Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietinbank Cn Tth


+ Năm 2015 tổng chi phí là 62,7 tỷ đồng. Năm 2016 là 73,419 tỷ đồng tăng 10,7 tỷ đồng so với năm 2015 (tăng 17%). Đến năm 2017 thì chi phí là 73,406 tỷ đồng, giảm 0,5 % so với năm 2016 do Năm 2017 trích lập dự phòng giảm 5,5 tỷ đồng so với năm 2016, mặc dù cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhưng chi nhánh vẫn mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, tìm kiếm các khách hàng chất lượng tốt hơn, phát triển sản phẩm mới do vậy các khoản chi phí trong quá trình kinh doanh cũng tăng lên. Trong đó, chi phí lương, mua sắm TS, chi phí hoạt động quản lý (HĐQL) chiếm tỷ trọng lớn từ 68% (năm 2015) đến 70% năm 2017.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank CN TTH

2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay

- Nguyên tắc cho vay

Để một hợp đồng vay được thực hiện, khách hàng cần phải:

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;

+ Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng

tín dụng.

+ Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử

dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Điều kiện cho vay

Đối với mỗi kiểu khách hàng ngân hàng đều có một điều kiện khác nhau để

tránh rủi ro xảy ra.

Trong đó:

+ Đối với khách hàng vay là cá nhân Việt Nam

Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đại diện hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

+ Khách hàng vay là cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân, nếu pháp luạt nước đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ


nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

2.2.2. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân hiện tại

Hiện nay Vietinbank CN TTH có nhiều sản phẩm phong phú giành cho hoạt động cho vay KHCN. Tất cả các sản phẩm của Vietinbank đều có chính sách linh hoạt, thủ tục nhanh chóng, đơn giản và lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Đó là một điểm mạnh mà ngân hàng cần phát huy để có được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng để từ đó mở rộng mạng lưới hoạt động, thu hút thêm khách hàng. Vietinbank có hai loại sản phẩm cho vay chính là cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Sản phẩm cho vay không có tài sản đảm bảo

+ Sản phẩm thấu chi cá nhân tiêu dùng cho phép khách hàng có một nguồn tiền mặt sẵn sàng bất kỳ lúc nào. Khi khách hàng sử dụng sản phẩm này khách hàng có thể hưởng: thấu chi tín chấp và thấu chi có tài sản, hạn mức thấu chi cao và cực kỳ linh hoạt, miễn phí cấp hạn mức thấu chi lần đầu đối với khách hàng có tài khoản trả lương tại Vietinbank và cho phép rút tiền mặt tại quầy hoặc thấu chi tại cây ATM.

+ Tín chấp CBCNV và cấp quản lý Không cần tài sản đảm bảo, khách hàng vẫn có thể được cấp tín dụng hạn mức cao với cơ chế ưu đãi đến từ Vietinbank

+ Tín chấp cá nhân theo dư nợ thực tế đáp ứng mọi nhu cầu chi tiêu nhanh chóng, thuận tiện, không cần tài sản bảo đảm, lãi suất cạnh tranh.

- Sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo

+ Cho vay hộ kinh doanh giành cho khách hàng có phương án kinh doanh hiệu quả nhưng đang gặp vấn đề về vốn. Hạn mức cho vay: tối đa 80% đối với cho vay vốn lưu động và 70% đối với cho vay đầu tư TSCĐ.

+ Cho vay Hộ kinh doanh bổ sung vốn lưu động trả góp giành cho khách hàng thiếu hụt vốn kinh doanh hoặc có phương án tăng vốn lưu động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay mua nhà cá nhân giúp khách hàng có cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ


ước với sự hỗ trợ từ Vietinbank CN TTH. Hạn mức cho vay: Tối đa 70% chi phí mua nhà/xây dựng/sửa chữa nhà nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do Vietinbank CN TTH quy định. Thời gian cho vay: Tối đa 20 năm. + Cho vay cá nhân xây dựng/sửa chữa nhà tạo cơ hội nâng cao mức sống từ căn nhà mơ ước. Hạn mức cho vay: Tối đa 70% chi phí xây dựng/sửa chữa nhà nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do Vietinbank CN TTH quy đinh. Thời gian cho vay: Tối đa 15 năm.

+ Cho vay mua ô tô cá nhân là sản phẩm hỗ trợ tài chính cho cá nhân có nhu cầu mua ô tô phục vụ nhu cầu đi lại hoặc nhu cầu kinh doanh. Hạn mức cho vay: Tối đa 80% giá trị xe nhưng không vượt quá tỷ lệ cho vay trên TSBĐ do Vietinbank CN TTH quy định. Thời gian cho vay: Tối đa 60 tháng.

+ Cho vay cầm cố GTCG do Vietinbank CN TTH phát hành là phương án cho những khách hàng tiền gửi tại Vietinbank phát sinh nhu cầu vay vốn đột xuất. Hạn mức cho vay: Tối đa không vượt quá giá trị sổ tiết kiệm. Thời gian cho vay: Tối đa không vượt quá thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm. Cho phép vay hạn mức vượt quá mệnh giá ghi trên sổ tiết kiện miễn là đảm bảo gốc + lãi sổ tiết kiệm đến thời điểm đáo hạn đủ thanh toán gốc + lãi + phí của khoản vay, sử dụng chính sổ tiết kiệm hoặc nguồn khác để trả nợ, trả nợ bất kỳ lúc nào, tính lãi theo thời gian vay thực tế, không tính phí trả nợ trước hạn.

+ Cho vay hỗ trợ tài chính du học đây là sản phẩm hỗ trợ du học sinh bổ túc hồ sơ du học và thanh toán các chi phí du học, hỗ trợ chứng minh tài chính nhằm bổ túc hồ sơ du học và thanh toán chi phí đào tạo, chi phí sinh hoạt tại nước ngoài.

2.2.3. Thời gian và lãi suất cho vay

2.2.3.1 Thời gian cho vay

Thời gian cho vay ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất – kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối


với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh

sống, hoạt động tại Việt Nam.

2.2.3.2. Lãi suất cho vay

- Ngân hàng công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết.

- Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:

+ Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN và quy định của ngân hàng về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.

+ Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngân hàng quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.

+ Đối với dư nợ quá hạn chỉ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà khách hàng không trả đúng hạn; đối với phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn thì ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay trong hạn đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng

2.2.4. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Toàn bộ quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Vietinbank CN TTH

đối với khách hàng được chia thành 2 giai đoạn và 7 bước tác nghiệp chính gồm có:

- Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt

+ Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Cán bộ tín dụng phải hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, kiểm tra hồ sơ vay vốn và giao dịch với khách hàng, đối tác. Bộ hồ sơ vay vốn gồm: Hồ sơ pháp lý (đăng kí kinh doanh, điều lệ, bảng thông tin…); hồ sơ tài chính (báo cáo tài chính, chi tiết các khoản mục…); hồ sơ hoạt động kinh doanh (các hợp đồng đầu vào, đầu ra đã và đang thực hiện); hồ sơ vay vốn (phương án, hợp đồng kinh doanh, dự án đầu tư lần này); hồ sơ tài sản đảm bảo (sổ đỏ, đăng kí xe, CMND chủ sở hữu…) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: Trong bước này, các cán bộ tín


dụng cần kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo những quy định của Vietinbank CN TTH. Sau đó, cần báo cáo Trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.

+ Bước 2: Thẩm định Trong bước này yêu cầu các phòng nghiệp vụ, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định phải chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm 3 nội dung chính: thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng, tính khả thi của phương án lần này: khách hàng có khả năng thực hiện không, có rủi ro gì, có khả năng trả nợ cho ngân hàng không. Cán bộ tín dụng làm tờ trình đề xuất gửi qua Bộ phận Thẩm định Chi nhánh hoặc Phòng Thẩm định Hội sở nếu vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh, Bộ phận hoặc Phòng thẩm định sẽ tiến hành thẩm định và ra thông báo phê duyệt hay từ chối cho vay.

+ Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết tín dụng Sau khi thống nhất kết luận thẩm định và các ý kiến đề xuất, có ý kiến của Trưởng phòng thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ chịu trách nhiệm tập hợp lại hồ sơ tín dụng; tập hợp và bổ sung ý kiến của một số các bộ phận có liên quan để bổ sung và tờ trình (nếu cần thiết) và sau đó trình lãnh đạo xem xét quyết định.

- Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng

+ Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện liên quan, cán bộ tín dụng sẽ chuyển cho chuyên viên hỗ trợ để chuyên viên hỗ trợ trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay trình kiểm soát cho ý kiến chỉnh sửa. Sau khi có ý kiến đồng ý của kiểm soát về dự thảo hợp đồng, cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng về điều kiện hợp đồng, chú ý phải thống nhất với phương án cho vay đã được lãnh đạo phê duyệt. Khi đã thống nhất với khách hàng về các điều kiện hợp đồng, chuyên viên hỗ trợ trình dự thảo cuối cùng đã được khách hàng đồng ý lên kiểm soát; kiểm soát kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đúng với các


điều kiện đã được lãnh đạo phê duyệt. Trình lên lãnh đạo xem xét và tiến hành kí hợp đồng với khách hàng trước sự chứng kiến của cả 2 bên cùng công chứng viên. Hợp đồng được lập thành ít nhất 3 bản chính: 1 bản lưu hồ sơ tín dụng, 1 bản làm căn cứ cho kế toán hạch toán, 1 bản khách hàng giữ.

+ Bước 5: Giải ngân vốn vay. Cán bộ tín dụng phối hợp với các bộ phận có liên quan bao gồm phòng hỗ trợ, kế toán, thanh toán quốc tế để giải ngân hoặc thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Các hình thức phát tiền vay, giải ngân gồm có: Rút tiền mặt trực tiếp: Áp dụng đối với các khoản cho vay lương, thưởng, các nhu cầu thanh toán nhỏ lẻ, nhu cầu vay cá nhân, số tiền vay trị giá không quá lớn. Thanh toán chuyển khoản trên địa bàn hoặc trong lãnh thổ quốc gia theo yêu cầu của khách hàng. Thanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng: Thanh toán L/C, TT, TTR…(sử dụng các phương tiện SWIFT, điện Telex). Hiện nay, đối với việc giải ngân cho khách hàng là KHCN, Ngân hàng khuyến khích sử dụng phương thức giải ngân bằng chuyển khoản trực tiếp đến người thụ hưởng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế tối đa các khoản giải ngân bằng tiền mặt.

+ Bước 6: Giám sát, theo dòi khoản vay; thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh Mục đích của việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay là kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng đối tượng cho vay đã cam kết để ngân hàng có các biện pháp xử lý thích hợp. Có thể kiểm tra qua hồ sơ chứng từ giải ngân, kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra tại hiện trường (nơi khách hàng đang triển khai phương án, dự án vay vốn để xem xét kiểm tra tình hình. Cần phải theo dòi chặt chẽ về việc khách hàng có trả nợ gốc và lãi đầy đủ theo quy định trong hợp đồng tín dụng đã kí kết hay không. Trong thời gian cho vay, các vấn đề phát sinh rất đa dạng, việc xử lý các phát sinh đó có thể chia thành các nhóm bao gồm: Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn; xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi; xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng; xử lý tranh chấp hợp đồng bảo đảm tiền vay; khước từ nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán; xử lý các phát sinh khác.

+ Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ. Khi khách hàng đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình, cán bộ tín dụng lập biên bản giao trả tài


sản đảm bảo nợ vay trình kiểm soát, kiểm soát trình lãnh đạo ký phê duyệt. Sau mỗi hợp đồng tín dụng, ngân hàng cần đánh giá mức độ hài lòng hay không của khách hàng đối với các hợp đồng tín dụng đã dược thanh lý và cần rút kinh nghiệm những điểm thực hiện chưa tốt để hoàn thiện và chỉnh sửa cho các hợp đồng tín dụng tiếp theo.

2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank

CN TTH

2.3.1. Tình hình doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank CN TTH

Doanh số cho vay chính là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, có thể là quý, tháng hoặc theo năm (trong luận văn này, doanh số cho vay được tính theo năm). Nếu số tiền ngân hàng huy động được cao và doanh số cho vay cao, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng được nguồn tiền huy động một cách có hiệu quả, với mục đích mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng doanh số cho vay cao không đồng nghĩa chất lượng tín dụng tốt mà nó còn phụ thuộc vào doanh số thu nợ trong kì. Bảng dưới đây trình bày tổng doanh số cho vay và doanh số cho vay KHCN của Vietinbank Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2015 đến 2017

Bảng 2.5: Tình hình doanh số cho vay khách hàng cá nhân

giai đoạn 2015 - 2017


Chỉ tiêu

ĐVT: Tỷ đồng

2016/2015 2017/2016



2015

2016

2017

+/-

%

+/-

%

Doanh số cho 515

630

1.241

115

22

611

97

Tổng doanh số 3.200

3.902

4.693

702

22

791

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế - 8

vay cá nhân



cho vay

Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tình hình cho vay KHCN của Vietinbank CN TTH liên tục tăng qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017 (Năm 2016 tăng 22 % so với năm 2015, năm 2017 tăng 97% so với năm 2016). Tính đến


năm 2017, tổng doanh số cho vay của ngân hàng đạt 4.693 tỷ đồng, tăng 791 tỷ đồng (tương đương 20%) so với năm 2016. Với số liệu như vậy có thể thấy trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong mảng tín dụng tăng trưởng khá đều đặn và tương đối cao. Đây là một tín hiệu kinh doanh đáng mừng của ngân hàng.

Xét thấy tỷ trọng về doanh số cho vay KHCN tăng đều qua các năm. Năm 2015, doanh số cho vay KHCN chỉ chiếm 16% trong tổng doanh số cho vay thì đến năm 2017, con số này là 26,4%. Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN của Vietinbank CN TTH đã cho thấy định hướng phát triển và định hướng kinh doanh của Ban lãnh đạo Chi nhánh, đó chính là việc tập trung cấp tín dụng cho các KHCN. Điều đó là hợp lí vì mục tiêu của Vietinbank CN TTH là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn.

2.3.2. Tình hình doanh số thu nợ khách hàng cá nhân tại Vietinbank CN TTH

Doanh số thu nợ là toàn bộ số tiền vốn mà ngân hàng đã thu về từ khoản cho vay, thể hiện khả năng thu nợ của ngân hàng qua các thời kỳ có thể là theo quý, tháng hoặc theo năm. Bảng dưới đây trình bày tình hình doanh số thu nợ của Vietinbank CN TTH trong giai đoạn 2015 – 2017.

Bảng 2.6: Tình hình doanh số thu nợ giai đoạn 2015 – 2017

Đơn vị: Tỷ đồng



+/-

%

+/-

%

Doanh số thu nợ 474

515

820

41

9

305

59

Tổng doanh số thu 2.969

3.670

4.170

701

24

500

14

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016


khách hàng cá nhân


nợ

Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy, tổng doanh số thu nợ của Vietinbank CN TTH năm 2016 tăng 701 tỷ đồng, tương ứng 24% so với năm 2015. Doanh số thu nợ của ngân hàng từ nguồn KHCN vẫn đảm bảo. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Bên cạnh đó, các KHCN có quy mô nhỏ nên dễ thích ứng với những biến động và khó khăn của thị trường đó là lí do giải thích cho việc thu nợ của các KHCN tương đối tốt,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022