Tình Hình Dư Nợ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Vietinbank Cn Tth


với mức tăng 41 tỷ đồng vào năm 2016, tương đương 9% so với năm 2015. So với tình hình thực tế vào thời điểm những năm 2015, 2016 thì mức tăng về thu nợ của các KHCN của Vietinbank CN TTH là khá tốt, nó phản ánh chất lượng tín dụng ngay từ bước đánh giá khách hàng và phương án trả nợ của khách hàng, đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay cho ngân hàng dù trong lúc tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn.

Năm 2017 doanh số thu nợ tăng 305 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 59% so với năm 2016, là do năm 2017 chi nhánh có bước tăng trưởng mạnh về quy mô cho vay KHCN trong đó cho vay hạn mức vốn lưu động kinh doanh ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ KHCN tăng mạnh trong năm 2017.

2.3.3. Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank CN TTH

Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Tỷ đồng



+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ

cho vay 321,00 KHCN


435,80


788,00


114,80


26,34


352,20


80,82

- Cho vay 153,97

223,48

433,54

69,51

31,10

210,06

93,99

- Cho vay

trung và dài 167,03


212,32


354,46


45,29


21,33


142,14


66,95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế - 9

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016


ngắn hạn


hạn


Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)

Năm 2015, dư nợ cho vay KHCN đạt 321 tỷ đồng (trong đó 153,97 tỷ đồng

cho vay ngắn hạn và 167,03 tỷ đồng cho vay trung và dài hạn), năm 2016, dư nợ cho vay KHCN tăng 26,34% so với năm 2015, đạt 435,80 tỷ đồng (trong đó 223,48 tỷ đồng cho vay ngắn hạn và 212,32 tỷ đồng cho vay trung và dài hạn). Đặc biệt, năm 2017, tổng dư nợ cho vay KHCN của Vietinbank CN TTH tăng lên đến 788 tỷ đồng (tăng 80,82% so với năm 2016). Điều này càng khẳng định định hướng của ngân hàng trong việc phát triển khối KHCN trong chiến lược kinh doanh của mình


2.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank CN TTH

Hiệu suất sử dụng vốn vay đối với khách hàng cá nhân

Hiệu suất sử dụng vốn vay giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Trong giai đọn 2015 – 2017, dư nợ cho vay của ngân hàng Vietinbank CN TTH tăng nhanh, tuy nhiên, khi so sánh với tổng nguồn vốn huy động được thì nó chưa phải là con số hợp lý.

Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn vay đối với KHCN giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Tỷ đồng


2016/2015 2017/2016


Chỉ tiêu 2015

2016

2017

+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ cho vay 321,00

435,80

788,00

114,80

35,76

352,20

80,82

KHCN

Tổng nguồn vốn huy


3.069,12 3.465,98 4.344,76 396,86 12,93 878,78 25,35

động

Hiệu suất sử dụng vốn vay đối với KHCN

10,46 12,57 18,14 2,11 5,56

Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)

Qua bảng trên, ta nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn vay đối với KHCN năm 2015 đạt 10,46%, đến năm 2016 là 12,57% (tăng 2,11% so với năm 2015), đến năm 2017 hiệu suất sử dụng vốn vay đối với KHCN lên đến 18,14% (tăng 5,56% so với năm trước đó). Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay KHCN cao hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Năm 2016, tổng dư nợ cho vay KHCN tăng đến 80,82% so với năm 2015, trong khi cùng thời kỳ, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động chỉ đạt 25,35%.

Tuy nhiên, nhìn chung thì hiệu suất sử dụng vốn cho đối tượng KHCN vẫn chưa cao trong suốt giai đoạn 2015 – 2017. Mặc dù càng ngày, các NHTM càng phát triển những dịch vụ khác để nâng cao hiệu quả kinh doanh mà không chỉ dừng lại ở các dịch vụ truyền thống, vốn huy động sẽ được sử dụng nhiều mục đích khác nhau, nhưng đối với Vietinbank CN TTH, hoạt động tín dụng KHCN vẫn là hoạt


động chủ chốt, do đó, ngân hàng cần chú trọng tập trung đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực này để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hoạt động cho vay KHCN.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân

Khi nói đến kinh doanh ta không thể không nói đến rủi ro, mà ngân hàng được biết đến như là một ngành có nhiều rủi ro nhất, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Tình hình nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng là làm thế nào để giảm tối đa các khoản nợ quá hạn, vừa tránh được rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như có các chính sách, biện pháp phù hợp để xử lý các khoản nợ quá hạn bởi sự an toàn tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng nhằm phản ánh tính an toàn, khả năng

thu hồi vốn của mỗi khoản vay.

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Tỷ đồng





+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ tín 2.031,15

2.263,42

2.786,45

232,27

11,44

523,03

23,11

Nợ quá hạn 5,00

6,00

8,00

1,00

20,00

2,00

33,33

Tỷ lệ nợ quá hạn 0,25%

0,27%

0,29%

0,00

7,69

0,00

8,31

Tổng dư nợ cho 321,00

435,80

788,00

114,80

35,76

352,20

80,82

Nợ quá hạn cho 5,00

6,00

7,00

1,00

20,00

1,00

16,67

Tỷ lệ nợ quá hạn 1,56%

1,38%

0,89%

-0,18%


-0,49%


Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016


dụng


vay KHCN vay KHCN

cho vay KHCN

Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)

Theo thông tư số 49/2004/TT-BTC ban hành ngày 03 tháng 6 năm 2004 về việc hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính quy định tỷ lệ nợ quá hạn của các tổ chức tài chính được xếp loại như sau:

+ Xếp loại A: Tỷ lệ nợ quá hạn ≤ 5%

+ Xếp loại B: 5% < Tỷ lệ nợ quá hạn < 8%

+ Xếp loại C: Tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 8%


Chiếu theo thông tư này, ta thấy năm quá hạn của Vietinbank CN TTH qua 3 năm xếp loại A, đây là mức xếp hạng cao nhất, cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh thấp. Đối với KHCN, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN năm 2015 là 1,56%, năm 2016 là 1,38% và năm 2017 là 0,89%. Cả ba mức này đều trong giới hạn xếp loại A, cho thấy Vietinbank TTH quản lý tín dụng cho vay KHCN rất tốt. Điều này cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của nhà quản trị cũng như các chuyên viên ngân hàng trong việc kiểm soát rủi ro các món vay. Tuy vậy, để góp phần hạ tỷ lệ nợ quá hạn nói chung và tỷ lệ nợ quá hạng KHCN xuống thấp hơn nữa, khâu thẩm định trước khi vay cần được tiến hành chặt chẽ hơn để hạn chế những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, không có khả năng trả được nợ.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân

Để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay thì bên cạnh chỉ tiêu nợ quá hạn ta còn phải chú trọng xem xét chỉ tiêu nợ xấu. Nợ xấu phản ánh rủi ro tiềm ẩn của ngân hàng.

Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân

giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Tỷ đồng





+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ tín 2.031,15

2.263,42

2.786,45

232,27

11,44

523,03

23,11

Nợ xấu 8,00

10,00

13,70

2,00

25,00

3,70

37,00

Tỷ lệ nợ xấu 0,28%

0,33%

0,40%

0,05%


0,07%


Tổng dư nợ cho 321,00

435,80

788,00

114,80

35,76

352,20

80,82

Nợ nhóm 3 cho 1,00

2,00

2,20

1,00

100,00

0,20

10,00

Nợ nhóm 4 cho 2,00

1,00

1,60

-1,00

-50,00

0,60

60,00

Nợ nhóm 5 cho 1,00

2,00

4,50

1,00

100,00

2,50

125,00

Tỷ lệ nợ xấu 1,25%

1,15%

1,05%

-0,10%


-0,09%


Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016


dụng


vay KHCN vay KHCN vay KHCN vay KHCN

cho vay KHCN

Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)


Giai đoạn 2015 – 2017, Vietinbank CN TTH đã khống chế rất tốt tình hình nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn dưới 0,5%, đây thật sự là kết quả đáng khiach lệ đối với chi nhánh. Tuy nhiên, mặc dù nợ xấu ở mức thấp nhưng lại có xu hướng gia tăng. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấy là 0,28%, tăng lên thành 0,33% vào năm 2016 và đạt mốc 0,40% vào năm 2017.

Đối với KHCN, tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế ở mức dưới 1,5% và có xu hướng giảm dần. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của KHCN là 1,25%, giảm còn 1,15% vào năm 2016 và chỉ còn 1,05% vào năm 2017. Tuy nhiên, nợ xấu KHCN lại tập trung nhiều nhất ở nhóm 5. Điều này cho thấy chất lượng thẩm định cho vay KHCN còn thật hiện chưa thật sự tốt, việc quản lý, theo dòi và thu hồi nợ của các khoản vay chưa thực hiện đúng quy định. Vì vậy, NH cần phải chủ động hơn trong chiến lược kinh doanh, tăng cường công tác thẩm định và quản lý tiền vay. Trong giai đoạn nền kinh tế đang dần phục hồi, bất động sản bắt đầu tan băng và thị trường chứng khoán đang nóng trở lại thì đây là điều kiện tốt để Chi nhánh cải thiện tỷ lệ nợ xấu nói chung và tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN nói riêng của mình.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro khách hàng cá nhân

Nhìn chung, Vietinbank CN TTH có tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đối với KHCN trong giai đoạn 2015 – 2017 khá thấp. Năm 2015, dự phòng rủi ro cho vay KHCN được trích là 1,20 tỷ đồng, khiến cho tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro là 0,25%. Tuy nhiên, đến năm 2016, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay KHCN chỉ còn 0,23% và sụt giảm còn 0,12% vào năm 2017. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng cho vay KHCN của Vietinbank CN TTH đang ngày càng được cải thiện.


Bảng 2.11: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro khách hàng cá nhân

giai đoạn 2015 - 2017

ĐVT: Tỷ đồng



+/-

%

+/-

%

Dư nợ cho vay 321,00

435,80

788,00

114,80

35,76

352,20

80,82

Dự phòng rủi ro

cho vay KHCN 1,20

được trích


1,60


1,00


0,40


33,33


-0,60


-37,50

Tỷ lệ trích lập dự

phòng rủi ro 0,25%


0,23%


0,12%


-0,02%



-0,11%


Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016


KHCN


KHCN


Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)

Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

Qua bảng số liệu sau, ta thấy rằng tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN so với

tổng lợi nhuận luôn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, giao động từ 26% đến gần 35% so với tổng lợi nhuận. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động cho vay KHCN đến hoạt động của ngân hàng. Do đó, chi nhánh cần chú trọng đến đối tượng khách hàng này để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận.

Bảng 2.12: Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân giai

đoạn 2015 - 2017


Tổng lợi nhuận

ngân hàng Lợi nhuận từ

cho vay KHCN Tỷ lệ lợi nhuận cho vay KHCN trên tổng lợi nhuận ngân hàng

ĐVT: Tỷ đồng

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

43,83 48,67 78,63 4,83 11,03 34,80 71,50


14 17 21 3,00 21,43 4,00 23,53


31,94% 34,93% 26,71% 2,99% -8,22%


Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietinbank TTH (2017)


2.3. Đánh giá của khách hàng chất lượng hoạt động tín dụng cho vay khách

hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Vietinbank CN TTH

2.3.1. Thống kê mẫu khảo sát


Luận văn đã thu được 159 phiếu khảo sát hợp lệ trong số 180 phiếu khảo sát phát ra, trong thời gian điều tra khảo sát khách hàng dầu năm 2018. Số mẫu hợp lệ sẽ được tiến hành xử lý và phân tích thông qua phần mềm SPSS 22. Theo đó, đặc điểm mẫu khảo sát được phản ánh thông qua bảng sau:

Bảng 2.13: Đặc điểm mẫu khảo sát


Tiêu chí Ý kiến đánh giá Số lượng mẫu Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

83

52,2


Nữ

76

47,8


18 đến 30 tuổi

49

30,8

Độ tuổi

31 đến 45 tuổi

60

37,7


41 đến 60 tuổi

36

22,6


Trên 60 tuổi

14

8,8


Cấp 3 hoặc thấp hơn

25

18,5

Trình độ học vấn

Trung cấp

34

21,5


Đại học, cao đẳng

78

49,4


Sau Đại học

21

13,3


Học sinh, sinh viên

8

5,1


Kinh doanh buôn bán

68

43,0

Nghề nghiệp

Công nhân, nhân viên

36

22,8


Công chức, viên chức

28

17,7


Khác (Nội trợ, về hưu…)

18

11,4


Dưới 5 triệu

28

17,7

Thu nhập hằng

Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu

56

35,4


Từ 10 triệu đến dưới 15



tháng triệu

52

32,9

Trên 15 triệu

22

13,9

Tổng cộng

159

100,0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS (2018)


Theo đó, trong số 159 khách hàng tham gia phỏng vấn, có 83 khách hàng năm tương ứng 52,2% và 76 khách hàng nữ, tương ứng 47,8%. Điều này phần nào cho thấy hầu như không có sự khác biệt nhiều trong tỷ lệ giới tính của khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng cho vay khách hàng cá nhân.

Về độ tuổi. Trong số 159 khách hàng tham gia khảo sát, có 60 khách hàng thuộc nhóm 31 đến 45 tuổi (chiếm 37,7%), 49 khách hàng thuộc nhóm 18 đến 30

tuổi (chiếm 30,8%), 36 khách hàng từ 41 đến 60 tuổi (chiếm 22,6%) và chỉ có 14 khách hàng thuộc nhóm trên 60 tuổi, tương ứng 8,8%. Như vậy, có thể thấy những khách hàng từ 31 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, một phần là do độ tuổi này khách hàng có nhiều nhu cầu trong vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác trong cuộc sống.

Về trình độ học vấn. Hầu hết khách hàng tham gia phỏng vấn có trình độ từ đại học, cao đẳng (chiếm 49,4%), trung cấp (21,5%), cấp 3 hoặc thấp hơn (18,5%) và sau đại học (13,3%).

Về nghề nghiệp. Theo phân tích từ kết quả điều tra, cho thấy 159 khách hàng tham gia khảo sát có đến 68 khách hàng làm nghề kinh doanh buôn bán (43%), 36 khách hàng thuộc nhóm công nhân, nhân viên (22,8%), 28 khách hàng thuộc nhóm công chức, viên chức (17,7%). Chiếm ít nhất là học sinh, sinh viên với 5,1% và khác với 11,4%. Điều này khá hợp lý khi những người làm nghề kinh doanh buôn bán, công nhân, nhân viên, công chức, viên chức luôn là những đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn cao.

Về thu nhập hằng tháng. Kết quả điều tra cho thấy, những khách hàng sử dụng dịch vụ tín dụng cho vay khách hàng cá nhân có thu nhập chủ yếu ở mức từ 5 triệu đến 10 triệu đồng (56 khách hàng chiếm 35,4%), 52 khách hàng tập trung ở nhóm từ 10 đến 15 triệu đồng (32,9%), dưới 5 triệu đồng là 28 khách hàng (17,7%) và chỉ có 13,9% khách hàng có thu nhập trên 15 triệu đồng.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí