nhánh đang thực hiện tốt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ theo định hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Đồng thời trong năm 2016 và 2017 các doanh nghiệp được tiếp cận được vốn vay Ngân hàng dể dàng hơn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó ta có thể thấy sự gia tăng này phần nào đã thể hiện sự tin tưởng của các cá nhân vào ngân hàng, đồng thời cho thấy ngân hàng đã làm tốt các hoạt động quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín chất lượng hoạt động làm cho không chỉ các tổ chức kinh tế mà các cá nhân cũng đã biết đến ngân hàng nhiều hơn.
Theo loại tiền gửi
Bảng 2.2 cho thấy sự chênh lệch lớn giữa nguồn tiền huy động từ VNĐ và từ ngoại tệ. Lượng tiền gửi VNĐ năm 2017 là 4.232,99 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 97,43% (năm 2016 tỷ trọng là 95,36% và năm 2015 tỷ trọng là 94,56%) tăng về số tuyệt đối là 927,70 tỷ đồng, tương ứng tăng 28,07% so với năm 2016 và năm 2016 tăng 13,90% so với năm 2015.
Trong những năm gần đây ta đã chứng kiến nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Điều đó đã làm cho khách mất sự tin tưởng vào ngân hàng. Đồng thời Chính sách điều hành lãi suất trong năm gần đây có nhiều thay đổi lớn và liên tục. Trần lãi suất huy động VNĐ ngắn hạn liên tục được hạ xuống ở mức 6,8%/năm. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo các NHTM giảm lãi suất cho vay xuống tối đa 15%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn VNĐ đối với nhu cầu phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ từ 7,0%/năm đến 8,5%/ năm. Lãi suất huy động ngoại tệ của Chi nhánh 0%/năm nên có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2015 chiếm tỷ trọng 5,44%, năm 2016 tỷ trọng 4,64% và năm 2017 tỷ trọng giảm xuống còn 2,57%, trong khi lãi suất huy động nội tệ ổn định hơn. Do vậy lượng tiền gửi bằng nội tệ vẫn chiếm ưu thế.
Trong khi đó, NHNN đã có quy định về việc hạ trần lãi suất huy động ngoại
tệ xuống 0%/năm. Quy định trên của NHNN đã tác động làm cho nhiều cá nhân, tổ
chức thay vì gửi ngoại tệ đã chuyển đổi sang đồng nội tệ hoặc tìm kiếm một kênh đầu tư khác sinh lời hơn, làm cho tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh giảm trong năm 2017. Tuy nhiên để đạt được những kết quả trên là do ngân hàng đã thực hiện tốt khâu tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch; thực hiện thu hút khách hàng tiền vay, làm tốt các khâu dịch vụ góp phần gián tiếp thu hút khách hàng mở tài khoản; đa dạng hoá các loại tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn, mở ra nhiều hình thức tính lãi phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của các tầng lớp dân cư
2.1.4.2. Hoạt động cho vay
Năm 2016, 2017 là những năm mà nền kinh tế đã phục hồi và bắt đầu tăng trưởng trở lại. Cùng với các chính sách hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam cũng đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi, đồng hành phát triển và hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp (KHDN) và khách hàng bán lẻ (KHBL) tiếp cận với nguồn vốn rẻ như “Lãi suất nhỏ, ước mơ lớn”, “Hợp tác vươn xa”, “Tiếp sức thành công dành cho KHDN Vừa và nhỏ”, “Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp”.
Theo đối tượng khách hàng
Theo bảng số liệu 2.3, dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng dần qua các năm, năm 2016 đạt 2.263 tỷ đồng, tăng 11,44% so với năm 2015, năm 2017 đạt 2.786 tỷ đồng, tăng 23,11% so với năm 2016. Đạt được kết quả này là nhờ tầm nhìn và định hướng mục tiêu rò ràng, cụ thể của Ban giám đốc chi nhánh cũng như quyết tâm rất cao của toàn thể cán bộ công nhân viên ngay từ đầu năm, giúp Vietinbank CN TTH luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam giao trong 03 năm liền từ 2015 – 2017.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay tại Vietinbank CN TTH giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
ST | % | ST | % | ST | % | +/- | % | +/- | % | |
Tổng dư nợ 2.031,15 100,00 1. Phân theo đối tượng khách hàng | 2.263,42 | 100,00 | 2.786,45 | 100,00 | 232,27 | 11,44 | 523,03 | 23,11 | ||
Khối KHDN | 1.710,11 | 84,19 | 1.827,54 | 80,74 | 1.929,55 | 69,25 | 117,43 | 6,87 | 102,01 | 5,58 |
Khối KHBL | 321,04 | 15,81 | 435,88 | 19,26 | 856,90 | 30,75 | 114,84 | 35,77 | 421,02 | 96,59 |
2. Phân theo loại tiền | ||||||||||
VNĐ | 1.641,11 | 80,80 | 1.895,64 | 83,75 | 2.460,54 | 88,30 | 254,53 | 15,51 | 564,90 | 29,80 |
Ngoại tệ quy đổi VNĐ | 390,04 | 19,20 | 367,78 | 16,25 | 325,91 | 11,70 | -22,26 | -5,71 | -41,87 | -11,38 |
3. Phân theo kỳ hạn | ||||||||||
Cho vay ngắn hạn | 974,26 | 47,97 | 1.160,77 | 51,28 | 1.533,03 | 55,02 | 186,51 | 19,14 | 372,26 | 32,07 |
Cho vay trung dài hạn | 1.056,89 | 52,03 | 1.102,65 | 48,72 | 1.253,42 | 44,98 | 45,76 | 4,33 | 150,77 | 13,67 |
4. Phân theo TSBĐ | ||||||||||
Cho vay có TSBĐ | 1.833,46 | 90,27 | 2.029,07 | 89,65 | 2.495,02 | 89,54 | 195,61 | 10,67 | 465,95 | 22,96 |
Cho vay không có TSBĐ | 197,69 | 9,73 | 234,35 | 10,35 | 291,43 | 10,46 | 36,66 | 18,54 | 57,08 | 24,36 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Chất Lượng Tín Dụng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân
- Kinh Nghiệm Của Các Ngân Hàng Về Việc Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Vietinbank Chi Nhánh Thừa Thiên
- Thực Trạng Chất Lượng Tín Dụng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Thừa Thiên Huế
- Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietinbank Cn Tth
- Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietinbank Cn Tth
- Kiểm Tra Độ Tin Cậy Thang Đo Các Nhân Tố Trước Khi Tiến Hành Phân Tích Nhân Tố Phám Phá Efa
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)
40
Theo loại tiền:
Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền thì dư nợ VND chiếm tỷ trọng cao, trung bình hơn 80% tổng dư nợ, dư nợ ngoại tệ (EUR và USD) chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân một phần từ định hướng quản lý chặt chẽ việc cho vay ngoại tệ của NHNN. Các khách hàng không đáp ứng đủ các điều kiện vay ngoại tệ bắt buộc phải chuyển sang vay theo VNĐ, chỉ còn một số các KHDN đặc thù kinh doanh xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp Dệt may là còn dư nợ ngoại tệ. Dư nợ cho vay theo ngoại tệ lần lượt giảm 5,71% và 11,39% trong các năm 2016 và 2017.
Theo kỳ hạn
Xét về kỳ hạn cho vay, cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh và có xu hướng giảm ở mức bình quân 50% tổng dư nợ, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng tăng dần qua các năm. Đối với KHDN, các khoản vay TDH tập trung ở các dự án của các KH lớn như các dự án thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, dự án Nhà máy sản xuất men Frit công suất 30.000 tấn/ năm” của CTCP Frit Phú Xuân. Đối với KHBL thì các khoản vay TDH tập trung ở các khoản vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở.Điều này cho thấy trong 3 năm qua, dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng trưởng ổn định, luôn đảm bảo được tăng trưởng nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc giảm dần tỷ trọng cho vay TDH giúp cho chi nhánh có thể giảm thiếu bớt rủi ro. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng 19,14% trong năm 2016 và tăng 32,07% trong năm 2017.
Theo Tài Sản Bảo đảm (TSĐB)
Trong hoạt động cho vay, TSBĐ luôn đi đôi với khoản vay, được bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ cho vay có TSBĐ tại Chi nhánh chiếm khoảng 90%. Đây là tỉ lệ khá cao so với các chi nhánh khác cũng như tỉ lệ chung của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Việc cho vay tín chấp không có TSBĐ tại Chi nhánh chủ yếu là cho vay tiêu dung cán bộ công nhân viên Vietinbank CN TTH, cán bộ công nhân viên các đơn vị trả lương qua tài khoản Vietinbank CN TTH, hoặc những đơn vị truyền thống có quan hệ lâu dài với
Vietinbank CN TTH, có tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) hiệu quả, tài chính lành mạnh như CTCP Đầu tư Dệt May Thiên An Thịnh, CTCP vận tải và dịch vụ Petrolimex TT Huế, CT TNHH MTV Fococev, CTCP Dược Trung ương Medipharco – Tenamyd, CT TNHH Shaiyo AA Việt Nam và nhóm các đơn vị dệt may thuộc tập đoàn Dacotex.
2.1.4.3. Một số hoạt động kinh doanh khác
a.Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại
Doanh số thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại đạt 91.900 ngàn USD, đạt 55% kế hoạch năm 2017. Thu phí dịch vụ TTTM và bảo lãnh đạt 2.394 triệu đồng đạt 100% kế hoạch năm 2017.
b. Chuyển tiền và kiều hối
Doanh số kiều hối đạt hơn 15.700 ngàn USD, tăng 28% so với năm 2016, đóng
góp tỷ trọng không nhỏ trong doanh thu phí dịch vụ của chi nhánh.
c. Thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử
Về phát hành thẻ ghi nợ nội địa: Trong năm 2017, chi nhánh phát hành 20,835 thẻ E-partner, đạt 104% so với kế hoạch giao. Kích hoạt thẻ 19,202 thẻ đạt 123% kế hoạch giao. Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế là 1,646 thẻ, tăng 40% so cùng kỳ năm trước, đạt 97% kế hoạch năm. Phát hành thẻtín dụng quốc tế là: 1,134 thẻ đạt 119% kế hoạch năm. Điểm nổi bật nhất trong năm, chi nhánh chú trọng tăng trưởng thẻ tín dụng quốc tế có chất lượng, tỷ lệ kích hoạt đạt trên 100% nên đã được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thưởng về dịch vụ thẻ 2 tỷ đồng, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dịch vụ Ngân hàng năm 2017.
Nguồn vốn huy động từ ATM đạt 215 tỷ đồng, góp phần hoàn thành vượt kế hoạch nguồn vốn Khối Bán lẻ giao, hiệu quả đem lại từ thu dịch vụ thẻ đạt 7 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch giao, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu dịch vụ của chi nhánh. Trong năm 2017, Chi nhánh đã tiến hành lắp đặt thêm 122 máy POS. Cơ cấu tăng trưởng POS hợp lý, không dàn trải, tăng chất lượng dịch vụ và bán chéo sản phẩm.
d. Công tác quản trị hệ thống, tin học
Tổ thông tin điện toán thường xuyên kiểm tra, bảo trì thiết bị,đảm bảo hệ
thống công nghệ thông tin (CNTT) hoạt động liên tục, phục vụ tốt hoạt động giao
dịch với khách hàng và nội bộ. Bên cạnh đó, hệ thống mạng nội bộ mới được triển khai có hiệu quả, tuân thủ tuyệt đối qui trình, không để xảy ra vi phạm về chính sách an toàn thông tin tại chi nhánh, làm tốt công tác quản trị người sử dụng.
e. Tổ chức cán bộ và đào tạo
Công tác tuyển dụng, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chú trọng bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ trẻ, có trình độ để đảm bảo tính kế thừa, tạo nguồn lãnh đạo trong dài hạn. Chi nhánh đã thực hiện rà soát, bố trí nhân sự phù hợp, đáp ứng yêu cầu của công tác chuyển đổi mô hình theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Tổ chức thi nghiệp vụ, đánh giá đúng năng lực cán bộ. Trong năm đã cử các cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tổ chức, đánh giá, sắp xếp lao động phù hợp trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các khoá đào tạo nội bộ, cán bộ cũ hướng dẫn cán bộ mới để nâng cao nghiệp vụ, nắm bắt hệ thống phục vụ cho công tác chuyển đổi hệ thống dự kiến vào đầu năm 2018.
2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua, với chính sách hợp lý, Vietinbank CN TTH đều gần như hoàn thành các chỉ tiêu, lợi nhuận được giao. Lợi nhuận của Chi nhánh có mức tăng trưởng tốt, năm 2016 lợi nhuận tăng hơn 4,8 tỉ so với năm 2015, đạt 48,668 tỷ đồng và năm 2017 lợi nhuận tăng 29,9 tỷ so với năm 2016, đạt 78,63 tỷ đồng. Điều này càng khẳng định vị thế, thương hiệu của Vietinbank CN TTH trên địa bàn.
Cũng như mọi tổ chức kinh tế khác, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận cao. Để đạt được kết quả kinh doanh khả quan thì ngân hàng phải quan tâm tới thu nhập và chi phí, hai yếu tố cấu thành nên lợi nhuận. Việc quản lý chặt chẽ, giảm thiểu chi phí có ý nghĩa quyết định không kém việc tăng nguồn thu. Do đó, việc đảm bảo cân đối và hiệu quả giữa hai hoạt động là huy động vốn và sử dụng vốn là hết sức quan trọng. Tình hình thu nhập, chi phí của ngân hàng được phản ánh cụ thể như sau:
Bảng 2.4 Tình hình thu nhập – chi phí của Vietinbank CN TTH giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
ST | % | ST | % | ST | % | +/- | % | +/- | % | |
A Thu nhập | 106,541 | 100 | 122,087 | 100 | 151,686 | 100 | 15,546 | 15 | 29,599 | 24 |
1 Lợi nhuận từ hoạt động cho vay | 26,882 | 25 | 37,329 | 31 | 45,400 | 30 | 10,447 | 39 | 8,071 | 22 |
Lợi nhuận từ hoạt động huy 2 động vốn | 40,228 | 38 | 47,638 | 39 | 52,340 | 35 | 7,410 | 18 | 4,702 | 10 |
3 Thu phí dịch vụ | 12,802 | 12 | 13,811 | 11 | 15,296 | 10 | 1,009 | 8 | 1,485 | 11 |
4 Thu lãi ATM | 7,209 | 7 | 8,757 | 7 | 11,952 | 8 | 1,548 | 21 | 3,195 | 36 |
5 Thu hồi các khoản XLRR | 0,720 | 1 | 0,533 | 0,44 | 4,248 | 3 | -0,187 | -26 | 3,715 | 697 |
6 Thu hoàn nhập dự phòng RRTD | 7,200 | 7 | 5,649 | 5 | 1,650 | 1 | -1,551 | -22 | -3,999 | -61 |
Thu lãi từ hoạt động kinh doanh 7 khác | 11,500 | 11 | 8,370 | 7 | 20,800 | 14 | -3,130 | -27 | 12,430 | 149 |
B Chi Phí | 62,707 | 100 | 73,419 | 100 | 73,056 | 100 | 10,712 | 17 | -0,363 | -0,5 |
1 Trích dự phòng rủi ro | 19,465 | 31 | 22,847 | 31 | 17,326 | 24 | 3,382 | 17 | -5,521 | -24 |
2 Chi phí lương, HĐQL, TS,... | 42,894 | 68 | 50,572 | 69 | 51,241 | 70 | 7,678 | 18 | 0,669 | 1 |
3 Phạt dự nợ BQ sụt giảm 2% | 0,348 | 1 | - | 0 | -0,348 | 0 | - | |||
4 Chi về dịch vụ | 4,489 | 6 | - | 4,489 | ||||||
C Lợi nhuận | 43,834 | 48,668 | 78,630 | 4,834 | 11 | 29,962 | 62 |
STT Khoản Mục 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016
Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)
44
Bảng 2.4 cho thấy thu nhập từ các hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN TTH có xu hướng tăng theo các năm. Năm 2016, thu nhập đạt 122 tỷ đồng, tăng 15,5 tỷ đồng, tương đương tăng 15% so với năm 2015; năm 2017 thu nhập đạt 151,6 tỷ đồng tăng 29,5 tỷ đồng tương đương tăng 24% so với năm 2016.
+ Thu từ hoạt động cho vay và huy động vốn: Nguồn thu này của Chi nhánh luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong các nguồn thu và có xu hướng biến động mạnh qua các năm. Tỷ trọng chiếm 60% đến 70% trong tổng thu nhập.
+ Thu dịch vụ: Đối với thu dịch vụ là các khoản thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước, chuyển tiền trong hệ thống liên ngân hàng, thu phí phát hành thẻ, cấp lại thẻ, xử lí phát hành lại thẻ, thu phí in sao kê tài khoản cho các cá nhân và tổ chức,…Các khoản thu phí từ dịch vụ ngân hàng luôn chiếm một tỉ trọng cao nhất trong chỉ tiêu thu ngoài lãi (năm 2015 chiếm tỉ trọng 12%, năm 2016 chiếm 11% và năm 2017 chiếm 10% trong tổng thu nhập). Thu dịch vụ năm 2016 đạt 13,8 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng so với năm 2015 và năm 2017 đạt 15,3 tỷ đồng tăng 1,5 tỷ đồng so với năm 2016.
+ Thu lãi ATM: Đây là nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của chi nhánh cụ thể năm 2015 thu lãi 7,2 tỷ chiếm tỉ trọng 7%, năm 2016 thu lãi 8,7 tỷ đồng chiếm 7% và năm 2017 thu lãi 12 tỷ đồng chiếm 8% trong tổng thu nhập)
+ Thu nợ đã xử lý rủi ro có sự biến động trong năm 2015 - 2017. Năm 2015, nguồn thu này chiếm 1% trong tổng thu, năm 2016 chỉ chiếm 0,44% và giảm 187 triệu đồng (tương ứng giảm 26%) so với năm 2015. Năm 2017, khoản mục này tăng 697% ở mức tăng 3,7 đồng so với năm 2016. Do đã thu hồi được nợ XLRR.
+ Thu hoàn nhập dự phòng rủi ro (DPRR): Năm 2015 số tiền hoàn DPRR là 7,2 tỷ chiếm tỉ trọng 7% trong tổng thu nhập; Năm 2016 số tiền hoàn DPRR 5,65 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 5% trong tổng thu nhập; Năm 2017 số tiền hoàn DPRR 1,6 tỷ đồng chiếm tỉ trọng 1% trong tổng thu nhập.
+ Thu lãi từ hoạt động kinh doanh khác: Đây là nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của chi nhánh cụ thể năm 2015 thu được 11,5 tỷ chiếm tỉ trọng 11%, năm 2016 thu được 8,3 tỷ đồng chiếm 7% và năm 2017 thu lãi 20,8 tỷ đồng chiếm 14% trong tổng thu nhập)