Chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc - 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



Từ viết tắt

Nội dung

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

TSĐB

Tài sản bảo đảm

TTCVTDMB

Trung tâm cho vay tiêu dùng Miền Bắc

VPBANK

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vựợng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc - 2


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cho vay tiêu dùng là phân đoạn thị trường hấp dẫn mà các ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng đang phát triển như Việt Nam quan tâm. Có ba lý do cơ bản hấp dẫn của thị trường này tỷ suất lợi nhuận cao, lượng khách hàng lớn và khả năng bán chéo.

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, chính sách pháp luật luôn thay đổi tích cực để phù hợp với nền kinh tế hội nhập, tình hình an ninh, chính trị là tiền đề cho các ngân hàng phát triển cho vay tiêu dùng cá nhân. VPBank là một trong số ít các ngân hàng đi đầu trong việc phát triển thị trường tiềm năng này với thế mạnh cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm. Năm 2014 VPBank quyết định thành lập Trung tâm cho vay tiêu dùng Miền Bắc với tiêu điểm tập trung phát triển mảng cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm.

Trải qua 6 năm hoạt động, hiện nay Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (TTCVTDMB - VPBank) đã tạo ra được một số kết quả ấn tượng: giá trị dư nợ vay tăng cao, doanh thu mang lại không ngừng tăng lên, số lượng khách hàng và nhân sự ngày một mở rộng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động cho vay không tài sản bảo đảm vẫn chưa đạt như mong muốn như tỷ lệ nợ xấu, nợ chú ý cũng gia tăng và cần phải có phương pháp mạnh mẽ kiểm soát vấn đề này.

Là một cán bộ ngân hàng đang công tác tại Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, với mong muốn nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng không TSĐB tại Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc tôi lựa chọn đề tài:“Chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm cho vay


tiêu dùng miền Bắc” nhằm đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay an toàn và hiệu quả theo định hướng ngân hàng cũng như giúp cho con người tiệp cận nguồn vốn của ngân hàng từ đó góp phần phát triển nền kinh tế.

2. Tổng quan nghiên cứu

Tín dụng ngân hàng nói chung, chất lượng tín dụng Ngân hàng nói riêng là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia Ngân hàng.

Nhiều công trình khoa học liên quan đến đề tài đã được công bố như:

Tác giả Nguyễn Trọng Chính có công trình “Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm tín dụng Bán lẻ tại BIDV Hà Tĩnh”, bài luận văn đã trình bày lý luận chung về sản phẩm tín dụng bán lẻ của NHTM; nêu lên thực trạng tín dụng bán lẻ tại BIDV Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm bán lẻ tại BIDV Hà Tĩnh.

Luận văn của tác giả Nguyễn Hồng Yến (2016) “Tăng cường dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”, bản luận văn nói lên chiến lược kinh doanh và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh của Vpbank.

Luận văn của tác giả Lưu Thùy Linh (2015) “ Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa” đã cho ta một cái nhìn tương đối về vấn đề nâng cao chất lượng của một chi nhánh trong hệ thống Vietinbank.

Ngoài ra các kiến thức trang bị trên sổ tay tín dụng của Vpbank và trên trang Web nội bộ của Vpbank đã cung cấp kiến thức về các hoạt động của NHTM nói chung và của Vpbank nói riêng.

Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng cho vay đối với KHCN tại Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc

- Vpbank. Chính vì vậy tác giả đã mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Chất


lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc. Với mong muốn có thêm cái nhìn cụ thể về vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng tại Vpbank Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc và đưa ra các giải pháp cụ thể có thể áp dụng được tại Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc - Vpbank và rộng hơn là các ngân hàng TMCP khác trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

3. Mục tiêu nghiên cứu

a. Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá chất lượng cho vay tiêu tại TTCVTDMB - VPBank.

b. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay tiêu dùng tại TTCVTDMB - VPBank.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại TTCVTDMB - VPBank.

- Đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại TTCVTDMB - VPBank trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng trong cho vay tiêu dùng tại TTCVTDMB - VPBank

4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi nội dung và không gian:chất lượng cho vay tiêu tại Trung TTCVTDMB - VPBank trên quan điểm của ngân hàng VPBank. Do tại Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc chỉ chuyên sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm, trong phạm vi của bài tôi chú trọng phân tích sâu hơn vào mảng cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm tại TTCVTDMB - Vpbank.


+ Phạm vi thời gian: 2017 - 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp

Đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp, hệ thống hóa, phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh qua các năm và sự biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu.

5.2. Dữ liệu thu thập

Thu thập thông tin số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên, các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh TTCVTDMB – VPBank giai đoạn 2017 - 2019.

Tổng hợp các thông tin và số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các sách tham khảo, tạp chí, báo điện tử, các quy định liên quan đến chất lượng trong cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại TTCVTDMB - VPBank.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN KHÔNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN KHÔNG TSĐB TẠI TRUNG TÂM CHO VAY TIÊU DÙNG MIỀN BẮC - VPBANK

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN KHÔNG TSĐB TRUNG TÂM CHO VAY TIÊU DÙNG MIỀN BẮC - VPBANK


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN KHÔNG TÀI SẢN BẢO ĐẢM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1 Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm cho vay và cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại

1.1.1.2 Khái niệm hoạt động cho vay

Theo mục 2- điều 3 – quyết định 1627/2001/QD-NHNN về quy chế cho vay các Tổ chức Tín dụng với khách hàng, có định nghĩa rằng: “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất đối với các ngân hàng thương mại. Cho vay là hoạt động chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập lãi lớn nhất và là hoạt động kinh doanh rủi ro nhất của ngân hàng.

Khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại cổ phần có thể là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, trong đó cá nhân và hộ gia đình là bộ phận ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần. Các cá nhân và hộ gia đình vay của NHTMCP để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ cho mục đích đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình.

Có thể thấy rằng, cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các Ngân hàng – để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan chính phủ. Hoạt động cho vay của Ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với


tình hình phát triển kinh tế tại khu vực Ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa thông qua các khoản cho vay của Ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về chất lượng tín dụng của từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoản tín dụng mới từ những nguồn khác với chi phí thấp hơn.

Cho vay là hoạt động chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng thương mại. Bên cạnh lợi ích có được, cho vay cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng nếu không được kiểm soát. Do đó, mỗi ngân hàng đều đặt ra những quy chế, quy định, quy trình tối ưu cho việc thực hiện hoạt động vay.

Theo Phan Thị Cúc (2018):’’Cho vay là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định’’

Theo Luật các tổ chức tín dụng (Quốc hội 2010): “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Dựa vào những quan điểm trên, cho vay của ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

1.1.1.2.Khái niệm cho vay tiêu dùng cá nhân

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có một khái niệm chung nào cho loại hình cho vay này

Theo Hồ Diệu (2016): “Cho vay tiêu dùng là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình.


Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ…”

Theo Mai Văn Bạn (2009): “Cho vay tiêu dùng là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình

Theo một số tài liệu thu thập được thì khái niệm cho vay tiêu dùng còn được hiểu như sau:

Theo Khuất Duy Tuấn (2005): “Cho vay tiêu dùng được hiểu là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả năng về tài chính để hưởng thụ”.

Đặc điểm của cho vay tiêu dùng như sau:

Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ và số lượng các khoản vay lớn. Do vậy chi phí giao dịch bình quân cao (bao gồm những chi phí về thẩm định, các thủ tục cho vay, giám sát vốn vay) dẫn đến chi phí cho vay cao, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao.

Nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng thuờng phụ thuộc vào chu kì kinh tế. Cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng làm thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo, vì vậy số người đi vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, đầu tư giảm dẫn đến lạm phát và thất nghiệp tăng theo, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm dẫn đến nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm theo.

Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường ít co giãn với lãi suất. Bởi vì một khi đã đi vay để phục vụ cho mục đích tiêu dùng, khách hàng thường chỉ quan tâm đến việc làm sao nhu cầu tiêu dùng của họ được thoả mãn một cách tốt nhất mà không quan tâm lắm đến vấn đề lãi suất.

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí