để lập biên bản xử lý theo quy định.

- Trên địa bàn của thôn có nhiều hộ thuộc đối tượng vay vốn, có nhu cầu thành lập nhiều tổ thì NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội thỏa thuận với các tổ chức chính trị

Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 13

- xã hội khuyến khích nhiều tổ chức hội cùng đứng ra thành lập tổ để có nội dung thi đua phong phú cho hoạt động của hội, đoàn thể tại thôn, bản. Tổ viên trong Tổ TK&VV không nhất thiết là hội viên của tổ chức hội (ví dụ: Đoàn Thanh niên đứng ra thành lập tổ thì tổ viên có thể là phụ nữ, nông dân hoặc cựu chiến binh, miễn là người vay vốn tin tưởng và tự nguyện gia nhập); Đoàn Thanh niên đứng ra thành lập, quản lý và giám sát thì tổ đó là Tổ TK&VV của Đoàn Thanh niên.


- Thường vụ của tổ chức hội, đoàn thể cấp xã (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực) không được kiêm nhiệm tham gia Ban quản lý tổ, Tổ trưởng tổ TK&VV. Phải tách bạch bằng được chức năng quản lý ra khỏi chức năng điều hành tác nghiệp của Tổ TK&VV. Thường vụ các tổ chức hội ở cấp xã cũng không được chỉ định các chi hội trưởng ở cấp thôn làm Tổ trưởng; chấm dứt mọi hình thức tổ nhỏ trong tổ lớn (Tổ lớn do hội đoàn thể cấp xã và tổ nhỏ là chi hội đoàn thể ở thôn), việc bình xét Ban quản lý tổ, Tổ trưởng Tổ TK&VV phải do các tổ viên bình chọn và bầu ra.

- Các đơn vị Ngân hàng chấn chỉnh, củng cố sắp xếp lại Tổ TK&VV theo thôn để thực hiện cho vay với số lượng tổ viên nên có từ 35 đến 50 người. Tổ TK&VV phải có Ban quản lý tổ có từ 2 đến 3 người biết ghi chép sổ sách. Tổ TK&VV phải có số lượng tổ viên như vậy thì thu nhập từ tiền hoa hồng do NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trả mới đáng kể và họ mới gắn bó với hoạt động của tổ nhiều hơn. Trừ một số nơi vùng sâu, vùng xã có số hộ ở trong bản, buôn ít, các bản ở cách rất xa nhau; việc sắp xếp tổ chức lại Tổ TK&VV đồng thời là việc phải tổ chức bầu chọn Tổ trưởng, Ban quản lý tổ, để tổ có thể thực hiện được nhiệm vụ Ngân hàng cùng phối hợp với các tổ chức hội cấp xã hướng dẫn Tổ TK&VV chọn người có đủ năng lực, có uy tín đứng ra làm Tổ trưởng. Tiền phí dịch vụ hoa hồng NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trả cho Tổ TK&VV là thu nhập thuộc toàn quyền sử dụng của Tổ, ngoài sử dụng cho chi phí sinh hoạt chung của Tổ thì phần lớn (80% - 90%) dùng để bồi dưỡng cho Ban quản lý Tổ.

- Tiếp tục củng cố tổ chức Tổ TK&VV, bảo đảm hài hòa giữa việc tổ chức

Tổ TK&VV theo tổ chức chính trị - xã hội và theo địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển của các tổ chức chính trị - xã hội. Cụ thể hóa các điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ tổ chức chính trị - xã hội và Ban quản lý Tổ TK&VV tham gia dịch vụ ủy thác.

- Để tổ chức hội nhận ủy thác tích cực đôn đốc thu hồi hộ vay trả nợ theo phân kỳ thì trong tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức hội nên bổ sung tiêu chí tỷ lệ thu nợ phân kỳ nói riêng và tỷ lệ thu nợ chung của chương trình HSSV.


Tăng cường đôn đốc thu hồi nợ của Tổ TK&VV

Chương trình tín dụng HSSV được thực hiện theo phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua việc bình xét của TK&VV ở thôn, tổ dân phố. Khi vay vốn, người vay phải gia nhập tổ TK&VV do tổ chức chính trị - xã hội làm ủy thác cho NHCSXH quản lý. Tổ TK&VV được thành lập theo thôn, tổ dân phố. Tổ TK&VV là những người gần gũi nhất với hộ gia đình, nắm bắt được mức thu nhập, nguồn thu nhập của hộ gia đình, nắm bắt được những biến động về đời sống kinh tế, xã hội của hộ gia đình vay vốn; có trách nhiệm đôn đốc hộ gia đình trả nợ cho ngân hàng theo đúng kỳ hạn đã cam kết thông qua các buổi sinh hoạt Tổ TK&VV.

Mặt khác, khi gia đình người vay gặp rủi ro do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì Tổ TK&VV cũng là người nắm rò nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại để kịp thời thông báo cho tổ chức Hội, cho ngân hàng để có thể đề xuất biện pháp xử lý thích hợp hỗ trợ hộ gia đình khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

- Đối tượng phục vụ của NHCSXH phải là những đối tượng chính sách theo đúng các quy định của Nhà nước và của các đơn vị ủy thác, được tổ chức vào các Tổ TK&VV; mỗi lần vay vốn phải được bình xét công khai tại các Tổ TK&VV và được chính quyền cấp xã, phường xác nhận.

- Các thành viên của Tổ TK&VV giúp đỡ nhau trong việc sử dụng vốn vay. Khi một thành viên của Tổ gặp rủi ro không trả được nợ, các thành viên khác có trách nhiệm giúp đỡ; trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan, cùng nhau tìm biện pháp khắc phục và đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

- Thành viên các Tổ TK&VV có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ, các lớp tập huấn do NHCSXH, các đoàn thể và các ngành tổ chức; kiến nghị với NHCSXH khi phát hiện những quy định không phù hợp và những tồn tại, thiếu sót trong việc sử dụng vốn vay của các thành viên khác.

Việc trả nợ phân kỳ phải được nhắc nhở tại mỗi kỳ họp của Tổ, tạo ý thức, trách nhiệm cho từng thành viên trong tổ. Người tổ trưởng phải nắm được nợ đến


hạn của từng thành viên. Tổ trưởng đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thỏa thuận.

Ngoài việc hàng tháng người tổ trưởng thu lãi, phải quan tâm nhắc nhở đôn đốc tổ viên trả nợ theo đúng phân kỳ. Trong cuộc họp, tổ trưởng phải động viên, khuyến khích, biểu dương những người thực hiện tốt phân kỳ trả nợ. Để các tổ viên luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, sắp xếp hợp lý nguồn thu nhập gia đình để có tiền trả nợ theo phân kỳ.

- Đánh giá phân loại tổ TK&VV cần phải bổ sung thêm tiêu chí tỷ lệ thu nợ phân kỳ, tỷ lệ thu nợ kỳ cuối, tỷ lệ thu nợ chung của chương trình HSSV để tính điểm khi xếp loại, từ đó các tổ TK&VV sẽ quan tâm, nâng cao trách nhiệm của mình hơn trong việc đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, đồng thời cũng giúp cho NHCSXH đánh giá được sát đúng hơn khả năng trả nợ của khách hàng và chất lượng tín dụng của chương trình.

- Thông qua giao ban tại điểm giao dịch, Tổ TK&VV phải báo cáo cụ thể nguyên nhân những hộ chưa trả được nợ, đề xuất biện pháp xử lý.

Tóm lại, Tổ TK&VV là một thành tố rất quan trọng trong chuỗi quy trình hoạt động cấp tín dụng ưu đãi của NHCSXH.Tổ TK&VV hoạt động có chất lượng tốt thì vốn và chất lượng tín dụng sẽ được đảm bảo.

Đối với công tác thu hồi nợ chương trình tín dụng HSSV, tổ trưởng và tổ TK&VV cần phải đảm bảo 5 biết là: biết nợ đến hạn, biết kiểm tra đôn đốc, biết khó khăn vướng mắc, biết khả năng trả nợ và biết xử lý nợ.

3.2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi vốn


3.2.3.1. Nâng cao hiệu quả định kỳ hạn nợ


Chương trình tín dụng HSSV là một chương trình có nhu cầu nguồn vốn lớn, thời hạn cho vay dài.

Thời hạn cho vay HSSV cần được điều chỉnh cụ thể như sau:

- Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.


Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

Trường hợp một hộ gia đình vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì thời hạn cho vay được xác định theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất.

Với mức vay như hiện nay là 1.250.000đ/tháng/sinh viên thì HSSV thuộc hộ nghèo học 4 năm đại học khi ra trường có tổng dư nợ là 44 triệu, thời hạn cho vay là 9 năm. Như vậy sau khi ra trường gia đình HSSV sẽ phải trả 44 triệu đồng tiền gốc. Việc trả một lần hết số gốc sẽ vô cùng khó khăn cho gia đình.Vì vậy khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay cùng người vay phải thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay. Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả năng trả nợ của người vay do ngân hàng và người vay thoả thuận.

Trường hợp người vay vốn cho nhiều HSSV cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau, thì việc định kỳ hạn trả nợ được thực hiện khi giải ngân số tiền cho vay kỳ học cuối của HSSV ra trường sau cùng.

Việc trả nợ đúng kỳ theo phân kỳ đã thỏa thuận nhằm chia nhỏ số tiền gốc vay, giảm bớt gánh nặng phải trả một khoản lớn khi hết hạn. Điều này cũng tạo thói quen và ý thức tiết kiệm, có kế hoạch tài chính để trả nợ ngân hàng.

Để người vay chấp hành việc định kỳ hạn trả nợ cũng là một thách thức lớn đối với NHCSXH. Do vậy phải nâng cao hiệu quả định kỳ hạn nợ, việc trả đúng kỳ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

- Đến kỳ giải ngân cuối cùng của HSSV bắt buộc cán bộ tín dụng phải cùng người vay định kỳ hạn trả nợ thích hợp. Đối với các trường hợp như:

+ Trường hợp HSSV không nhận hết số tiền vay được duyệt Ngân hàng nơi cho vay xác định kỳ hạn trả nợ căn cứ vào lịch kết thúc khóa học của HSSV ghi trên Giấy xác nhận. Thời hạn trả nợ được xác định tối đa bằng thời hạn phát tiền vay, như vậy, hộ vay chỉ nhận tiền vay 1 năm thì thời hạn trả nợ sẽ là 1 năm và được


phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần.

+ Trường hợp hộ gia đình thuộc diện khó khăn đột xuất về tài chính nhận tiền vay một lần. NHCSXH nơi cho vay và người vay thỏa thuận phát tiền vay một lần cho cả năm học, thì đây cũng là số tiền giải ngân lần cuối cho người vay.Vì vậy, ngân hàng phải cùng hộ vay tiến hành thỏa thuận kỳ hạn trả nợ ngay. Trường hợp hộ đã nhận tiền vay đủ 12 tháng nhưng hộ gia đình vẫn còn khó khăn hoặc lại khó khăn tiếp và đủ điều kiện được nhận tiền vay 12 tháng tiếp theo, khi giải ngân khoản vay này ngân hàng nơi cho vay tiếp tục định kỳ hạn nợ, thời hạn trả nợ bao gồm của thời hạn trả nợ của số tiền giải ngân trước đây và thời hạn phát tiền vay lần này, đồng thời điều chỉnh thời hạn trả nợ trên khế ước trên máy. Việc xác định thời hạn trả nợ và định kỳ hạn trả nợ của số tiền cho vay lần đầu và các lần tiếp theo được thực hiện trên nguyên tắc: thời gian trả nợ là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi, thời hạn trả nợ cụ thể do người vay và ngân hàng thoả thuận, nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định.

- Người vay phải lên kế hoạch trả nợ rò ràng. Nguồn trả nợ có thể trích từ tổng thu nhập của hộ gia đình và thu nhập của HSSV.

Để thực hiện tốt việc định kỳ hạn trả nợ, cán bộ NHCSXH phải thực hiện phân kỳ với khách hàng, sau đó định kỳ vào phần mềm theo dòi trên máy vi tính tại trụ sở. NHCSXH phải quan tâm, chú ý và kiên quyết thực hiện việc phân kỳ và đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng phân kỳ. Không để khách hàng có tính ỷ lại vào các kỳ đã phân kỳ nếu không trả được thì không bị chuyển nợ quá hạn mà chỉ việc chuyển sang kỳ tiếp theo.

- Theo quy định hiện nay khi giải ngân số tiền cho vay của kỳ học cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay cùng người vay phải thoả thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho vay. Người vay phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên khi

HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả năng trả nợ của người vay do ngân hàng và người vay thoả thuận. Quy định này chưa thực sự phù hợp với thực tế khi triển khai, không mang lại hiệu quả, gặp


phải bất cập, khó khăn trong tổ chức thực hiện, vì:

+ NHCSXH phải tiến hành thỏa thuận với người vay về thời gian bắt đầu trả nợ và số tiền trả nợ từng lần.

+ Việc phân kỳ HSSV phải thực hiện ghi chép, đăng ký nhiều nơi: Đăng ký trên chương trình, ghi chép phần kế hoạch trả nợ trên sổ vay vốn của Ngân hàng, sổ hộ vay giữ: Nhưng chưa tách bạch rò trách nhiệm phân kỳ của cán bộ kế toán hay cán bộ tín dụng dẫn đến sự không thống nhất giữa hai bộ phận này trong quá trình thực hiện.

+ Thực tế khi hộ vay không thực hiện được trả nợ theo phân kỳ thì số tiền đó được chuyển kỳ hạn tiếp theo, không phải làm thủ tục gì, không phải chuyển nợ quá hạn.

+ Trường hợp HSSV không nhận hết số tiền vay được duyệt ngân hàng nơi cho vay tự xác định kỳ hạn trả nợ căn cứ vào lịch kết thúc khóa học của HSSV ghi trên Giấy xác nhận.

Việc phân kỳ trả nợ là hết sức cần thiết đối với các chương trình tín dụng của NHCSXH nói chung và chương trình tín dụng HSSV nói riêng, tạo ra ý thức trách nhiệm, nhắc nhở đôn đốc người vay có kế hoạch trả nợ dần, giảm áp lực dồn vào kỳ cuối đối với những hộ có điều kiện hoàn cảnh khó khăn. Để tránh những công việc không cần thiết và không phù hợp với thực tế, nên quy định khi giải ngân học kỳ cuối cùng, NHCSXH nơi cho vay tiến hành định kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ từng kỳ, khuyến khích người vay trả nợ trước hạn, thông báo cho người vay biết để thực hiện.

- Đối với trường hợp người vay không còn có nhu cầu nhận đủ số tiền vay đã được phê duyệt; hộ thoát nghèo, cận nghèo không cho vay nữa… phải tiến hành phân kỳ hạn trả nợ cũng đang gặp khó khăn như:

+ Không thể xác định hết số người vay không còn có nhu cầu nhận đủ số tiền vay đã được phê duyệt: Vì thời gian, số tiền duyệt cho vay dài, người vay có thể không nhận 1,2 hoặc nhiều kỳ trong suốt thời gian nhận tiền vay nên Ngân hàng không có cơ sở kết luận là hộ đó không có nhu cầu nhận tiền vay (trong thời gian sinh viên còn học).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022